Co so van hoa viet nam

Chia sẻ bởi Hoàng Anh Thao | Ngày 21/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: co so van hoa viet nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

BÀI 6
VĂN HÓA ỨNG XỬ VỚI MÔI TRƯỜNG XÃ HỘI
TÔN GIÁO
Khái niệm
Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội gồm một hệ thống những quan điểm dựa trên cơ sở tin tưởng và sùng bái những lực lượng tự nhiên, thần thánh, cho rằng những lực lượng này quyết định số phận con người, con người phải phục tùng, tôn thờ. Tôn giáo còn là một hiện tượng xã hội, một thành tố văn hóa, một bộ phận của đời sống tinh thần con người. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tôn giáo có ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội, tâm lý, đạo đức, lối sống, phong tục, tập quán của nhiều dân tộc, quốc gia.

Tôn giáo
Cho đến nay, ở Việt Nam có nhiều hình thức tôn giáo từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, nội sinh và ngoại nhập. Bên cạnh những tín ngưỡng dân tộc: thờ vua Hùng, thờ thành hoàng, thờ tổ tiên và các tôn giáo: Phật giáo (hơn 7,5 triệu tín đồ), Thiên Chúa giáo (hơn 6 triệu), Hồi giáo (hơn 10 vạn). Tín ngưỡng tôn giáo bản địa cũng như các tôn giáo ngoại nhập đều chung sống hòa bình với nhau, ít nhiều giao thoa, ảnh hưởng bởi truyền thống văn hóa Việt Nam, tuy có tranh chấp nhưng chưa bao giờ có xung đột, chiến tranh dưới lá cờ tôn giáo. Hòa hợp tôn giáo, tự do tôn giáo là một đặcđiểm có tính truyền thống của văn hóa Việt Nam.
Chúng ta phân biệt giữa tôn giáo và tìn ngưỡng như sau
Tôn giáo
Có hệ thống giáo lý, kinh điển thể hiện về vũ trụ, nhân sinh
Thế giới thần linh và thế giới con người có sự tách biệt, xuất hiện hình thức cứu thế
Có giáo hội và hệ thống giáo chức
Có nơi thờ cúng riêng và nghi lễ chặt chẽ
Không mang tính dân gian
Tôn giáo
Tín ngưỡng
- Chưa có hệ thống giáo lý, mới có các huyền thoại, thần tích, truyền thuyết.
- Có sự hoà nhập giữa thế giới thần linh và con người,chưa mang tính cứu thế.
- Gắn với cá nhân và cộng đồng làng xã, chưa có giáo hội.
- Nơi thờ cúng phân tán, nghi lễ chưa theo quy ước.
- Mang tính dân gian, gắn bó với đời sống.
I-Phật giáo và văn hóa Việt nam
1-Sự hình thành và nội dung cơ bản của phật giáo:Đạo Phật hình thành ở Ấn độ vào tk thứ VI tcn, người sáng lập là thái tử sidharta, ông sinh năm 624tcn. Vào lúc đạo Bà la môn đang thống trị với sự phân chia đẳng cấp trong xã hội sâu sắc dẫn đến,nỗi khổ của muôn dân vì đẳng cấp vì kì thị màu da là nguyên nhân hình thành một tôn gíao mới
Phật giáo
Ngài rời cung điện vào năm 29 tuổi, sau khi tư tưởng sáng rõ hiểu ra qui luật cuộc đời,nỗi khổ của chúng sinh, ngài tìm 5 người bạn cùng tu khổ hạnh trước đây để giác ngộ họ rồi cùng đi khắp lưu vực sông Hằng để truyền bá tư tưởng của mình trong suốt 40 năm. Từ đó người ta gọi ngài là buddha(bụt, phật =giác ngộ) .Đức Phật qua đời năm 544tcn thọ 80 tuổi
Phật giáo
Thực chất của đạo Phật là một học thuyết về nỗi khổ và sự giải thoát, cốt lõi của học thuyết này là Tứ Diệu Đế(tứ thánh đế) là 4 chân lý kỳ diệu:
1.1-Khổ đế:Chân lý về bản chất của nỗi khổ, đó là trạng thái buồn phiền của con người do sinh, lão, bệnh, tử và do mọi nguyện vọng không được thõa mãn
Phật giáo
1.2-Nhân đế: Chân lý về nguyên nhân của nỗi khổ, do ái dục(ham muốn) và vô minh (kém sáng suốt) từ đó hành động gọi là nghiệp, hành động xấu khiến nhận hậu quả đó là nghiệp báo, luẩn quẩn trong vòng luân hồi không thoát ra được
1.3-Diệt đế: chân lý về diệt khổ, nỗi khổ được tiêu diệt khi nghuyên nhân được loại trừ, sự diệt khổ đau gọi là niết bàn, đó là thế giới của sự giải thoát và giác ngộ
Phật giáo
1.4-Đạo đế: Chân lý chỉ ra con đường diệt khổ, phải rèn luyện đạo đức – rèn luyện tư tưởng – khai sáng trí tuệ. Tất cả đều nằm trong bát chánh đạo.
Toàn bộ giáo lý Phật giáo được xếp trong 3 tạng( chứa đựng):kinh tạng-luật tạng-luận tạng
Phật giáo coi trọng Phật –Pháp –Tăng gọi là tam bảo
Phật giáo
Sau khi đức phật tạ thế, các đệ tử chia làm 2 phái: Tiểu thừa(PG nguyên thủy) và Đại thừa( PGmở rộng).
Phái đại thừa phát triển lên phía bắc gọi là bắc tông (Trung hoa, Nhật bản, Triều tiên) .Phái Tiểu thừa phát triển xuống phía nam gọi là nam tông( serilanca, các nước Đông Nam Á)
2-Quá trình thâm nhập và phát triển của Phật giáo ở Việt nam
Ngay từ đầu công nguyên các nhà sư Ấn độ đã theo đường biển đến VN. Luy Lâu đã trở thành trung tâm của phật giáo, lúc đó mang màu sắc tiểu thừa nam tông, từ đó nhiều nhà sư đi lên phương Bắc truyền đạo( có khả năng lên tới Bành thành , rồi Lạc dương kinh đô của nhà Đông Hán)
Người Việt nông nghiệp bản chất nặng tình và bao dung cảm nhận Bụt như một vị thần có mặt ở khắp nơi, mọi lúc sẵn sàng cứu giúp người tốt và ngăn ngừa kẻ xấu.

Quá trình thâm nhập của phật giáo
Sau đó đến thời kì Bắc thuộc Phật giáo Đại thừa bắc tông được truyền sang từ Trung hoa với 3 tông phái là : Thiền tông, Tịnh độ tông và Mật tông.
Thiền tông: chủ trương tập trung trí tuệ suy nghĩ(thiền) tự mình tìm ra chân lý, thiền tông Việt đề cao cái tâm, phật tại tâm, niết bàn ở tâm. Đối tượng tu thiền là trí thức
Tịnh độ tông: phải tụng niệm, tịnh độ , nhờ sự giúp từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khổ, niết bàn là cõi cực lạc do phạt A di Đàcai quản
Quá trình thâm nhập của phật giáo
Mật tông:chủ trương phép tu huyền bí,dùng linh phù , mật chú, ấn quyết vào VN mật tông nhanh chóng hòa vào giòng tín ngưỡng dân gian vớí cầu đồng,dùng pháp thuật yếm bùa trị tà ma…
Phật giáo thâm nhập một cách hòa bình nên đã thẩm thấu rất sâu vào trong tâm thức người Việt và phổ biến rộng khắp ngay trong thời Bắc thuộc. Đây là nền VH phi cưỡng chế nền VH thuyết phục chứ không phải chinh phục nên nó được người Việt chấp nhận. Ở VN có thể nói những ai không theo một tôn giáo nào thì hầu như họ là đạo Phật dù không thờ phật trong nhà, bỡi đó còn là văn hóa, kể cả có thể một số có đạo khác nhưng cái tâm và cách xử sự vẫn như Phật giáo
3-Những đặc điểm của Phật giáo Việt nam
3.1Tính tổng hợp: đặc trưng của lối tư duy cư dân nông nghiệp, vào VN Phật giáo hòa ngay vào với các tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.Hệ thống chùa “Tứ pháp” bao gồm cả Phật và các vị thần kể cả thành hoàng thổ địa, các anh hùng dân tộc và cả nơi dành cho những linh hồn chết đường .Tiền Phật hậu thần.
Những đặc điểm Phật giáo Việt nam
3.2Vào đến Vn không còn tông phái nào thuần khiết mà đã hòa trộn vào nhauca3 Thiền, tịnh đô, và Mật tông cùng trong một chùa thậm chí một thầy, Phật giáo Vn giải thoát bằng cả tự lực và tha lực( tổng hợp các con đường giải thoát)
Ở Phía nam đại thừa và tiểu thừa hòa vào với nhau
Đặc điểm Phật giáo Việt nam
3.3-Phật giáo Vn đã kết hợp chặc chẽ với các tôn giáo khác: Đạo giáo, Nho giáo thành tam giáo đồng qui trong đó Phật giáo chủ trì( Thầy chùa giỏi chữ nho, rành kinh dịch coi tử vi tướng số…)
3.4- Vốn là một tôn giáo xuất thế nhưng Phật giáo VN nhập thế mạnh mẽ: thời Đinh với đại sư Khuông Việt(Tăng thống), đời Lý với Sư Vạn Hạnh, đời Trần có nhiều quốc sư và Vua Trần nhân Tông đã giao ngôi báu để đi tu lập ra phái Thiền Yên Tử.
Đặc điểm Phật giáo Việt nam
Đầu TK XX Phật tử VN đã tích cực vận đông đòi ân xá cho cụ Phan bội Châu, tổ chức đám tang cụ Phan chu Trinh.Thời chống Mỹ nhiều thầy tham gia cách mạng, nhiều chùa nuôi dấu CM , nhiều tăng ni và Phật tử hoạt đông bí mật nội thành, nhiều cuộc xuống đường đấu tranh chống MỸ và tay sai, nhiều sư và phật tử bị tù đày. Ở SGon HT Thích quảng đức tự thiêu ở Dlat ni cô ngọc tuyền tự thiêu phản đối chiến tranh , phản đối xâm lược, phản đối độc tài…Hình ảnh nhà sư cản xe tăng ở Huế làm chấn động cả thế giới một thời
Đặc điểm Phật giáo Việt Nam
3.5- Văn hóa nông nghiệp trọng âm nên vào Vn Phật giáo lại có phật bà: Phật Mẫu, Quan âm, chùa bà Dâu, chùa Bà Đanh, Bà đậu….Và Phật giáo Vn cũng có tính linh hoạt, tu tại gia, phật tại tâm, chữ hiếu( tu đâu cho bằng tu nhà…) Chùa còn là nơi cầu phước,cầu lộc cầu mưa, cầu tự, cầu duyên…chùa còn là ngôi nhà chung cho mọi người lỡ độ đường có thể ăn nhờ ở tạm (nhà chùa, cơm chùa,nước chùa, công chùa…)
II. Nho giáo
a. Nguồn gốc
- Nho giáo do Khổng Tử sáng lập (Khổng Tử: 551 – 479 trước công nguyên, người nước Lỗ - nay là Duyên Châu, Sơn Đông, Trung Quốc. Ông làm quan với nước Lỗ trong 3 năm rồi đi chu du các nước. Phần lớn cuộc đời của Khổng Tử dành cho việc dạy học. Khổng Tử đã chỉnh lý các sách: thi, thư, lễ, dịch, xuân thu. Sau khi ông qua đời, học trò của ông ghi chép lại những lời nói, việc làm của ông cùng các môn đệ thành tập sách Luận ngữ. Ông là nhà triết học duy tâm khách quan.
II. Nho giáo
Sau khi Khổng Tử chết, Nho giáo chia làm tám phái nhưng quan trọng nhất là hai phái Mạnh Tử và Tuân Tử.
+ Mạnh Tử (327 - 289 trước công nguyên): ông đi sâu tìm hiểu bản tính con người. Trên cơ sở đạo nhân của Khổng Tử, ông đề ra thuyết tính thiện: nhân chi sơ tính bản thiện. Thiên mệnh quyết định nhân sự nhưng con người có thể nhận thức được thế giới khách quan. Ông là nhà triết học duy tâm.
II. Nho giáo
+ Tuân Tử (313 – 238 trước công nguyên): ông phát triển truyền thống trọng lễ giáo của Nho học nhưng ông cho rằng con người khi sinh ra có tính ác, thế giới khách quan có quy luật riêng, sức người có thể thắng trời. Tư tưởng của ông thuộc chủ nghĩa duy vật thô sơ.
- Nho giáo là sự kết hợp những yếu tố của văn hoá du mục phương Bắc và văn hoá nông nghiệp phương Nam.
II. Nho giáo
+ Văn hoá du mục
 Tham vọng bình thiên hạ, coi nhẹ quốc gia. Nó dẫn đến tư tưởng bá quyền, tự coi mình là trung tâm, là nhất (thể hiện tính quốc tế và phi dân chủ)
 Trọng sức mạnh (trọng dũng)
 Tư tưởng xây dựng một xã hội có tôn ti, chủ trương cai trị theo thuyết chính danh; trọng nguyên tắc
II. Nho giáo
+ Văn hoá nông nghiệp
 Xuất phát từ lối sống trọng tình, Nho giáo cũng đề cao chữ nhân, đề cao con người, thể hiện tính hài hoà
 Tinh thần dân chủ
 Coi trọng văn hoá
II. Nho giáo
Nho giáo kinh điển gồm 2 bộ: Ngũ kinh và tứ thư
 Kinh thi là bộ sưu tập thơ ca dân gian, trong đó chủ đề tình yêu nam nữ được thể hiện khá nổi bật. Khổng Tử dùng nó để giáo dục một tình cảm lành mạnh và cách thức diễn đạt tư duy khúc chiết, rõ ràng.
 Kinh thư ghi lại những truyền thuyết và biến cố về các đời vua cổ (anh minh như Nghiêu - Thuấn, tàn bạo như Kiệt - Trụ) để làm gương cho đời sau.
 Kinh lễ ghi chép những lễ nghi đời trước làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự xã hội.
II. Nho giáo
 Kinh dịch có nguồn gốc từ bộ Chu dịch của Chu Công Đán, Chu Văn Vương, ghi chép về âm dương, bát quái, thể hiện dưới dạng các ký tự. Khổng Tử giải thích sâu hơn, trình bày lại cho rõ ràng, dễ hiểu.
 Kinh Xuân Thu là tác phẩm của chính Khổng Tử, chép lại lịch sử nước Lỗ quê hương ông, kèm theo những lời bình với mục đích giáo huấn các bậc vua chúa.
II. Nho giáo
+ Bộ sách này còn có cuốn Kinh nhạc nhưng đã thất truyền. Một phần còn sót lại của cuốn sách này được chép trong Kinh lễ, phần Nhạc ký.
+ Tứ thư : đây là tập hợp những tác phẩm của những Nho gia có công sáng lập và phát triển hệ tư tưởng này.
II. Nho giáo
 Luận ngữ : ghi lại những lời dạy của Khổng Tử.
 Đại học : sách của Tăng Tử (Tăng Sâm - học trò của Khổng Tử) dạy phép làm người quân tử.
 Trung dung : sách của Tử Tư (Khổng Cấp – cháu nội Khổng Tử, học trò của Tăng Tử) phát triển tư tưởng của Khổng Tử về cách sống dung hoà, không thiên lệch.
II. Nho giáo
Mạnh Tử: sách của Nho gia cùng tên (thời Xuân Thu Chiến Quốc), là người bảo vệ xuất sắc tư tưởng của Khổng Tử. Sách ghi lại những lời dạy bàn của ông do học trò ghi lại.
II. Nho giáo
Những cơ sở của Nho giáo đã được hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt là sự đóng góp của Chu Công Đán. Khổng Tử là người phát triển những tư tưởng đó, hệ thống hoá lại và tích cực truyền bá. Ông được coi là người sáng lập Nho giáo. Tuy nhiên, khi ông còn sống, do tư tưởng mà ông muốn phổ biến (thuyết nhân trị, chính danh) đi ngược lại xu thế chung của một xã hội vốn quen được cai trị theo lối chuyên chế bằng vũ lực và pháp trị nên Khổng Tử hầu như không được ai dùng.
II. Nho giáo
Năm 246 trước công nguyên, Tần Thuỷ Hoàng thống nhất nước Trung Quốc, thực thi chính sách cai trị bằng vũ lực vô cùng tàn khắc và độc đoán. Nhà Tần đã tìm mọi cách tiêu diệt Nho giáo với hành động đốt sách, chôn Nho. Chính vì quá chuyên chế mà chỉ sau 5 năm, nhà Tần sụp đổ, nhà Hán lên thay. Ban đầu, Hán Cao Tổ cũng chủ trương chuyên chế nhưng sau đó đã quyết định đưa hệ tư tưởng này lên địa vị quốc giáo. Chọn Nho giáo sẽ nhận được sự ủng hộ rộng rãi của dân chúng bởi tư tưởng của Nho giáo có sự coi trọng con người và sự dân chủ. Tuy nhiên, sự đề cao này chỉ thể hiện ở bên ngoài, mang tính hình thức. Thực chất, nhà Hán vẫn cai trị theo lối pháp gia: ngoại Nho nội pháp hay dương đức âm pháp. Đây là chính sách hai mặt với mục đích mị dân, lấy Nho giáo làm bình phong để che đậy cho lối cai trị bằng luật pháp cứng rắn.
II. Nho giáo
Như vậy, xét về mặt hình thức thì Nho giáo đã chiến thắng các hệ tư tưởng cai trị khác do nó đã giành được vị trí của quốc giáo, qua rất nhiều triều đại. Tuy nhiên, xét về mặt bản chất, Nho giáo đã không còn là Nho giáo mà Khổng Tử đã bỏ công xây dựng và truyền bá.
Nho giáo được bổ sung và hoàn thiện qua nhiều giai đoạn lịch sử của Trung Quốc, nhưng tiêu biểu là dưới hai triều Hán và Tống.
II. Nho giáo
Nho giáo ở Việt Nam trong giai đoạn sau này là tiếp thu từ tư tưởng Tống Nho. Sự kiện minh chứng cho khẳng định này là việc năm 1070, Lý Thánh Tông cho lập Văn Miếu thờ Chu Công, Khổng Tử. Về sau, chế độ phong kiến Việt Nam đã đạt đến sự ổn định, tư tưởng trị quốc cũng không cần vay mượn từ bên ngoài. Bên cạnh đó, với tư duy trọng sự ổn định và không chịu khuất phục trước người láng giềng phương Bắc, chúng ta đã không tiếp nhận thêm những tư tưởng của Nho giáo thời Minh, Thanh. Vì vậy, Nho giáo Việt Nam chỉ dừng lại ở Tống Nho mà không phải là những hệ phái khác.
II. Nho giáo
b. Nội dung cơ bản của Nho giáo
Bản chất của Nho giáo là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tự đào tạo", phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo".
- Tu thân
Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân:
II. Nho giáo
Đạt Đạo:
Đạo có nghĩa là "con đường", hay "phương cách" ứng xử mà người quân tử phải thực hiện trong cuộc sống. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè" (sách Trung Dung), tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là "ngũ luân" (luân = thứ bậc, đạo cư xử). Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Tuy nhiên, đến Hán nho ngũ luân được tập chung lại chỉ còn ba mối quan hệ quan trọng nhất được gọi là "tam thường": "quân thần, phụ tử, phu phụ".
II. Nho giáo
Và cách ứng xử không còn trung dung nữa mà là mối quan hệ một chiều, đó là: "trung, hiếu, tiết nghĩa". Tôi phải tuyệt đối phục tùng vua, con phải tuyệt đối phục tùng cha, vợ phải tuyệt đối phục tùng chồng. Mối quan hệ đó được thể hiện: "Vua bảo tôi chết, tôi không chết là tôi bất trung; cha bảo con chết, con không chết là con bất hiếu" (quân sử thần tử, thần bất tử bất trung; phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu). Còn trách nhiệm của vợ đối với chồng thì được diễn đạt bằng ba công thức được gọi là "tam tòng": "ở nhà theo cha, lấy chống theo chồng, chồng chết theo con trai" (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử).
II. Nho giáo
+ Đạt Đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Khổng Tử nói: "Đức của người quân tử có ba mà ta chưa làm được. Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi" (sách Luận ngữ). Về sau, Mạnh Tử thay "dũng" bằng "lễ, nghĩa" nên ba đức trở thành bốn đức: "nhân, nghĩa, lễ, trí". Hán nho thêm một đức là "tín" nên có tất cả năm đức là: "nhân, nghĩa, lễ, trí, tín". Năm đức này còn gọi là "ngũ thường".
II. Nho giáo
+ Biết Thi, Thư, Lễ, Nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "Thi, Thư, Lễ, Nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.
II. Nho giáo
- Hành đạo
Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo, tức là phải làm quan, làm chính trị. Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm:
II. Nho giáo
+ Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Khi Trọng Cung hỏi thế nào là nhân thì Khổng Tử nói: "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân - Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác" (sách Luận ngữ). Nhân được coi là điều cao nhất của luân lý, đạo đức, Khổng Tử nói: "Người không có nhân thì lễ mà làm gì? Người không có nhân thì nhạc mà làm gì?" (sách Luận ngữ).
II. Nho giáo
+ Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành" (sách Luận ngữ). Khổng tử nói với vua Tề Cảnh Công: "Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử - Vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con" (sách Luận ngữ).
II. Nho giáo
c. Ảnh hưởng của Nho giáo ở Việt Nam
- Cung cấp hệ tư tưởng để tổ chức và quản lý đất nước, xây dựng triều đình, tổ chức hành chính quốc gia, tạo dựng nền luật pháp
- Đặt ra những khuôn mẫu đạo đức ràng buộc đấng quân vương và các bậc hiền sỹ trong xã hội
II. Nho giáo
- Hoàn thiện cách thức học hành và thi cử để tuyển chọn người tài
- Nếp sống, phong tục: Đưa ra ngũ luân, tam cương làm chuẩn mực đạo đức cho con người, làm cơ sở để xây dựng các phong tục, tôn vinh những người giữ trọn những chuẩn mực đạo đức. Đề cao chữ hiếu, coi trong gia đình, góp phần điển chế hoá tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
II. Nho giáo
Văn học nghệ thuật: tư tưởng văn chở đạo (cương - thường): văn dĩ tải đạo; đề cao dân; các nội dung tôn giáo: mệnh trời, trời, linh hồn, thần thánh
- Nho giáo góp phần vào sự ra đời và hoàn thiện của nhạc cung đình và chữ Nôm
II. Nho giáo
d. Sự khác biệt giữa Nho giáo Việt Nam và Nho giáo Trung Quốc
- Người Việt trọng sự ổn định (cả bên trong và bên ngoài) trong khi các triều đình phong kiến Trung Quốc chỉ chú ý đến sự ổn định bên trong nhưng lại luôn có dã tâm mở rộng lãnh thổ ra bên ngoài.
II. Nho giáo
Trọng tình là truyền thống lâu đời của văn hoá phương Nam. Tiếp thu Nho giáo, người Việt đã làm mềm hoá hệ tư tưởng này bằng chữ tình. Người Việt đặc biệt coi trọng chữ NHÂN trong ngũ thường của Nho giáo. Thêm vào đó còn là truyền thống dân chủ vốn có của người Việt. Nho giáo, dù trong thời điểm được đặt ở vị trí cao nhất trong hệ tư tưởng thống trị dân tộc cũng không có sự bài xích, tiêu diệt tận gốc các tôn giáo khác. Nho giáo Việt Nam coi trọng người phụ nữ, coi trọng người mẹ, coi trọng gia đình.
II. Nho giáo
Tư tưởng trung quân và yêu nước là hai phạm trù riêng biệt, không gắn liền với nhau. Người ta có thể chết vì vua nhưng hoàn toàn không phải những người ngu trung. Khi vận mệnh đất nước bị đe doạ, những bậc Nho sĩ sáng suốt sẵn sàng phò tá những thế lực mới có thể đưa đất nước thoát khỏi tình cảnh khó khăn, bước vào một thời kỳ phát triển rực rỡ mới. Lịch sử Việt Nam đã chứng kiến nhiều cuộc đổi ngôi hoà bình như vậy: nhà Lý thay nhà tiền Lê, nhà Trần thay nhà Lý, Nguyễn Trãi phò tá Lê Lợi chứ không theo nhà Trần đã mục nát…
II. Nho giáo
Người Việt trọng văn hơn trọng võ. Sự thực là các kỳ thì văn sách, kinh thư… được tổ chức thường xuyên và đều đặn hơn so với các cuộc thi võ bị. Trong các thứ bậc xã hội, tầng lớp Nho sĩ được coi trọng hàng đầu, khác biệt hoàn toàn với thứ bậc võ sĩ trong xã hội Nhật Bản, hay với chính việc trọng dụng tầng lớp võ quan của triều đình quốc gia phương Bắc láng giềng.
II. Nho giáo
Nho giáo Trung Quốc khuyến khích làm giàu nếu nó không trái với lễ. Như vậy, người phương Bắc đã nhìn nhận được vai trò của thươngg mại, buôn bán đối với sự tồn tại và phát triển của đất nước; hay đã không quá bài xích buôn bán và những người làm nghề buôn bán. Ở Việt Nam thì ngược lại. Thương nhân là những người bị coi khinh nhất trong xã hội truyền thống. Thương nghiệp không có điều kiện và không được tạo điều kiện để phát triển. Truyền thống trọng nông ức thương đã không cho chúng ta có cơ hội để thay đổi. Yếu tố âm trong xã hội Việt Nam đã cản trở sự phát triển không chỉ về kinh tế. Tuy vậy, nó là nền tảng để duy trì sự ổn định của làng xã Việt qua rất nhiều những thăng trầm của lịch sử nước nhà.
III. Đạo giáo
a. Nguồn gốc
- Đạo giáo được sáng lập bởi Lão Tử, sống dưới thời xuân thu chiến quốc (nhà Chu). Ông tiếp nhận tư tưởng của âm dương ngũ hành và phép biện chứng của kinh dịch để tao ra đạo giáo. Ông cũng được tôn lên hàng thần linh, được tôn kính như Thái thượng lão quân hay Đại đức thiên tôn.
Kế tục Lão Tử là Trang Tử (396 – 286), người đã phát triển học thuyết của Lão Tử thành một hệ thống tư tưởng sâu sắc.
III. Đạo giáo
Đạo giáo được xem xét dưới hai khía cạnh
+ Là một học thuyết, Đạo giáo triết học tập trung vào khái niệm đạo (con đường) và vô vi (không hành động).
+ Là một tôn giáo, Đạo giáo đi tìm sự trường sinh bất tử.
- Tư tưởng triết học của Đạo giáo
III. Đạo giáo
+ Quan điểm về đạo: Đạo là bản nguyên của vũ trụ, có trước trời đất, thể hiện ở hai nguyên lý: nguyên lý vô tức vô hình (đạo là gốc của vũ trụ) và nguyên lý hữu tức hữu hình (đạo là mẹ của vạn vật). Vạn vật nhờ có đạo mà sinh ra theo trình tự: đạo sinh một, một sinh hai, hai sinh ba… Đạo là quy luật biến hoá tự thân của vạn vật, gọi là đức. Đạo sinh ra vạn vật còn đức bao bọc, nuôi dưỡng chúng. Như vậy, đạo vừa là chủ thể, vừa là phép tắc của vạn vật.
III. Đạo giáo
+ Quan điểm về đời sống xã hội: Lão Tử cho rằng bản tính nhân loại có hai khuynh hướng hữu vi và vô vi. Vô vi là khuynh hướng trở về nguồn gốc để sống với tự nhiên, tức hợp thể với đạo, theo đuổi một thế giới thanh tịnh, vô sự, vô dục…
III. Đạo giáo
+ Quan điểm về nhận thức: Lão Tử đề cao tư duy trừu tượng, coi khinh nghiên cứu sự vật cụ thể. Trang Tử thì đã chỉ ra được rằng nhận thức của con người đối với sự vật, hiện tượng có tính phiến diện, hạn chế nhưng ông không theo đuổi đến cùng sự nhận thức.
- Ở Trung Quốc, Đạo giáo chiếm địa vị thống trị trong ba giai đoạn Sơ Hán, Nguỵ Tấn, Sơ Đường. Bên cạnh đó, Đạo giáo là sự bổ sung cho triết học Nho giáo.
III. Đạo giáo
b. Đóng góp của Đạo giáo với văn hoá Việt Nam
- Hoạt động chính sự: Đạo giáo không được sử dụng như một hệ tư tưởng trị nước nhưng được các thiền sư thời Đinh – Tiền Lê – Lý - Trần vận dụng vào việc triều chính.
- Văn học nghệ thuật: những câu truyện thần tiên, pháp thuật huyền bí (truyện Chử Đồng Tử, Phạm Viên, Từ Thức, Bích Câu kỳ ngộ…)
III. Đạo giáo
- Sinh hoạt tôn giáo
+ Xuất hiện tứ bất tử, bát tiên (Chung Ly Quyền, Trương Quả Lão, Lac Động Tân, Hàn Tương Tử, Tào Quốc Cữu, Lý Thuyết Quài, Lam Thái Hoà, Hà Tiên Cô)
+ Hình thức hầu bóng: nghi lễ chính của Đạo Mẫu Tam phủ, Tứ phủ.
III. Đạo giáo
+ Tượng thờ khác tượng Phật giáo, gần gũi trần gian hơn. Tượng vị thánh chính được thờ thường to đẹp và đặt ở vị trí trang trọng nhất.
+ Tranh thờ: Tứ phủ, Tam phủ và các tranh khác… Tranh và tượng thờ xuất hiện muộn hơn các Đạo quán (vào khoảng giữa thế kỷ XIX).
III. Đạo giáo
- Lối sống
+ Tác động tích cực: đề cao cuộc sống trần thế; tránh xa ham muốn, tiền tài, danh vọng; chú trọng rèn luyện thân thể, sống hoà đồng với thiên nhiên.
+ Tác động tiêu cực: hoạt động mê tín dị đoan
III. Đạo giáo
Kiến trúc, tượng và tranh thờ
+ Đạo quán vốn ban đầu là ngôi nhà lớn, sau chịu ảnh hưởng của kiến trúc chùa và chùa hoá, mang kiến trúc chữ công. Đạo giáo cơ bản không có thiền điện chuẩn thống nhất nhưng cơ bản là có tính mở.
IV. Ki tô giáo
a. Nguồn gốc
- Kitô giáo là tên gọi chung của các tôn giáo cùng thờ chúa Jesu
+ Công giáo
+ Đạo Chính thống (Nga, tách ra từ thế kỷ XI)
+ Tin lành (tách ra từ Công giáo vào thế khỷ XVI)
+ Anh giáo (chỉ có ở Anh và các thuộc địa)
IV. Ki tô giáo
- Kitô giáo do Jesu sáng lập, ra đời ở vùng Lưỡng Hà (phía Đông đế quốc La Mã). Nguồn gốc của Kitô giáo nguyên thuỷ là cuộc vận động của những người bị áp bức. Đó là đạo của những người nô lệ, bán tự do, những người nghèo khổ hoặc mất hết mọi quyền lợi, các dân tộc bị Roma đô hộ hay làm cho tan tác.
IV. Ki tô giáo
- Kitô giáo là sự kết hợp văn hoá Hy Lạp cổ, văn hoá Hebrew cổ và chịu ảnh hưởng của văn hoá Lưỡng Hà nhưng ra đời và phát triển trong nền văn hoá La Mã. Như vậy, Kitô giáo là sự hội nhập của 3 nhân tố lớn của văn hoá phương Tây. Kitô giáo và văn hoá phương Tây có mối quan hệ chặt chẽ. Thậm chí có người còn gọi văn minh phương Tây là văn minh Kitô giáo.
- Giáo lý của Kitô giáo là Kinh thánh, gồm 2 bộ: kinh Tân ước và Cựu ước
IV. Ki tô giáo
- Thế giới quan: Kitô giáo quan niệm con người là do Thiên chúa sáng tạo, có nghĩa vụ thờ phụng và tiếp tục công cuộc của Chúa ở nơi trần thế, phủ nhận quyền uy tuyệt đối của bất cứ lực lượng trần thế nào.
- Tổ chức của Kitô giáo bao gồm: giáo xứ, giáo phận, giáo hội quốc gia, giáo triều Vatican; giáo hoàng là người nắm giữ quyền lực tối cao và tuyệt đối.
IV. Ki tô giáo
b. Đóng góp của Công giáo với văn hoá Việt Nam
- Góp phần công sức lớn cho sự ra đời và phát triển của chữ quốc ngữ
- Hình thành một loại hình văn học mới: báo chí (văn thông tấn); cung cấp kho tư liệu quý giá về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nước ta đương thời và nguồn sử liệu báo chí
IV. Ki tô giáo
- Các thể loại văn học phục vụ sinh hoạt tín ngưỡng Công giáo phát triển: ca, vè, vãn. Mục đích là diễn ca kinh thánh để tín đồ dễ thuộc dễ nhớ; truyền tải giáo lý, tín lý hoặc sự tích các thánh; ca ngợi đức mẹ Maria…
IV. Ki tô giáo
+ Vãn: lời thương tiếc được làm cho có vần
+ Ca (diễn ca): diễn đạt các bản kinh thánh, kinh lễ, giáo lý bằng văn vần (thể lục bát, song thất lục bát hoặc tự do)
+ Vè: hình thức đặt lời theo niêm luật để diễn đạt một nội dung nào đó. Nhiều khi ca và vè được gộp thành một thể loại là ca vè.
IV. Ki tô giáo
- Hệ thống các cơ sở sinh hoạt tôn giáo: nhà thờ
- Tạo dựng một lối sống tốt đẹp
+ Không chấp nhận chế độ đa thê, chỉ sống một vợ một chồng
+ Củng cố tinh thần đoàn kết cộng đồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hoàng Anh Thao
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)