Chuyên gia pro khang yêu thư
Chia sẻ bởi Đăng Nhật Tùng |
Ngày 10/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: chuyên gia pro khang yêu thư thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
A. Đọc thành tiếng :
*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):
- Trí dũng song toàn
- Thái sư Trần Thủ Độ
- Lập làng giữ biển
- Cao Bằng
- Luật tục xưa của người Ê – đê
- Phong cảnh đền Hùng
*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài
B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút)
I. Đọc thầm bài văn sau:
CON ĐƯỜNG QUÊ EM
Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em. Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.
( theo Hồng Lan)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu1. Bài văn tả cảnh gì?
A. Con đường
B. Phiến đá
C. Làng quê
D. Đêm trăng đẹp
Câu 2 : Trong câu: “Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi.”. Tiếng “mặt” trong mặt đường là giống tiếng “mặt” trong từ :
A. Mặt người
B. Mặt mũi
C. Mặt biển
D. Vắng mặt
Câu 3 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Từ thay thế cho từ “sừng sững” là từ:
A. Vạm vỡ
B. Lực lưỡng
C. Uy nghi
D. Cao lớn
Câu 4: Trong câu: “Hai bên đường, nhà cửa san sát” từ mà không thể thay thế cho từ “san sát” là:
A. Chật chội
B. Chen chúc
C. Thưa thớt
D. Đông đúc
Câu 5: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy”. Trạng ngữ trong câu này là trạng ngữ chỉ:
A. Thời gian
B. Địa điểm
C. Nguyên nhân
D. Mục đích
Câu 6: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.” Từ “ Vui đùa” và “ chạy nhảy” là từ:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu 7: Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Từ “ già” có thể thay thế bằng từ:
A. Cổ kính
B. Cổ thụ
C. Cổ điển
D. Cổ nhân
Câu 8 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Và câu : “Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em.”. Câu văn này khi miêu tả đã sử dụng:
A. Phép so sánh
B. Phép nhân hóa
C. Phép liên tưởng
D. Cả ba cách trên.
Câu 9 : Trong câu : “Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường.” Các từ có tiếng “xe” đều là:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu10 : Bài Văn tả theo thứ tự:
A. Từ xa đến gần
B. Từng bộ phận của cảnh
*. HS bốc thăm và đọc một trong các bài tập đọc sau (Theo yêu cầu của GV):
- Trí dũng song toàn
- Thái sư Trần Thủ Độ
- Lập làng giữ biển
- Cao Bằng
- Luật tục xưa của người Ê – đê
- Phong cảnh đền Hùng
*. Trả lời 1 câu hỏi có liên quan đến nội dung bài
B. Đọc thầm và làm bài tập: (Thời gian: 30 phút)
I. Đọc thầm bài văn sau:
CON ĐƯỜNG QUÊ EM
Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác. Bắt đầu từ đó, đường đổ dốc xuống, chạy qua giữa làng làm ranh giới cho hai xóm. Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi. Những phiến đá to gần bằng bàn nước xếp hàng tư lát dọc, nhiều chỗ lõm xuống như lòng mâm. Hai bên đường, nhà cửa san sát. Cứ nhìn những phiến đá ven đường là biết ngay cổng từng nhà. Phiến đá to nhất, nhẵn bóng vẽ đủ ba bốn “bàn cờ tướng” đúng là cổng nhà cậu Toàn. Phiến đá màu trắng ngà, nổi vân như đầu con rồng chính là nhà thầy Hoán dạy em năm ngoái. Còn kia là phiến đá vuông màu xanh ghi quen thuộc, đó chính là lối đi vào nhà em. Vui nhất là những lúc chiều tà, trâu bò thả cỏ ở ven đê đi về làng, những chiếc móng côm cốp trên mặt đường. Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường. Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em. Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.
( theo Hồng Lan)
II. Dựa vào nội dung bài đọc, đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây.
Câu1. Bài văn tả cảnh gì?
A. Con đường
B. Phiến đá
C. Làng quê
D. Đêm trăng đẹp
Câu 2 : Trong câu: “Mặt đường vào làng không rộng lắm, chỉ vừa một xe trâu đi.”. Tiếng “mặt” trong mặt đường là giống tiếng “mặt” trong từ :
A. Mặt người
B. Mặt mũi
C. Mặt biển
D. Vắng mặt
Câu 3 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Từ thay thế cho từ “sừng sững” là từ:
A. Vạm vỡ
B. Lực lưỡng
C. Uy nghi
D. Cao lớn
Câu 4: Trong câu: “Hai bên đường, nhà cửa san sát” từ mà không thể thay thế cho từ “san sát” là:
A. Chật chội
B. Chen chúc
C. Thưa thớt
D. Đông đúc
Câu 5: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy”. Trạng ngữ trong câu này là trạng ngữ chỉ:
A. Thời gian
B. Địa điểm
C. Nguyên nhân
D. Mục đích
Câu 6: Trong câu: “Dưới ánh trăng, chúng em vui đùa, chạy nhảy trên con đường quen thuộc ấy.” Từ “ Vui đùa” và “ chạy nhảy” là từ:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu 7: Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Từ “ già” có thể thay thế bằng từ:
A. Cổ kính
B. Cổ thụ
C. Cổ điển
D. Cổ nhân
Câu 8 : Trong câu: “Con đường làng em có cây đa già sừng sững trên bờ đê như một người lính gác”. Và câu : “Những tối sáng trăng, mặt đường như chiếc khăn sọc trắng vắt qua vai làng em.”. Câu văn này khi miêu tả đã sử dụng:
A. Phép so sánh
B. Phép nhân hóa
C. Phép liên tưởng
D. Cả ba cách trên.
Câu 9 : Trong câu : “Xe trâu, xe cải tiến lóc cóc lăn bánh, xe đạp thồ xuống dốc nhảy tưng tưng qua các phiến đá mấp mô trên mặt đường.” Các từ có tiếng “xe” đều là:
A. Từ ghép có nghĩa tổng hợp
B. Từ ghép có nghĩa phân loại
C. Từ đơn
D. Từ láy
Câu10 : Bài Văn tả theo thứ tự:
A. Từ xa đến gần
B. Từng bộ phận của cảnh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đăng Nhật Tùng
Dung lượng: 262,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)