Chuyendeverausach

Chia sẻ bởi Đăng Thị Tuyết Lan | Ngày 23/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: chuyendeverausach thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

2/26/2011
NHÓM 4
1
KỶ THUẬT TRỒNG RAU AN TOÀN
2/26/2011
NHÓM 4
2
Vậy thế nào là rau an toàn ?
2/26/2011
NHÓM 4
3
Rau an toàn là :
1. Không ô nhiễm các chất hóa học vượt mức cho phép:
- Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
- Nitrat(NO3), các chế phẩm dưỡng cây
Kim loại nặng (thủy ngân, chì, asen, đồng, kẽm, thiếc...)
2. Không ô nhiễm sinh học vượt mức cho phép:
- Các loại vi sinh vật gây bệnh.
Các chất trên đều là những chất độc hại với cơ thể người, trong đó đáng chú ý nhất là thuốc bảo vệ thực vật và vi sinh vật độc hại.
3. Sạch và hấp dẫn về hình thức:
Rau tươi, không dính bụi bẩn, đúng độ chín, không có triệu chứng bệnh.
2/26/2011
NHÓM 4
4
Nội dung cơ bản trong kỹ thuật trồng rau an toàn
1. Chọn đất trồng
2. Nguồn nước tưới
3. Giống
4. Phân bón
5. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc
6. Phòng trừ sâu bệnh

2/26/2011
NHÓM 4
5
.
- Đất không được tồn dư hóa chất độc hại.
- Cách xa với khu vực có chất thải công nghiệp và bệnh viện.
1. Chọn đất trồng
2/26/2011
NHÓM 4
6
- Sử dụng nguồn nước tưới không ô nhiễm.
- Đối với các loại rau ăn trái (dưa leo, dưa hấu, đậu đũa, cà tím…), giai đoạn đầu có thể sử dụng nước bơm từ kênh rạch, sông, hồ để tưới rãnh. Nếu có điều kiện nên dùng nước giếng khoan, nhất là đối với các loại rau thường ăn sống như rau xà lách, gia vị…
2. Nguồn nước tưới
2/26/2011
NHÓM 4
7
2/26/2011
NHÓM 4
8
Gieo trồng giống tốt, có sức chống chịu sâu bệnh và không mang nguồn sâu bệnh sẽ giảm sử dụng thuốc BVTV, góp phần đảm bảo cho rau được an toàn.
- Phải biết rõ lý lịch nơi sản xuất giống. Giống nhập nội phải qua kiểm dịch.
- Chỉ gieo trồng những hạt giống tốt và trồng cây con khỏe mạnh, không mang nguồn sâu bệnh.
- Hạt giống trước khi gieo cần được xử lý hóa chất hoặc nhiệt để diệt nguồn sâu bệnh tồn tại.
3. Giống
2/26/2011
NHÓM 4
9
2/26/2011
NHÓM 4
10
Phân bón là nguồn rất thường mang các yếu tố gây ô nhiễm rau như Nitrat, kim loại nặng và các sinh vật gây bệnh. Vì vậy trong việc trồng rau an toàn cần đặc biệt chú ý phân bón và cách bón.
- Tăng cường sử dụng phân hữu cơ bón cho rau. Phân chuồng cần phải được ủ hoai mục, kết hợp sử dụng các loại phân hữu cơ vi sinh đã chế biến và tro trấu. Tuyệt đối không bón phân chuồng chưa ủ hoai, không dùng phân tươi pha loãng để tưới rau, không bón phân rác.
- Sử dụng phân hóa học cân đối NPK, bón thúc vừa đủ theo yêu cầu của từng loại rau. Cần ngưng bón trước khi thu hoạch ít nhất 7 ngày.
4. Phân bón
2/26/2011
NHÓM 4
11
- Có thể sử dụng phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng và cũng cần kết thúc trước khi thu hoạch ít nhất 5 ngày.
2/26/2011
NHÓM 4
12
Áp dụng tốt các biện pháp trồng trọt sẽ làm cho cây trồng sinh trưởng phát triển thuận lợi, hạn chế sự phát triển tác hại của sâu bệnh nên giảm được số lượng thuốc BVTV sử dụng, là một nội dung rất cơ bản trong phương pháp quản lí dịch hại tổng hợp (IPM).
Các biện pháp kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc cần chú ý như chọn thời vụ gieo trồng thích hợp, mật độ vừa phải, xới xáo và vun gốc, kỹ thuật bón phân, tưới nước, tỉa cành, trừ cỏ v.v..
5. Kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc
2/26/2011
NHÓM 4
13
2/26/2011
NHÓM 4
14
Đây là vấn đề thường được quan tâm nhất trong kỹ thuật trồng rau an toàn. Phòng trừ sâu bệnh thường phải dùng thuốc hóa học, một yếu tố được coi là phổ biến nhất làm ô nhiễm rau, tạo cho rau trở thành không an toàn.
Nguyên tắc cơ bản cần lưu ý trong việc phòng trừ sâu bệnh cho rau an toàn là áp dụng nhiều biện pháp để phòng trừ sâu bệnh kết hợp sử dụng thuốc hóa học một cách hợp lý nhất. Đây cũng là nội dung chủ yếu của phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).
6. Phòng trừ sâu bệnh

2/26/2011
NHÓM 4
15
a. Áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp
Hệ thống các biện pháp phòng trừ trong IPM bao gồm 4 nhóm chủ yếu là :
Biện pháp canh tác.
-Biện pháp vật lý.
Biện pháp thủ công
-Biện pháp sinh học.
Biện pháp hóa học.
2/26/2011
NHÓM 4
16
Áp dụng phương pháp IPM cho rau an toàn cần chú ý các điểm sau:
- Áp dụng IPM ngay từ trong đất. Rất nhiều loài sâu bệnh hại rau quan trọng tồn tại và lây nhiễm vào cây từ đất, điển hình như bọ nhảy sọc cong hại các cây họ cải, bọ trĩ. Các biện pháp tác  động vào đất như làm đất kỹ, thoát nước, xới đất, bón phân hữu cơ và phân vi sinh cho cây sinh trưởng khỏe mạnh. Tiêu diệt sâu hại, điều quan trọng là tạo nên một hệ sinh vật trong đất theo hướng có lợi cho cây rau (phát triển sinh vật có ích, hạn chế sinh vật có hại).


2/26/2011
NHÓM 4
17
Đối với một số tác nhân gây bệnh quan trọng như tuyến trùng, các nấm Fusarium, Rhizoctonia … biện pháp dùng thuốc hóa học ít hiệu quả mà còn để lại nhiều dư lượng chất độc. Phòng trừ bọ nhảy chủ yếu cũng phải diệt sâu non và nhộng trong đất.
2/26/2011
NHÓM 4
18
- Phòng trừ sâu bệnh triệt để ngay từ hạt giống và cây con. Nhiều loại sâu bệnh tồn tại lan truyền từ hạt giống và cây con, thời gian sinh trưởng của cây rau nói chung rất ngắn, tốc độ phát triển của nhiều loại sâu hại rất nhanh, nếu chỉ chú ý phòng trừ khi cây rau đã lớn thì hiệu quả sẽ kém và dễ để lại nhiều dư lượng thuốc.
- Phát hiện sâu bệnh kịp thời và sử dụng nhân lực bắt giết khi sâu bệnh mới phát sinh đối với cây rau có nhiều thuận lợi và đạt hiệu quả cao do vườn rau được chăm sóc hàng ngày, diện tích lại thường không lớn.


2/26/2011
NHÓM 4
19
b. Sử dụng thuốc hóa học hợp lý

Sử dụng thuốc hóa học phòng trừ sâu bệnh cho rau an toàn cần phải chú ý cả việc chọn loại thuốc và kỹ thuật sử dụng.

+ Chọn loại thuốc: Sử dụng cho rau an toàn ngoài việc chọn thuốc có hiệu quả cao đối với loại sâu bệnh cần phòng trừ còn phải có 2 yêu cầu cần thiết nữa là ít độc hại với người và mau phân hủy trong môi trường tự nhiên.
2/26/2011
NHÓM 4
20
Trước hết cần tuyệt đối không sử dụng những loại thuốc đã cấm sử dụng và thuốc nhóm độc I. Các loại thuốc này có độ độc cấp tính cao, thời gian lưu tồn lâu, một số thuốc gây độc mãn tính rất nguy hiểm cho sức khỏe người và môi trường.

Hạn chế sử dụng thuốc nhóm độc II, là những loại thuốc có độ độc cấp tính tương đối cao và cũng chậm phân hủy trong môi trường.


2/26/2011
NHÓM 4
21
Nên dùng các loại thuốc nhóm độc III, thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp, đặc biệt ưu tiên sử dụng các thuốc nguồn gốc sinh học như thuốc vi sinh, thuốc thảo mộc. Thuốc nhóm độc III là thuốc có độ độc cấp tính thấp, thể hiện qua trị số LD50 cao và mức dư lượng cho phép nói chung thường lớn. Thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp cũng ít để lại dư lượng. Các thuốc nguồn gốc sinh học là thích hợp nhất đối với rau an toàn do rất ít độc hại với người, mau phân hủy, ít hại thiên dịch. Tuy vậy một số có tính đặc trị một số sâu nhất định và thời gian thể hiện hiệu lực giết sâu thường chậm hơn thuốc hóa học. Nếu sử dụng đúng kỹ thuật thì hiệu quả phòng trừ của thuốc sinh học cũng rất tốt và điều cơ bản là đảm bảo cho rau an toàn nên cần chú ý sử dụng.
2/26/2011
NHÓM 4
22
Một số cách trồng rau an toàn
2/26/2011
NHÓM 4
23
Kỷ thuật trồng rau an toàn không dung đất:
Đây là công nghệ sản xuất rau an toàn của Mỹ, hiện đã được các nhà khoa học Việt Nam nghiên cứu và triển khai ở nước ta.Đây là công nghệ hoàn toàn mới mẻ: gieo hạt và trồng rau hoàn toàn không dùng đất mà trên các giá thể sẵn có như hộp xốp, giá nhựa... Phân bón được sử dụng trên 10 nguyên tố đa vi lượng cần thiết cho sự sinh trưởng của cây rau đã được phân tích, kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Nguồn nước tưới lấy từ giếng hoặc nước sạch được cung cấp đầy đủ từ lúc cây con đến mỗi giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng cây rau. Hệ thống tưới nhỏ giọt được bố trí tự động hoặc bán tự động dưới dạng dung dịch theo thời gian và lưu lượng để cây có thể hút trực tiếp một cách đồng đều và tiết kiệm, đặc biệt thích hợp với vùng bị hạn hán.
2/26/2011
NHÓM 4
24
Bầu, xà lách, cải xanh... trồng không dùng đất
Trồng thủy canh không dùng đất
2/26/2011
NHÓM 4
25
Trồng rau an toàn bằng nhà lưới:
Mô hình nhà lưới trong việc sản xuất rau an toàn, hoa đang được ứng dụng tại Việt nam
Nhà luới đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất rau an toàn cho năng suất và hiệu quả kinh tế, do nhà lưới chống mưa, sương, giảm nhiệt về mùa hè, tăng nhiệt về mùa đông, hạn chế côn trùng xâm nhập từ bên ngoài gây bệnh, tạo điều kiện tốt nhất cho cây trồng phát triển. Do đó sử dụng phân bón, thuốc BVTV ít nên hạn chế các dư lượng các chất (kim loại nặng, VSV, thuốc trừ sâu…) trong rau. Hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới ứng dụng rất rộng rãi các mô hình nhà lưới.
2/26/2011
NHÓM 4
26
Tuy nhiên các mẫu nhà lưới ở các nước, có cấu trúc, hình dạng, kết cấu khác nhau phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế mỗi nước. Việc nhập các mẫu nhà lưới của các nước đưa vào ứng dụng ở nước ta chưa phù hợp về điều kiện khí hậu và giá thành cũng như việc chi phí quản lý vận hành lớn...Do vậy cần nghiên cứu lựa chọn, cải tiến các mẫu nhà lưới của các nước là cần thiết, để cho phù hợp với điều kiện khí hậu, kinh tế, kỹ thuật và phù hợp với việc phát triển ứng dụng nhân rộng rất quan trọng đối với nước ta
2/26/2011
NHÓM 4
27
Mô hình nhà lưới
2/26/2011
NHÓM 4
28
Nhà lưới
2/26/2011
NHÓM 4
29
xin chan thành cam ơn quí thầy cô và các bạn đã chú ý lắng nghe
Để đảm bảo sức khỏe tốt các bạn nên sử dụng rau sạch !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đăng Thị Tuyết Lan
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)