CNXHKH

Chia sẻ bởi Huỳnh Minh Chúc | Ngày 18/03/2024 | 7

Chia sẻ tài liệu: CNXHKH thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

1

Chương 8
nền dân chủ xã hội chủ nghĩa và nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa

T.S Nguyễn Tiến Sỹ
Bộ môn: Chủ nghĩa xã hội khoa học
2
A. Mục đích
Nắm vững lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ xã hội chủ nghĩa
và nhà nước xã hội chủ nghĩa; quán triệt quan
điểm của Đảng ta về xây dựng chế độ dân chủ xã
hội chủ nghĩa và nhà nước xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam; xây dựng niềm tin vào sự nghiệp đổi
mới đất nước, dân chủ hoá, đồng thời đấu tranh
chống nhận thức và quan điểm sai trái.
3
I. Nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa
II. Nhà nước
xã hội chủ nghĩa
III. Cải cách nhà nước
Trong quá trình đổi mới
HTCT ở Việt Nam hiện nay
B. Nội
dung
4
1. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1
Khái niệm dân chủ
xã hội chủ nghĩa
1.2
Bản chất
của nền dân chủ
xã hội chủ nghĩa
1.3
Hệ thống
chính trị
xã hội chủ nghĩa
5
1.1Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa
a. Một số quan niệm về dân chủ:
- Dân chủ (Democatos): chính quyền thuộc về nhân
dân, quyền lực thuộc về nhân dân.
- Dân chủ là một hình thức tổ chức chính trị - nhà nước
của xã hội ; thừa nhận quyền bình đẳng của công dân.
- Chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng; dân chủ là sản phẩm
tự quyết của nhân dân; dân chủ gắn với vấn đề nhà nước ,
với chuyên chính và mang tính giai cấp sâu sắc.
- Dân chủ là nguyên tắc và phương thức hoạt động của
các cơ quan, tổ chức chính trị .
6
b. Khái niệm dân chủ xã hội chủ nghĩa:
Dân chủ xã hội chủ nghĩa là một thể chế chính
trị mà trong đó quyền lực quản lý xã hội thuộc về
nhân dân, là hình thức tự quy định của nhân dân
để chi phối hoạt động của các cá nhân và xã hội
trên cơ sở bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi của
công dân, được bảo đảm bằng pháp luật của nhà
nước xã hội chủ nghĩa.
7
1.2 Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp
công nhân, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa kế thừa những tinh hoa của
dân chủ chủ nô và dân chủ tư sản. Nhưng dân chủ xã hội
chủ nghĩa khác hẳn về chất so với các nền dân chủ trước
đó vì nó được xây dựng trên cơ sở chính trị, kinh tế, văn
hoá,tư tưởng của chủ nghĩa xã hội.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa bảo đảm quyền lực thuộc về
nhân dân lao động trên tất cả các lĩnh vực của đời sống
xã hội.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu giải
phóng con người, vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách
mạng xã hội chủ nghĩa.
8
1.3 Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
a. Khái niệm HTCT XHCN:


Hệ thống chính trị XHCN là một chỉnh thể bao gồm Đảng Cộng sản, Nhà nước XHCN, các tổ chức chính trị - xã hội của quần chúng, cùng với cơ chế vận hành của nó, nhằm tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân lao động và bảo đảm thực hiện thắng lợi mục tiêu XHCN.
9


- HTCT XHCN mang bản chất của giai cấp công nhân.
- HTCT XHCN mang bản chất dân chủ.
- HTCT XHCN mang tính thống nhất

b. Bản chất của HTCT XHCN được
thể hiện qua các đặc điểm sau:




10
c. Cấu trúc của hệ thống chính trị XHCN
Các tổ chức
chính trị xã hội
Đảng cộng sản
Nhà nước
xã hội chủ Nghĩa
Các đoàn thể CT -
xh của nhân dân
Cơ chế vận hành
11
2. Nhà nước
xã hội chủ nghĩa
2.1 Khái niệm
nhà nước
xã hội chủ nghĩa
2.2 Bản chất,
chức năng,
nhiệm vụ của
nhà nước
xã hội chủ nghĩa
12
2.1 Khái niệm nhà nước xã hội chủ nghĩa
- Nhà nước là bộ máy đặc biệt để bảo đảm sự thống trị
về kinh tế, để thực hiện quyền lực chính trị và thực hiện
sự tác động về tư tưởng đối với quần chúng.
- Nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến và
nhà nước tư sản là nhà nước của giai cấp bóc lột dùng để
áp bức, bóc lột nhân dân lao động.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa là một trong những tổ chức
chính trị cơ bản nhất của HTCT XHCN, một công cụ quản
lý mà Đảng của GCCN lãnh đạo nhân dân tổ chức ra để
qua đó là chủ yếu nhân dân lao động thực hiện quyền lực
và lợi ích của mình, cũng qua đó là chủ yếu mà GCCN và
Đảng của nó lãnh đạo xã hội về mọi mặt trong quá trình
bảo vệ và xây dựng CNXH.
13
2.2 bản chất, chức năng, nhiệm vụ
của nhà nước xã hội chủ nghĩa
Bản chất của nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
Bất kì nhà nước nào trong xã hội có giai cấp bao
giờ cũng mang bản chất của giai cấp thống trị xã hội ( nhà
nước dân chủ chủ nô, nhà nước quân chủ phong kiến, nhà
nước dân chủ tư sản .). Khác hẳn về chất so với các kiểu
loại nhà nước trước đó, nhà nước xã hội chủ nghĩa ( nhà
nước chuyên chính vô sản ) mang bản chất của giai cấp
công nhân,có tính nhân dân rộngrãi và tính dân tộc sâu
sắc. Bản chất đó do cơ sở kinh tế và đặc điểm quyền lực
chính trị trong CNXH quy định.
14
Bản chất của nhà nước xã hội
chủ nghĩa được thể hiện:
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa vừa là bộ máy chính trị -
hành chính, một cơ quan cưỡng chế vừa là một tổ chức
quản lý kinh tế - xã hội của nhân dân lao động.
- Dân chủ xã hội chủ nghĩa là thuộc tính của nhà nước
xã hội chủ nghĩa.
- Nhà nước xã hội chủ nghĩa luôn giữ vai trò tích cực
và sáng tạo, là công cụ để xây dựng một xã hội công bằng,
bình đẳng.
15
b. Chức năng, nhiệm vụ của
nhà nước xã hội chủ nghĩa.



* Chức năng của Nhà nước XHCN:


Một là, tổ chức xây dựng và quản lý trên mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội theo pháp luật, chính sách, pháp chế
XHCN và hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến
cơ sở.


Hai là, chuyên chính với mọi loại tội phạm và mọi loại kẻ
thù để bảo vệ ĐLDT, chủ quyền đất nước, giữ vững ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội; bảo vệ những thành quả
cách mạng, bảo vệ chế độ XHCN; đồng thời tạo ra những
điều kiện cơ bản để ngày càng mở rộng dân chủ trong
nhân dân.
16
* Nhiệm vụ của nhà nước
xã hội chủ nghĩa:
- Nhiệm vụ chiến lược, lâu dài của nhà nước XHCN là:
Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ
quốc XHCN.
- Nhiệm vụ cụ thể là: Tổ chức nhân dân xây dựng kinh
tế - xã hội; giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội;
trấn áp sự phản kháng của các giai cấp bóc lột đã bị đánh
đổ và âm mưu phản cách mạng; củng cố quốc phòng -
an ninh chống xâm lược và làm tròn nhiệm vụ quốc tế.
17

3. Cải cách
nhà nước
Trong
quá trình
đổi mới
HTCT ở
Việt Nam
Hiện nay

3.1 Đổi mới hệ thống
chính trị ở
nước ta hiện nay

3.2 Cải cách nhà nước
xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay
18
3.1 Đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay
a. Một số vấn đề có ý nghĩa nguyên tắc chung
đổi mới HTCT ở nước ta hiện nay:
- Một là, kiên trì chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh trong đổi mới HTCT.
- Năm là, Đổi mới HTCT phải tích cực vững chắc và thận
trọng; có hình thức bước đi thích hợp nhằm bảo đảm ổn
định chính trị .
- Ba là, Kiên trì mục tiêu ĐLDT gắn liền với CNXH.
- Hai là, Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
cộng sản, không chấp nhận đa nguyên chính trị, đa đảng
đối lập.
- Bốn là, Đổi mới HTCT phải kết hợp với đổi mới kinh tế.
- Sáu là, Đổi mới phải được tiến hành đồng bộ trong tất
cả các bộ phận cấu thành HTCT.
19
b. Nội dung đổi mới HTCT ở nước ta gồm:
-Về xây dựng, chỉnh đốn ĐCS Việt Nam: cần xác định
đúng vai trò, chức năng của Đảng là lãnh đạo xã hội trên
mọi lĩnh vực; phương thức lãnh đạo của Đảng thông qua
hệ tư tưởng, đường lối, chủ chương chiến lược, phương
pháp cách mạng; phương pháp lãnh đạo thông qua giáo
dục, tuyên truyền, tổ chức thực tiễn, kiểm tra và nêu gương.
- Về cải cách nhà nước (có phần đề cập riêng)
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ
và các đoàn thể nhân dân. Các tổ chức này cần thực hiện
đúng chức năng, nhiệm vụ là: bảo vệ lợi ích chính đáng
của các thành viên; tập hợp vận động đoàn kết, giúp đỡ
nhau cùng thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách, pháp luật của nhà nước, điều lệ của tổ chức, vì lợi ích
của mình và toàn dân tộc. Phương châm, phương pháp
hoạt động là: tự nguyện, dân chủ, hiệp thương, phối hợp
hành động, cùng có lợi trong mục tiêu chung.
20
3.2 Cải cách nhà nước XHCN
ở Việt Nam hiện nay
a. Vị trí của vấn đề cải cách nhà nước
ở nước ta hiện nay.
Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam là bộ phận quan
trọng, một mắt xích đặc biệt, là trụ cột của HTCTXHCN
nước ta. Do đó, cải cách nhà nước XHCN là một nội dung
quan trọng, then chốt để đổi mới nâng cao hiệu lực lãnh
đạo của Đảng và chất lượng hoạt động của các đoàn thể
quần chúng trong HTCTXHCN ở nước ta.
21
Vị trí, vai trò đó được thể hiện:
- Nhà nước ta là nơi biểu hiện tập trung nhất quyền lực
của nhân dân.
- Nhà nước cộng hoà XHCN Việt Nam được xem là trung
tâm của HTCT, là nơi liên hệ, tác động qua lại với tất cả các
thiết chế chính trị - xã hội khác trong HTCT; Nhà nước chi
phối tới mọi tổ chức và cá nhân trong xã hội. Mọi thiết chế
quyền lực khác đều chỉ là lực lượng hỗ trợ cho nhà nước
trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân.
22
b. Phương hướng cơ bản
cải cách nhà nước XHCN Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN - nhà nước
pháp quyền của dân, do dân, vì dân, dưới sự lãnh đạo của
Đảng cộng sản Việt Nam.
- Xây dựng nhà nước thực sự là công cụ chủ yếu để
thực hện quyền làm chủ của nhân dân. Quyền lực nhà
nước là thống nhát, có sự phân công và phối hợp giữa các
cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp,
hành pháp và tư pháp.
- Cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước gắn liền
với xây dựng, chỉnh đốn Đảng, đổi mới nội dung, phương
thức lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước.
23
c. Nội dung cải cách Nhà nước
XHCN ở Việt Nam hiện nay:
- Một là, đổi mới, kiện toàn và nâng cao chất lượng của
Quốc hội; để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực Nhà
nước cao nhất, thực hiện chức năng lập pháp, quyết định
ngân sách và thực hiện quyền giám sát tối cao.
- Hai là: cải cách hành chính nhà nước, xây dựng một
hệ thống cơ quan quản lý thống nhất, thông suốt, có hiệu
lực và hiệu quả, đủ năng lực thực thi các nhiệm vụ trên
các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Ba là: đổi mới tổ chức và hoạt động của hệ thống cơ
quan tư pháp: toà án, kiểm sát, điều tra, thi hành án.
- Bốn là: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tổ
chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.
- Năm là: kiên quyêt đấu tranh chống quan liêu, tham
nhũng trong bộ máy nhà nước.
24
Cảm ơn sự theo dõi của các bạn!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Minh Chúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)