Cơ sở tự nhiên và xã hội

Chia sẻ bởi đoàn anh tấn | Ngày 18/03/2024 | 56

Chia sẻ tài liệu: cơ sở tự nhiên và xã hội thuộc Giáo dục tiểu học

Nội dung tài liệu:

CƠ SỞ TỰ NHIÊN XÃ HỘI
Bài Thuyết Trình Môn
LỊCH SỬ (Lớp 4)
1
Nhóm 3 - C14TH02
Đoàn Anh Tấn
Lưu Anh Đào
Hoàng Mai Trinh
Nguyễn Như Tuyền
Lê Diểm Hà
Lê Nguyễn Minh Phúc
Trần Trương Phụng
Huỳnh Thanh Tâm
Nguyễn Thanh Ý
Nguyễn Phương Bảo Ngân
Nguyễn Thị Thùy Dương
Lịch Sử Lớp 4
(Bài 12 – bài 16)
Lịch Sử Lớp 5
(Bài 6 – bài 10)
NHÓM 3
NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN
(Từ năm 1226 đến năm 1400)
Nhóm 3 - C14TH02
2
Nhóm 3 - C14TH02
3
Bài 12: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP
I. HOÀN CẢNH RA ĐỜI
Cuối thế kỷ XII, nhà Lý suy yếu: triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược.
Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần (Trần Thủ Độ) để giữ ngai vàng.
Lý Huệ Tông truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng.
Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho chồng là Trần Cảnh. Nhà Trần được thành lập.
Nhóm 3 - C14TH02
4
Trần Thủ Độ (1194 – 1264) là một quyền thần có ảnh hưởng lớn của triều đại nhà Trần, có vai trò lớn trong việc họ Trần đoạt ngôi nhà Lý. 
Nhóm 3 - C14TH02
5
III. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Bộ máy nhà nước thời Trần
Nhóm 3 - C14TH02
6
III. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Các vua Trần đặt lệ nhường ngôi sớm cho con và tự xưng là Thái thượng hoàng, cùng trông nom việc nước.
Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để dân đến đánh khi có điều cầu xin hoặc oan ức.
Trai tráng khỏe mạnh được tuyển vào quân đội, thời bình thì ở làng sản xuất, lúc có chiến tranh thì tham gia chiến đấu.
Nhóm 3 - C14TH02
7
III. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC
Nhóm 3 - C14TH02
8
Nhà Trần lập thêm một số chức quan:
Đền thờ các vị vua thời Trần (Đông Triều, Quảng Ninh)
Nhóm 3 - C14TH02
9
Đền thờ họ Trần (Nam Định)
Nhóm 3 - C14TH02
10
BÀI 13: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ
Nhóm 3 - C14TH02
11
I. ĐIỀU KIỆN NƯỚC TA VÀ TRUYỀN THỐNG CHỐNG LỤT CỦA NHÂN DÂN TA
Dưới thời Trần, nhân dân ta làm nghề nông nghiệp là chủ yếu.
Hệ thống sông ngòi nước ta chằng chịt, có nhiều sông như sông Hồng, sông Đà, sông Đuống, sông Cầu, sông Mã, sông Cả,...
Sông ngòi chằng chịt là nguồn cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt.
Nhóm 3 - C14TH02
12
II. NHÀ TRẦN TỔ CHỨC ĐẮP ĐÊ CHỐNG LỤT
Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê.
Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê.
Hằng năm, con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê.
Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê.
NHÓM 3 - C14TH02
13
Nhóm 3 - C14TH02
14
III. KẾT QUẢ CÔNG CUỘC ĐẮP ĐÊ CỦA NHÀ TRẦN
Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm ấm no.
Công cuộc đắp đê, trị thủy cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết.
Nhóm 3 - C14TH02
15
BÀI 14: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
Nhóm 3 - C14TH02
16
I. Ý CHÍ QUYẾT TÂM ĐÁNH GIẶC CỦA VUA TÔI NHÀ TRẦN
Thời nhà Trần, ba lần quân Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta, song vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc:
Trần Thủ Độ khảng khái: “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo!”
Điện Diêm Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão: “Đánh!”
Trần Hưng Đạo viết Hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh: “Dẫu cho trăm thân nay có phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng.”
Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ: “Sát thác” (giết giặc Mông Cổ)
Nhóm 3 - C14TH02
17
Trần Hưng Đạo (1232 – 1300) tên thật là Trần Quốc Tuấn, là một nhà quân sự kiệt xuất thời Trần.
Chiến công 3 lần đánh bại giặc Mông – Nguyên.
Nhóm 3 - C14TH02
18
II. KẾ SÁCH ĐÁNH GIẶC CỦA VUA TÔI NHÀ TRẦN VÀ KẾT QUẢ CỦA CUỘC KHÁNG CHIẾN
Kế hoạch đánh giặc: Khi giặc mạnh quân ta rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu quân ta tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui.
Tác dụng: Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không một chút lương ăn càng thêm mệt mỏi và đói khát.
Kết quả: Sau ba lần thất bại quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nước ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
Nhóm 3 - C14TH02
19
Nhóm 3 - C14TH02
20
Cọc nhọn trên sông Bạch Đằng
Nhóm 3 - C14TH02
21
III. TẤM GƯƠNG YÊU NƯỚC TRẦN QUỐC TOẢN
Trần Quốc Toản (Đinh Mão 1267- Ất Dậu 1285) là một quý tộc nhà Trần, sống ở thời kỳ trị vì của vua Trần Nhân Tông, có công trong kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ hai.
Lòng dũng cảm và tinh thần yêu nước thể hiện qua lá cờ thêu 6 chữ vàng của ông: "Phá cường địch, báo hoàng ân" (phá giặc mạnh, báo ơn vua)
Nhóm 3 - C14TH02
22
BÀI 15:
Nhóm 3 - C14TH02
23
I. TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC CUỐI THỜI TRẦN
Vua quan ăn chơi sa đọa, những kẻ có thế lực ngang nhiên vơ vét của dân để làm giàu, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Nhân dân bất bình, phẫn nộ; nông dân và nô tì đã nổi dậy đấu tranh.
Chu Văn An dâng sớ chém 7 tên quan đã lấn át quyền vua, coi thường phép nước.
Nạn ngoại xâm: phía Nam quân Chăm Pa luôn quấy nhiễu, phía bắc nhà Minh hạch sách đủ điều.
Nhóm 3 - C14TH02
24
Chu Văn An (1292 – 1370) là một nhà giáo, thầy thuốc, đại quan nhà Trần, được phong tước Văn Trinh Công.
Đến đời Dụ Tông, thấy quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng Thất trảm sớ xin chém 7 tên gian nịnh, nhưng vua không nghe. Ông chán nản từ quan về ở núi Phượng Hoàng ở ẩn.
Nhóm 3 - C14TH02
25
II. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ SỤP ĐỔ CỦA NHÀ HỒ
Hoàn cảnh ra đời: nhà Trần suy tàn không còn đủ sức gánh vác công việc trị nước, cần có một triều đại khác thay thế nhà Trần.
Quá trình thành lập: năm 1400 Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và xưng làm vua, lập nên nhà Hồ, dời thành về Tây Đô (Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đổi tên nước là Đại Ngu. Sau khi lên ngôi vua Hồ Quý Ly đã thực hiện nhiều cải cách.
Nguyên nhân sụp đổ: năm 1406, quân Minh sang xâm lược nước ta, Hồ Quý Ly không liên kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại. Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
Nhóm 3 - C14TH02
26
Thành nhà Hồ (Thanh Hoá)
Nhóm 3 - C14TH02
27
BÀI 16: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG
Nhóm 3 - C14TH02
28
 Lê Thái Tổ (1385 – 1433) tên thật là Lê Lợi, là người khởi xướng khởi nghĩa Lam Sơn chiến thắng quân đội Minh và trở thành vị Hoàng Đế đầu tiên của triều đại Hậu Lê, triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam.
Nhóm 3 - C14TH02
29
I. BỐI CẢNH DẪN ĐẾN TRẬN CHI LĂNG
Cuối năm 1406, quân Minh xâm lược nước ta, nhà Hồ không đoàn kết được toàn dân nên cuộc kháng chiến thất bại (1407). Dưới ách đô hộ của nhà Minh, nhiều cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta đã nổ ra, tiêu biểu là khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi khởi xướng.
Nhóm 3 - C14TH02
30
Năm 1418, từ vùng núi Lam Sơn (Thanh Hóa), cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngày càng lan rộng ra cả nước. Năm 1426, quân Minh bị quân khỏi nghĩa bao vây ở Đông Quan (Thăng Long). Vương Thông, tướng chỉ huy quân Minh hoảng sợ, một mặt xin hòa, mặt khác bí mật sai người về nước xin quân cứu viện. Liễu Thăng chỉ huy 10 vạn quân kéo vào nước ta theo đường Lạng Sơn.
Nhóm 3 - C14TH02
31
II. DIỄN BIẾN TRẬN CHI LĂNG
Liễu Thăng cầm đầu một đạo quân đánh vào Lạng Sơn. Mờ sáng, chúng đến cửa ải Chi Lăng. Kị binh ta ra nghênh chiến rồi quay đầu giả vờ thua để nhử Liễu Thăng cùng đám kị binh vào ải. Khi ngựa của chúng đang bì bõm vượt qua đồng lầy. Lập tức từ hai bên sườn núi, những chùm tên và những mũi lao vun vút phóng xuống.
Nhóm 3 - C14TH02
32
III. KẾT QUẢ VÀ Ý NGHĨ TRẬN ĐÁNH
Kết quả: Liễu Thăng và hàng vạn quân Minh bị giết, số còn lại rút chạy.
Ý nghĩa: Đập tan được mưu đồ cứu viện cho Đông Quan của nhà Minh. Quân Minh phải xin hàng và rút về nước. Lê Lợi lên ngôi Hoàng Đế (Lê Thái Tổ). Nhà Hậu Lê bắt đầu từ đây.
NHÓM 3 - C14TH02
33
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN
ĐÃ LẮNG NGHE!
Nhóm 3 - C14TH02
34
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đoàn anh tấn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)