Chuyên đề xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực - THCS Nguyễn Văn Linh - Yên Mỹ - Hưng Yên

Chia sẻ bởi Đặng Quang Đức | Ngày 29/04/2019 | 65

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực - THCS Nguyễn Văn Linh - Yên Mỹ - Hưng Yên thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề

Cô và trò trường THCS Nghĩa Hiệp trong giờ ra chơi
nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh trong công tác xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực
Trường THCS Nguyễn văn Linh - Yên Mỹ hưng yên

đơn vị tổ chức hội thảo
A/ Đặt Vấn đề
Trong nhiều năm gần đây những mặt trái của sự phát triển kinh tế xã hội cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin đã có tác động không nhỏ đến nhân cách đạo đức học sinh trong các nhà trường. ở một số trường học đã có nhiều học sinh biểu hiện sự xuống cấp về đạo đức do vậy công tác giáo dục đạo đức học sinh ngày càng khó khăn. Để từng bước nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện cho học sinh thì công tác nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho các em là một vấn đề quan trọng trong mỗi nhà trường THCS và cũng là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của phong trào
" Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực" mà trường THCS Nghĩa Hiệp phấn đấu trong năm học 2008 - 2009.
B/ Những nội dung cụ thể mà nhà trường đã và đang thực hiện trong năm học 2008 - 2009
I/ Đối với ban giám hiệu nhà trường
1/ Nhận thức và quán triệt đến toàn thể cán bộ giáo viên và nhân viên trong nhà trường nắm được ý nghĩa, tiêu chuẩn, mục đích của việc xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực.

2/ Xây dựng kế hoạch nhiệm vụ nam học phù hợp với đặc điểm của nhà trường .
3/ Xác định việc nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và giáo dục đạo đức học sinh là nh?ng nhiệm vụ trọng tâm trong nam học.
4/ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm và giáo dục đạo đức học sinh phù hợp với điều kiện của nhà trường.
5/ Lựa chọn đội ngũ giáo viên có phẩm chất, nang lực, tâm huyết để làm công tác chủ nhiệm .
6. Tham mưu với các cấp và các đoàn thể ở địa phương phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác giáo dục đạo đức học sinh.
7/ Làm tốt công tác thi đua khen thưởng và khuyến học.
II/ Đối với tổ chức công đoàn
1/ Phối hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường trong việc phân công chuyên môn.
2/ Thực hiện tốt cuộc vận động " Dân chủ - Kỷ cương - Tinh thương - Trách nhiệm".
3/ Tích cực cham lo đời sống vật chất, tinh thần cho CB - GV - NV- HS nhà trường ( thông qua các hoạt động từ thiện nhân đạo.).
III/ Đối với tổ chức đoàn đội
1/ Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu, tổ chủ nhiệm để xây dựng kế hoạch hoạt động của đoàn - đội theo chủ điểm của năm học.
2/ Chú trọng công tác giáo dục đạo đức học sinh theo 5 điều Bác Hồ dạy.
3/ Tổ chức cho học sinh trong toàn trường học tập điều lệ trường phổ thông để hiểu rõ nhiệm vụ của người học sinh và nội quy nhà trường.
4/ Tổ chức kể chuyện về " Tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong các buổi chào cờ đầu tuần"
5/ Thường xuyên tổ chức các hoạt động sinh hoạt tập thể, vui chơi giải trí có lồng ghép giáo dục đạo đức học sinh.
6/ Kết hợp chặt chẽ với Đoàn thanh niên ở xã tổ chức các hoạt động giao lưu vui chơi, nhằm tuyên truyền để các em tự hào về truyền thống của nhà trường, của địa phương . Từ đó có ý thức phấn đấu học tập và rèn luyện.
IV/ đối với giáo viên chủ nhiệm lớp
1/ Có tinh thần trách nhiệm cao, có uy tín và năng lực nghệ thuật sư phạm.
2/ Nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lý, hoàn cảnh của từng học sinh.
3/ Phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn và các đoàn thể trong nhà trường trong công tác giáo dục học sinh của lớp.
4/ Liên hệ chặt chẽ với gia đinh để kịp thời phát hiện và ngan chặn nh?ng học sinh có biểu hiện sai lệch về chuẩn mực đạo đức.
5/ Dề cao phương pháp giáo dục thông qua việc nêu gương tốt, khen thưởng kịp thời, động viên và ghi nhận nh?ng cố gắng của các em, không lạm dụng hinh thức trừng phạt.
6/ Luôn luôn là tấm gương mẫu mực về nhân cách để học sinh noi theo.
7/ Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp có tinh thần trách nhiệm và tự quản.
V/ Đối với giáo viên bộ môn
Trong nhà trường học sinh chịu ảnh hưởng rất nhiều từ thầy cô giáo. Thầy cô giáo có uy tín, có tài năng sư phạm sẽ tạo nên hứng thú học tập và rèn luyện của các em. Do vậy mỗi thầy cô giáo cần:
1/ Là tấm gương về đạo đức tự học và sáng tạo.
2/ Phải tự giác thực hiện " Dân chủ, kỷ cương, tinh thương, trách nhiệm".
3/ Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy.
4/ Bài giảng phải hấp dẫn và " thân thiện".
5/ Kết hợp chặt chẽ với giáo viên chủ nhiệm lớp, coi việc nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức học sinh là nhiệm vụ của mỗi thầy cô trong nhà trường chứ không phải chỉ của giáo viên chủ nhiệm.
VI/ Đối với học sinh
1/ Tích cực chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện theo 5 điều Bác Hồ dạy.

2/ Tang cường công tác tự quản trong từng lớp, khối lớp, hàng tuần có đánh giá xếp loại.
3/ Hiểu được nh?ng tác hại của các tệ nạn xã hội từ đó tránh xa nh?ng tệ nạn đó.
4/ Có tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và rèn luyện.
5/ Có ý thức chấp hành luật lệ giao thông và gi? gin trật tự công cộng.
c/ Kết luận
Chủ trương " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" là một quyết định đúng đắn nhằm huy động được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục an toàn thân thiện, lành mạnh, hiệu quả phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc, truyền thống cách mạng, bản sắc văn hoá phù hợp với điều kiện của từng địa phương. " Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực" nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập, sinh hoạt và các hoạt động xã hội, tạo cơ sở vững chắc cho việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, trang bị những kĩ năng sống cần thiết cho các em vào đời, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Một buổi sinh hoạt ngoại khóa của học sinh
d/ Một số tình huống ứng xử sư phạm
Tình huống 1:
Vào một ngày gần Tết nguyên đán Kỷ Sửu năm 2009 em Bùi Trung Hiếu học sinh lớp 8B. Sau giờ truy bài đã gặp thầy phó hiệu trưởng nộp 20.000đ và nói là "em nhặt được ở dưới gầm ghế đá trong giờ truy bài". Ngay sau đó là tiết chào cờ đầu tuần. Cô tổng phụ trách đã tuyên dương tinh thần thật thà của em Hiếu. Sau khi hết tiết học thứ nhất, em Phạm Trọng Hưởng cũng là học sinh lớp 8 B có thua với cô giáo chủ nhiệm số tiền em bị mất là 40.000đ và tố giác bạn Hiếu đã giữ lại 20.000đ và đề nghị nhà trường giải quyết. Trước tình huống đó cô giáo chủ nhiệm và cô tổng phụ trách đã gọi riêng em Hiếu xuống văn phòng để tìm hiểu. Em Hiếu một mực nói là chỉ nhặt được 20.000đ và móc túi ra 30.000đ của em mang đi đóng học. Trong khi đó một tay em vẫn nắm và hơi bối rối. Biết được điều này, thày hiệu phó đã nói em tính nhầm rồi, đây là 30.000đ và trong tay em vẫn còn tiền . Em Hiếu đã xoè bàn tay có tờ 20.000đ và nói em quên.
Tình huống 2:
Trong giờ giáo dục công dân của lớp 8A. Cô giáo Nguyễn Thị Duyên giảng về sức khoẻ sinh sản vị thành niên. Sau khi cô giảng xong một số biện pháp, em Đỗ Thị T đứng dậy thưa cô " nhưng người ta cứ nài nỉ và đòi hỏi thì làm thế nào" cả lớp đổ sô nhìn về phía em T. Trong tình huống này cô giáo đã xử lý tình huống bằng cách nói rằng " Em có điều gì khó nói thì gặp riêng cô sau giờ học này".
Tình huống 3:
Em Nguyễn Văn Cường là học sinh cá biệt của lớp 9A đã từng bỏ học 1 năm do ham chơi điện tử. Sau khi được nhà trường vận động và sự tha thiết của gia đình, em đã trở lại trường. Trong một giờ thể dục giữa giờ, em đã cầm hai chiếc dép của mình ném lên cây Bàng và rơi vào một học sinh khác. Cô tổng phụ trách đã gọi vào văn phòng đề nghị Ban giám hiệu kỷ luật. Thầy phó hiệu trưởng có nói " Em nghĩ như thế nào về hành động của em" Em Cường đã trả lời " Em ném chưa vào ai cả, thầy nói thêm " Thầy rất thất vọng về hành động đó của em, vì dù sao đó cũng là sai và phụ lòng mong mỏi của bố mẹ em và các thầy cô". Em Cường cãi lại " Thầy không biết đó thôI bố em cứ mỗi khi uống rượu lại chửi mắng mẹ em và đánh em, em chẳng tin nữa" trước tình huống đó thầy đã ân cần và nói " Em có hiểu lý do nào dẫn tới bố em uống rượu không, đó là do bố em quá thất vọng vì em, rất mong có sự tiến bộ của em, nhưng em lại cứ hay bỏ học. Theo thầy là một người con mình phải sửa đổi trước, để bố mẹ có niềm tin vào em, nếu em tiến bộ bố em sẽ không thế nữa. Em Cường đã khóc và xin lỗi thầy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Quang Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)