Chuyen de vat ly c2 - 09

Chia sẻ bởi Trần Phúc Đồng | Ngày 21/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: chuyen de vat ly c2 - 09 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

MỘT SỐ ĐIỂM CẦN CHÚ Ý VỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC VẬT LÍ TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG
I. Lượng hóa mục tiêu bài dạy:

 Quan điểm cũ về "mục đích yêu cầu" của một bài dạy: Thường chung chung, không có tiêu chí rõ ràng, nên thường dung các từ "nắm được", "hiểu được"... Thông thường, nó được đề ra một cách hình thức, xong một bài dạy không biết dựa trên những tiêu chí nào để đánh giá bài dạy đó.
 Hiện nay: Đánh giá một quá trình dạy học và một bài học nói riêng là phải dựa trên "kết quả học tập đầu ra": Tức là phải “lượng hóa” được mục tiêu mỗi bài dạy. Cơ sở để đề ra mục tiêu của bài dạy là phải dựa và chuẩn kiến thức và kĩ năng.
Ví dụ: Khi dạy về định luật Ôm.
- Theo kiểu cũ thì “mục đích yêu cầu” là:
+ Học sinh nắm vững được nội dung của định luật Ôm.
+ Vận dụng được kiến thức của định luật để giải bài tập và giải thích được các kết quả quan sát trong thí nghiệm và trong đời sống, sản xuất...
Quan điểm mới:
+ Phát biểu được nội dung và viết được biểu thức định luật.
+ Giải được các bài tập về mối quan hệ giữa 3 đại lượng U, I, R.
II. Một số điểm về phương pháp dạy học
nêu vấn đề:
Lối dạy học cũ đã đưa HS đến một thói quen tiếp nhận thông tin một cách thụ động.
 Luận điểm về vùng phát triển gần của vưgôtxky.
 Phương hướng trong những năm gần đây là đưa các phương pháp nhận thức khoa học của bộ môn vào quá trình giảng dạy.
Tuy nhiên, làm như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian, vì vậy, phương pháp dạy học nêu vấn đề chủ yếu chỉ áp dụng ở giải đoạn nêu vấn đề. Nhưng phương pháp gợi mở, dẫn dắt học sinh tham gia xây dựng bài vẫn được hết sức chú ý.
Chính vì vậy: trong giờ học thì cố gắng dẫn dắt học sinh tự tìm hiểu để nhận thức vấn đề:
 Học sinh tự làm việc càng nhiều càng tốt (Tuy nhiên để HS làm việc có hiệu quả thì sự dẫn dắt của GV là rất quan trọng)  Ngày nay giáo viên nói ít hơn nhưng phải chuẩn bị bài công phu hơn. Đồng thời tiết học có thể “ồn”.
 Hệ thống câu hỏi để gợi ý và dẫn dắt học sinh phải được chuẩn bị rất chu đáo:
+ Các câu hỏi phải rõ ràng, gọn, dễ hiểu.
+ Có tính gợi ý cao, kích thích được tính hứng thú cho học sinh.
+ Hệ thống câu hỏi phải lôgíc, theo một ý đồ rõ ràng, không đặt câu hỏi một cách tùy tiện.
 Chú ý việc khai thác lỗi của HS trong quá trình nhận thức (trước đây gọi là việc sửa lỗi: Học sinh mắc lỗi trong quá trình nhận thức một vấn đề nào đó bây giờ cần được hiểu đó là cơ hội cho giáo viên khai thác:
- Nguyên nhân của lỗi.
- Sai từ lúc nào.
- Sẽ dẫn tới đâu …
Ví dụ: Bài sự sở dài ở lớp 6: hình ảnh tháp Apphen chụp cách nhau 1 năm có hai chiều dài khác nhau rất có thể làm cho HS hiểu sai: sự nở phụ thuộc vào thời gian.
 Xu hướng phát triển giáo dục hiện nay là xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. Điều đó trước hết được thể hiện trong các bài dạy:
 Quan hệ giữa thầy và trò: Thân thiện, cởi mở, tình cảm. Cố gắng kéo tình thầy trò về gần với tình bạn bè hơn.
 Học sinh được quyền tham ý kiến thoải mái, tích cực xây dựng bài học, đề cao tính tự do trong quá trình nhận thức. Có ý kiến cho rằng cần có nhiều bộ SGK cho một bộ môn cũng một mặt thể hiện quan điểm này.
 Tăng cường tính hợp tác trong quá trình hoạt động trên lớp.
Như vậy: Phương pháp đọc chép không còn thích ứng với cách dạy học hiện nay. Kể từ năm học này, Bộ phát động đoạn tuyệt với phương pháp đọc chép (mặc dù ta đã làm).
III. Về vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi:
Nói chung, việc bồi dưỡng HSG không nên chỉ là tăng độ khó, nhất là độ khó về mặt tính toán.
a) Hiện đại hóa về nội dung:
Hiện nay tài liệu tham khảo là không ít nhưng các bài toán có nội dung hiện đại là không nhiều.
Hiện đại ở đây không có nghĩa là nâng cao mà phải hiểu ở các khía cạnh:
+ Cách đặt vấn đề.
+ Đề cập dần đến những kiến thức gần với tự nhiên và thực tế đời sống hơn.
+ Kiến thức đưa ra cố gắng tiếp cận với vật lí hiện đại.
Ví dụ:
Một dây mayso có điện trở 120 được sử dụng để làm dụng cụ đun nước làm việc dưới hiệu điện thế 220V. Thả dụng cụ này vào một bình nước rồi nối vào mạch điện trong thời gian đủ lâu thì nước trong bình được nung nóng tới 450C. Cần phải thay đổi chiều dài của dây như thế nào để trong điều kiện đó, nước trong bình có thể sôi? Nhiệt độ trong phòng là 200C và công suất tỏa nhiệt từ bình ra ngoài tỷ lệ với hiệu nhiệt độ trong bình và nhiệt độ xung quanh.
b) Rèn luyện phương pháp tư duy cho học sinh chứ không quá chú trọng về các dạng bài tập để khi thi học sinh có thể gặp lại.
Ví dụ:
Một bình chứa chất lỏng có trọng lượng riêng d0. Trong bình có hai quả cầu không thấm chất lỏng được nối với nhau bằng một sợi dây nhỏ, có trọng lượng không đáng kể. Các vật nằm lơ lửng trong lòng chất lỏng. Tính tỉ số giữa các thể tích V2/V1 của hai vật, biết trọng lượng riêng của các vật tương ứng là d1= 5d0 và d2= 0,2d0.
 Cách tư duy tự nhiên (trực diện):
- Một vật có d1>d0 nên vật này có xu hướng chìm; vật thứ hai có d2- Biểu thức lực tác dụng lên các vật:
F1 = T + P1
F2 = P2 - T
→ F1 + F2 = P1 + P2
(V1 + V2)d0 = V1d1 + V2d2
Thay các giá trị của d1 và d2 theo d0 và tính được:
V2/V1=5.
 Cách tư duy sáng tạo:
Coi hai vật như một vật duy nhất có trong lượng riêng trung bình bằng trọng lượng riêng của chất lỏng:
Ví dụ:
Một cái bình chữ U có hai nhánh A và B. Nhánh B có tiết diện S2=3m2, nhánh A gồm một đoạn nhỏ tiết diện S2 như nhánh B với chiều cao x=1m và một đoạn lớn có tiết diện S1=4m2 có một pistôn đậy kín miệng đoạn nhỏ với phía dưới pistôn là nước như hình vẽ. Nước bắt đầu được rót từ từ vào nhánh B và cho đến khi độ cao của cột nước trong nhánh này đạt tới h=5m thì pistôn bắt đầu được nâng lên. Độ cao ổn định h` của cột nước trong nhánh B sau đó sẽ là bao nhiêu? Áp suất khí quyển là p0=100kPa, khối lượng riêng của nước là =1000kg/m3.
c) Khai thác bản chất vật lí của hiện tượng vật lí được đề cập trong bài toán
Khi giải một bài toán vật lí thì điều trước hết là học sinh phải hiểu được bản chất vật lí của hiện tượng, của quá trình được đề cập đến trong bài toán đó. Từ đó mới tìm công cụ toán học thích hợp để giải.
c) Cởi mở về nội dung
Không nhất thiết phải tuân thủ theo chuẩn kiến thức và kĩ năng, vì đối với HSG thì khái niệm mới có thể được định nghĩa ngay trong đề thi.
Ví dụ:
Một cái bình chứa nước đầy tới miệng bình. Khi đó nước trong bình có khối lượng M=10kg và nhiệt độ t1=80C. Người ta thả nhẹ nhàng vào bình một khối nước đá có nhiệt độ t0=00C. Sau đó, khi toàn bộ nước đá đã chảy hết thì nhiệt độ nước trong bình là t=10C. Hãy xác định khối lượng của khối nước đá thả vào bình. Nhiệt dung riêng của nước là C=4200J/(kg.0C), nhiệt lượng cần để làm nóng chảy 1 kg nước đá là =330kJ. Bỏ qua sự mất mát nhiệt.
IV. Về việc sử dụng thiết bị dạy học

a) Sử dụng thiết bị thí nghiệm (thật):
Nói chung các thí nghiệm vật lí ở THCS là những thí nghiệm đơn giản. Việc tiến hành không gây nhiều khó khăn.
Tuy nhiên có một vấn đề mà giáo viên cần hiểu rõ và trang bị được cho HS về nhận thức: "sai số là bản chất của mọi phép đo":
Ta chỉ có thể giảm sai số nhưng không bao giờ triệt bỏ được sai số. Trong khi đó kiến thức về sai số ở THCS lại chưa được trang bị, vì vậy không nên khai thác quá nhiều ở khâu tính toán và xử lí số liệu, vẽ đồ thị ...
b) Ứng dụng CNTT:

 Vai trò của CNTT trong dạy học và trong dạy học vật lí nói riêng.
 Về thí nghiệm ảo: Trong nhiều trường hợp thực hiện thí nghiệm ảo còn có ưu thế hơn cả thí nghiệm thật (tuy nhiên những thí nghiệm làm thật được thì phải làm thật trước).
 Ứng dụng CNTT vào dạy học là rất rộng:
+ Khai thác mạng.
+ Lưu trữ tài liệu.
+ Chuẩn bị bài giảng.
+ Sử dụng các phần mềm …
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Phúc Đồng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)