CHUYÊN ĐỀ VỆ SINH CÁ NHÂN HS TIỂU HỌC.ra

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Điền | Ngày 06/05/2019 | 54

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ VỆ SINH CÁ NHÂN HS TIỂU HỌC.ra thuộc Học vần 1

Nội dung tài liệu:

PHÒMG GD&ĐT U MINH THƯỢNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC MINH THUẬN 5
CHUYÊN ĐỀ
VỆ SINH CÁ NHÂN& VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Người thực hiện: Phạm Thanh Điền
I. CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ
1. Định nghĩa về sức khoẻ
“Sức khoẻ là một trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”
“ Tổ chức Y tế Thế giới”
Như vậy sức khoẻ gồm 3 mặt:
- Sức khoẻ thể chất- Sức khoẻ tinh thần - Sức khoẻ xã hội.
Sức khoẻ thể chất
- Sức lực: sức đẩy, sức kéo, sức nâng cao
Sự nhanh nhẹn:khả năng phản ứng của cơ thể
Sự dẻo dai: vận động cơ thể liên tục không mệt mỏi.
Khả năng chống đỡ các yếu tố gây bệnh:ít ốm đau, chóng bình phục
Khả năng chịu đựng,chống đỡ với môi trường
Đó là trạng thái thăng bằng của 4 hệ thống:Tiếp xúc, vận động, nội tạng và điều khiển của cơ thể.
Sức khoẻ tinh thần
Là hiện thân của sự giao tiếp xã hội, tình cảm và tinh thần thể hiện ở cảm giác dễ chịu,cảm xúc vui tươi, thanh thản, lạc quan yêu đời; quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những quan niệm bi quan, lối sống không lành mạnh.
Cơ sở của SKTT là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động giữa lý trí và tình cảm.

Sức khoẻ xã hội

Là sự hoà nhập giữa cá nhân và cộng đồng
Cơ sở của sức khoẻ xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự hoà nhập giữa cá nhân gia đình và xã hội.
Ba yếu tố sức khoẻ liên quan chặt chẽ với nhau.Nó là sự thăng bằng của tất cả những khả năng sinh học, tâm lý và xã hội của con người.
Vận dụng khái niệm sức khoẻ vào trường học - nâng cao sức khỏe
2. Các yếu tố quyết định sức khoẻ
2. Các yếu tố quyết định sức khoẻ
2.1 Yếu tố di truyền:
Đó là những đặc điểm của cơ thể phản ánh về sưc khoẻ của mỗi người như: màu da, màu tóc, chiều cao, cân nặng, tuổi thọ và bệnh tật.
Tính di truyền được quyết định bởi bộ máy di truyền có trong nhân của tế bào
2.2 Yếu tố môi trường:
Môi trường là hoàn cảnh xung quanh cơ thể sống .
Con người chịu tác động bởi môi trường tự nhiên và môi trường xã hội
Con người sinh học chịu sự chi phối của quy luật tự nhiên: di truyền, biến dị, bảo toàn năng lượng, bảo toàn vật chất..
Con người xã hội chịu sự chi phối của quy luật xã hội về kinh tế, văn hoá, chính trị
2.3 Lối sống:
Bao gồm tất cả các mặt sinh hoạt của con người về tinh thần và vật chất như tư duy, tình cảm, ăn uống, lao động, học tập, nghỉ ngơi,TDTT, vui chơi, giải trí..
Lối sống văn minh, lành mạnh thì có lợi cho sức khoẻ,lối sốngLạc hậu không lành mạnh thì có hại cho sức khoẻ.
3.Mục đích của giáo dục sức khoẻ
Tự tạo ra, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ của cá nhân và cộng đồng
Tự chịu trách nhiệm và quyết định những biện pháp bảo vệ sức khoẻ cho mình
Tự giác chấp nhận duy trì lối sống lành mạnh,từ bỏ thói quen, tập quán có hại cho sức khoẻ
Biết sử dụng các dịch vụ y tế.
4.Bản chất của quá trình GDSK
Bản chất của quá trình GDSK là tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí của con người nhằm thay đổi hành vi sức khoẻ có hại thành hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân và cộng đồng.
Hành vi sức khoẻ con người có 3 thành phần:
Nhận thức- Kỹ năng- thái độ
Bản chất của quá trình GDSK
Các yếu tố cấu thành hành vi sức khoẻ
5. Một số yêu cầu trong quá trình thay đổi hành vi
Đối tượng phải nhận ra rằng họ có vấn đề
Đối tượng mong muốn giải quyết vấn đề
Vấn đề đó phải có khả năng thực thi và được xã hội công nhận
Đối tượng phải làm thử hành vi mới
Đối tượng đánh giá được hiệu quả của hành vi mới
Đối tượng chấp nhận thực hiện hành vi mới
Phải có sự hỗ trợ để duy trì hành vi mới đó
Quá trình thay đổi hành vi
II. VỆ SINH CÁ NHÂN

1. Vai trò của đôi bàn tay
Cầm nắm, điều khiển dụng cụ,máy móc
Thực hiện các thao tác trong ăn uống, sinh hoạt hằng ngày
Chăm sóc con cái, gia đình, người thân,bạn bè
Truyền đạt và thể hiện tình cảm
Bàn tay bẩn là nơi vi khuẩn tồn tại, phát triển và dẫn đến bệnh tật.
2.Tác hại của bàn tay bẩn
-Trên 1cm2 da của người bình thường có 40.000 vi khuẩn, ở bàn tay có nhiều hơn.
-Qua bàn tay bẩn vi khuẩn, trứng giun, sán, nấm sẽ vào cơ thể người và gây ra nhiều bệnh:
+Đường tiêu hoá: thương hàn, tả, lỵ..
+Đường da và niêm mạc:hắc lào, ghẻ lở, mụn nhọt, mắt hột, v.v..
+Giun sán.
+Bệnh phụ khoa
+Cúm gia cầm
3.Lúc nào cần rửa tay?
-Trước khi:
+Rửa mặt
+ Ăn, chế biến thức ăn, cầm thức ăn,cho trẻ bú hoặc ăn v.v..
-Sau khi:
+đi tiêu, đi tiểu,làm vệ sinh và chăm sóc trẻ
+chơi bẩn hoặc chơi với các con vật
+đi học về, quét dọn rác, đếm tiền,lao động sản xuất, dính các vết bẩn ở bàn tay
4.Đồ dùng để rửa tay
Thùng có vòi(robinet) hoặc xô, chậu chứa nước sạch
Chậu sạch
Xà phòng rửa tay
Khăn sạch
Gáo múc nước (nếu không có vòi nước chảy)
Nếu thường xuyên rửa tay sạch, chúng ta sẽ giảm 47% rủi ro do nhiễm khuẩn tiêu hoá, 15% nhiễm khuẩn đường hô hấp hay loại trừ 35% khả năng lây truyền vi khuẩn Shigella, nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy và làm tử vong hàng triệu người mỗi năm trên toàn Thế giới.
CÁC BƯỚC RỬA TAY SẠCH
BẰNG XÀ PHÒNG
Làm ướt hai bàn tay dưới vòi nước sạch hoặc dùng gáo sạch để múc nước dội ướt tay. Lấy dung dịch xà phòng vào lòng bàn tay (hoặc xoa xà phòng bánh vào lòng bàn tay). Chà sát hai lòng bàn tay vào nhau.
Dùng lòng bàn tay này chà sát chéo lên mu bàn tay kia và ngược lại.
Dùng ngón tay và lòng bàn tay
này cuốn và xoay lần lượt từng
ngón của bàn tay kia và ngược lại.
III.VỆ SINH MÔI TRƯỜNG

1.Khái niệm về môi trường
Môi trường của một vật thể hay một sự kiện là tổng hợp các điều kiện bên ngoài của vật thể hay sự kiện đó.
Môi trường sống của con người là tổng hợp các điều kiện vật lý, hoá học,sinh học, xã hội bao quanh và có ảnh hưởngtới sự sống và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người.
2.Chức năng của môi trường
Môi trường là không gian sống của con người.
Môi trường là nơi cung cấp tài nguyên cho đời sống, sản xuất và các hoạt động khác của con người.
Môi trường là nơi chứa đựng các phế thải của con người
3.Những yếu tố môi trường gây nguy hại cho sức khoẻ con người
Ô nhiễm không khí: Các chất ô nhiễm KK thường là nhân tạo
Ô nhiễm môi trường nước: Các chất gây ô nhiễm gồm chất thải háo Ôxy,các chất hoá học, các vật gây bệnh.
Ô nhiễm môi trường đất: Các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, các nguồn chứa mầm bệnh.
4.Một số bệnh liên quan đến nước và điều kiện VSMT
Bệnh lây qua đường tiêu hoá
Bệnh giun sán
Các bệnh do muỗi truyền
Các bệnh mắt, ngoài da, phụ khoa
Bệnh cúm gia cầm
Các bệnh do hoá chất và chất độc
5. Nước sạch đối với đời sống con người
Vai trò của nước sạch:
Nước là 1 thực phẩm cần thiết cho đời sống và nhu cầu sinh lys của con người.
Nhờ nước mà các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể để duy trì sự sống.
Nước là môi trường trung gian lây truyền bệnh
Nước cần thiết cho nhu cầu VSCN,VSCC,cứu hoả và các yêu cầu khác.
Yêu cầu của nước là phải ĐỦ và SẠCH.
Lu, bể chứa nước mưa
Giếng đào
Giếng khoan
Công trình cấp nước tập trung
Một số biện pháp làm sạch nước:
Bể lọc nước

Xin chân thành cảm ơn ! Kính chúc quí thầy cô giáo và các em học sinh mạnh khoẻ, hạnh phúc. Chào tạm biệt!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Điền
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)