Chuyên đề văn 7
Chia sẻ bởi Trần Công Thượng |
Ngày 26/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề văn 7 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
RÈN LUYỆN KỸ NĂNG ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 7
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Lí do về mặt lý luận.
Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương đều được chọn lọc trong kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến nghệ thuật ngôn từ, hình tượng, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Văn chương như một khối đa diện nhiều mầu tuỳ theo chỗ đúng, cách nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Từ xưa người ta đã nhận thấy tác dụng to lớn của văn chương khi nó phục vụ cho những lý tưởng cao cả, những sự nghiệp chân chính. Trước hoạ ngoại xâm, chỉ một bài thơ của Lý Thường Kiệt, một bài hịch của Trần Quốc Tuấn hoặc bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không kém gì những binh hùng tướng mạnh...Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn huyền diệu vô tận của cuộc sống tâm linh, của số phận, tính cách con người.
MacXim Gooc-ki nói: "Văn học giúp con người biểu hiện được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý" Các văn bản văn chương chắp cánh để các em học sinh đến với một thời đại văn minh, với mọi miền đất nước, mọi nền văn hoá dân tộc, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn sống hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống.
Chính vì vậy mà việc rèn luyện kỹ năng Đọc - hiểu văn bản cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng của chất lượng giờ dạy.
2. Lí do về mặt thực tiễn.
Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đại trà ở bậc Tiểu học và THCS. Đồng thời thực hiện việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện các môn học. Việc thay sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời đại nhằm phát huy và kế thừa những ưu điểm loại bỏ hạn chế của sách giáo khoa cũ, đưa giáo dục nước ta tiếp cận với nền khoa học giáo dục tiên tiến của thế giới, giúp học sinh có tư tưởng tình cảm cao đẹp.
Năm học 2010 - 2011 tổng kết 8 năm thay sách giáo khoa đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Việc đổi mới chương trình Ngữ văn THCS theo quan điểm tích hợp đòi hỏi cả sự đổi mới về phương pháp giảng dạy.
Tuy vậy, chúng ta vẫn phát huy và kế thừa được nhiều phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại, lấy học sinh làm chủ thể, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc học.
Thực tế nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập, soạn bài qua loa, sơ sài, đọc và cảm thụ văn yếu.
Từ những suy nghĩ trên tôi xin trình bày một số ý kiến về: Phương pháp rèn kỹ năng Đọc - hiểu cho học sinh môn Ngữ văn 7.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài.
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi còn mải chơi, nhiều em chưa coi trọng đúng mức việc học tập bộ môn, khả năng tư duy tổng hợp yếu. Đối với tác phẩm dài hoặc đoạn trích còn ngại đọc hoặc đọc bài qua loa. Việc chuẩn bị bài sơ sài, chưa kỹ, chưa sâu. Muốn học sinh chiếm lĩnh được tác phẩm vai trò của thầy trong quá trình dạy học rất quan trọng, thầy phải hướng dẫn trò chủ động tự giác tiếp cận văn bản qua việc đọc - hiểu ở nhà cũng như trong quá trình phân tích trên lớp.
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Dạy học là quá trình vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn. Hoạt động dạy học nhằm chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm văn chương bằng nhiều thao tác tiếp nhận, sáng tạo đồng bộ và đặc trưng phù hợp quy luật tư duy nghệ thuật để tạo nên sự nhất quán về hình tượng, tạo nên sự toàn vẹn bức tranh nghệ thuật, đảm bảo về thẩm mỹ, giá trị tư tưởng tác phẩm. Cụ thể là phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, phân tích...
5. Đối tượng: Học sinh lớp 7
6. Không gian của đối tượng khảo sát: Cấp huyện
7. Đề tài: Phương pháp rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh
8. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
Ba năm bắt đầu
Phần I ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài:
1. Lí do về mặt lý luận.
Bộ môn Ngữ văn trong nhà trường là một môn học vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật. Các tác phẩm văn chương đều được chọn lọc trong kho tàng văn hoá của dân tộc và nhân loại. Nói đến tác phẩm văn chương là nói đến nghệ thuật ngôn từ, hình tượng, sự sáng tạo độc đáo của nhà văn. Văn chương như một khối đa diện nhiều mầu tuỳ theo chỗ đúng, cách nhìn của người xem mà phát hiện ra vẻ đẹp khác nhau của nó. Từ xưa người ta đã nhận thấy tác dụng to lớn của văn chương khi nó phục vụ cho những lý tưởng cao cả, những sự nghiệp chân chính. Trước hoạ ngoại xâm, chỉ một bài thơ của Lý Thường Kiệt, một bài hịch của Trần Quốc Tuấn hoặc bài Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi không kém gì những binh hùng tướng mạnh...Hơn bất cứ hoạt động ý thức tinh thần nào, văn học nghệ thuật có khả năng đặc biệt trong việc phát hiện và diễn tả sự bí ẩn huyền diệu vô tận của cuộc sống tâm linh, của số phận, tính cách con người.
MacXim Gooc-ki nói: "Văn học giúp con người biểu hiện được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình, làm nảy nở ở con người khát vọng vươn tới chân lý" Các văn bản văn chương chắp cánh để các em học sinh đến với một thời đại văn minh, với mọi miền đất nước, mọi nền văn hoá dân tộc, xây dựng cho các em niềm tin vào cuộc sống con người, trang bị cho các em vốn kiến thức, vốn sống hướng các em tới đỉnh cao của cái đẹp trong cuộc sống.
Chính vì vậy mà việc rèn luyện kỹ năng Đọc - hiểu văn bản cho học sinh trong nhà trường là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng của chất lượng giờ dạy.
2. Lí do về mặt thực tiễn.
Từ năm học 2002 - 2003 Bộ Giáo dục thực hiện chương trình thay sách giáo khoa đại trà ở bậc Tiểu học và THCS. Đồng thời thực hiện việc đổi mới và phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao chất lượng toàn diện các môn học. Việc thay sách đáp ứng được yêu cầu đổi mới của thời đại nhằm phát huy và kế thừa những ưu điểm loại bỏ hạn chế của sách giáo khoa cũ, đưa giáo dục nước ta tiếp cận với nền khoa học giáo dục tiên tiến của thế giới, giúp học sinh có tư tưởng tình cảm cao đẹp.
Năm học 2010 - 2011 tổng kết 8 năm thay sách giáo khoa đã thu được kết quả đáng ghi nhận. Việc đổi mới chương trình Ngữ văn THCS theo quan điểm tích hợp đòi hỏi cả sự đổi mới về phương pháp giảng dạy.
Tuy vậy, chúng ta vẫn phát huy và kế thừa được nhiều phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại, lấy học sinh làm chủ thể, giáo viên chỉ là người hướng dẫn, chỉ đạo nhằm phát huy vai trò tích cực của học sinh trong việc học.
Thực tế nhiều học sinh chưa có hứng thú học tập, soạn bài qua loa, sơ sài, đọc và cảm thụ văn yếu.
Từ những suy nghĩ trên tôi xin trình bày một số ý kiến về: Phương pháp rèn kỹ năng Đọc - hiểu cho học sinh môn Ngữ văn 7.
3.Mục đích nghiên cứu đề tài.
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi còn mải chơi, nhiều em chưa coi trọng đúng mức việc học tập bộ môn, khả năng tư duy tổng hợp yếu. Đối với tác phẩm dài hoặc đoạn trích còn ngại đọc hoặc đọc bài qua loa. Việc chuẩn bị bài sơ sài, chưa kỹ, chưa sâu. Muốn học sinh chiếm lĩnh được tác phẩm vai trò của thầy trong quá trình dạy học rất quan trọng, thầy phải hướng dẫn trò chủ động tự giác tiếp cận văn bản qua việc đọc - hiểu ở nhà cũng như trong quá trình phân tích trên lớp.
4.Phương pháp nghiên cứu đề tài.
Dạy học là quá trình vận dụng các phương pháp dạy học bộ môn. Hoạt động dạy học nhằm chiếm lĩnh giá trị của tác phẩm văn chương bằng nhiều thao tác tiếp nhận, sáng tạo đồng bộ và đặc trưng phù hợp quy luật tư duy nghệ thuật để tạo nên sự nhất quán về hình tượng, tạo nên sự toàn vẹn bức tranh nghệ thuật, đảm bảo về thẩm mỹ, giá trị tư tưởng tác phẩm. Cụ thể là phương pháp nêu vấn đề, gợi mở, đọc sáng tạo, đọc diễn cảm, phân tích...
5. Đối tượng: Học sinh lớp 7
6. Không gian của đối tượng khảo sát: Cấp huyện
7. Đề tài: Phương pháp rèn kỹ năng đọc - hiểu văn bản cho học sinh
8. Phạm vi nghiên cứu và kế hoạch nghiên cứu:
Ba năm bắt đầu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Công Thượng
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)