Chuyển thể kịch bản
Chia sẻ bởi Hoa Oải Hương |
Ngày 03/05/2019 |
161
Chia sẻ tài liệu: Chuyển thể kịch bản thuộc Phát triển ngôn ngữ
Nội dung tài liệu:
Các phương pháp cho trẻ làm
quen với thơ, truyện
Người soạn: Trần Thị Ngọc Quỳnh (Simi)
CHUYỂN THỂ KỊCH BẢN CHO TRẺ ĐÓNG KỊCH
3/ Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học
3.1/ Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Lựa chọn những tác phẩm ngắn gọn, có cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Lời thoại các nhân vật ngắn gọn, có vần, có điệu và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ dễ thuộc.
- Hành động nhân vật đơn giản để trẻ dễ dàng bắt chước.
- Số lượng nhân vật ít. (khoảng 2-3 nhân vật)
Cho trẻ tiếp xúc với kịch bản:
- Đọc hoặc kể cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học nhiều lần bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm để trẻ nắm được nội dung của tác phẩm.
- Trò chuyện với trẻ về tác phẩm, gợi mở, giúp trẻ nắm được nội dung và ghi nhớ cốt truyện, nhớ tên nhân vật, nhớ hành động nhân vật,...
- Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ được trình tự và nội dung của vở kịch, nhớ được lời thoại, phân biệt được sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật.
- Lựa chọn các bài hát, điệu múa phù hợp với kịch bản và cho trẻ làm quen dần với bài hát, điệu múa đó.
3.2/ Phân vai và luyện tập
Luyện tập
Cô đọc cho trẻ nghe lại toàn bộ kịch bản để trẻ ghi nhớ ngôn ngữ của nhân vật trẻ sẽ đóng, cho trẻ đồng thanh nói lại lời thoại. Sau đó cho từng trẻ nhắc lại lời thoại vai diễn đã được phân theo trình tự của vở kịch.
Cô hướng dẫn trẻ thể hiện vai diễn bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động kịch sao cho phù hợp với nhân vật, với diễn biến của vở kịch. Khuyến khích trẻ thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo về vai diễn.
Cô cho lần lượt từng nhóm trẻ tập phối hợp với nhau tạo điều kiện cho trẻ nhận xét lẫn nhau cũng như phối hợp nhịp nhàng giữa các vai diễn trong hành động và trong lời thoại.
Trong quá trình luyện tập, GV theo dõi, nhận xét, bổ sung kịp thời những gì trẻ chưa thực hiện được và có thể làm mẫu cho trẻ xem ( nếu cần)
Phân vai
Trẻ tự thỏa thuận vai diễn của mình trong nhóm.
GV giúp trẻ luân chuyển vai.
Không nên để trẻ đóng một vai cố định, nhất là các vai nhân vật có tính cách và hành động xấu.
Đối với trò chơi đóng kịch sử dụng rối: GV hướng dẫn trẻ cách điều khiển các con rối sao cho các động tác phù hợp với các tình huống của vở kịch cũng như tính cách, tuổi tác của nhân vật.
3.3/ Sân khấu, đạo cụ và hóa trang
Chú ý:
Sân khấu đơn giản: Có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp, ngoài sân và trang trí phù hợp.
Sân khấu cho trò chơi đóng kịch bằng rối: Có thể sử dụng một tấm bảng 1.2x0.8m có giá đỡ phía sau hoặc hai mặt bàn ghép laijhay chỉ đơn giản là bệ cửa sổ, trên đó được trang trí câc cảnh phù hợp với từng vở kịch. Người điều khiển rối ngồi phía sau điều khiển hoạt động của con rối theo kịch bản.
Là những đồ vật để chỉ rõ một không gian xác định mà câu chuyện trong vở kịch xảy ra như: bàn, ghế, đồ dùng, .. Mà nhân vật trong vở kịch sử dụng.
Tùy thuộc vào hình thức tổ chức cũng như điều kiện của trường, lớp mà có nhiều mức độ và cách hóa trang khác nhau cho trẻ tham gia đóng kịch. ( có thể hóa trang trên mặt, trên đầu, trên tóc, trên quần áo,...)
Sân khấu:
Đạo cụ:
Hóa trang:
4/ Chú ý
Khuyến khích trẻ tự nhận vai, không ép trẻ đóng vai trẻ không thích đồng thời GV nên tạo hứng thú cho trẻ trong các vai diễn.
Có âm nhạc kèm theo trong khi chơi trò chơi đóng kịch
Có sự luân chuyển trong các vai diễn tránh tình trạng trẻ chỉ đóng một vai trong thời gian dài.
Tất cả các trẻ đều được tham gia
Trang phục phù hợp với nhân vật kịch nhưng vẫn mang nét ngộ nghĩnh , đáng yêu của trẻ thơ.
Tổ chức cho trẻ đóng kịch “Quả bầu tiên
Mục tiêu:
- Trẻ biết tên truyện, nắm được nội dung và hiểu được câu chuyện,nhớ tên các nhân vật, tình tiết chính trong truyện
Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Chuẩn bị
Truyện, kịch bản “ Quả bầu tiên”
Trang phục: của cậu bé, tên địa chủ , cáo, chim én nhỏ, mũ phù hợp cho từng nhân vật.
Đạo cụ: quả bầu, hạt bầu, cái sọt.
Sân khấu: trong lớp học được trang trí như một làng quê.
Nhạc nền
III. Cách tiến hành
Trò chơi đóng kịch “ Quả bầu tiên” được tổ chức trong chủ đề “ Thế giới thực vật”.
Đọc hoặc kể cho trẻ nghe nhiều lần về câu chuyện.( cho trẻ kể lại nếu trẻ đã thuộc).
Trò chuyện, đàm thoại về câu chuyện:
+ “Truyện có những nhân vật nào?”
+ “Chú bé trong câu chuyện đã làm gì khi nhìn thấy chim Én nhỏ bị thương?”
+ “Chim Én nhỏ đã đền đáp chú bé bằng gì? Bên trong quả bầu của chú bé có gì?”
+ “Nhân vật nào trong câu chuyện cũng muốn có hạt bầu tiên? Hắn đã làm gì với chim Én nhỏ để được đền đáp bằng một hạt bầu tiên?”
+ “ Vì sao tên địa chủ lại bị trừng phạt? Bị trừng phạt như thế nào?”
+ “Qua câu chuyên đó chúng mình nên học tập nhân vật nào?
Hướng dẫn, gợi ý trẻ thực hiện các vai diễn bằng các hành động cơ thể, biểu hiện của nét mặt, cử chỉ,...
Cho trẻ tự chọn vai diễn hoặc cô phân vai. Ban đầu cô là người dẫn truyện, sau đó có thể để trẻ tự phân công nhau làm người dẫn truyện.
Cô đọc kịch bản cho trẻ nghe để trẻ ghi nhớ các câu thoại theo đúng vai, đúng trình tự câu chuyện.
Cho trẻ luyện tập nhiều lần.
Có thể để trẻ tự sửa lời thoại của các nhân vật theo ý trẻ. (phù hợp với vai và với câu chuyện)
Tổ chức cho trẻ biểu diễn.
Cô cần khen ngợi, khuyến khích trẻ. Tùy vào hứng thú của trẻ mà có thể kéo dài số lần biểu diễn.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
Thân chào
quen với thơ, truyện
Người soạn: Trần Thị Ngọc Quỳnh (Simi)
CHUYỂN THỂ KỊCH BẢN CHO TRẺ ĐÓNG KỊCH
3/ Các bước tiến hành tổ chức trò chơi đóng kịch theo tác phẩm văn học
3.1/ Chuẩn bị
Yêu cầu:
- Lựa chọn những tác phẩm ngắn gọn, có cốt truyện rõ ràng, dễ hiểu, dễ nhớ.
- Lời thoại các nhân vật ngắn gọn, có vần, có điệu và được nhắc đi nhắc lại nhiều lần cho trẻ dễ thuộc.
- Hành động nhân vật đơn giản để trẻ dễ dàng bắt chước.
- Số lượng nhân vật ít. (khoảng 2-3 nhân vật)
Cho trẻ tiếp xúc với kịch bản:
- Đọc hoặc kể cho trẻ nghe toàn bộ tác phẩm văn học nhiều lần bằng nghệ thuật đọc và kể diễn cảm để trẻ nắm được nội dung của tác phẩm.
- Trò chuyện với trẻ về tác phẩm, gợi mở, giúp trẻ nắm được nội dung và ghi nhớ cốt truyện, nhớ tên nhân vật, nhớ hành động nhân vật,...
- Đọc kịch bản cho trẻ nghe, giúp trẻ nhớ được trình tự và nội dung của vở kịch, nhớ được lời thoại, phân biệt được sắc thái, giọng điệu, lời nói của các nhân vật.
- Lựa chọn các bài hát, điệu múa phù hợp với kịch bản và cho trẻ làm quen dần với bài hát, điệu múa đó.
3.2/ Phân vai và luyện tập
Luyện tập
Cô đọc cho trẻ nghe lại toàn bộ kịch bản để trẻ ghi nhớ ngôn ngữ của nhân vật trẻ sẽ đóng, cho trẻ đồng thanh nói lại lời thoại. Sau đó cho từng trẻ nhắc lại lời thoại vai diễn đã được phân theo trình tự của vở kịch.
Cô hướng dẫn trẻ thể hiện vai diễn bằng lời nói, cử chỉ, điệu bộ, hành động kịch sao cho phù hợp với nhân vật, với diễn biến của vở kịch. Khuyến khích trẻ thể hiện trí tưởng tượng, sáng tạo về vai diễn.
Cô cho lần lượt từng nhóm trẻ tập phối hợp với nhau tạo điều kiện cho trẻ nhận xét lẫn nhau cũng như phối hợp nhịp nhàng giữa các vai diễn trong hành động và trong lời thoại.
Trong quá trình luyện tập, GV theo dõi, nhận xét, bổ sung kịp thời những gì trẻ chưa thực hiện được và có thể làm mẫu cho trẻ xem ( nếu cần)
Phân vai
Trẻ tự thỏa thuận vai diễn của mình trong nhóm.
GV giúp trẻ luân chuyển vai.
Không nên để trẻ đóng một vai cố định, nhất là các vai nhân vật có tính cách và hành động xấu.
Đối với trò chơi đóng kịch sử dụng rối: GV hướng dẫn trẻ cách điều khiển các con rối sao cho các động tác phù hợp với các tình huống của vở kịch cũng như tính cách, tuổi tác của nhân vật.
3.3/ Sân khấu, đạo cụ và hóa trang
Chú ý:
Sân khấu đơn giản: Có thể sử dụng khoảng trống nhỏ trong lớp, ngoài sân và trang trí phù hợp.
Sân khấu cho trò chơi đóng kịch bằng rối: Có thể sử dụng một tấm bảng 1.2x0.8m có giá đỡ phía sau hoặc hai mặt bàn ghép laijhay chỉ đơn giản là bệ cửa sổ, trên đó được trang trí câc cảnh phù hợp với từng vở kịch. Người điều khiển rối ngồi phía sau điều khiển hoạt động của con rối theo kịch bản.
Là những đồ vật để chỉ rõ một không gian xác định mà câu chuyện trong vở kịch xảy ra như: bàn, ghế, đồ dùng, .. Mà nhân vật trong vở kịch sử dụng.
Tùy thuộc vào hình thức tổ chức cũng như điều kiện của trường, lớp mà có nhiều mức độ và cách hóa trang khác nhau cho trẻ tham gia đóng kịch. ( có thể hóa trang trên mặt, trên đầu, trên tóc, trên quần áo,...)
Sân khấu:
Đạo cụ:
Hóa trang:
4/ Chú ý
Khuyến khích trẻ tự nhận vai, không ép trẻ đóng vai trẻ không thích đồng thời GV nên tạo hứng thú cho trẻ trong các vai diễn.
Có âm nhạc kèm theo trong khi chơi trò chơi đóng kịch
Có sự luân chuyển trong các vai diễn tránh tình trạng trẻ chỉ đóng một vai trong thời gian dài.
Tất cả các trẻ đều được tham gia
Trang phục phù hợp với nhân vật kịch nhưng vẫn mang nét ngộ nghĩnh , đáng yêu của trẻ thơ.
Tổ chức cho trẻ đóng kịch “Quả bầu tiên
Mục tiêu:
- Trẻ biết tên truyện, nắm được nội dung và hiểu được câu chuyện,nhớ tên các nhân vật, tình tiết chính trong truyện
Trẻ trả lời được câu hỏi của cô rõ ràng mạch lạc.
Rèn cho trẻ khả năng chú ý, ghi nhớ có chủ định.
Phát triển ngôn ngữ mạch lạc
Chuẩn bị
Truyện, kịch bản “ Quả bầu tiên”
Trang phục: của cậu bé, tên địa chủ , cáo, chim én nhỏ, mũ phù hợp cho từng nhân vật.
Đạo cụ: quả bầu, hạt bầu, cái sọt.
Sân khấu: trong lớp học được trang trí như một làng quê.
Nhạc nền
III. Cách tiến hành
Trò chơi đóng kịch “ Quả bầu tiên” được tổ chức trong chủ đề “ Thế giới thực vật”.
Đọc hoặc kể cho trẻ nghe nhiều lần về câu chuyện.( cho trẻ kể lại nếu trẻ đã thuộc).
Trò chuyện, đàm thoại về câu chuyện:
+ “Truyện có những nhân vật nào?”
+ “Chú bé trong câu chuyện đã làm gì khi nhìn thấy chim Én nhỏ bị thương?”
+ “Chim Én nhỏ đã đền đáp chú bé bằng gì? Bên trong quả bầu của chú bé có gì?”
+ “Nhân vật nào trong câu chuyện cũng muốn có hạt bầu tiên? Hắn đã làm gì với chim Én nhỏ để được đền đáp bằng một hạt bầu tiên?”
+ “ Vì sao tên địa chủ lại bị trừng phạt? Bị trừng phạt như thế nào?”
+ “Qua câu chuyên đó chúng mình nên học tập nhân vật nào?
Hướng dẫn, gợi ý trẻ thực hiện các vai diễn bằng các hành động cơ thể, biểu hiện của nét mặt, cử chỉ,...
Cho trẻ tự chọn vai diễn hoặc cô phân vai. Ban đầu cô là người dẫn truyện, sau đó có thể để trẻ tự phân công nhau làm người dẫn truyện.
Cô đọc kịch bản cho trẻ nghe để trẻ ghi nhớ các câu thoại theo đúng vai, đúng trình tự câu chuyện.
Cho trẻ luyện tập nhiều lần.
Có thể để trẻ tự sửa lời thoại của các nhân vật theo ý trẻ. (phù hợp với vai và với câu chuyện)
Tổ chức cho trẻ biểu diễn.
Cô cần khen ngợi, khuyến khích trẻ. Tùy vào hứng thú của trẻ mà có thể kéo dài số lần biểu diễn.
Cảm ơn cô và các bạn
đã lắng nghe
Thân chào
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoa Oải Hương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)