Chuyên đề Văn (cấp Huyện)
Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng |
Ngày 21/10/2018 |
28
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Văn (cấp Huyện) thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ
VỀ DỰ CHUYÊN ĐỀ
CHUYÊN ĐỀ
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP
VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC
MÔN NGỮ VĂN TRƯỜNG THCS
NỘI DUNG CHÍNH
A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN THỐNG NHẤT
I/ Vài nét về đặc trưng Môn Ngữ văn
II/ Vị trí, mục tiêu Môn Ngữ văn trong trường THCS
III/ Về phương pháp dạy học
B/ TÌNH HÌNH DẠY - HỌC MÔN NGỮ VĂN
1/ Về phía giáo viên
2. Về phía học sinh
NỘI DUNG CHÍNH
C/ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:
I/ Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên
II/Tổ chức dạy và học môn Ngữ văn THCS
1/ Đối với giáo viên
2/ Đối với học sinh
A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN THỐNG NHẤT
I/ Môn Ngữ văn thuộc nhóm khoa học xã hội, có vai trò quan trọng trong việc giáo dục quan điểm, tư tưởng, tình cảm cho HS và là môn công cụ không chỉ trong giao tiếp, nhận thức mà còn là công cụ tư duy của học sinh.
II/ Môn Ngữ văn có vị trí đặc biệt trong việc thực hiện mục tiêu chung của nhà trường THCS
Mục tiêu tổng quát được cụ thể hóa thành ba phương diện: kiến thức, kĩ năng, thái độ.
A/ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN CẦN THỐNG NHẤT
1/ Kiến thức:
Nắm được những đặc điểm hình thức và ngữ nghĩa của các loại đơn vị tiêu biểu cho từng bộ phận cấu thành tiếng Việt; các tri thức về các kiểu văn bản thường dùng và các tri thức thuộc cách thức lĩnh hội và tạo lập các kiểu văn bản đó; một số khái niệm và thao tác phân tích tác phẩm văn học, có được những tri thức sơ giản về thi pháp, về lịch sử văn học Việt Nam, thế giới.
2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt khá thành thạo theo các kiểu văn bản và có kĩ năng sơ giản về phân tích tác phẩm văn học, bước đầu có năng lực cảm nhận và bình giá văn học.
3/ Thái độ, tình cảm: Nâng cao ý thức gìn giữ sự giàu đẹp của tiếng Việt và tinh thần yêu quý các thành tựu của văn học dân tộc và văn học thế giới;
xây dựng hứng thú và thái độ nghiêm túc, khoa học trong học tập tiếng Việt và văn học. Có ý thức và biết cách ứng xử, giao tiếp trong gia đình, trường học, ngoài xã hội một cách có văn hóa. Biết yêu quí cái đẹp, lên án cái xấu.
III/ Về phương pháp: Định hướng chung theo Luật Giáo dục: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học; môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm, rèn luyện kỹ năng vận dụng vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, tạo được hứng thú học tập cho HS.
B/ TÌNH HÌNH DẠY - HỌC MÔN NGỮ VĂN
1/ Về phía giáo viên:
Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư, việc tự học tự rèn, chưa chú trọng nghiên cứu chuyên sâu, mở rộng chương trình toàn cấp. Kiến thức truyền thụ khô khan, thiếu liên hệ, đào sâu, mở rộng.
Việc vận dụng đổi mới phương pháp vào các tiết dạy chưa linh hoạt, sinh động, hấp dẫn, chưa tạo được hứng thú học tập bộ môn cho học sinh. Lối dạy truyền thụ một chiều tuy có giảm nhưng vẫn còn. Học sinh lắng nghe, ghi nhớ, ghi chép và chủ yếu nhắc lại những điều mà giáo viên đã truyền đạt, chưa phát huy năng lực độc lập suy nghĩ, phát huy tính chủ động, sáng tạo trong việc tìn tòi, khám phá những điều biết mới mẻ qua mỗi giờ học Ngữ văn.
Việc sử dụng sơ đồ, lược đồ, bảng, biểu để
hệ thống hóa qua đó giúp học sinh có một cái nhìn toàn diện về nội dung chương trình một chương, một lớp góp phần củng cố vững chắc, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức tốt hơn còn ít, nhất là đối với các tiết Tiếng Việt, Tập làm văn. Việc tính toán thời gian, tạo cơ hội cho học sinh ôn, luyện (rèn kỹ năng thực hành, vận dụng) thường xuyên sau một bài, một nhóm bài… chưa được thực hiện liên tục và có hiệu quả. Mặt khác, việc sử dụng thiết bị dạy học chưa được chú trọng nên ở một số tiết còn dạy chay.
2. Về phía học sinh:
Một số học sinh chưa xác định được nhu cầu học tập bộ môn Ngữ văn do đó học mang tính đối phó, chưa hứng thú, chưa nỗ lực phấn đấu vươn lên khá, giỏi thông qua việc đọc thêm sách, tìm hiểu, khám phá mở rộng, đào sâu bài học.
Học sinh chưa nắm chắc kiến thức, còn nhiều hổng; kĩ năng vận dụng chậm, phương pháp học tập bộ môn chưa tốt. Kiến thức về thực tế cuộc sống của các em còn nghèo nàn nên khi thực hành viết văn thuyết minh và nghị luận về một số vấn đề tư tưởng và đạo lí hay sự việc, hiện tượng trong đời sống học sinh làm bài sơ sài, qua loa.
Một số học sinh phát âm chưa chuẩn, khả năng diễn đạt còn chưa rõ ràng, mạch lạc; chữ viết cẩu thả, sai chính tả, dấu câu, bài viết khó đọc. Kĩ năng đọc, viết của một số học sinh còn yếu (nhất là học sinh ở các trường vùng dân tộc). Nhiều em đọc chưa lưu loát, diễn cảm; có em còn e ngại khi giáo viên cho đọc bài, phát biểu ý kiến trước lớp. Nhiều học sinh còn thụ động, ngại “động não”; chủ yếu ghi nhớ và tái hiện lại một cách máy móc, rập khuôn những gì giáo viên giảng.
Khi viết bài, học sinh còn mắc nhiều lỗi về chính tả, dùng từ, dấu câu, dựng đoạn. Thậm chí còn hiểu sai, làm sai yêu cầu đê ra.
Qua phân tích kết quả bài làm môn Ngữ văn
của thí sinh dự thi tuyển sinh vào các trường Cao
đẳng, Đại học hàng năm cho thấy:
- Sai chính tả là lỗi phổ biến nhất.
- Lỗi dùng từ, diễn đạt, dựng đoạn; liên kết câu,
liên kết đoạn.
- Tình trạng học sinh làm bài sai kiến thức cơ bản
vẫn chiếm tỷ lệ lớn.
Điều đó cho thấy một số học sinh chưa nắm
chắc về kiến thức ngữ văn, kỹ năng vận
dụng kiến thức vào chính việc học tập môn
Ngữ văn, vào thực tế cuộc sống còn hạn chế.
C/ GI?I PHÁP TH?C HI?N:
I/ Một số yêu cầu cơ bản đối với giáo viên:
1/ Tình yêu bộ môn, tâm huyết, tinh thần ham tìm tòi, khám phá của người thầy truyền đến học sinh trong quá trình giảng dạy, giao tiếp. Luôn tự mình rút kinh nghiệm, tìm giải pháp khắc phục những hạn chế để nâng cao chất lượng dạy học.
2/ Nắm chắc chương trình, nội dung kiến thức từ cơ bản đến sâu, rộng (uyên bác).
3/ Sự quan tâm, tận tình, thân thiện, không gắt gỏng, cộc lốc… khiến học sinh cảm thấy dễ gần, gần gũi, tạo sự tự tin của học sinh trong học tập, khuyến khích học sinh mạnh dạn bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể.
4/ Ngôn ngữ trong sáng, phù hợp đặc trưng bộ môn.
5/ Chuẩn bị mỗi bài học chu đáo, lường trước những nội dung khó để lựa chọn phương pháp phù hợp, “Phương pháp tốt là làm đơn giản những phức tạp, phương pháp tồi là làm phức tạp những đơn giản”. Khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm học sinh sẵn có để học sinh xây dựng, hoàn thiện kiến thức mới, qua đó giúp học sinh dễ nhớ, dễ vận dụng. Sử dụng các thiết bị dạy học như: tranh, ảnh, sơ đồ, dụng cụ nghe, nhìn để minh họa cho bài giảng. Không nặng về tính “biểu diễn” trong khi dạy mà cần chú trọng đến hiệu quả đào tạo bộ môn.
6/ Luôn ý thức tạo hứng thú học tập cho học sinh và thực hiện những biện pháp, thủ thuật thích hợp. Những yếu tố tác động đến hứng thú học tập của học sinh có thể kể đến: phù hợp năng khiếu; học sinh học “được”, học có kết quả; chỉ ra được tính độc đáo, mới lạ của kiến thức truyền thụ; tạo được sự lôi cuốn, hấp dẫn; sự khuyến khích, động viên của giáo viên; tình cảm giữa học sinh và giáo viên; vận dụng được vào thực tế cuộc sống và nhất là học sinh có khả năng sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức…
7/ Nắm chắc trình độ học tập, những lỗi sai của từng học sinh để có thể giúp từng học sinh khắc phục, giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy. Có thể tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra, khảo sát chất lượng sau 1 chương, 1 chủ đề, lập bảng thống kê kết quả trả lời câu hỏi của nhóm (cả lớp) thử nghiệm.
II/ Tổ chức dạy và học môn
Ngữ văn THCS:
1/ Đối với giáo viên:
1.1/ Chú trọng rèn kỹ năng cho học sinh một cách toàn diện, thường xuyên.
Tạo cơ hội cho học sinh được rèn luyện kỹ năng, khắc phục những hạn chế cơ bản từ lỗi chính tả, đến dùng từ, đặt câu, diễn đạt...
1.2/ Thực hiện yêu cầu phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động cho học sinh.
Thông qua các tiết dạy và hướng dẫn học sinh học ở nhà, các em biết tìm tòi, khám phá, phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin, …học sinh tự hình thành hiểu biết, năng lực và hiểu biết, năng lực và phẩm chất
Giaùo vieân cần có những biện pháp yêu cầu học sinh “động não”:
- Giới thiệu bài mới: Nhằm tập trung sự chú ý, xác định nhiệm vụ, kích thích hứng thú, nhu cầu tìm tòi, khám phá …của học sinh vào bài mới. Có thể sử dụng những biện pháp sau:
+ Liên hệ kiến thức từ bài cũ sang bài mới.
+ Nêu tầm quan trọng của bài học trong học tập, vận dụng vào thực tế cuộc sống…
+ Từ một nhận định, đánh giá đến nội dung bài dạy.
+ Từ hình ảnh, đoạn thơ, bài hát đến nội dung bài dạy.
+ Từ thực tế ứng dụng đến nội dung bài dạy …
- Chú ý khai thác hết tiềm năng giáo dục của từng đơn vị kiến thức họăc trong quá trình xây dựng kiến thức (tạo cơ sở vững chắc cho việc tự học của học sinh).
- Hoạt động của học sinh trong giờ Văn bao gồm nhiều loại khác nhau: nghe, đọc, ghi chép, trả lời câu hỏi, nhận xét ( cá nhân, nhóm)… Để thu hút học sinh vào hoạt động học tập nhiều giáo viên đã sử dụng kiểu dạy học nêu vấn đề, chú trọng cải tiến câu hỏi.
a/ Cần phân tích hiệu quả tác động của từng loại câu hỏi để lựa chọn phù hợp:
- Câu hỏi hẹp ( kín ): Chỉ có một cách trả lời thỏa đáng và thường là rất ngắn.
- Câu hỏi rộng: Đòi hỏi HS trả lời chi tiết hơn và có thể có nhiều cách trả lời đều đúng.
Ví dụ:
- Với câu hỏi “So sánh …” – Kích thích học sinh phân tích, tìm ra điểm giống và khác nhau của các đối tượng so sánh; giúp học sinh tích cực củng cố kiến thức.
- Với câu hỏi “Nêu nhận xét, suy nghĩ về …” – Kích thích học sinh trình bày ý kiến, quan điểm cá nhân, rèn kỹ năng diển đạt, lập luận.
- Với câu hỏi “ Đánh giá về …” - Rèn khả năng phân tích và đánh giá ( đúng, sai, hay, dở, đạt .. theo một chuẩn mực cho trước ), rèn khả năng sáng tạo.
- Với câu hỏi “ Nêu cách giải quyết vấn đề …” - Rèn khả năng chọn hướng, giải quyết một vấn đề, giải thích (có cơ sở khoa học), rèn khả năng diễn đạt, lập luận, sáng tạo.
b/ Khi xây dựng hệ thống câu hỏi đảm bảo các yêu cầu: Phù hợp với đặc trưng thể loại, đối tượng học sinh ( sức cảm thụ tác phẩm của học sinh)
- Câu hỏi hiểu biết nội dung và hình thức tác phẩm:
- Câu hỏi hình dung tưởng tượng:
+Câu hỏi tái hiện:
+Câu hỏi tái tạo
- Câu hỏi so sánh văn học:
- Câu hỏi nêu vấn đề
c/ Tận dụng được công nghệ mới nhất – ƯDCNTT trong dạy học ( kể cả trong việc tìm tòi nâng cao trình độ của thầy và trò):
Cần chú ý khai thác tốt thế mạnh, khắc phục những hạn chế như sau:
- Việc sử dụng bài giảng điện tử với những hình ảnh, Vidéo
clip, âm thanh sinh động, hấp dẫn, khắc sâu kiến thức và tăng hứng thú học tập của học sinh.
- Giúp giáo viên tiết kiệm được một số thời gian trong dạy –
học ở các khâu: ghi bảng, trình bày hình ảnh, giới thiệu thêm tư liệu, ghi sơ đồ, bảng biểu…
- Công nghệ thông tin sẽ mở ra triển vọng to lớn trong việc
đổi mới các phương pháp và hình thức dạy - học cho HS
1.3/ Đào sâu, mở rộng kiến thức phù hợp làm phong phú nội dung từng bài:
Giáo viên cần chọn nội dung đào sâu, mở rộng kiến thức phù hợp (chọn tư liệu phù hợp), không gây quá tải .
+ Trong phần Giới thiệu chung, giáo viên có thể
đào sâu, mở rộng kiến thức ở phần tìm hiểu
chung về tác giả, hoặc tác phẩm.
- Tác giả: có thể mở rộng ở phần thân thế, sự
nghiệp hoặc chỉ nhấn vào một vài sự kiện tiêu
biểu có liên quan đến tác giả…
- Tác phẩm: có thể mở rộng ở hoàn cảnh sáng
tác, thể loại, xuất xứ …
1.4/ Tổ chức tốt việc ôn tập cho HS:
Giáo viên cần tranh thủ mọi cơ hội giúp học sinh phải “động não” huy động vốn kiến thức, kỹ năng cũ thực hiện tốt các khâu liên hoàn “Học – Luyện – Ôn” trong quá trình học tập.
- Đối với ôn tập một chủ đề, một giai đoạn văn học, một chương … giáo viên có thể sử dụng dạng sơ đồ mạng hệ thống hóa kiến thức, bảng biểu …
HTH CTTVTH
Tổ chức tiết ôn tập theo quy định của phân phối chương trình:
Các hình thức ôn có thể là: Thi thuyết trình, Đố vui ôn luyện, Thi đọc, kể chuyện diễn cảm, Thi bình thơ, Thi hái hoa dân chủ. HS có thể tham gia ra đề thi, làm giám khảo, dẫn chương trình…
Ví dụ:
Lớp 6 : Ôn tập văn học dân gian (Tiết 54,55_ Tuần 14 )
Tiết 1: + Thi hái hoa dân chủ ( 8 câu hỏi).
+ Thi làm bài trắc nghiệm. ( 12 câu)
Tiết 2 : +Thi kể chuyện diễn cảm.
+Thi vẽ tranh minh họa về truyện ( vẽ ờ nhà ), đến
lớp đại diện các tổ giới thiệu trước lớp. (4 tổ trưởng
làm giám khảo)
1.5/ Phát huy tính sáng tạo của học sinh:
Cái quan trọng nhất đối với sáng tạo là phải có các ý tưởng. Tính sáng tạo chính là kết quả ở mức độ cao của tư duy tích cực, chủ động, độc lập.
Giáo dục ý thức, khuyến khích tinh thần sáng tạo ngay từ những việc nhỏ, khen khi học sinh có những ý tưởng mới, độc đáo, dùng phương pháp nêu gương ( bạn học tốt, các tấm gương điển hình về sự sáng tạo ) … để hình thành dần ở học sinh ý thức, thói quen, tạo mầm mống, tiền đề cho khả năng sáng tạo sau này.
1.6/ Giáo dục tinh thần ham hiểu biết, có thói quen đọc sách.
1.7/ Hướng dẫn học sinh phương pháp đọc hiểu tốt, phát triển sức đọc ( nắm bắt nhanh, chính xác, xác định được phần trọng tâm, cốt lõi của vấn đề; khai thác hết nội dung tài liệu; tổng hợp các nội dung; khái quát, rút ra được kết luận)
2/ Đối với học sinh:
2.1/ Từng bước giáo dục học sinh xác định đúng đắn nhu cầu học tập bộ môn .
2.2/ Bồi dưỡng và phát huy năng lực tự học cho học sinh
2.2.1./ Biết xếp thời gian biểu tự học ở nhà một cách khoa học, phù hợp với điều kiện của từng gia đình, tựu trung bao gồm các công đoạn chính: học bài, ôn bài cũ; luyện tập qua làm bài tập; chuẩn bị bài mới.
2.2.3/ Có thoùi quen đọc sách, không bằng
lòng với những gì hiện có.
2.2.2/ Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt việc học bài, ôn bài cũ; luyện tập qua làm bài tập; chuẩn bị bài mới.
a/ Học ở nhà:
b/ Chuẩn bị trước cho bài mới ở nhà:
c/ Học trên lớp:
2.2.4/ Làm quen với việc sưu tầm, tra cứu tài liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn.
CÁM ƠN QUÝ THẦY CÔ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Hồng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)