Chuyên đề Văn 6
Chia sẻ bởi Nguyễn Thành Phát |
Ngày 17/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Văn 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN NGỮ VĂN 6 – PHẦN TIẾNG VIỆT
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”
Chủ đề: Các phép tu từ:
A – SO SÁNH:
I – Kiến thức cơ bản:
1. So sánh là gì ?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo phép so sánh:
* Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A
(sự vật được
so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)
* Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
3. Các kiểu so sánh:
Có hai kiểu so sánh:
So - So sánh ngang bằng.
So - So sánh không ngang bằng
.
4. Tác dụng của so sánh:
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động ; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
II – Luyện tập:
1. Hãy tìm phép so sánh có trong cac ví dụ sau và cho biết các phép so sánh được thực hiện nhờ những từ so sánh nào ?
a) Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
Qua đình ngả nón trong đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
1
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
( Tố Hữu )
Việt Nam là một cái vườn đẹp trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái. Qủa trái thì lành ngọt mà hoa thì đủ cả sắc lại đủ cả hương…Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều màu sắc.
( Nguyễn Tuân )
2. Trong những câu văn tả cảnh sau đây, em hãy nói rõ các tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào ?
a) Từ trên gác cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng lonh lanh.
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
c) Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.
d) Những cánh rừng cao su thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.
3. Trong đoạn văn tả các loài hoa sau đây, hãy cho biết hình dáng, màu sắc của mỗi thứ hoa đã được tác giả liên tưởng, so sánh với những vật cụ thể nào:
… Làng hoa thật nhiều hoa. Mỗi thứ hoa gợi cho Minh một tưởng tượng kì lạ.
Hoa lay ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn, màu tuyết trắng. Mỗi chiếc hoa ấy giấu một khúc nhạc riêng. Bông màu trắng gợi tiếng hát thánh thót của chim oanh. Còn bong hướng dương như những vừng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ. Hoa sỏi như chiếc mõm xinh xắn, ươn ướt của con cún nhỏ. Hoa cẩm chướng là những ngôi sao màu trên vòm trời xanh lục của lá vườn…
( Dương Thu Hương )
4. Ghép các từ cho sẵn ở hai cột A và B để thấy rõ một số hiện tượng trong đời sống đã được so sánh như thế nào :
A
B
Vui, buồn, sáng, sắc, te tái, đắt, rẻ
như…
Trấu cắn, bèo, tôm tươi, gương, tết, gà mái nhảy ổ, dao, mở cờ trong bụng
5. Viết một đoạn văn ngắn tả một vườn rau vườn cây ăn quả, trong đó có sử dụng phép so sánh
6. Điền vào bảng
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”
Chủ đề: Các phép tu từ:
A – SO SÁNH:
I – Kiến thức cơ bản:
1. So sánh là gì ?
So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
2. Cấu tạo phép so sánh:
* Mô hình cấu tạo đầy đủ của một phép so sánh gồm:
Vế A
(sự vật được
so sánh)
Phương diện so sánh
Từ so sánh
Vế B
(sự vật dùng để so sánh)
* Trong thực tế, mô hình cấu tạo nói trên có thể biến đổi ít nhiều:
- Các từ ngữ chỉ phương diện so sánh và chỉ ý so sánh có thể được lược bớt.
- Vế B có thể được đảo lên trước vế A cùng với từ so sánh.
3. Các kiểu so sánh:
Có hai kiểu so sánh:
So - So sánh ngang bằng.
So - So sánh không ngang bằng
.
4. Tác dụng của so sánh:
So sánh vừa có tác dụng gợi hình, giúp cho việc miêu tả sự vật, sự việc được cụ thể, sinh động ; vừa có tác dụng biểu hiện tư tưởng, tình cảm sâu sắc.
II – Luyện tập:
1. Hãy tìm phép so sánh có trong cac ví dụ sau và cho biết các phép so sánh được thực hiện nhờ những từ so sánh nào ?
a) Qua cầu ngả nón trong cầu
Cầu bao nhiêu nhịp em sầu bấy nhiêu
Qua đình ngả nón trong đình
Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu.
Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ.
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.
Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.
Thân em như chẽn lúa đồng đồng
Phất phơ dưới ngọn nắng hồng ban mai.
Dù ai nói ngả nói nghiêng
Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân.
Em là ai ? Cô gái hay nàng tiên
Em có tuổi hay không có tuổi
1
Biên soạn : “Nguyễn Thành Phát”
Mái tóc em đây hay là mây là suối
Đôi mắt em nhìn hay chớp lửa đêm giông
Thịt da em hay là sắt là đồng ?
( Tố Hữu )
Việt Nam là một cái vườn đẹp trên đó nở rất nhiều hoa, ra rất nhiều trái. Qủa trái thì lành ngọt mà hoa thì đủ cả sắc lại đủ cả hương…Tây Bắc cũng là một cái vườn hoa trong ấy mỗi dân tộc của mấy mươi dân tộc ít người là một giống hoa đượm nhiều màu sắc.
( Nguyễn Tuân )
2. Trong những câu văn tả cảnh sau đây, em hãy nói rõ các tác giả đã so sánh sự vật nào với sự vật nào ?
a) Từ trên gác cao nhìn xuống, Hồ Gươm như một chiếc gương bầu dục lớn, sáng lonh lanh.
b) Cầu Thê Húc màu son, cong cong như con tôm, dẫn vào đền Ngọc Sơn.
c) Tàu lá dầu như cái quạt nan che lấp cả thân cây.
d) Những cánh rừng cao su thăm thẳm như những cái hang động màu ngọc bích.
3. Trong đoạn văn tả các loài hoa sau đây, hãy cho biết hình dáng, màu sắc của mỗi thứ hoa đã được tác giả liên tưởng, so sánh với những vật cụ thể nào:
… Làng hoa thật nhiều hoa. Mỗi thứ hoa gợi cho Minh một tưởng tượng kì lạ.
Hoa lay ơn giống như chiếc loa kèn màu hồng phấn, màu tuyết trắng. Mỗi chiếc hoa ấy giấu một khúc nhạc riêng. Bông màu trắng gợi tiếng hát thánh thót của chim oanh. Còn bong hướng dương như những vừng mặt trời vãi tung toé những tia nắng vàng rực rỡ. Hoa sỏi như chiếc mõm xinh xắn, ươn ướt của con cún nhỏ. Hoa cẩm chướng là những ngôi sao màu trên vòm trời xanh lục của lá vườn…
( Dương Thu Hương )
4. Ghép các từ cho sẵn ở hai cột A và B để thấy rõ một số hiện tượng trong đời sống đã được so sánh như thế nào :
A
B
Vui, buồn, sáng, sắc, te tái, đắt, rẻ
như…
Trấu cắn, bèo, tôm tươi, gương, tết, gà mái nhảy ổ, dao, mở cờ trong bụng
5. Viết một đoạn văn ngắn tả một vườn rau vườn cây ăn quả, trong đó có sử dụng phép so sánh
6. Điền vào bảng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thành Phát
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)