Cơ cấu Công Nghiệp- lớp 12

Chia sẻ bởi Hà Hữu Hùng | Ngày 26/04/2019 | 187

Chia sẻ tài liệu: Cơ cấu Công Nghiệp- lớp 12 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Kiểm tra bài cũ
Câu hỏi: Sự phân hóa lãnh thổ Nông nghiệp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Trong điều kiện nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì yếu tố nào chi phối chủ yếu đến sự phân hóa lãnh thổ Nông nghiệp nước ta ? Vì sao?
Trả lời: Sự phân hóa lãnh thổ Nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều nhân tố: tự nhiên, KT - XH, kĩ thuật, lịch sử,.
Trong điều kiện nền nông nghiệp tự cấp tự túc, sản xuất nhỏ thì sự phân hóa lãnh thổ Nông nghiệp nước ta phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, bởi vì nó tạo ra nền chung cho sự phân hoá lãnh thổ Nông nghiệp.
Một số vấn đề phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
1 . Cơ cấu công nghiệp theo ngành
2.Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
3. Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp
1. Cơ cấu công nghiệp theo ngành
CH 1: Nêu khái niệm cơ cấu ngành công nghiệp?
CH 2. Chứng minh cơ cấu ngành Công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
CH 3. Nêu tên các ngành công nghiệp trọng điểm?
Công nghiệp
CB
Nông
Lâm
Thuỷ Sản
Dầu
khí
Than
Điện
Vật
Liệu
Xây
Dựng
Hoá
Chất
Luyện
kim
điện
Tử

khí
SX
Hàng
Tiêu
dùng
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Kết luận
Khái niệm: Cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành thể hiện ở tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành, nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp.
Cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta khá đa dạng với khá đầy đủ các ngành CN quan trọng thuộc 3 nhóm chính:
+ Công nghiệp khai thác.
+ Công nghiệp chế biến
+ Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước.
Trong cơ cấu ngành CN nổi lên một số ngành CN trọng điểm
Vậy thế nào là ngành công nghiệp trọng điểm ?

Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Trả lời: Ngành Công nghiệp trọng điểm là ngành:
Có thế mạnh lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao;
Tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác;
Có giá trị xuất khẩu.
Các ngành công nghiệp trọng điểm như:
Công nghiệp năng lượng;
Công nghiệp chế biến lương thực - thực phẩm;
Công nghiệp dệt - may;
Công nghiệp hóa chất - phân bón - cao su;
Công nghiệp vật liệu xây dựng
Công nghiệp cơ khí - điện tử.
Công nghiệp chế biến
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Công nghiệp khai thác
Hình 26.1. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế theo 3 nhóm ngành (%)
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Quan sát biểu đồ, nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuát công nghiệp của nước ta?
Kết luận
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Cơ cấu ngành CN nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt nhằm thích nghi với tình hình mới:
Tăng tỉ trọng các ngành CN chế biến;
Giảm tỉ trọng nhóm ngành CN khai thác và CN sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước;
83.2
11.2
5.6
79.9
13.9
6.2
Năm 1996
Năm 2005
Công nghiệp chế biến
Công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước
Công nghiệp khai thác
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Nªu c¸c ®Þnh h­íng hoµn thiÖn c¬ cÊu ngµnh C«ng nghiÖp n­íc ta?
Trả lời: Các định hướng hoàn thịên cơ cấu ngành Công nghiệp:
Xây dựng cơ cấu linh hoạt phù hợp với điều kiện Việt Nam, thích ứng với nền kinh tế thế giới;
Đẩy mạnh phát triển các ngành mũi nhọn và trọng điểm;
Đầu tư theo chiều sâu, đổi mới thiết bị công nghệ
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
2. Cơ cấu Công nghiệp
theo lãnh thổ
Quan sát bản đồ CN và bảng số liệu: Trình bày sự phân hóa lãnh thổ CN nước ta ?
Vì sao có sự phân hóa đó?
Có sự phân hóa đó là do chịu sự tác động của nhiều nhân tố :
+Vị trí địa lí
+Tài nguyên môi trường
+Dân cư và nguồn lao động
+Cơ sở vật chất, nguồn vốn

Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực:
+ĐB sông Hồng và phụ cận.
+Đông nam Bộ
+Duyên hải miền Trung
- Vùng núi, vùng sâu, vùng xa CN chậm phát triển; phân bố phân bố phân tán, rời rạc
Những vùng có tỉ trọng CN lớn: Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, ĐB sông Cửu Long

Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
Kết luận
Đồng bằng sông Hồng và phụ cận
Hà Nội:
Cơ khí - Địên tử,
Dệt-thực phẩm,
Luyện kim đen, Ôtô, VLXD,
Hóa chất


Đông Nam Bộ
TP Hồ Chí Minh:
Cơ khí - Địên tử,
Dệt-thực phẩm,
Luyện kim , Ôtô, đóng tàu,
VLXD,Hóa chất
Bài 26 . Cơ cấu ngành công nghiệp
3. Cơ cấu Công nghiệp theo thành phần kinh tế
Sơ đồ Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Câu hỏi : Căn cứ vào sơ đồ trên, nhận xét về cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế ở nước ta ?
Câu hỏi: Xu hướng chuyển dịch của các thành phần?
Trả lời:
Cơ cấu CN theo thành phần kinh tế đã có những thay đổi sâu sắc;
Các thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động CN ngày càng
được mở rộng.
Trả lời: Xu hướng chung:
Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước.
Tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
Câu 1. Vùng có giá trị sản lượng CN lớn nhất cả nước là:
A. Đông Nam Bộ
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Đông bằng sông Cửu Long
D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 2. Đặc điểm nào không đúng về ngành CN trọng điểm:
A. Có thế mạnh lâu dài;
B. Mang lại hiệu quả kinh tế cao;
C. Có tác động mạnh đến các ngành kinh tế khác;
D. Gắn bó chặt chẽ với nguồn vốn nước ngoài.
Củng cố
Công nghiệp khai thác dầu khí
Công nghiệp chế biến thuỷ sản
Câu 3. Đây là hình ảnh của những ngành Công nghiệp nào ?
Củng cố
đúng
Dặn dò:
Làm câu hỏi và bài tập SGK, học bài cũ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hà Hữu Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 23
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)