CỔ LOA

Chia sẻ bởi phạm hà mi | Ngày 24/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: CỔ LOA thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

Lịch sử địa phương

CỔ LOA

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Đặng Thị Lương
2. Đặng Thị Cúc
3. Phạm Hà Mi
1. Thành Cổ Loa
“Ai về qua huyện Đông Anh
Ghé xem phong cảnh Loa thành Thục Vương
Cổ Loa thành ốc khác thường
Trải bao năm tháng dấu thành còn đây”

- Cổ Loa có tên gọi khác là Chạ Vũ, Khả Lũ. Đến thế kỉ XV mới xuất hiện tên là Loa Thành


- Đây là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, dưới thời vua An Dương Vương vào khoảng thế kỉ III TCN và của nhà nước phong kiến dưới thời Ngô Quyền thế kỉ X sau công nguyên
Theo em thành Cổ Loa được xây dựng bằng nguyên liệu gì?Thành có đặc điểm gì?
Thành được xây dựng bằng đất do thời ấy ở Âu Lạc chưa có gạch nung
Thành Cổ Loa có 3 vòng khép kín, tổng chiều dài chu vi là 16000m , chiều cao là 5-> 10m, chân thành rộng 10 -> 20m
BA VÒNG THÀNH CỔ LOA
Thành có 3 vòng
Vòng thành nội: Hình chữ nhật, chu vi 1650m, cao 5m, mặt thành rộng 6-> 12m, có 1 cửa mở hướng về phía Tây Bắc, giữa 2 vòng trong và ngoài có gò Đông Bắn, Đông Chuông,…
Vòng thành trung: Là vòng thành khép kín, chu vi 6500m
Vòng thành ngoại: Chu vi 8m, cao 8m, chân thành rộng khoảng 12 ->20m và có thêm 3 cửa Bắc, Đông, Tây Nam,…
Các thành đều có hào bao quanh
2. Giá trị lịch sử của thành
Thảo luận nhóm
Trình bày hiểu biết của mình về giá trị lịch sử của thành Cổ Loa: Quân sự, xã hội, văn hóa,…
Nhóm 1: Trình bày giá trị lịch sử về mặt quân sự
Nhóm 2: Giá trị lịch sử về mặt xã hội
Nhóm 3: Giá trị lịch sử về văn hóa
Nhóm 4: Nhận xét về các giá trị lịch sử của thành
1. Quân sự
- Đây là căn cứ quân sự vững chắc của cha ông ta
- Thể hiện sự sang tạo về lĩnh vực phòng thủ và chống giặc ngoại xâm của ông cha ta
2. Xã hội
- Thành Cổ Loa giúp cho nhân dân ta phân biệt các giai cấp rõ ràng
- Phân hóa được giàu nghèo
3. Văn hóa
- Là tòa thành cổ nhất còn để lại dấu tích tới ngày nay
- Trở thành 1 di sản văn hóa, 1 bằng chứng về sự sáng tạo trong kiến trúc quân sự của người Việt cổ
Nhận xét:
- Hiện nay, Cổ Loa là một trong 21 khu di tích quốc gia của Việt Nam vào ngày 6.1.2013
- Được công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt
3. Am Mị Châu
Am Mị Châu nằm trong chùa Cổ Loa. Hiện nay trong chùa còn giữ được những bức cốn tứ linh thế kỉ XIX và nhóm di vật có giá trị gồm 134 pho tượng được xếp đặt ở hậu cung, thiêu hương , tiền tế, hành lang và nhà Mẫu

Đây là nơi thờ công chúa Mị Châu, Am được mở vào những ngày rằm và mùng 1 hàng tháng
Bên ngoài Am
Tượng bằng đá của Mị Châu
Nêu những hiểu biết của em về Mị Châu ?
Mị Châu là con gái của vua An Dương Vương, nước Âu Lạc
Mị Châu vì tin yêu Trọng Thủy nên đã lấy cắp nỏ thần đem cho Trọng Thủy mượn
Năm 208 TCN , Triệu Đà xua quân tấn công Âu Lạc, An Dương Vương thua trận và đưa Mị Châu chạy về phương Nam
- Khi nghe thần Kim Quy nói Mị Châu là giặc, An Dương Vương đã rút kiếm chém chết Mị Châu
Mị Châu đã nói rằng “Trung tín chọn tiết, bị người đánh lừa, xin hóa thành ngọc châu để rửa thù nhục này”
4. Đền thờ vua An Dương Vương
Bên ngoài đền
Ban thờ vua An Dương Vương
Đền thờ vua An Dương Vương được làm lại hồi đầu thế kỉ XX, có đôi rồng đá ở bậc tam cấp của đền là di vật đời Trần hoặc đời Lê sơ
Tượng An Dương Vương mới được đúc dịp làm lại đền ( 1893)
Trước đền là giếng Ngọc, tương truyền là nơi Trọng Thủy tự tử vì hối hận. Lấy nước giếng này rửa ngọc thì ngọc sáng vô cùng
Ban thờ thứ 5 của ngôi đền dung để thờ cha mẹ của An Dương Vương
Ban thờ thứ 6 thờ hoàng hậu
“Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Nên nổi cơ đồ đắm biển sâu."
(Tố Hữu)
GIẾNG NGỌC
CẢM ƠN CÁC BẠN ĐÃ CHÚ Ý
THEO DÕI
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: phạm hà mi
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)