Chuyên đề vhdg
Chia sẻ bởi Trần Ánh Dương |
Ngày 19/03/2024 |
21
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề vhdg thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
Phần thi:
KHÁM PHÁ VHDG
Cách chơi: Phần thi này gồm 6 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ tối đa là 30 giây. Các đội bấm đèn giành quyền trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 30 điểm; nếu trả lời sai, đội khác giành quyền trả lời (duy nhất chỉ được một lần/câu) nếu đúng được 20 điểm, nếu sai không bị trừ điểm.
CÂU 1: Cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám đã biến hóa qua những kiếp nào, qua đó nhằm thể hiện ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN:
* Tấm chết -> chim vàng anh -> cây xoan đào -> Khung cửi -> cây thị -> quả thị -> cô Tấm.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trong cuộc đấu tranh giành lại quyền sống và hạnh phúc.
CÂU 2: Bài ca dao nào có nhiều từ “TRÔNG” nhất, hãy đọc bài ca dao ấy?
ĐÁP ÁN:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn TRÔNG nhiều bề:
TRÔNG trời, TRÔNG đất, TRÔNG mây
TRÔNG mưa, TRÔNG nắng, TRÔNG ngày, TRÔNG đêm
TRÔNG cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng ( 09 từ Trông)
CÂU 3: Người phụ nữ trong câu ca dao sau được ví với loại thức ăn gì?
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như…đỡ khi đói lòng”
ĐÁP ÁN: Cơm nguội
CÂU 4: Hãy kể tên của 4 vị “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian người Việt?
ĐÁP ÁN: Đức Thánh Tản, Chữ Đạo Tổ (Chữ Đồng Tử), Đức Thánh Gióng (Thánh Gióng), Mẫu Liễu Hạnh ( Liễu Hạnh).
CÂU 5: Vì sao Thánh Gióng lại bay lên trời cao, còn An Dương Vương lại đi xuống biển sâu?
ĐÁP ÁN: Thể hiện thái độ của tác giả dân gian: Thánh Gióng là biểu tượng cho sự chiến thắng, còn An Dương Vương lại để mất nước.
CÂU 6: Tại sao nói CON CÒ trong ca dao là hình ảnh biểu tượng cho người nông dân xưa?
ĐÁP ÁN:
- Bởi hoàn cảnh của người nông dân xưa rất cơ cực, vất vả trong cuộc sống mưu sinh như hoàn cảnh sống của con cò.
- Đức tính con cò: chăm chỉ, chịu thương chịu khó như đức tính của người nông dân.
- Hình dáng con cò mảnh mai, gầy guộc đáng thương như người nông dân xưa ( Số phận thấp hèn, thể xác tiều tụy)
KHÁM PHÁ VHDG
Cách chơi: Phần thi này gồm 6 câu hỏi, mỗi câu hỏi có thời gian suy nghĩ tối đa là 30 giây. Các đội bấm đèn giành quyền trả lời, mỗi câu trả lời đúng được 30 điểm; nếu trả lời sai, đội khác giành quyền trả lời (duy nhất chỉ được một lần/câu) nếu đúng được 20 điểm, nếu sai không bị trừ điểm.
CÂU 1: Cô Tấm trong truyện cổ tích Tấm Cám đã biến hóa qua những kiếp nào, qua đó nhằm thể hiện ý nghĩa gì?
ĐÁP ÁN:
* Tấm chết -> chim vàng anh -> cây xoan đào -> Khung cửi -> cây thị -> quả thị -> cô Tấm.
* Ý nghĩa: Thể hiện sức sống mãnh liệt của con người trong cuộc đấu tranh giành lại quyền sống và hạnh phúc.
CÂU 2: Bài ca dao nào có nhiều từ “TRÔNG” nhất, hãy đọc bài ca dao ấy?
ĐÁP ÁN:
Người ta đi cấy lấy công
Tôi nay đi cấy còn TRÔNG nhiều bề:
TRÔNG trời, TRÔNG đất, TRÔNG mây
TRÔNG mưa, TRÔNG nắng, TRÔNG ngày, TRÔNG đêm
TRÔNG cho chân cứng đá mềm
Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng ( 09 từ Trông)
CÂU 3: Người phụ nữ trong câu ca dao sau được ví với loại thức ăn gì?
“Chàng ơi phụ thiếp làm chi
Thiếp như…đỡ khi đói lòng”
ĐÁP ÁN: Cơm nguội
CÂU 4: Hãy kể tên của 4 vị “Tứ bất tử” trong tín ngưỡng dân gian người Việt?
ĐÁP ÁN: Đức Thánh Tản, Chữ Đạo Tổ (Chữ Đồng Tử), Đức Thánh Gióng (Thánh Gióng), Mẫu Liễu Hạnh ( Liễu Hạnh).
CÂU 5: Vì sao Thánh Gióng lại bay lên trời cao, còn An Dương Vương lại đi xuống biển sâu?
ĐÁP ÁN: Thể hiện thái độ của tác giả dân gian: Thánh Gióng là biểu tượng cho sự chiến thắng, còn An Dương Vương lại để mất nước.
CÂU 6: Tại sao nói CON CÒ trong ca dao là hình ảnh biểu tượng cho người nông dân xưa?
ĐÁP ÁN:
- Bởi hoàn cảnh của người nông dân xưa rất cơ cực, vất vả trong cuộc sống mưu sinh như hoàn cảnh sống của con cò.
- Đức tính con cò: chăm chỉ, chịu thương chịu khó như đức tính của người nông dân.
- Hình dáng con cò mảnh mai, gầy guộc đáng thương như người nông dân xưa ( Số phận thấp hèn, thể xác tiều tụy)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Ánh Dương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)