Cơ sở văn hóa Việt Nam

Chia sẻ bởi Thuy Hang Quach | Ngày 18/03/2024 | 3

Chia sẻ tài liệu: Cơ sở văn hóa Việt Nam thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CHÀO MỪNG THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BÀI THUYẾT TRÌNH CỦA NHÓM X
VĂN HÓA HỒI GIÁO
Nội dung trình bày:
I - Khái quát về Đạo Hồi thế giới.
II - Hồi Giáo của người Chăm ở Việt Nam.
III - Các quan niệm sai lầm về người Hồi Giáo.
I - Khái quát về đạo hồi:
I.1: Hoàn cảnh ra đời:

I.1.a: Nguyên nhân:
 Đạo Hồi ra đời trong hoàn cảnh xã hội Ả Rập chuyển từ chế độ công xã thị tộc lên xã hội có giai cấp.
 Vào đầu thế kỷ VI, trong các thị tộc Ả Rập có sự biến đổi quan trọng. Đó là việc hình thành con đường buôn bán từ Tây sang Đông qua bán đảo Ả Rập.


 Đầu thế kỉ VII con đường buôn bán Tây - Đông chuyển sang vùng vịnh Ba Tư thuộc quyền kiểm soát của đế quốc Ba Tư.
 Việc mất nguồn lợi do thu thuế buôn bán nên nền kinh tế Ả rập bị suy tàn.
 Bọn chủ nô dùng hình thức cho vay nặng lãi và bóc lột nô lệ ngày càng thậm tệ.
 Dẫn đến mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Mặt khác ở bên ngoài, Ả Rập luôn đứng trước nguy cơ bị xâm lấn bởi đế quốc Bizăngxơ từ phía Tây và Ba Tư từ phía Đông. Tình hình đó làm nảy sinh nhu cầu thống nhất các bộ lạc, thiết lập nhà nước tập quyền để thống trị quần chúng, khôi phục con đường buôn bán và tiến hành mở rộng lãnh thổ.
 Việc thống nhất các bộ lạc đã làm cho tín ngưỡng thờ đa thần trở nên không còn phù hợp. Và dần xuất hiện nhu cầu về tín ngưỡng độc thần.
 Sự ra đời của đạo Hồi đáp ứng nhu cầu đó.
I.1.b: Người sáng lập Đạo Hồi:
 Đạo Hồi ra đời gắn liền với tên tuổi, cuộc đời, sự nghiệp của Mohammed.
I.2: Giáo lý cơ bản:
1.2.a: Năm điều căn bản của Đạo Hồi.
Shahadan
Salat
Zakat
Sawm

Hajj
 Tuyên xưng đức tin
 Sự cầu nguyện
 Bố thí cho người nghèo
 Nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay Ramadan
 Hành hương đến Mecca
* Shahadan (tuyên xưng đức tin):
Mỗi tín đồ Hồi giáo phải tuyên thề: không có thánh nào khác ngoài Đấng Allah và Mohammed là nhà tiên tri và là sứ giả của ngài.


* Salat (sự cầu nguyện):
 Các tín đồ Hồi giáo phải cầu nguyện 5 lần trong một ngày:
 Lúc sáng sớm khi bình minh hé rạng và phải trước khi mặt trời đã lên hẳn trên đường chân trời.
 Buổi trưa lúc mặt trời đứng bóng.
 Buổi chiều lúc mặt trời nghiêng 450 so với mặt đất.
 Lúc mặt trời lặn và buổi tối trước khi đi ngủ.
* Zakat:
(bố thí cho người nghèo)
Người theo đạo Hồi phải thực hiện một nghĩa vụ mà tự mình, nhà tiên tri Mohammed là người nêu tấm gương sáng, đó là bớt đi một phần tài sản của mình để giúp đỡ người nghèo.


Sawm
( nhịn ăn, uống trong tháng ăn chay Ramadan)
Cầu nguyện trong tháng Ramadan
Mỗi ngày trong tháng ăn chay Ramadan, tất cả các tín đồ Hồi giáo, chỉ trừ trẻ em, phụ nữ có thai và những người ốm, đều phải nhịn ăn từ lúc rạng sáng cho đến khi mặt trời lặn.
Tháng ăn chay cũng đồng thời là tháng trai giới, các tín đồ Hồi giáo trong thời gian từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn không được động phòng.
Các biển báo biểu hiện “Luật”
Hình ảnh cầu nguyện cho những ngày kết thúc tháng ăn chay Ramadan.

Ăn uống sau khi mặt trời lặn.
Món ăn chay truyền thống.
Các bạn nhỏ đang cầm ngọn đuốc đi trên phố để đánh dấu những ngày kết thúc của tháng ăn chay Ramadan.
* Hajj (hành hương đến Mecca):
- Mecca, thành phố thiêng liêng bất tử ở Arập Xê -út, quê hương của Mohammed, là thánh địa của người Hồi giáo. Người Hồi giáo muốn đắc đạo thì ít nhất trong đời phải đến được thành phố Mecca.
- Theo đức tin Hồi giáo thì Mecca chính là trung tâm của thế giới, là nơi khởi đầu của sự sáng thế.
- Abraham, vị tiên tri đầu tiên của tôn giáo độc thần đích thực đã được Chúa trời triệu gọi để đi từ Palestine đến chính cái thung lũng này, nơi mà ngày nay gọi là Mecca. Và ông cùng con trai Ishmail đã xây dựng ở đây một ngôi đền thờ thượng đế theo hình một khối lập phương, đó chính là đền Kaaba.
Người hành hương đến thánh địa Mecca
Thánh địa Mecca
Mọi người tập trung bên trong Thánh địa
Mọi người cầu nguyện trong Thánh địa
I.3: Một số tập quán riêng của người Hồi giáo:



* Người theo đạo Hồi không ăn thịt lợn.
- Khi người ta chết, thể xác tan biến vào lòng đất còn linh hồn sẽ được lên thiên đường hoặc xuống địa ngục.
- Đấng Allah chỉ cho phép những người có linh hồn trong sạch lên thiên đường.
- Do lợn là động vật tạp ăn, ăn tất cả những gì người ta đổ vào máng, vì vậy lợn không thể có dòng máu trong sạch như những động vật ăn cỏ.
- Ăn thịt lợn, người Hồi giáo cho rằng, linh hồn con người có thể bị nhiễm bẩn nên không thể lên thiên đường được.
- Người Hồi giáo chỉ được ăn thịt halal, tức là thịt đã được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi.
* Người phụ nữ che mạng hoặc quàng khăn qua đầu:
- Người phụ nữ chỉ được phép tiếp xúc với những người thân trong gia đình và không được phép để những người lạ thấy mặt mình.
- Trong thời kỳ hiện đại, trừ một số nước Hồi giáo cực đoan, còn hầu hết các nước Hồi giáo đã cho phép phụ nữ ra đường không đeo mạng che mặt.
- Thay vào đó, họ thường quàng một chiếc khăn qua đầu ngay cả những ngày thời tiết nóng nực.
- Một số ít nước Hồi giáo như Thổ Nhĩ Kỳ, người phụ nữ thành thị đã hoàn toàn thoát khỏi phong tục che mạng, họ cũng không quàng khăn qua đầu; ăn mặc thì theo phong cách hiện đại.
Bà Yasmine Mohsen
Thời trang Hồi Giáo.
* Chế độ đa thê.
- Theo tục lệ Hồi giáo, người đàn ông có thể lấy bốn vợ với điều kiện phải cư xử với các bà vợ bình đẳng như nhau.
- Trong thời kỳ phong kiến, người đàn ông có nhiều vợ thường được xã hội tôn trọng do quan niệm cho rằng, đó là những người đàn ông khoẻ mạnh và giàu có.
- Ngày nay, tư duy này đã được thay đổi ở nhiều quốc gia Hồi giáo, bởi chế độ hôn nhân một vợ, một chồng ngày càng được phổ biến trong xã hội.
Vật biểu thể hiện quyền lực của người đàn ông Hồi Giáo
I.4: Kiến trúc thánh đường:


Đại diện nổi bật của kiến trúc Hồi giáo trước hết là các thánh đường.
Nhà thờ Muhammad Ali
Đền Sheikh Zayed bin Sultan al Nahyan
Thánh đường.
Đền Abdullad.
Điều mà mọi người để ý đến đầu tiên ở một thánh đường Hồi giáo là các ngọn tháp cao với mái vòm bên cạnh thánh đường, thường gắn một ngôi sao và vành trăng lưỡi liềm vốn là biểu tượng của đạo Hồi, vào trong là một cái sân cầu nguyện rộng rãi.
Ở đó thường có một bể nước để dùng vào việc thanh tẩy trước khi cầu nguyện, và đó cũng là nơi hội họp ưa thích của cộng đồng. Nội thất thánh đường đơn giản.
Biểu tượng của Hồi Giáo
Thánh đường Hagia Sophia
Tháp đồng hồ lớn nhất Thế Giới được thiết kế theo kiểu Hồi Giáo
Với kiến trúc như vậy, thánh đường Hồi giáo thể hiện rất rõ hai định hướng của đạo Hồi hướng đến Thượng đế và hướng đến cộng đồng tín đồ, được biểu tượng bằng Mecca là trung tâm trên trần thế. Tất cả mọi kiến trúc thánh đường đều hướng về thánh địa Mecca.
Thánh địa Mecca
II - HỒI GIÁO CỦA NGƯỜI CHĂM TẠI VIỆT NAM
 Người Chăm là dân tộc duy nhất ở Việt Nam theo Hồi giáo.
 Hồi giáo thế giới có những luật lệ khắt khe nhưng khi du nhập vào cộng đồng người Chăm nó đã bị biến đổi rất nhiều và mang đậm tính nhân văn tộc người bởi sức sống mãnh liệt của truyền thống văn hóa bản địa.
 Đó chính là đặc trưng văn hóa Chăm – Nền văn hóa gắn liền và bị chi phối một cách mạnh mẽ bởi sự đan xen và dung hòa của tín ngưỡng và tôn giáo.
II.1: Sự du nhập của đạo Hồi vào Việt Nam:

 Từ năm 636, Hồi giáo bắt đầu những cuộc viễn chinh tấn công, mở đầu cho một thời kỳ truyền bá Hồi giáo sang các quốc gia khác.
 Cho đến thế kỷ XI, Hồi giáo trở thành một tôn giáo quốc tế, thống soái các quốc gia dân tộc từ Địa Trung Hải đến Vịnh Ba Tư. Vào khoảng ba thế kỷ sau (từ thế kỷ XIV đến XVI), Hồi giáo truyền bá xuống vùng Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Tuy nhiên, khi chinh phục được Ấn Độ, đoàn quân Hồi giáo đã mệt mỏi, lại đứng trước biển cả mênh mông đã cản bước tiến quân các chiến binh Hồi giáo đến khu vực Đông Nam Á nên Hồi giáo đành phải truyền bá đến đây qua các thương nhân và các giáo sỹ.
Chính sự du nhập và phát triển bằng con đường "hoà bình", lại từ nguồn Hồi giáo Ấn Độ đã dung hoà với văn hoá Ấn Độ nên Hồi giáo ở khu vực Đông Nam Á thường bị pha trộn với tín ngưỡng, phong tục tập quán địa phương. Điều này khác hẳn với những nơi Hồi giáo bành trướng bằng những cuộc chiến tranh chinh phục.
Hồi giáo khu vực Đông Nam Á nói chung, ở Việt Nam nói riêng ít chịu ảnh hưởng của tư tưởng chủ nghĩa Hồi giáo như một số khu vực khác.
Thế kỷ X, tín ngưỡng Hồi giáo đã manh nha ở Vương quốc Chămpa thông qua các thương nhân từ Trung Cận Đông đem vào, gây ảnh hưởng nhất định trong đời sống tâm linh người Chămpa. Nhưng Hồi giáo không phát triển, có lẽ vì lòng sùng tín thần thánh Bàlamôn giáo, tập tục, lễ nghi cùng chế độ mẫu hệ đã bén rễ ăn sâu, trở thành truyền thống trong xã hội Chămpa, trải qua hơn nghìn năm không dễ gì thay đổi.
Vì vậy, ở Vương quốc Chămpa cổ vào khoảng trước năm 1470 Hồi giáo chưa phải là tôn giáo chính thống của người Chăm.
II.2: Thực trạng về đạo Hồi ở Việt Nam:
- Số lượng tín đồ Hồi giáo khoảng hơn 72.000 người (bao gồm cả Chăm Bàni và Chăm Islam), cư trú trên địa bàn 13/63 tỉnh, thành phố cả nước.
- Do vị trí địa lý và hoàn cảnh truyền đạo, điềukiện sống và sự giao lưu của đồng bào Chăm với bên ngoài nhất là với thế giới Hồi giáo mà ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi giáo với nhiều khác biệt đáng kể:
+ Hồi giáo miền Trung Việt Nam gọi là Hồi giáo Chăm Bani.
+ Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam là Hồi giáo Chăm Islam.


II.3: Tính dung hợp của Hồi Giáo tại Việt Nam.
II.3.a: “Tính dung hợp trong tôn giáo” là gì?
 Để những điều lệ, nghi lễ của mỗi tôn giáo có thể đến với nhiều quốc gia. Buộc những điều lệ, nghi lễ ấy phải “thích nghi” với từng điều kiện của mỗi quốc gia. Có nghĩa là nó phải thay đổi nhưng vẫn giữ được bản chất của tôn giáo khác. Người ta gọi đó là tính “dung hợp”.
 Tính dung hợp này có thể có nhiều hay ít tùy thuộc vào: Điều kiện địa lý, phong tục tập quán, lịch sử,… nói chung nhất là tính bản địa của mỗi quốc gia.
II.3.b: Bảng thể hiện tính dung hợp của Hồi Giáo Việt Nam so với Hồi Giáo chính thống:
Giờ cầu nguyện của người Chăm theo đạo Hồi.
Sự cầu nguyện của người Hồi Giáo Chăm.
Thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi.
Kiến trúc của thánh đường mang đặc trưng Ả Rập với lối kiến trúc mái vòm, cột tròn.
Thánh đường của người Chăm theo đạo Hồi.
II.4: Đối vời người Chăm, Hồi giáo còn có ảnh hưởng rất lớn trong các nghi lễ vòng đời và tập quán sinh hoạt thường nhật.
Nghi lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh:
 Khi đứa trẻ sinh ra được 7 hoặc 14 ngày, cha mẹ đứa bé làm lễ cắt tóc và đặt tên.
 Trong buổi lễ, người ta đọc kinh Coran cầu Thượng Đế ban cho đứa trẻ được bình an.
 Sau đó, cha mẹ đứa trẻ đặt tên cho con mình.
 Đối với bé trai thì có chữ nối là “bin”, bé gái có chữ nối là “binti”.
 Ví dụ: Osama bin Laden, Sarigah binti Hosen.
Nghi lễ thành niên:
Nghi lễ này nhằm chứng nhận một người đến tuổi thành niên. Cả con trai và con gái đều quy định là 15 tuổi. Họ phải chịu tiểu phẫu ở bộ phận sinh dục.
 Người Chăm theo Hồi giáo ở Việt Nam quy định con trai, con gái đến 15 tuổi là coi như bước vào tuổi trưởng thành. Họ phải thực hiện nghi lễ thành đinh. Khi thực hiện nghi lễ Khotan cho nam giới (Nghi lễ này đã được dịch là Katat đối với người Chăm Bani ở Bình Thuận), nhiều chàng trai thực hiện một lần.
 Qua nghi lễ này, có thể thấy quá trình đạo Hồi chính thống bị pha loãng trong xã hội truyền thống của người Chăm để trở thành Hồi giáo Bani, nghi lễ Khotan hà khắc của Hồi giáo chính thống (cắt da bao quy đầu thật sự) đã thích nghi với xã hội Chăm và trở thành một nghi thức mang tính tượng trưng.
 Nữ giới cũng phải tham gia nghi lễ thành niên gọi là Karơh.
 Nghi thức này đối với nữ giới cũng mang tính tượng trưng so với các quốc gia Hồi giáo chính thống. Lễ này cũng được làm tập thể cho các cô gái trong vùng.
 Sau đó người nhà dâng lễ ăn sáng cho các thầy. Khi vào dâng lễ, người nhà và họ hàng phải mặc toàn đồ trắng tượng trưng cho sự trinh bạch đến chào người thiếu nữ vừa chịu lễ xong.
Sự chuẩn bị.
Sự chuẩn bị cho nghi lễ.
Khai mạc nghi lễ.
Tiến hành nghi lễ.
Kết thúc nghi lễ.
Hôn nhân:
Nhà trai nhờ người đến nhà gái để dạm hỏi, sau khi nhà gái đồng ý thì nhà trai chuẩn bị lễ hỏi. Lễ hỏi bao gồm các lễ vật như vải vóc, hoa tai, dây chuyền,… Lễ cưới thực hiện theo đúng nghi thức Rukun Nikah.
Đám cưới Chăm.
Vương niệm.
Tang chế:
 Cũng giống như người Kitô giáo , người Chăm quan niệm cuộc sống hiện tại chỉ là tạm bợ. Vì thế, khi có người mất thì những người trong gia đình không ai được than khóc, để tang hoặc lập bàn thờ vì coi đó là sự đã an bài.
 Đối với ông bà tổ tiên, người Chăm thường xuyên tưởng nhớ và tổ chức thăm viếng vào những ngày cuối tháng Ramadan.
Tháng Ramadan.
Tổ chức thăm viếng ông bà tổ tiên vào những ngày cuối tháng Ramadan.
Người Chăm Islam có rất nhiều kiêng cữ trong cuộc sống:
Trong nhà, họ không treo hình tượng của người hoặc loài vật kể cả di ảnh của người thân đã qua đời vì sợ sẽ làm sao lãng đức tin. Trong các bữa ăn thường ngày, người Chăm Islam không ăn thịt heo vì cho rằng đó là thức ăn dơ bẩn, không ăn thịt các động vật tự nhiên chết, không uống rượu bia,…
Trang phục:
Trang phục của người Chăm ở Nam Bộ là sự tổng hợp của nhiều yếu tố. Phụ nữ chăm Islam khi tiếp xúc với khách hoặc khi ra đường đều đội khăn trên đầu để che kín tóc chứ không phải mang mạng như người Hồi giáo ở các nước Ảrập.
III. Một số quan niệm sai lầm:
Người Hồi Giáo là những kẻ bạo lực, khủng bố, và là những kẻ cực đoan.
Hồi Giáo đàn áp phụ nữ.
Tất cả đàn ông Hồi Giáo được lấy bốn vợ.
SINH
VIÊN
LUÔN
ĐÚNG


WHY NOT !!!
















Câu 1: Đạo Hồi ra đời ở quốc gia nào?
a: Ai Cập.
c: Ấn Độ.
b: Ả Rập.
d: Hy Lạp.

Câu 2: Người sáng lập ra Đạo Hồi là ai?
a: Abdullad.
c: Muhammad.
b:Ramadan.
d: Ommayad.

Câu 3: Đạo Hồi có mấy điều giáo lý cơ bản ?
a: 4
c: 6
b: 5
d: 7

Câu 4: Người Hồi giáo cầu nguyện mấy lần trong một ngày? Đó là những lần nào?
Người Hồi Giáo cầu nguyện 5 lần trong một ngày:
Lúc mặt trời mọc.
 Buổi trưa khi mặt trời đứng bóng.
Buổi chiều khi mặt trời nghiêng so với mặt đất 450.
 Lúc mặt trời lặn.
Buổi tối trước khi đi ngủ.
Câu 5: Trung tâm thánh địa Hồi giáo có tên gọi là gì?
a: Kaaba.
c: Avalon.
b: Bahai.
d: Mecca.

Câu 6: Hồi giáo Chăm ở Việt Nam hình thành mấy khối Hồi Giáo ? Tên gọi của chúng?
Ở Việt Nam hình thành 2 khối Hồi Giáo:
Hồi Giáo miền Trung Việt Nam gọi là Hồi Giáo Chăm Bani.
Hồi giáo ở miền Nam Việt Nam gọi là Hồi Giáo Chăm Islam.
Câu 7: Những người Hồi giáo Chăm ở Việt Nam, khi đứa trẻ mới sinh được 7 hoặc 14 ngày thì cha mẹ sẽ làm nghi lễ gì cho đứa bé?
a: Nghi lễ thành niên.
c: Nghi lễ Khotan.
b: Nghi lễ Karơh.
d: Nghi lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh.

Câu 8: Nghi lễ thành niên theo Đạo Hồi quy định con trai và con gái ở bao nhiêu tuổi?
a: Nam 12 tuổi, Nữ 13 tuổi.
c: Nữ 14 tuổi, Nam 15 tuổi.
b: Cả nam và nữ đều 15 tuổi.
d: Cả nam và nữ đều 12 tuổi.

Câu 9: Tín đồ Hồi Giáo cư trú tại bao nhiêu Tỉnh, Thành của cả nước?
a: 13/63 Tỉnh, Thành.
c: 19/63 Tỉnh, Thành.
b: 16/63 Tỉnh, Thành.
d: 22/63 Tỉnh, Thành.

Câu10: Để được lấy bốn vợ thì người đàn ông Hồi giáo phải là người như thế nào?
a: Người đàn ông phải là người có sức khỏe tốt.
c: Người đàn ông phải là người cực kì công bằng.
b: Người đàn ông phải là người có năng lực.
d: Người đàn ông phải là người giàu có.

CÁM ƠN THẦY GIÁO VÀ CÁC BẠN ĐÃ LẮNG NGHE.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thuy Hang Quach
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)