Co so van hoa viet nam

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Thao | Ngày 21/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: co so van hoa viet nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
MÔN HỌC

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Giảng viên: Thạc sĩ Nguyễn Trọng Hoàng


VĂN HÓA NHẬN THỨC
BÀI 3
I TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG:
Trong cuộc sống, con người đụng chạm thường xuyên tới những cặp đối lập: nóng-lạnh, cao- thấp, ngày –đêm, trống –maí. …Người làm nông nghiệp thì luôn mong mùa màng bội thu, gia đình đông đúc có nghĩa là mong sự sinh sôi nẩy nở của hoa màu và con người (luá thóc….con đàn…..), thực hiện ước mong đó trên cơ sở của 2 cặp đối lập : Mẹ - cha và đất - trời. nền nông nghiệp lúa nước có tính thời vụ rất cao nên càng rất cần thêm đông người, hơn nữa ngày xưa đất rộng người thưa nên đông người sẽ mở rộng thêm đất đai, thêm người thêm việc thêm giàu có. Cuộc sông định cư việc sinh đẻ không khó khăn như cuộc sống du mục.
I TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG:
Mẹ - cha sinh ra người và Đất – trời sinh ra mùa màng và vạn vật. 2 cặp mẹ-cha, đất- trời chính là cái gốc đầu tiên của triết lý âm dương, từ đây người ta suy ra vô số những cặp đối lập, âm dương ( ví dụ: sông –núi, vuông –tròn….)
Người xưa đã dùng ký hiệu 2 vạch ngắn( - - )để chỉ âm và 1 vạch dài( _ ) để chỉ dương. Về hình khối thì khối vuông ổn định vững chải tĩnh nên thuộc về âm, khối tròn dễ chuyển động nên thuộc dương
I TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG:
Về loại hình văn hóa thì văn hóa gốc nông nghiệp chứa đặc trưng âm tính là chủ yếu:- Ở thì muốn yên ổn một chỗ
với thiên nhiên thì muốn hòa hợp,với mọi người thì nặng tình cảm,với xã hội thì bao dung
Còn văn hóa gốc du mục thìthuộc dương tính:
Ở thì nay đây mai đó,với thiên nhiên thì muốn chinh phục,với mọi người thì thiên về bạo lực,với xã hội thì ưa độc tôn
Căn cứ triết lý âm – dương thì văn hóa gốc nông nghiệp là văn hóa trọng âm, văn hóa gốc du mục là văn hóa trọng dương
1. Hai qui luật của triết lý âm dương:
a.Qui luật về thành tố : không có gì hoàn toàn âm hoặc hoàn toàn dương, trong âm có dương , trong dương có âm. Trong mạnh có yếu , trong yếu có mạnh( trong lòng đất-âm, chứa cái nóng –dương, trong mỗi người tiềm ẩn khác giới nên mới có biến đổi giới tính do ăn uống hoặc giải phẩu)
Phải xác định đối tượng so sánh để xác định âm dương ví dụ nam so với nữ thì mạnh mẽ( dương) nhưng so với voi thì yếu (âm), màu trắng so với đen thì dương nhưng so với đỏ lại là âm
1. Hai qui luật của triết lý âm dương:
Sau khi xác định đối tượng so sánh còn phải xác định cơ sở so sánh. Nếu so sánh 2 vật bỡi các cơ sở khác nhau sẽ cho kết quả khác nhau ví dụ nữ so với nam trên cơ sở giới tính là âm nhưng nếu trên cơ sở cá tính thì có thể là dương. Nước so với đất về độ rắn là âm nhưng xét về tính đông thì dương
b- Qui luật âm dương chuyển hóa : Âm cực sinh dương, dương cực sinh âm ví dụ ngày –đêm , mưa – nắng, nóng-lạnh, luôn đổi chỗ cho nhau, xứ lạnh âm chăn nuôi dương, xứ nóng dương làm nông nghiệp âm
2. Triết lý âm dương và tính cách người Việt
a- Tư duy LƯỠNG PHÂN LƯỠNG HỢP bộc lộ đậm nét qua khuynh hướng cặp đôikhắp nơi từ tu duy đến cách sống từ dấu vết cổ xưa đến thói quen hện đại
* Vật tổ của nhiều dân tộc là đại bàng, chim ưng , bò tót, sư tử, thì người Việt là Tiên-rồng
* Ở VN mọi thứ thường đi đôi từng cặp theo nguyên tắc âm dương hài hòa ví dụ ông Đồng-bà Cốt ,xin keo thì một ngửa một sấp, lợp nhà thì ngói âm dương, nói đến đất thì phải nói nước, cha mẹ. Tổ quốc VN là một khối âm dương : Đất nước , Non sông, Nước non.
2. Triết lý âm dương và tính cách người Việt
* Ngay những khái niệm vay mươn của Trung hoa nhưng khi vào VN cũng được nhân đôi như ông tơ hồng biến thành ông tơ bà nguyệt. Ở Ấn độ chỉ có phât ông nhưng vào VN thì có phật ông phật bà
* Biểu tương vuông tròn là một biểu tương âm dương noi lâu đời của người Việt, nói lên cái vẹn toàn. Mẹ tròn con vuông, ( giải thích) , Trăm năm tính cuộc vuông tròn.........
2. Triết lý âm dương và tính cách người Việt
b- Nhận thức rõ các qui luật của triết lý âm dương, trong dương có âm và ngược lại, người Việt luôn tư duy : trong họa có phúc trong phúc có họa, trong may có rủi trong rủi có may, trong mạnh có yếu trong yếu có mạnh. Nhận thức về nhân quả hay qui luật âm dương chuyển hóa : trèo cao té nặng, yêu nhau lắm cắn nhau đau, con vua thì...
Tư duy âm dương thấm vào máu thịt dẫn đến triết lý sống quân bình : Ăn ở cố giữ hài hòa, không để mất lòng ai, dĩ hòa vi quí. Giữ cân bằng âm dương trong ăn uống, trong chữa bệnh, cân bằng âm dương trong cơ thể với mội trường. Trong chùa cũng có ông thiện ông ác
2. Triết lý âm dương và tính cách người Việt
Chính triết lý quân bình âm dương mà người Việt có khả năng thích nghi cao với mọi hoàn cảnh(linh hoạt) Người Việt sống bằng tương lai(lạc quan) : trẻ khổ thì già sẽ sướng , đời mình khổ thì đời con sẽ sướng, kiếp này khổ thì...
3. Hai hướng phát triển của triết lý âm dương
- (1)Hỗn mang - (2)Âm dương - (3) Tam tài - (5)Ngũ hành( Tạo nên mô hình vũ trụ bí ẩn với sô lượng thành tố lẻ đặc thù của người nông nghiệp phương nam) vd........
- (1)Thái cực - (2) Lưỡng nghi - (4) Tứ tượng – (8) Bát quái ( Só chẵn đặc thù của người du mục phương bắc)
II-CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VŨ TRỤ
2.1. Tam tài : là mộ cấu trúc không gian vũ trụ bao gồm 3 yếu tố : Thiên – Địa – Nhân . Trời dương , đất âm, người ở giữa âm son với trời nhưng dương so với đất con người là trung tâm của vũ trụ.
II-CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VŨ TRỤ
2.2. Ngũ hành : Thủy- Hỏa –Kim - Mộc - thổ (không phải 5 yếu tố mà là 5 hành), theo hà đồ chỉ 4 phương . Phương Bắc hành thủy- màu đen, Phương Nam hành hỏa- màu đỏ, phương Tây hành kim – màu trắng, phương Đông hành mộc – màu xanh, trung ương hành thổ - màu vàng. Sự sắp xếp các hành theo phương cho ra 5 yếu tố về cấu trúc của vũ trụ mang đặc trưng người nông nghiệp vì đất là quí nhất đặt ở giũa( trung ương) phương nam và đông của người nông nghiệp thì màu sắc tương trưng cho sự sống, niềm vui.
Quan hệ tương sinh
Quan hệ tương khắc
II-CẤU TRÚC KHÔNG GIAN VŨ TRỤ
Các màu ứng với các hành trong ngũ hành gọi là màu biểu( màu biểu trứng cho phương) Người xưa còn dùng vật để biểu trưng cho các phương nữa :
Vật biểu cho phương nam là Chim , loài luôn qui tụ về phương nam ấm nóng.( Hồng bàng là một loài chim sếu lớn cũng về phương nam)
Vật biểu cho phương đông là Rồng, là con vật rất tổng hợp và linh hoạt
Phương tây là Hổ (gốc du mục trong sức mạnh)
Phương bắc là Rùa gắn với hành thủy
Vật biểu ở trung ương là Người cai quản 4 phương , điều hành muôn loài (hành thổ- tw- màu vàng áo vua)
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
Lịch âm dương và hệ can chi
a. Lịch âm dương :
Theo ts Trần ngọc Thêm thì trên thế giới này mọi nền lịch pháp đều là sản phẩm của các vùng văn hóa nông nghiệp, có 3 loại lịch cơ bản : Lịch thuần dương, lịch thuần âm, và lịch âm dương
Lịch thuần dương ,từ vùng VH Ai cập lưu vực sông Nil, 3000 năm tcn, có 365,25 ngày, dựa vào chu kỳ chuyển đông biểu kiến của mặt trời
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
Lịch thuần âm, từ vùng văn hóa lưỡng hà, dựa trên tuần hoàn của mặt trăng, mỗi cu kì mặt trăng là 1 tháng 29,5 ngày, một năm 354 ngày ít hơn lịch dương 11 ngày, năm lịch âm sẽ nhanh hơn lịch dương 1 tháng( nay chỉ dùng ở ít quốc gia hồi giáo)
Lịch Á Đông thực chất là lịch âm dương, là sản phẩm của lối tư duy tổng hợp, nó kết hợp cả chu kỳ mặt trăng lẫn mặt trời. Xây dựng lịch này gổm 3 giai đoạn :
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
Định ngày trong tháng theo mặt trăng bằng cách xác định 2 ngày sóc – vọng . Kinh nghiệm dân gian xem thời điểm xuất hiện của trăng và hình dáng trăng má nói được chính xác ngày trong tháng
Định các tháng trong năm theo mặt trời bằng cách xác định các ngày tiết : - Trước hết là xác định  Đông chí và Hạ chí
-Tiếp đến xuân phân, thu phân - Rồi dến 4 ngày khởi đầu cho 4 mùa là lập xuân, lập hạ , lập thu, lập đông
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
Ta có 8 mốc gọi là bát tiết, rồi phân nhỏ ra nữa mỗi tháng có 2 ngày tiết thành 24 tiết .Từ cách tính thời gian đó dẫn đến ngày tiết đầu năm(thời gian lao đông rảnh rổi kết với cúng chu kỳ ) trở thành ngày tết.
*Năm mặt trời dài hơn năm mặt trăng 11 ngày nên cứ sau 3 năm thì điều chỉnh cho 2 chu kì nhật nguyệt phù hợp với nhau bằng cách đặt ra tháng nhuận( mặt trăng tuy chỉ phản chiếu ánh sáng mtroi nhưng nó ở gần trái đất và có tác dụng rất lớn : thủy triều, sinh sôi nẩy nở sv , thủy triều cả trong các loài động vật...)
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
b-hệ can chi :
Giá trị của lịch âm dương còn ở hệ đếm can chi gồm 2 hệ nhỏ là hệ can và hệ chi
Hệ can gồm 10 yếu tố : Giáp-ất-bính-đinh-mậu-kỷ-tân-canh-nhâm-quí xây dựng trên cơ sở 5 hành phối hợp với âm dương mà thành(mộc :giáp- ất, hỏa :bính-đinh,thổ :mậu-kỷ, kim :canh-tân, thủy :nhâm-quí) số 5 lẻ là dương
Hệ chi gồm 12 yếu tố : Tí-sửu-dần-mẹo-thìn-tị-ngọ-mùi-thân-dậu-tuất-hợi( cũng từ ngũ hành mà ra trong đó hành thổ được phân biệt thành âm thổ và dương thổ) 6 cặp âm dương, số 6 chẵn là âm
III.CẤU TRÚC THỜI GIAN CỦA VŨ TRỤ :
Hệ chi còn dùng tính 12 giờ trong ngày , ngày khởi đầu bằng giờ tí từ 23 giờ đến 1 giờ khi dương khí bắt đầu sinh ra, và 12 tháng trong năm bắt đầu từ tháng tí
Phối hợp hệ can chi ta được hệ đếm 60 đơn vị từ giáp tí cho đến quí hợi là 60 năm ta gọi là một hội . Hệ can chi được dùng để đặt tên ngày, tên tháng , tên năm. Hiện nay người ta có thể đổi từ năm lịch dương ra năm lịch can chi và ngược lại bằng một số phép tính đơn giản( đã có sách thế kỷ để tra)
IV NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI
a- Về con người tự nhiên :
Người nông nghiệp luôn xem con người và vũ trụ nằm trong một thể thống nhất( thiên hạ vạn vật nhất thể), con người là một tiểu vũ trụ , trong vũ trụ có âm dương thì trong con người cũng vậy. Theo quan hệ trên dưới thì từ ngực lên là dương , từ bụng xuống là âm; Trán-dương, cằm-âm, mu bàn tay, mau bàn chân, lưng, mặt trước cẳng chân là dương; lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng, bụng chân phía sau là âm. Cứ như thế ta phân biệt âm dương tất cả các bộ phận.
Vũ trụ cấu trúc tho ngũ hành thì con người cũng cấu trúc theo ngũ hành: Ngũ tạng – ngũ quan – ngũ phủ - ngũ chất – ngũ giác quan.
IV NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI
Người ta nói lục phủ là vì có phủ tam tiêu no chỉ mối liên hệ mà thôi. Tất cả đều xuất phát từ bản chất âm dương và cấu trúc ngũ hành. Đó là cơ sở để chẩn đoán và chữa bệnh của đông y, mất cân bằng âm dương sinh bệnh, tái tạo cân bằng để chữa trị, trong đó quan trọng nhất là tim( hỏa-dương) và thận( thủy-âm) mà thận làm chủ chi phối vì theo quan niệm nông nghiệp thì cái tĩnh chi phối cái động âm chi phối dương, văn hóa nông nghiệp trọng âm và tĩnh nên, cái bụng là quan trọng nhất( phải lòng , lấy lòng, no lòng, ấm bụng..........)
IV NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI
b.Con người xã hội:
Xác định tuổi theo hệ can chi và mối quan hệ tương sinh tương khắc với cá nhân ở tuổi nào đó giữa các hành trong ngũ hành, chưa nói đến cả hệ can –chi với ngũ hành , chỉ riên trong các chi thôi thì cũng đã có các luât về tam hợp và tứ xung rồi . Dựa vào can- chi, ngũ hành mới ra đời thuật xem tử vi, tướng số rất phổ biến.
IV NHẬN THỨC VỀ CON NGƯỜI
Con người là trung tâm vũ trụ xem xét đánh giá tự nhiên cũng trên cơ sở bản chất vũ trụ, cấu trúc không gian và thời gian vũ trụ mà có thầy địa lý , phong thủy, đoán cả tương lai của một đất nước , một xã hội như cụ Nguyễn bỉnh Khiêm và các chiêm tinh gia khác....
Người Việt còn có phương pháp đo lường mà đơn vị đo lường là chính cơ thể mỗi người như bằng đốt ngón tay, gang tay, sải tay, bước chân.....
V KẾT LUẬN:
Văn hóa nhận thức của người Việt nông nghiệp lúa nước về vũ trụ và về con người là một thể thống nhất và xuyên suốt và hầu như chủ đạo trong các tiểu hệ văn hóa , nó quán xuyến trong cuộc sống người Việt không chỉ ở thời cổ đại mà cho đến tận bây giờ cùng với các thành tựu văn hóa khác đã làm nên bản sắc riêng có của người Việt nhiều thế hệ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)