Cơ chế thụ tinh

Chia sẻ bởi Khương Thị Hằng | Ngày 22/10/2018 | 65

Chia sẻ tài liệu: cơ chế thụ tinh thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Bài thảo luận nhóm
Thành viên tổ 1:
Vũ Thị Chinh
Lê Thị Hồng
Lê Thị Nhàn
Cao Viết Xuân
Hồ Thị Hương
Hồ Thị Mai
7. Trịnh Thị Thành
8. Ngô Thị Trang
9. Vi Văn Anh
10. Khương Thị Hằng
11. Nguyễn Văn Trường
Nội dung thảo luận
Cơ chế cương dương vật ?
Cơ chế thụ tinh ?
Giải thích tại sao progesteron trong máu thay đổi theo chu kì kinh nguyệt của phụ nữ ? Sự tăng và giảm nồng độ progesteron có tác dụng như thế nào tới niêm mạc của tử cung ?
Vấn đề 1: Cơ chế cương dương vật.
1. Ý của sự cương dương vật
- Dương vật là cơ quan đặc biệt của bộ phận sinh dục nam. Đây là bộ phận dùng để tiểu tiện và có chức năng sinh dục.
- Dương vật rất nhạy cảm, có khả năng cương cứng khi có kích thích. Điều này có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giao hợp.
2. Cấu tạo dương vật:
2.1. Cấu tạo ngoài:
Dương vật có hình dạng giống như đường ống hình trụ, mềm và được treo ngay dưới xương mu.
Dương vật gồm 3 phần:
+ Phần rễ: nằm ở đáy xương chậu và dính vào xương mu bởi dây chằng treo dương vật.
+ Phần thân: giống như 1 đường ống và có thể cương cứng được.
+ Phần đầu (quy đầu – glans penii): Là phần đỉnh chóp và hơi lớn hơn phần thân, rất nhạy cảm và cũng có thể cương cứng được. Ngoài cùng là da ở phần đầu dương vật có 1 đoạn da mỏng bảo vệ gọi là bao quy đầu.
2.2. Cấu tạo trong
Gồm 3 ống hình tròn nằm song song với nhau, cấu tạo bằng mô cương, trong đó có 2 ống thể hang và 1 ống thể xốp được bao xung quanh bởi ba lớp: lớp cân sâu, lớp mô dưới da và lớp da.
- Thể hang: là ống có mô cương, gồm nhiều khoảng trống như hang động chạy dọc theo chiều dài và nằm phía trên của dương vật, bao quanh bởi những lớp cân trắng Buck cách nhau bằng một màng chắn.
Mô cương là những chỗ phình ra của động mạch xoắn, bao bọc bằng sợi cơ trơn co giãn được. Hệ thống mô cương và sợi cơ trơn này co giãn để có thể bơm và chứa máu.
- Thể xốp: là một ống khác chứa bên trong nó là niệu đạo, phần cuối ống mở ra tạo thành đầu dương vật (quy đầu), cả nước tiểu và tinh dịch đều thoát ra khỏi cơ thể bằng đường này.
Hệ thống mạch máu của dương vật
+ Động mạch lò xo: là động mạch chạy ngoằn ngoèo trong khoảng liên kết cơ, mỗi động mạch lò xo tận cùng bằng chùm động mạch có áo cơ dày gồm 2 lớp cơ trơn vòng và dọc. Động mạch của dương vật bắt nguồn từ động mạch bụng.
+ Tĩnh mạch: được cấu tạo bởi sợi cơ trơn dọc, máu thoát ra từ các hang mạch máu vào các tĩnh mạch nhỏ rồi đổ vào tĩnh mạch lớn hơn nằm sâu trong thể hang. Từ đó máu chảy về qua tĩnh mạch lưng và đổ vào tĩnh mạch bụng.
- Hệ thống thần kinh của dương vật:
Cơ chế cương dương vật được kiểm soát bằng 1 hệ thống thần kinh tự động, trong đó những sợi thần kinh đối giao cảm giữ nhiệm vụ chính.
+ Những sợi thần kinh đối giao cảm nối với vùng thần kinh ở thể hang chạy phía dưới tuyến tiền liệt và nằm ở gốc dương vật.
+ Những sợi thần kinh cảm giác và vận động tạo thành một vòng cung đi qua vùng trung tâm gây cương ở tuỷ sống.
+ Một đường dẫn truyền thần kinh khác từ vỏ não xuống dương vật cũng ảnh hưởng đến chức năng cương dương vật. Đó là đường dẫn của những yếu tố gây cương tâm lý.
VD: Những kích thích nhận từ mắt, tai, mũi (khi nhìn thấy hay tưởng tượng một hình ảnh kích dục, một xúc cảm, một thay đổi nội tiết).
3. Cơ chế cương dương vật:
- Khi có một kích thích hay một ham muốn tình dục (tác động trực tiếp hay gián tiếp), ở phần dưới bao quy đầu, kích thích này phát ra một tín hiệu từ não bộ được chuyển đến trung tâm cương ở tuỷ sống, làm cho nó hoạt động. Sau đó tín hiệu được gửi tiếp đến mô cương nằm trong hai thể hang qua sự dẫn truyền ở các sợi thần kinh thể hang. Kết quả là:
+ Làm giãn nở các động mạch thể hang, các động mạch nhỏ, kể cả các động mạch xoắn, do đó máu sẽ được bơm dồn vào các hang mạch máu.
+ Các cơ trơn quấn quanh động mạch hang và các hang mạch máu giãn ra sẽ tạo thành một lực hút làm cho máu đến các hang mạch máu nhiều hơn làm tăng áp lực trong các hang.
+ Khi các hang này phình ra sẽ ép lên các tĩnh mạch có thành rất mỏng làm cho nó xẹp xuống, máu sẽ ứ lại gây cương cứng dương vật.
- Lượng máu bị ứ lại trong các hang nếu thoát dần ra sẽ làm dương vật bớt cứng và xìu xuống. Hiện tượng này là do hoạt động co thắt của hệ thần kinh giao cảm, hệ này được kích thích sau khi con người đạt được cực khoái và xuất tinh.
Tóm lại: Cơ sở của sự cương dương vật là sự giãn nở của các cơ trơn quấn quanh các mạch máu và các hang mạch máu, được điều khiển bởi dây thần kinh đối giao cảm. Trong khi đó dương vật ở trạng thái bình thường tức là không cương thì các cơ trơn này ở trạng thái co thắt.
Vấn đề 2: Cơ chế thụ tinh
1. Ý nghĩa của sự thụ tinh
- Thụ tinh là quá trình kết hợp vật chất di truyền của tinh trùng và trứng để tạo thành hợp tử.
- Nhờ thụ tinh đã kết hợp bộ NST đơn bội trong tinh trùng với bộ NST đơn bội trong trứng để hình thành bộ NST 2n, đảm bảo việc truyền thông tin di truyền từ bố mẹ cho con cái ổn định tương đối.
2. Cấu tạo tế bào tinh trùng
Gồm các phần: đầu, cổ, thân và đuôi.
Cấu tạo tinh trùng
2.1 Đầu: có hình bầu dục, phần chóp có nhân và có chứa thể Golgi để tạo thành thể đỉnh acrosom tiết ra enzim hyaluronidaza có tác dụng phân hủy được màng phóng xạ của trứng.
2.2 Cổ: rất ngắn, có nhiều ti thể hoạt động để cung cấp năng lượng cho đuôi hoạt động. Khớp cổ rất lỏng lẻo, nên khi tinh trùng đã lọt được vào trong của trứng thì cổ sẽ tách ở đầu ra khỏi thân và đuôi dễ dàng.
2.3 Thân: gồm có sợi trục và tế bào chất bao quanh. Ti thể chiếm hầu hết tế bào chất và được xếp theo đường xoắn ốc theo sợi trục. Ti thể có chứa enzim oxy hóa và oxy photphoril hóa, vì vậy có liên quan đến hoạt động chuyển hóa năng lượng của tinh trùng.
2.4 Đuôi: sợi trục là thành phần chính của đuôi tinh trùng. Hoạt động của đuôi tinh trùng là do sự co rút của trục giữa
3. Cấu tạo tế bào trứng
Từ ngoài vào trong như sau:
Ngoài cùng là lớp các tế bào hạt
Tiếp đến là màng phóng xạ gồm: các tế bào biểu mô xếp thành nhiều lớp theo cách bố trí phóng xạ
Lớp trong ở giữa là nhân và có chứa n NST, bao bọc xung quanh nhân là noãn hoàng rồi đến lớp màng trong suốt.
Cấu tạo trứng
4. Cơ chế thụ tinh
Khi tinh trùng còn ở trong tinh dịch thì có một lượng lớn Cholesteron bọc quanh đầu của tinh trùng giúp cho sự bền vững của màng bao bọc quanh đầu tinh trùng và ngăn cản sự giải phóng ra enzim.
Sau khi đã phóng tinh, tinh trùng sẽ được di chuyển tiếp trong đường sinh dục cái. Lớp Cholesteron bao quanh đầu của tinh trùng bị mất đi, màng của tinh trùng trở nên yếu và tăng tính thấm với ion Ca2+. Nồng độ ion Ca2+ tăng cao trong bào tương của đầu tinh trùng, một mặt làm tăng sự vận động của tinh trùng, mặt khác bài tiết enzim từ đầu tinh trùng.
Đầu của tinh trùng có dự trữ một lượng lớn enzim Hyaluronidaza và enzim sẽ thuỷ phân protein. Dưới tác dụng của enzim Hyaluronidaza, các chất gắn liên kết các tế bào hạt bao quanh noãn bị phân hủy tạo ra một khe hở để cho tinh trùng có đường tiến vào trong noãn.
Tinh trùng vào trong noãn
- Sau đó nhờ enzim Zonalizin có tác dụng phân hủy protein mà tinh trùng có thể chọc thủng được màng trong suốt của noãn và tiếp cận với lớp vỏ bao quanh noãn. Tại đây, có các Recepter để cố định màng trước của tinh trùng vào lớp vỏ của noãn. Rất nhanh màng trước của tinh trùng bị tiêu hủy, tinh trùng tiết ra enzim và mở đường để tinh trùng xâm nhập vào lòng noãn. Màng của đầu tinh trùng tan ra và vật chất di truyền của đầu tinh trùng đã xâm nhập được vào noãn gây ra hiện tượng trứng thụ tinh.
Vì sao progesteron trong máu thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ ?
Progesteron là loại hoocmon kích thích điều hòa chức năng cơ thể, có vai trò trong việc duy trì thai kỳ, giúp cơ thể chúng ta chuẩn bị sẵn sàng cho sự thụ thai và mang thai, điều hòa cho chu kì kinh nguyệt hàng tháng; đóng vai trò trong việc ham muốn tình dục.



Từ ngày thứ nhất đến ngày thứ 14 của chu kì kinh nguyệt là thời kì noãn tố: bao noãn tăng bài tiết hoocmon estrogen, tuyến yên tăng bài tiết 2 hoocmon FSH và LH. Hàm lượng ba hoocmon tăng dần và đạt mức cao nhất từ 1 đến 2 ngày trước khi rụng trứng và chỉ tiết ra một lượng nhỏ progesteron.
Từ ngày thứ 14 đến ngày cuối của chu kì kinh nguyệt là thời kì hoàng thể: bao noãn vỡ, chỗ trứng rụng phát triển thành thể vàng, thể vàng tăng cường hoạt động bài tiết ra hoocmon progesteron, hàm lượng hoocmon này tăng dần và đạt giá trị lớn nhất vào khoảng 2/3 nửa sau của chu kì kinh nguyệt rồi giảm dần đến cuối chu kì.
Nếu trứng không thụ tinh và làm tổ thì thể vàng tiêu biến đi, hàm lượng hoocmon giảm xuống và ngừng bài tiết hoocmon progesteron, tuyến yên không bị ức chế trở lại hoạt động bình thường cho một chu kì mới.
Sự tăng và giảm nồng độ progesteron có tác dụng như thế nào tới niêm mạc tử cung ?
Nồng độ progesteron ảnh hưởng rất lớn tới niêm mạc tử cung:
+ Nồng độ progesteron tăng lên làm cho lớp niêm mạc tử cung tăng sinh, dày lên, có sự biến đổi về cấu trúc và có khả năng bài tiết, chuẩn bị tốt các điều kiện đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ đồng thời ức chế tuyến yên tiết hoocmon FSH và LH nang trứng không chín và không rụng. Ngoài ra còn có tác dụng làm giảm sự co bóp cơ trơn của tử cung, có tác dụng ngăn cản việc đẩy trứng đã thụ tinh ra ngoài.
+ Nồng độ progestron giảm dần gây bong niêm mạc xuất hiện kinh nguyệt và ức chế lên tuyến yên làm tuyến yên tiết FSH và LH.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khương Thị Hằng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)