CƠ SỞ PHÁP LÍ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA

Chia sẻ bởi Phan Huy Cat | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: CƠ SỞ PHÁP LÍ XÁC LẬP CHỦ QUYỀN TẠI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Cơ sở pháp lý xác lập chủ quyền VN tại Hoàng Sa
VietNamNet) - Cơ sở pháp lý quốc tế và các hành động xác lập và thực thi chủ quyền rất cụ thể của VN suốt từ đầu thế kỷ XVII là những bằng chứng hiển nhiên, bất khả tranh nghị về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa. Mọi sự tranh giành chủ quyền với Việt Nam là hành động trái phép với luật pháp quốc tế - Bài viết của Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã.>> Phản đối TQ lập thành phố hành chính quản lý Hoàng SaCơ sở pháp lý quốc tế về sự thiết lập chủ quyền lãnh thổ tại các hải đảoTrong giai đoạn từ đầu thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, các nước Hà Lan, Anh, Pháp cũng phát triển dần trở thành cường quốc, bị đụng chạm quyền lợi, không chịu chấp hành sắc lệnh của Giáo Hoàng Alexandre VI ký ngày 4 tháng 5 năm 1493 xác định nguyên tắc phân chia các vùng lãnh thổ mới phát hiện ngoài Châu Âu. Từ thực tế này, các nước đã tìm ra nguyên tắc mới về thiết lập chủ quyền trên những vùng lãnh thổ mà họ phát hiện. Đó là thuyết "quyền ưu tiên chiếm hữu" một vùng lãnh thổ thuộc về quốc gia nào đã phát hiện ra vùng lãnh thổ đó đầu tiên. Đó chính là thuyết "quyền phát hiện".
Trên thực tế, việc phát hiện như trên chưa bao giờ tự nó đem lại cho quốc gia phát hiện chủ quyền lãnh thổ vì rất khó xác định chính xác thế nào là phát hiện, xác nhận việc phát hiện và xác định giá trị pháp lý của việc phát hiện ra một vùng lãnh thổ. Vì thế việc phát hiện đã mau chóng được bổ sung bằng việc chiếm hữu trên danh nghĩa, nghĩa là quốc gia phát hiện ra một vùng lãnh thổ phải để lại dấu vết trên vùng lãnh thổ mà họ phát hiện.



Một đảo lớn trong quần đảo Hoàng Sa. Ảnh: TTO

Sau hội nghị Berlin về châu Phi năm 1885 của 13 nước Châu Âu và Hoa Kỳ và sau khoá họp của Viện Pháp Luật Quốc Tế ở Lausanne ( Thụy Sĩ) năm 1888, nguyên tắc chiếm hữu thật sự trở thành quan điểm chiếm ưu thế trên thế giới. Điều 3, điều 34 và 35 của Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 xác định nội dung của nguyên tắc chiếm hữu thật sự và các điều kiện chủ yếu để có việc chiếm hữu thật sự như sau:- “Phải có sự thông báo về việc chiếm hữu cho các nước ký định ước trên".- "Phải duy trì trên những vùng lãnh thổ mà nước ấy chiếm hữu sự tồn tại của một quyền lực đủ để khiến cho các quyền mà nước ấy đã giành, được tôn trọng…”Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne năm 1888 đã nhấn mạnh “mọi sự chiếm hữu muốn tạo nên một danh nghĩa sở hữu độc quyền … thì phải là thật sự tức là thực tế, không phải là danh nghĩa”. Chính tuyên bố trên của Viện Pháp Luật Quốc Tế Lausanne đã khiến cho nguyên tắc chiếm hữu thật sự của định ước Berlin có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị với các nước ký định ước trên.Nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự là :1.Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do nhà nước tiến hành. Tư nhân không có quyền thiết lập chủ quyền lãnh thổ vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế, vì quan hệ quốc tế là quan hệ giữa các quốc gia.2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hoà bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius) hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.3. Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mức độ tối thiểu phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.4. Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.Ngày 10 tháng 9 năm 1919, công ước Saint Germain đã được các cường quốc lúc bấy giờ ký tuyên bố hủy bỏ định ước Berlin năm 1885 với lý do là trên thế giới không còn lãnh thổ vô chủ nữa và như thế nguyên tắc chiếm hữu thật sự không còn giá trị pháp lý nữa. Song do tính hợp lý của nguyên tắc này, các luật gia trên thế giới vẫn vận dụng nó khi phải giải quyết các vụ tranh chấp chủ quyền trên các hải đảo. Như phán quyết của toà án trọng tài thường trực quốc tế La Haye tháng 4 năm 1928 về vụ tranh chấp đảo Palmas giữa Mỹ và Hà Lan, phán quyết của toà án quốc tế của Liên Hợp Quốc tháng 11 năm 1953 về vụ tranh chấp các đảo Minquiers và Écrehous giữa Anh và Pháp. Những thay đổi trong pháp luật quốc tế nửa đầu thế kỷ XX đã làm thay đổi phương pháp thủ đắc chủ quyền lãnh thổ trên thế giới. Sau chiến tranh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Huy Cat
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)