Cơ thể bé
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Thuý |
Ngày 05/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: cơ thể bé thuộc Lớp 3 tuổi
Nội dung tài liệu:
PHÒNG ĐÀO TẠO VÀ GIÁO DỤC TP.
BUÔN MA THUỘT
TRƯỜNG MẦM NON TÂN AN – LỚP
VÀNG ANH
----------------------------------
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
“ MỘT NGÀY TÍCH HỢP”
Chủ đề nhánh : Cơ thể bé
Thứ hai ngày 2 tháng 10 năm 2017
* Các hoạt động trong ngày:
1. Đón trẻ ,điểm danh, trò chuyện đầu giờ:
- Đón trẻ
- Trò chuyện với trẻ và phụ huynh.
- Đón trẻ vào,hướng dẫn trẻ tự cất dồ dùng cá nhân.
- Điểm danh cho trẻ.
- Trò chuyện với trẻ về lớp học của bé
- Cho trẻ nghe nhạc về chủ đề
2.Thể dục buổi sáng:
+ TD sáng: Vận động theo nhạc bài tập tháng 10
Động tác cơ hô hấp: Gà gáy
Động tác tay vai : Tay đưa ngang, gập khuỷu tay
Động tác chân: Đứng đưa chân ra sau, lên cao
Động tác bụng –lườn: Đưa tay lên cao, gập người về trước
Động tác bật nhảy: Bật tách chụm chân
Hồi tĩnh: Chạy nhẹ nhàng 1-2 vòng
3 .Hoạt động ngòai trời:
- Dạo chơi trong khuân viên trường.
- Trò chuyện về CĐ: Bé là ai?
- Ôn kiến thức cũ:
- Kiến thức mới : KPKH:Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé.
-TCVĐ:Nhảy qua vòng.
- TCDG :chi chi chành chành
- Chơi tự do trên sân trường.
4. Hoạt động có chủ đích:
Môn : KPKH
Đề tài : Trò chuyện về các bộ phận trên cơ thể bé.
4.1 Mục đích yêu cầu:
-Trẻ nhận biết cơ thể gồm các bộ phận như: Đầu, tay, chân và biết tác dụng của các bộ phận đó. Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ cơ thể. Biết lựa chọn đúng đồ dùng để giữ gìn vệ sinh và bảo vệ các bộ phận trên cơ thể.
- Phát triển khả năng quan sát , ghi nhớ có chủ đích của trẻ. Trẻ trả lời câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc
-Giáo dục trẻ biết được tầm quan trọng của các bộ phận và cách bảo vệ.
4.2 Chuẩn bị môi trường hoạt động:
- Không gian tổ chức: Trong lớp.
- Đồ dùng phương tiện:
* Hình ảnh Tranh vẽ em bé. Thước chỉ, 1 trống lắc, nước hoa…
- 3 tranh bé gái còn thiếu các bộ phận. Mảnh rời các bộ phận, giác quan còn thiếu.
- Băng nhạc liên quan đến chủ đề.
4.3 Phương pháp: Quan sát, đàm thoại.
4.4 Hoạt động trọng tâm:
a. Hoạt động 1: Ổn định gây hứng thú
- Nghe hát bài “ Cái mũi ”
- Bài hát các con vừa nghe là hát bài gì?
- Bài hát nói lên điều gì? Trong bài hát nói về bộ phận gì?
- Ngoài cái mũi ra trên cơ thể con người còn có những bội phận gì nữa?
b.Hoạt động 2: Trò chuyện về đề tài
- Cô cho trẻ xem tranh em bé
- Cô giáo: Có những bộ phận nào trên đầu em bé? (Tóc, tai, mắt, mũi, miệng)
+ Bộ phận nào giúp chúng ta nhìn được? Có mấy mắt? Gọi là gì?
+ Muốn cho đôi mắt luôn sáng, đẹp thì phải làm gì?
+ Bảo vệ như thế nào? Mắt gọi là giác quan gì? (Thị giác).
-Cô xịt nước hoa và hỏi trẻ xem thấy có gì khác lạ! Cái gì giúp ta ngữi thấy mùi thơm? Thế mũi để làm gì? (Ngửi, thở).
+ Mũi gọi là giác quan gì? (Khứu giác) Thế phải làm gì để bảo vệ mũi?...
- Tương tự cô chỉ từng bộ phận khác của cơ thể cho trẻ quan sát, nhận biết ích lợi của chúng.
- Giáo dục trẻ biết ích lợi, phải biết bảo vệ các giác quan, không chọc ngoáy, chơi bẩn… làm ảnh hưởng, hỏng các giác quan…
- Cô giáo: Cô mời trẻ cùng đứng dậy vận động bài “Ồ sao bé không lắc”.
- Gợi hỏi trẻ: Lớp mình vừa hát và vận động bài gì? Bài hát nói về gì?
+ Các bộ phận đó giúp gì cho chúng ta?
+ Nếu thiếu một trong các bộ phận đó thì chúng ta sẽ như thế nào?
+ Chúng ta muốn học bài, xúc cơm ăn, chạy nhảy... thì cần đến bộ phận gì?…
* Giáo dục: Trẻ biết được tầm quan trọng của các bộ phận và cách bảo vệ.
c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Thuý
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)