Cơ sở cảnh quan học

Chia sẻ bởi Lê Thanh Long | Ngày 03/05/2019 | 360

Chia sẻ tài liệu: Cơ sở cảnh quan học thuộc Địa lý

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
KHOA KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG & TRÁI ĐẤT
---------------&&--------------







ĐỀ CƯƠNG BÀI GẢNG
HỌC PHẦN: CƠ SỞ CẢNH QUAN HỌC
Số tín chỉ: 02 (30 tiết)



Đối tượng: Cử nhân khoa học Địa lý, Khoa học Môi trường


Biên soạn: Th.S Phạm Thị Hồng Nhung







Thái Nguyên, năm 2010

1. Tên môn học: Cơ sở cảnh quan học.
2. Tên môn học bằng tiếng Anh: The basic of Landscape.
3. Số đơn vị học trình của môn học: 2
4. Phân bổ thời gian: 25 tiết lý thuyết
10 tiết bài tập, thảo luận
5. Điều kiện tiên quyết:
Sinh viên đã học qua các môn cơ bản như các khoa học trái đất, tài nguyên thiên nhiên.
6. Mục tiêu học phần:
Cung cấp các kiến thức cơ bản về bản chất địa lý cảnh quan, quy luật phân hoá cảnh quan, khái niệm các yếu tố tạo thành cảnh quan, cấu trúc hình thái và cấu trúc chức năng cảnh quan, phân loại và phân vùng cảnh quan, cảnh quan con người và các vấn đề thực tiễn. Giúp sinh viên có khả năng phân tích tổng hợp, tham gia các hoạt động nghiên cứu điều tra đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
7. Tài liệu học tập
1. A.G. Ixtrenko, Cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên, Người dịch Vũ Tự Lập, Nxb. Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1969.
2. A.G. Ixtrenko, Cảnh quan học ứng dụng, Người dịch Đào Trọng Năng, Nxb Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội, 1985.
3. X.V. Kalexnik, Những quy luật địa lý chung của Trái Đất, Người dịch Đào Trọng Năng, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 1978.
4. Nguyễn Thành Long và nnk, Thành lập bản đồ cảnh quan các tỷ lệ, Viện khoa học Việt Nam, 1984.
5. Phạm Hoàng Hải, Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hơp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nôi. 1997.
6. Lê Bá Thảo, Cơ sở địa lý tự lý tự nhiên- Tập III, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1988.
7. Phạm Thế Thôn, Địa lý sinh thái môi trường, Nxb Khoa học kỹ thuật, Hà Nội, 2007.
8. Nguyễn Văn Vinh và nnk, Phân vùng cảnh quan Việt Nam (Phần đất liền và thềm lục địa), Phòng Sinh thái cảnh quan- Viện Địa lý- Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Hà Nội, 1999.
8. Cách tính điểm
- Điểm giữa kỳ: 15%.
- Điểm thảo luận, bài tập, chuyên cần: 15%:
+ Bài tập: 5%.
+ Chuyên cần (đi học đầy đủ, phát biểu xây dựng bài): 5%.
+ Điểm thảo luận: 5%.
- Điểm thi kết thúc học phần: 70%.














CHƯƠNG 1: NHẬP MÔN KHOA HỌC CẢNH QUAN
6 tiết (5-2-0)
1.1. Đối tượng, nội dung của cảnh quan học
1.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Cảnh quan học là một bộ môn khoa học phát triển nhanh chóng, hiện trở thành một ngành quan trọng nhất của địa lý hiện đại. Những kết quả nghiên cứu của nó được ứng dụng để giải quyết hàng loạt các vấn đề cấp bách hiện nay, đặc biệt nhằm qui hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nó là khoa học nghiên cứu mối tác động tương hỗ giữa các các hợp phần cấu trúc, các quy luật phân hoá để ứng dụng trong quá trình phát triển kinh tế và xã hội.
Trong đó, cảnh quan là một quyển đặc thù của Trái Đất. Các hợp phần cấu trúc tham gia vào quá trình hình thành cảnh quan là địa hình, nham thạch, khí hậu, nước, đất và sinh vật. Trong đó, diễn ra quá trình trao đổi vật chất và năng lượng với sự phân hoá phức tạp trong không gian và theo cả trục thời gian.
1.1.1.1. Đối tượng nghiên cứu của địa lý tự nhiên
Địa lý tự nhiên là một trong hai nhánh quan trọng của khoa học địa lý. Đối tượng nghiên cứu là lớp vỏ địa lý Trái Đất, thành phần, cấu trúc, các quy luật phát triển và sự phân dị lãnh thổ.
Lớp vỏ địa lý là một hệ thống vật chất toàn vẹn. Tính toàn vẹn của lớp vỏ địa lý được quyết định bởi sự trao đổi vật chất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thanh Long
Dung lượng: | Lượt tài: 34
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)