Co so hoach dinh duong loi doi ngoai

Chia sẻ bởi Phạm Duy Khanh | Ngày 18/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: co so hoach dinh duong loi doi ngoai thuộc Lịch sử

Nội dung tài liệu:

NHÓM 6-CB20-06
Câu 1: Cơ sở để hoạch định đường lối đối ngoại của Đảng:
Xuất phát từ truyền thống ngoại giao của dân tộc: Việt Nam luôn xem trọng giữ gìn hòa khí với nước lớn, hữu nghị hòa bình trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng. Lịch sử đã chứng minh điều đó. Sau khi đánh bại quân Nguyên mông, vua Trần cử sứ giả sang giản hòa và cứ 2 năm một lần Đại Việt lại cử người sang lập quan hệ ngoại giao hòa hiếu. Ngoại giao Việt nam thấm nhuần tư tưởng nhân đạo và chủ nghĩa nhân văn sâu sắc. Điều đó xuất phát từ lý tưởng nhân nghĩa của dân tộc “lấy đại nghĩa để thắng hung tàn”, “lấy chí nhân thay cường bạo”…Đồng thời nó còn bắt nguồn từ tầm nhìn sâu xa trong quan hệ ngoại giao với các nước láng giềng có chung biên giới, xem trọng sự hòa mục “Hòa ở trong nước thì ít dụng binh; Hòa ở ngoài biên thì không lo bạo động”…
Nhất quán quan điểm độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường “mục đích bất di bất dịch của ta vẫn là hòa bình, thống nhất độc lập dân chủ. Nguyên tắc của ta thì phải vững chắc nhưng sách lược của ta thì phải linh hoạt”. Sẵn sàng đặt quan hệ ngoại giao với các nước trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ lẫn nhau.
Sự chuyển hướng trong đường lối đối ngoại phải phù hợp với xu thế của thời đại. Đảng và Nhà nước lấy cục diện quốc tế làm cơ sở để hoạch định đường lối đối ngoại. Bẳng chứng là sự chuyển hướng toàn bộ chiến lược đối ngoại từ Nghị quyết số 13 (5/1988). Từ giữa những năm 1980, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) tiếp tục phát triển mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia, dân tộc. Xu thế chạy đua phát triển kinh tế khiến các nước, nhất là những nước đang phát triển đã đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết → Xu thế toàn cầu hoá của thế giới. Trước tình hình mới Đảng ta đã kịp thời thay đổi chính sách cho phù hợp với thực tế. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6 - 1991) đề ra chủ trương "hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau, trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình" với phương châm "Việt Nam muốn là bạn với tất cả các nước trong công đồng thế giới, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển". Trên cơ sở đó cho đến nay Việt nam đã đặt quan hệ ngoại giao với hơn 167 nước, tham gia nhiều tổ chức trong khu vực và quốc tế như Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), WTO, APEC, phong trào Không liên kết,…
Xem ngoại giao nhân dân có quan hệ mật thiết với hoạt động đối ngoại. Xác định hội nhập quốc tế là công việc của toàn dân. Phát huy tối đa nội lực dđi đôi với thu hút và sử dụng nguồn lực bên ngoài sẽ tạo thế và lực cho thắng lợi trên mặt ngoại giao.
Trong quan hệ ngoại giao luôn tranh thủ sự ủng hộ nhiệt tình của các quốc gia, dân tộc, nhân dân tiến bộ trên thế giới.
Câu 2: Mối quan hệ giữa đối nội và đối ngoại
Giữa đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, cùng tồn tại và cùng tác động lẫn nhau. Ta lấy từ một ví dụ dễ thấy: Nước ta muốn thu hút nguồn đầu tư nước ngoài thì phải tạo một môi trường ổn định trong nước, không bất ổn xã hội, hành lang pháp lí rõ ràng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi. Để làm được điều đó thì chính sách đối nội phải hợp lí. Trong bối cảnh hiện nay, với xu thế toàn cầu hóa, vừa tạo ra những thời cơ và thách thức lớn cho đất nước, đòi hỏi Đảng ta phải đưa ra những giải pháp đúng đắn để kết hợp nguồn nội lực với ngoại lực để tạo nguốn lực tổng hợp phát triển kinh tế xã hội. Một mặt, hoạt động đối nội vững chắc tạo tiền đề cho quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế. Mặt khác, việc đối ngoại trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực đến KT-XH. Các hoạt động đối ngoại đã góp phần giữ vững môi trường hòa bình, tạo các điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường ổn định chính trị - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, đưa đất nước vượt qua những
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Duy Khanh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)