CN hk1 10

Chia sẻ bởi Nguyễn Uyên | Ngày 26/04/2019 | 111

Chia sẻ tài liệu: cN hk1 10 thuộc Địa lý 11

Nội dung tài liệu:

CÔNG NGHỆ
1. Đặc điểm, tính chất của một số loại phân bón thường dùng?
1. Phân hóa học:
a. Đặc điểm:
- Chứa ít nguyên tố dinh dưỡng, nhưng tỉ lệ dinh dưỡng cao
- Phần lớn phân hóa học dễ hòa tan (trừ phân lân) nên cây dễ hấp thụ và hiệu quả nhanh
- Bón nhiều hoặc liên tục phân hóa học trong nhiều năm, đặc biệt là phần đạm và phân kali dễ làm đất hóa chua
b. Kĩ thuật sử dụng:
- Phân đạm (N) và kali (K): tỉ lệ dinh dưỡng cao, dễ hòa tan, hiệu quả nhanh( bón thúc.
Bón phân đạm, kali nhiều năm ( đất bị hóa chua ( cần bón vôi cải tạo đất
- Phân lân: có photpho, khó hòa tan ( bón lót
- Phân NPK: bón thúc, bón lót
- Bón thúc là bón vào các thời kỳ sinh trưởng của cây nên dễ phân hủy và hòa tan
- Bón lót là bón lúc mới trồng nên phân cây sử dụng chậm
2. Phân hữu cơ:
a. Đặc điểm: Chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng từ đa lượng, trung lượng và vi lượng, có thành phần và tỉ lệ chất dinh dưỡng không ổn định
- Là loại phân bón hiệu quả chậm vì cây không sử dụng được chất dinh dưỡng ngay mà phải qua quá trình khoáng hóa mới sử dụng được
b. Kĩ thuật sử dụng: Do thời gian phân giải chậm nên trước khi sử dụng phải ủ hoai
3. Phân vi sinh vật:
a. Đặc điểm:
- Chứa vi sinh vật sống, khả năng sống và thời gian tồn tại của chúng phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh nên thời hạn sử dụng ngắn
- Mỗi loại phân bón thích hợp với một hay một nhóm cây trồng nhất định
- Bón phân VSV nhiều năm không làm hại đất
b. Kĩ thuật sử dụng:
- Dùng để bón lót, có thể trộn hoặc tẩm vào hạt, rễ cây trước khi gieo trồng
- Có thể bón trực tiếp vào đất để tăng số lượng VSV có ích cho đất
2. Một số loại phân vi sinh vật thường dùng?
- Chỉ có các loại phân VSV mới có khả năng chuyển hóa chất dinh dưỡng
*. Phân VSV cố định đạm:
- Phân VSV cố định đạm là loại phân bón chứa các nhóm VSV cố định nitơ tự do sống cộng sinh với cây họ Đậu là nitragin hoặc sống hội sinh với cây lúa và 1 số cây trồng khác là azogin.
- Cách sử dụng:
+ Tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất ở nơi râm mát, tránh ảnh hưởng trực tiếp của ánh nắng mặt trời có thể làm chết VSV
+ Sau khi tẩm, hạt giống cần được gieo trồng và vùi vào đất ngay
*. Phân VSV chuyển hóa lân: Cách sử dụng: Tẩm hạt giống trước khi gieo hoặc bón trực tiếp vào đất
- Vai trò:
+Hữu cơ được phân giải giúp hạn chế nơi trú ẩn và tiêu diệt VSV gây hại
+ Hạn chế việc tích lũy hữu cơ quá mức dẩn đến ngộ độc cây
+ Hữu cơ được phân hủy giải phóng chất hữu dụng cho cây trồng (các chất khoáng và chất có ích)
+ Sản phẩn sau cùng của việc phân giải chất hữu cơ là mùn giúp cải thiện cấu trúc đất
*. Phân VSV phân giải chất hữu cơ: Cách sử dụng: bón trực tiếp vào đất
- Tên của phân VSV phân giải hữu cơ thường gặp là: Estrasol (Nga) và Mana (Nhật Bản)
- Ý nghĩa thực tế: Thúc đẩy quá trình phân hủy và phân giải chất hữu cơ trong đất thành các hợp chất khoáng đơn giản mà cây có thể hấp thụ được
Ví dụ: Hàng năm đất nhận được lượng lớn chất hữu cơ qua phân bón, xác động thực vật sống trong đất mà thành phần chính là xenlulô không tự phân giải được. Vì thế, quá trình phân giải xenlulô phải có sự tham gia của các enzim do một số VSV tiết ra từ phân VSV phân giải chất hữu cơ.
3. Nguồn sâu bệnh hại thường ẩn nấp ở đâu, các biện pháp ngăn ngừa sâu bệnh hại là gì?
- Nguồn sâu, bệnh hại có sẵn trên đồng ruộng: trứng, nhộng của nhiều loài côn trùng gây hại; bào tử của nhiều loại bệnh tiềm ẩn trong đất, trong các bụi cây cỏ, ở bờ ruộng. Nguồn sâu bệnh hại cũng có thể tiềm ẩn trong hạt giống, cây con
- Nguyên nhân: Sử dụng hạt giống, cây con nhiễm sâu, bệnh
- Biện pháp ngăn ngừa:
+ Cày đất, ngâm đất, phơi đất: Diệt trừ trứng, bào tử của sâu bệnh hại
+ Phát quang, vệ sinh đồng ruộng: Hạn chế nơi trú ngụ của sâu bệnh hại
+ Xử lý và sử dụng giống cây trồng sạch bệnh



4. Điều kiện khí
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Uyên
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)