Chuyen de Van
Chia sẻ bởi Hoàng Thị Hiền |
Ngày 21/10/2018 |
27
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de Van thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Sở giáo dục và đào tạo hà tĩnh
Chuyên đề
Biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập
Tháng 8 - 2011
I. Khái niệm đề bài:
Đề bài là những câu hỏi hoặc bài tập đưa ra yêu cầu học sinh giải quyết bằng hình thức thông qua văn bản viết có quy định cụ thể về thời gian thực hiện. Qua đó, giáo viên nhằm xem xét đánh giá kết quả học tập bộ môn của từng học sinh.
Định hướng chỉ đạo kiểm tra đánh giá:
1.Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lý giáo dục.
2.Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn.
3.Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện PPDH và Kiểm tra đánh giá.
4.Đổi mới kiểm tra đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học.
5.Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới PPDH.
6.Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT- ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực".
II. Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Thứ nhất: Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước hết cần phải bám sát mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đánh giá. Tuy nhiên,các chuẩn trong chương trình chưa phải là chuẩn đánh giá vì chuẩn đánh giá được hiểu là "biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được". Vì thế, trước khi ra quyết định kiểm tra, cần hiện thực hoá các mục tiêu và chuẩn yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng từ 3 phân môn: Văn học, tiếng Việt và Tập làm văn.
Thứ 2:
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh được căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS. Đối với bộ môn Ngữ văn THCS đánh giá học sinh ở 3 cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, và vận dụng.
- Chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là qua 4 kỹ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt cho học sinh, quan tâm hơn đến việc hình thành năng lực đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập văn bản)
- Chú trọng giảm kiến thức lý thuyết hàn lâm, tăng những kiến thức, kĩ năng có ý nghĩa và ích dụng cho cuộc sống, dành thời gian cho những vấn đề có tính địa phương, có tính toàn cầu, tăng thời lượng cho việc thực hành nói và viết tiếng Việt gắn với những vấn đề của thực tiễn đời sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của học sinh.
Thứ ba:
Mở rộng phạm vi kiến thức, kĩ năng được kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh và coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh - không có nghĩa là đề cao kĩ năng mà coi nhẹ đánh giá thái độ và trình độ nhận thức có tính khoa học.
Thứ tư:
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh luôn dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Mỗi một đề kiểm tra đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá.để có thể hiểu cảm, và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng về Văn, tiếng Việt làm văn vào quá trình thực hiện bài kiểm tra.
- Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cần cố gắng thể hiện được tinh thần đổi mới PPDH nhằm đánh giá và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, khuyến khích học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua những chỉ số đánh giá mà GV cung cấp.
Thứ năm:
Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.Điều này thể hiện qua việc nắm vững các kĩ thuật đo lường, đánh giá và tăng cường số lần kiểm tra và kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, coi kiểm tra như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập bộ môn của học sinh, công khai biểu điểm và định hướng đánh giá giúp học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhưng sai sót hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng những kiến thức, kỹ năng của môn Ngữ văn.
Thứ sáu:
- Chú trọng tới tính phân hoá trong khi kiểm tra. Một đề kiểm tra phải có ý nghĩa góp phần phân loại được học sinh theo mục tiêu và theo mặt bằng chất lượng chung. Căn cứ trên yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra cần phải bảo đảm đánh giá được năng lực và thành tích học tập thực sự của đa số học sinh. đề kiểm tra phải giữ một tỉ lệ nhất định cho những câu hỏi dễ (nhớ, thuộc lòng), trung bình, khá sao cho điểm số có thể phản ánh chính xác, trung thực năng lực học tập của từng em học sinh.
- "Thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng "Mở" không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kỹ năng tương tự nằm ngoài chương trình miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ đối với học sinh".
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trinh giáo dục. đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn đề kiểm tra giáo viên cần thực hiện
theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi đã học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích đề kiểm tra cho phù hợp.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 2: Xác định hình thức của đề kiểm tra
Kiểm tra có nhiều hình thức, nhưng thường có 2 hình thức phổ biến: Kiểm tra miệng và kiểm tra viết.
Đề kiểm tra viết có các hình thức sau đây:
1. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan,
2. Đề kiểm tra tự luận
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận.
4. Đề mở
Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp cả 2 hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm trước thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn đề kiểm tra giáo viên cần thực hiện
theo quy trình sau:
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1.Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương.) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ% tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương.);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính tổng số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương.) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Khung ma trận đề kiểm tra
(Dùng cho hinh thức đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Chú ý: Thang Bloom (đã chỉnh sửa vào năm 2001)
Các cấp độ tư duy (theo thang Bloom)
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau (ở đây chỉ trình bày 2 loại câu hỏi thương dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a.Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn:
1. Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3. Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu hỏi trong sách giáo khoa;
5. Từ ngữ cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng, tường minh, dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11.Không đưa ra phương án "Tất cả các đáp án trên, hoặc không có đáp án nào đúng".
b.Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
1. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
3. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4. Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần kiểm tra;
5. Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6. Yêu cầu của câu hỏi cần phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ các khái niệm và thông tin;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của người ra đề đến với học sinh.
9. Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận, các tiêu chí cần đạt.
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm(đáp án và thang điểm)
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm) đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: Khoa học và chính xác;
Cách trình bày: Cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn dễ hiểu;
Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Kiểm tra xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để bảo đảm tính khoa học và chính xác; đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
- Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có phần mềm hỗ trợ cho việc này)
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Một số đề thi văn nghị luận
(Dùng để tham khảo)
Đề thi Đình năm 1442:
-Trẫm nghĩ trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng ngoài Tứ Nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục ra không thấy còn ai nữa: Sao nhân tài khó tìm vậy. Đến Đế Nghiêu sáng suốt hiểu người như thế mà trong triều vẫn còn tứ hung, sao tiền nhân khó biết vậy! Cái nạn Giáng Thủy, cái họa Hoài Sơn dân chúng thời ấy tai vạ thực không ít. Cổn trị thủy đến chín năm, gây biết bao tai họa cho dân, sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy? Đời Chu được Kinh thi ca ngợi là kẻ sĩ đông đúc . Văn Vương dựa vào họ mà dẹp yên đất nước nhưng tới thời Vũ Vương chỉ còn thấy nhắc tới thập loạn. Như vậy, bảo là nhân tài khó kiếm, há chẳng phải đúng sao? Quản Thúc, Sài Thúc phao tin đồn nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương Thất suýt sụp đổ, sao bọn tiểu nhân nham hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng. Đức Thái Tổ Cao Hoàng để ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai ứng tuyển, trong khi ấy thì bọn Xảo, bọn Hãn ngẫm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mờ, thăm thẳm. Bọn Ngân, bọn Sát lại gian ngoan chứa ác. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy.
Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét.
Đề thi Đình năm 1871:
Trẫm thường đọc sách Luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử nói rằng: "đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy" Nhân nghĩ công việc hiện nay, không gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện được điều đó thì sự lựa chọn người tốt lại quan trọng hơn cả.Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đông đảo kẻ sĩ các người lúc mới xuất thân ắt hẳn có cơ sở học kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy từ cổ chí kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để có công hiệu, hãy nói hết với trẫm. Các người chớ lặp lại ý người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải nói nhiều để các người có thời giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm.
Một số đề văn nghị luận của Mỹ:
1.Sự bất lợi của thực phẩm Mỹ đối với học sinh, sinh viên nước ngoài.
2. Tình trạng nhà tù: Sự trừng phạt hay cải tạo giáo dục?
3. Những hoạt động nhà trường sẽ làm tăng óc sáng tạo cho trẻ em trước tuổi đến trường.
4. Chì trong dầu hỏa: Một dấu hiệu của sự ô nhiễm.
5. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: Lợi và bất lợi.
6. Gây tổn thương trong bóng đá: Có thể ngăn chặn được không?
7. Những khó khăn của học sinh, sinh viên nước ngoài chưa tốt nghiệp ở Mỹ
8. Chất Cacbon và sức khỏe con người.
9.Những khó khăn của người Nhật khi nói tiếng Anh.
10.Học kỳ thứ nhất, em đạt học sinh giỏi được bố thưởng 100 USD, nhưng không may bị mất. Hãy viết một bức thư cho bà, một bức thư cho mẹ, và một bức thư trình đồn cảnh sát nơi gần nhất. (Dùng cho HS lớp 5 TH Mỹ)
11. Khi mặt trời khuất sau đám mây xám. (Học sinh lớp 5 tiểu học Nga)
Một số đề thi đại học môn văn của Trung quốc
6-2006
Đề thi trên toàn Trung Quốc
Đề bài:
Hiện nay lượng người đọc sách ở Trung Quốc ngày một giảm: năm 1999 là 60%, 2001 là 52%. Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói không có thời gian, thanh niên nói không có thói quen, có người còn nói đọc sách không "vào" nổi. Ngựợc lại người đọc trên mạng ngày một tăng: năm 1999 là3,7%, năm 2003 là 18,3%. Hãy trình bày cách nhìn của bạn về vấn đề trên, số chữ 800.
Đề tỉnh Đông Sơn
Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên? Không dùng tản văn, viết một đoạn văn về đề tài trên.
Đề tỉnh An Huy.
Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ bạn bè cũng là một cuốn sách. Đọc là hiểu, là khám phá, là vượt qua, đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức. Viết một đoạn văn với đầu đề "Đọc"không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Đề tỉnh Quảng Đông
Nhà điêu khắc gọt từng nhát trên khối đá lớn. Dần dần, đầu, vai và một thiên thần tuyệt đẹp hiện ra. Một cô bé thấy vậy bèn hỏi: Sao ông biết có thiên thần trong khối đá? Nhà điêu khắc đáp: Thiên thần không ở trong khối đá, mà trong tim ta. Hãy viết bài văn với đầu đề "Khắc thiên thần trong tim" số chữ trên 800.
Đề Bắc Kinh
Có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng trở thành biểu tượng của các thành phố . Cố cung, nhà quây bốn hướng là biểu tượng của Bắc Kinh; trò tạp kỹ trên Thiên Kiều, tiếng rao trong ngõ nhỏ là biểu tượng của Bắc Kinh; thư họa của Lưu Ly Xương, văn chương của Lão Xá là biểu tượng của Bắc Kinh; buôn bán trên đường Vương Phủ Tĩnh, vườn khoa học ở thôn Quan Trung là biểu tượng của Bắc Kinh . cứ mỗi thời, Bắc Kinh lại thêm những biểu tượng mới. Gìn giữ những biểu tượng cũ, sáng tạo biểu tượng mới luôn là ước muốn của người Bắc Kinh.
Theo cách nhìn và cảm nhận của bản thân, hãy viết một đoạn văn với đầu đề là "biểu tượng Bắc Kinh". Trừ thơ ca, không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Đề Trùng Khánh:
Đề nhỏ: Hãy miêu tả một thoáng ở bến xe, 200 chữ.
Đề lớn:
Đi và dừng là việc bình thường, song nó lại khiến ta liên tưởng tới tự nhiên, lịch sử, cuộc đời. Hãy viết đoạn văn với đầu đề "đi và dừng", trừ thơ ca, thể loại không hạn chế.
Đề Đông Sơn.
Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên ? Không dùng tản văn, viết một đoạn văn về đề tài trên.
Đề Giang Tây.
Chim én non rất béo, bay không cao. én mẹ bắt én con năng rèn luyện giảm béo để bay cao. Viết một đoạn văn với chủ đề "én giảm béo" đầu đề và thể loại tự chọn, số chữ trên 800.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Đề 1.
Huyện Văn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên vừa xảy ra động đất 8.0 độ rit-te.
Sinh mạng của nhân dân cao hơn tất thảy!
Các nhà lãnh đạo Đảng, chính phủ,Quân đội như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo.đều khẩn trương đến chỉ đạo công tác cứu nạn tại vùng gặp thiên tai.
Hơn 100.000 giải phóng quân, cảnh sát vũ trang và công an, dân phòng các đội cứu hộ, đội y tế, đội xây dựng.nhanh chóng đổ về các khu vực cần cứu nạn. Các đội cứu hộ từ Hồng Kông, Đài Loan và các đoàn cứu hộ quốc tế cũng bay đến. Các tình nguyện viên từ bốn phương cũng hội tụ về. Bao nhiêu tiền của từ các ngả đường thủy bộ đường không tới tấp đổ về.
Một giáo viên trung học đã quỳ trên bục giảng, lấy sinh mạng của mình để che chở 4 em học sinh bên dưới. Một vị cục trưởng dân chính của huyện đã bị mất 15 người thân vẫn chỉ huy cứu nạn 5 ngày liền tục, chỉ ngủ 7 tiếng đồng hồ. Kỳ tích của những người sống sót được cứu thoát không ngừng gây bất ngờ: sau 100 tiếng, 150 tiếng, 196 tiếng.
Đài truyền hình trung ương phát đi các bản tin 24/24.14h 28p ngày19, lời ai điếu đã được đọc lên.
Cùng một lòng yêu thương như nhau, có biết bao cách biểu đạt khác nhau. Quyên góp tiền, hiến máu, biểu hiện từ thiện, quan tâm.
Yêu cầu chọn một góc độ để làm bài, tự xác định các ý, xác định thể văn, xác định tiêu đề; khi làm bài, không thoát li tài liệu và phạm vi hàm ý của nó, không sao chép.
Đề 2.
Rùa biển và đại bàng
Có một người tốt bụng nhìn thấy con rùa biển con bò lên từ một hốc cát, lúc này, một con đại bàng bay tới định cắp rùa biển, người khách đành đưa rùa ra biển thả, đuổi đại bàng đi. Cùng lúc đó, một bầy rùa biển bò lên từ những hốc cát , bò về phía biển, thì ra con rùa biển con kia là lính do thám tiền trạm.
Khi người tốt bụng đi rồi, một bầy đại bàng bay tới.
Hãy bình luận về chuyện này, đề tài tự chọn.
Đề Thượng Hải
Thông thường người ta quan tâm nhiều tới "chúng tôi", nếu như đổi góc nhìn về phía họ bạn sẽ nhìn thấy những gì? Nghĩ tới những gì? Hãy viết một bài văn có tựa đề là "Họ". Không dưới 800 chữ, không viết thành thơ, không được tiết lộ những thông tin liên quan đến cá nhân.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Đề Bắc Kinh:
Dưới đây là tài liệu làm bài. Học sinh dựa trên tài liệu tự chọn góc độ tiếp cận, tự chọn đề mục viết thành bài văn không quá 800 chữ, chấp nhận các thể tài, ngoài thơ.
Trên lớp , thầy giáo cầm một chiếc cốc thủy tinh, bên trong để một hòn đá to, xấp xỉ bằng cốc, giáo viên hỏi: cốc đã đầy chưa?
Một học sinh đáp: chưa đầy, còn có thể cho thêm cát.
Đợi học sinh cho cát vào xong, thầy giáo lại hỏi: đầy chưa?
Cả lớp trả lời đã đầy, chỉ có một nam sinh vẫn đáp rằng chưa, còn có thể thêm nước .
Thầy giáo cười, đổ cát và đá ra, cốc rỗng. Lúc này, thầy cho cát và nước vào, sau đó hỏi mọi người, cốc đã đầy chưa? Nếu cho thêm hòn đá vào thì nên để thế nào nam sinh bèn đổ nước và cát đi cho hòn đá vào trước.
Đề nhỏ - Bắc Kinh
Năm nay trong đề thi có xuất hiện nội dung liên quan đến động đất, phần thi biểu đạt ngôn ngữ yêu cầu thí sinh viết cảm tưởng về một bức tranh bằng 45 chữ, bức tranh có hình ảnh trong đống đổ nát sau cơn địa chấn, một chiếc đồng hồ dừng lại ở thời điểm 2h28p.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Một số đề van của Trung Quốc 1998
1. Nhà tôi có khó khan.
2. Nỗi buồn của tôi biết nói với ai.
3.Góc đẹp nhất trong vườn trường.
4.Một chuyến leo núi.
5. Bạn.
6. Ngọn đèn.
7. Xin mẹ hãy yên tâm.
8.Tổ quốc trong lòng tôi.
9. Tôi là hoa cúc.
10.Tác hại của thuốc lá.
11.Con người phải có khí tiết.
12.Suy nghĩ từ ngọn lửa.
13.Thiếu tôi thỡ chợ vẫn đông sao?
Đề thi văn vào ĐH của Trung Quốc 2006
T?nh An Huy:
Vi?t một bi v?i chủ đề "Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ".
B?c Kinh:
Viết một bài viết với tiêu đề "Một nét chấm phá về Bắc Kinh".
Tri?t Giang:
" Cuộc sống cần nghỉ ngơi, Cuộc sống không ngơi nghỉ". Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài viết không dưới 800 chữ về chủ đề ny, có thể viết về một mặt cũng có thể viết về cả 2 mặt.
Thượng Hải:
Hãy viết một bài viết với chủ đề: "Tôi muốn nắm chặt tay bạn".
Giang Tô:
L? T?n nói, tru?c kia th? gi?i vốn không có đường, ngu?i di nhiều nên đã tạo ra đường. Cung có ngu?i nói th? gi?i v?n ngay t? d?u đã có du?ng, ngu?i di nhi?u nên du?ng b? m?t di. L?y ch? d? " Con ngu?i v con du?ng" d? vi?t m?t bi di kho?ng 800 ch?.
Một số đề văn nghị luận lớp 11 của Nga
1. Tác phẩm " Con quỷ" của Lecmantốp và "con quỷ" của Bruybelia.
2. Cội nguồn sáng tạo của Bunin
3. Những hình thức và kiểu trần thuật trong các tác phẩm của Bunin.
4. Truyền thống văn học Nga trong các sáng tác của M.Gorki thời kì đầu.
5. Những nét độc đáo trong nghệ thuật kịch của M.Gorki.
6. Những xung đột cơ bản trong tiểu thuyết Người mẹ
7.Cảm nhận về Tổ quốc trong các sáng tạo của Blok và Maiakôpxki
8. Những bài thơ tình yêu của Puskin và Blok .
9. Maiakôpxki và chủ nghĩa vị lai.
Đề văn trong sách Ngữ văn THCS hiện nay.
1. Loài cây em yêu ( Ngữ văn 7 , tập 1)
2. Cảm nghĩ về người thân (NV 7 - tập 1)
3. Người ấy sống mãi trong tôi (NV 8 - tập1)
4. Tôi thấy mình đã khôn lớn. ( NV 8 - tập1)
5. Công việc đọc sách (NV 9 - tập 1)
6. Đạo lí uống nước nhớ nguồn ( NV 9- tập 2)
8. Đức tính khiêm nhường ( NV 9- tập 2)
9. Có chí thì nên. ( NV 9- tập 2 )
10. Đức tính trung thực. ( NV 9 - tập 2 )
11. Tinh thần tự học. ( NV 9- tập 2 )
12. Hút thuốc có hại. ( NV 9- tập 2 )
Đề 1: Cô Tấm tự kể chuyện mình.
Đề 2: Bài học đạo lí từ cuộc đời cô Tấm (hoặc mẹ con Cám)
Đề 3: Nếu anh (chị) là cô Tấm.
Đề 4: Viết lại truyện Tấm Cám với một kết thúc theo suy nghĩ và ưưước vọng của bản thân mình.
Đề 5: Tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân qua truyện Tấm Cám.
Đề 6: Các cách kết thúc truyện Tấm Cám khác nhau (dị bản) và quan niệm của anh (chị) về những cách kết thúc đó.
Đề 7: Cô Tấm trong suy nghĩ và tình cảm của anh (chị).
Đề 8: Nếu anh (chị) là ông Bụt trong truyện Tấm Cám.
Đề 9: Vai trò của các yếu tố siêu nhiên trong truyện Tấm Cám.
Đề 10: Chuyện về những cô Tấm ngày nay.
Đề 11: Có người chê việc Tấm trả thù Cám ở cuối truyện. Hãy viết lời bào chữa cho hành động ấy của Tấm.
Đề 12: " ở hiền gặp lành"; " Thiện thắng ác"; " ác giả ác báo"; " Tham thì thâm"; "Gieo gió gặt bão"; hay là một triết lí khác? Triết lí nào đúng nhất với truyện Tấm Cám? Viết bài văn biện luận cho triết lý mà mình lựa chọn.
Đề 13: ý nghĩa của các sự vật mà dân gian đã lựa chọn để cho Tấm hoá thân (chim vàng anh; cây xoan đào; khung cửi và quả thị)
Đề 14: Tấm Cám - một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
Đề 15: Truyện Tấm Cám - Một minh chứng về niềm tin bất diệt của nhân dân.
Gợi ý Một số đề bài "mở" cho truyện Tấm Cám
Đề trong Ngữ văn 10 nâng cao
1.Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của một nhân vật văn học mà mình yêu thích.
2.Tê-lê-mác kể về buổi cha mình là Uy-lit-xơ trở về
3.Suy nghĩ của anh (chị) về những em bé không nơi nưương tựa.
4.Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích
5.Nghĩ về mái trưường thân yêu
6.Giới thiệu ca dao Việt Nam
7. Giới thiệu về Nguyễn Trãi
8.Giới thiệu bài Phú sông Bạch Đằng
9. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại
10. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay
Một số đề trong Ngữ văn 11
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ " quỹ vì người nghèo"
Đề 2: Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người.
Đề 3: Anh ( chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá.
Đề 4: Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn.
Đề 5: ."Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần."
(Tố Hữu) .
Bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.
Kỳ thi học sinh giỏi huyện lớp 9
Năm học: 2008-2009
Đề thi môn : Ngữ Văn
Thời gian: 150 (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
Câu 1. Phân tích cái hay của việc sử dụng trường từ vựng trong những câu thơ sau:
. "Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu " .
(Thu Bồn)
"Sông Hương hoá ruợu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say".
(Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 2.
"Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về đựợc một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trưước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu."
( Lão Hạc- Nam Cao )
a.Trình bày hiệu quả diễn đạt của các yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự trên .
b. Hãy giải thích ngắn gọn: Vì sao Lão Hạc chết "Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu" ?
Câu 3.
Có ý kiến nhận xét: "Thuý Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú"...
Qua các trích đoạn Truyện Kiều đã học (trong chương trình Ngữ văn 9) em hãy làm rõ nhận xét trên.
Câu 1:
Một từ "ai" (trong ca dao) được dùng trong ba trường hợp, ý nghĩa không giống nhau nhưng đều hay và đẹp:
"Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu"
" Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công "
" Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
Hãy viết lời bình phẩm về sức biểu đạt phong phú của từ " ai "được dùng trong những ví dụ trên.
Câu 2:
" Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng, tôi cứ thấy lại đôi mắt của anh.
Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh khẽ nói. Đến lúc ấy anh mới nhắm mắt đi xuôi. "
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Hãy bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc của em về nhân vật ông Sáu - Người cha chiến sĩ được gợi lên từ những dòng hồi ức cảm động trên.
Câu 1: Trình bày ý nghĩa diễn đạt của từ " Dậy" trong những câu thơ sau:
. " Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
. . .
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi"
(Khi con tu hú - Tố Hữu)
Câu 2: ."Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?"
Em hiểu "Hồn" ở đây là gì? Hãy nêu hiệu quả diễn đạt của câu hỏi tu từ trong khổ thơ trên ?
Câu 3:
Hình ảnh chị Dậu từ nhẫn nhục van xin, đến hành động quyết liệt hay là " Con giun xéo lắm cũng quằn".Phải chăng, đó là sự dồn nén đến " Tức nước vỡ bờ"
của người phụ nữ nông dân.
Em hãy phân tích sự thống nhất giữa ngôn ngữ và hành động của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn" Tức nước vỡ bờ"(Ngữ văn 8- NXB Giáo dục)
Đề bài:
Đến trường chúng ta sẽ có những niềm vui và những tri thức mới. Viết bài văn nghị luận với chủ đề : "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui."
Đề bài:
Hiện nay, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ là một hiện tượng xã hội đáng báo động, chúng ta đã có những chương trình, dự án được thực hiện nhằm đưa các em trở về với mái ấm gia đình. Hãy viết bài văn nghị luận với tiêu đề: "Không nơi nào tốt hơn ở nhà"
Suy nghĩ của em về "Lỗi lầm và sự biết ơn".
Chuyên đề
Biên soạn đề kiểm tra, xây dựng thư viện câu hỏi và bài tập
Tháng 8 - 2011
I. Khái niệm đề bài:
Đề bài là những câu hỏi hoặc bài tập đưa ra yêu cầu học sinh giải quyết bằng hình thức thông qua văn bản viết có quy định cụ thể về thời gian thực hiện. Qua đó, giáo viên nhằm xem xét đánh giá kết quả học tập bộ môn của từng học sinh.
Định hướng chỉ đạo kiểm tra đánh giá:
1.Phải có sự hướng dẫn, chỉ đạo chặt chẽ của các cấp quản lý giáo dục.
2.Phải có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, nhất là giáo viên cùng bộ môn.
3.Cần lấy ý kiến xây dựng của học sinh để hoàn thiện PPDH và Kiểm tra đánh giá.
4.Đổi mới kiểm tra đánh giá phải đồng bộ với các khâu liên quan và nâng cao các điều kiện bảo đảm chất lượng dạy học.
5.Phát huy vai trò thúc đẩy của đổi mới kiểm tra đánh giá đối với đổi mới PPDH.
6.Phải đưa nội dung chỉ đạo đổi mới KT- ĐG vào trọng tâm cuộc vận động "Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo" và phong trào thi đua "Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực".
II. Một số lưu ý về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Thứ nhất: Việc đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn trước hết cần phải bám sát mục tiêu môn học và chuẩn kiến thức kĩ năng cần đánh giá. Tuy nhiên,các chuẩn trong chương trình chưa phải là chuẩn đánh giá vì chuẩn đánh giá được hiểu là "biểu hiện cụ thể những yêu cầu cơ bản tối thiểu của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được". Vì thế, trước khi ra quyết định kiểm tra, cần hiện thực hoá các mục tiêu và chuẩn yêu cầu cần đạt về kiến thức kĩ năng từ 3 phân môn: Văn học, tiếng Việt và Tập làm văn.
Thứ 2:
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh được căn cứ trên những đổi mới về nội dung chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn THCS. Đối với bộ môn Ngữ văn THCS đánh giá học sinh ở 3 cấp độ: Nhận biết, Thông hiểu, và vận dụng.
- Chú trọng hình thành, phát triển và hoàn thiện cả 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết đặc biệt là qua 4 kỹ năng này hình thành năng lực cảm thụ, năng lực bộc lộ, biểu đạt tư tưởng, tình cảm bằng ngôn ngữ nói, viết tiếng Việt cho học sinh, quan tâm hơn đến việc hình thành năng lực đọc văn (đọc hiểu văn bản) và năng lực làm văn (tạo lập văn bản)
- Chú trọng giảm kiến thức lý thuyết hàn lâm, tăng những kiến thức, kĩ năng có ý nghĩa và ích dụng cho cuộc sống, dành thời gian cho những vấn đề có tính địa phương, có tính toàn cầu, tăng thời lượng cho việc thực hành nói và viết tiếng Việt gắn với những vấn đề của thực tiễn đời sống, phù hợp với nhu cầu và khả năng tiếp nhận của học sinh.
Thứ ba:
Mở rộng phạm vi kiến thức, kĩ năng được kiểm tra trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh và coi trọng sự đánh giá toàn diện về các mặt kiến thức, kĩ năng, thái độ dựa trên kết quả thực hành vận dụng 4 kĩ năng: nghe, nói, đọc, viết của học sinh - không có nghĩa là đề cao kĩ năng mà coi nhẹ đánh giá thái độ và trình độ nhận thức có tính khoa học.
Thứ tư:
- Đổi mới đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh luôn dựa trên quan điểm tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. Mỗi một đề kiểm tra đều cố gắng tạo điều kiện cho tất cả học sinh được suy nghĩ, tìm tòi, khám phá.để có thể hiểu cảm, và vận dụng tốt các kiến thức, kỹ năng về Văn, tiếng Việt làm văn vào quá trình thực hiện bài kiểm tra.
- Việc đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh cần cố gắng thể hiện được tinh thần đổi mới PPDH nhằm đánh giá và phát huy tính tích cực chủ động của học sinh khi tham gia vào quá trình học tập, khuyến khích học sinh biết cách tự đánh giá kết quả học tập của mình thông qua những chỉ số đánh giá mà GV cung cấp.
Thứ năm:
Cần đa dạng hoá các hình thức kiểm tra, kết hợp các dạng bài tự luận truyền thống với các dạng bài kiểm tra khác để tăng cường tính chính xác, khách quan trong đánh giá kết quả học tập môn Ngữ văn.Điều này thể hiện qua việc nắm vững các kĩ thuật đo lường, đánh giá và tăng cường số lần kiểm tra và kiểm tra bằng nhiều hình thức khác nhau, coi kiểm tra như là một biện pháp kích thích hứng thú học tập bộ môn của học sinh, công khai biểu điểm và định hướng đánh giá giúp học sinh tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục nhưng sai sót hạn chế trong quá trình tìm hiểu, lĩnh hội và vận dụng những kiến thức, kỹ năng của môn Ngữ văn.
Thứ sáu:
- Chú trọng tới tính phân hoá trong khi kiểm tra. Một đề kiểm tra phải có ý nghĩa góp phần phân loại được học sinh theo mục tiêu và theo mặt bằng chất lượng chung. Căn cứ trên yêu cầu cần đạt, đề kiểm tra cần phải bảo đảm đánh giá được năng lực và thành tích học tập thực sự của đa số học sinh. đề kiểm tra phải giữ một tỉ lệ nhất định cho những câu hỏi dễ (nhớ, thuộc lòng), trung bình, khá sao cho điểm số có thể phản ánh chính xác, trung thực năng lực học tập của từng em học sinh.
- "Thay đổi cách ra đề Tập làm văn theo hướng "Mở" không trói buộc sự tưởng tượng và sáng tạo độc lập của học sinh. Theo đó, nội dung của đề bài không những có trong chương trình mà có thể mở rộng tới những vùng kiến thức, kỹ năng tương tự nằm ngoài chương trình miễn sao những đơn vị kiến thức đó không quá xa lạ đối với học sinh".
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh là một hoạt động rất quan trọng trong quá trinh giáo dục. đánh giá kết quả học tập là quá trình thu thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu học tập của học sinh nhằm tạo cơ sở cho những điều chỉnh sư phạm của giáo viên, các giải pháp của các cấp quản lí giáo dục và cho bản thân học sinh, để học sinh học tập đạt kết quả tốt hơn.
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh cần sử dụng phối hợp nhiều công cụ, phương pháp và hình thức khác nhau. Đề kiểm tra là một trong những công cụ được dùng khá phổ biến để đánh giá kết quả học tập của học sinh
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn đề kiểm tra giáo viên cần thực hiện
theo quy trình sau:
Bước 1: Xác định mục đích của đề kiểm tra.
Đề kiểm tra là một công cụ dùng để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh sau khi đã học xong một chủ đề, một chương, một học kỳ hay một cấp học nên người biên soạn đề kiểm tra cần căn cứ vào mục đích yêu cầu cụ thể của việc kiểm tra, căn cứ chuẩn kiến thức kỹ năng của chương trình và thực tế học tập của học sinh để xây dựng mục đích đề kiểm tra cho phù hợp.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Bước 2: Xác định hình thức của đề kiểm tra
Kiểm tra có nhiều hình thức, nhưng thường có 2 hình thức phổ biến: Kiểm tra miệng và kiểm tra viết.
Đề kiểm tra viết có các hình thức sau đây:
1. Đề kiểm tra trắc nghiệm khách quan,
2. Đề kiểm tra tự luận
3. Đề kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận.
4. Đề mở
Mỗi hình thức đều có những ưu điểm và hạn chế riêng nên cần kết hợp một cách hợp lý các hình thức sao cho phù hợp với nội dung kiểm tra và đặc trưng môn học để nâng cao hiệu quả, tạo điều kiện đánh giá kết quả học tập của học sinh chính xác hơn.
Nếu đề kiểm tra kết hợp cả 2 hình thức thì nên có nhiều phiên bản đề khác nhau hoặc cho học sinh làm phần kiểm tra trắc nghiệm khách quan độc lập với việc làm bài kiểm tra phần tự luận: làm phần trắc nghiệm trước thu bài rồi mới cho học sinh làm phần tự luận.
Quy trình biên soạn đề kiểm tra
Để biên soạn đề kiểm tra giáo viên cần thực hiện
theo quy trình sau:
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
Các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra:
B1.Liệt kê tên các chủ đề (nội dung, chương.) cần kiểm tra;
B2. Viết các chuẩn cần đánh giá đối với mỗi cấp độ tư duy;
B3. Quyết định phân phối tỉ lệ% tổng điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương.);
B4. Quyết định tổng số điểm của bài kiểm tra;
B5. Tính tổng số điểm cho mỗi chủ đề (nội dung, chương.) tương ứng với tỉ lệ %;
B6. Tính tỉ lệ %, số điểm và quyết định số câu hỏi cho mỗi chuẩn tương ứng;
B7. Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột;
B8. Tính tỉ lệ % tổng số điểm phân phối cho mỗi cột;
B9. Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.
(Dùng cho loại đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Khung ma trận đề kiểm tra
(Dùng cho hinh thức đề kiểm tra tự luận hoặc trắc nghiệm khách quan)
Chú ý: Thang Bloom (đã chỉnh sửa vào năm 2001)
Các cấp độ tư duy (theo thang Bloom)
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận.
Để các câu hỏi biên soạn đạt chất lượng tốt, cần biên soạn câu hỏi thoả mãn các yêu cầu sau (ở đây chỉ trình bày 2 loại câu hỏi thương dùng nhiều trong các đề kiểm tra)
a.Các yêu cầu đối với câu hỏi trắc nghiệm khách quan có nhiều lựa chọn:
1. Câu hỏi phải đánh giá những nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng;
3. Câu dẫn phải đặt ra câu hỏi trực tiếp hoặc một vấn đề cụ thể;
4. Không nên trích dẫn nguyên văn những câu hỏi trong sách giáo khoa;
5. Từ ngữ cấu trúc của câu hỏi phải rõ ràng, tường minh, dễ hiểu đối với mọi học sinh;
6. Mỗi phương án nhiễu phải hợp lý đối với những học sinh không nắm vững kiến thức;
7. Mỗi phương án sai nên xây dựng dựa trên các lỗi hay nhận thức sai lệch của học sinh;
8. Đáp án đúng của câu hỏi này phải độc lập với đáp án đúng của các câu hỏi khác trong bài kiểm tra;
9. Phần lựa chọn phải thống nhất và phù hợp với nội dung của câu dẫn;
10. Mỗi câu hỏi chỉ có một đáp án đúng, chính xác nhất;
11.Không đưa ra phương án "Tất cả các đáp án trên, hoặc không có đáp án nào đúng".
b.Các yêu cầu đối với câu hỏi tự luận:
1. Câu hỏi phải đánh giá nội dung quan trọng của chương trình;
2. Câu hỏi phải phù hợp với các tiêu chí ra đề kiểm tra về mặt trình bày và số điểm tương ứng.
3. Câu hỏi yêu cầu học sinh phải vận dụng kiến thức vào các tình huống mới;
4. Câu hỏi thể hiện rõ nội dung và cấp độ tư duy cần kiểm tra;
5. Nội dung câu hỏi đặt ra một yêu cầu và hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện yêu cầu đó;
6. Yêu cầu của câu hỏi cần phù hợp với trình độ và nhận thức của học sinh;
7. Yêu cầu học sinh phải hiểu nhiều hơn là ghi nhớ các khái niệm và thông tin;
8. Ngôn ngữ sử dụng trong câu hỏi phải truyền tải được hết những yêu cầu của người ra đề đến với học sinh.
9. Câu hỏi nên gợi ý về: Độ dài của bài luận; Thời gian để viết bài luận, các tiêu chí cần đạt.
10. Nếu câu hỏi yêu cầu học sinh nêu quan điểm và chứng minh cho quan điểm của mình, câu hỏi cần nêu rõ: bài làm của học sinh sẽ được đánh giá dựa trên những lập luận logic mà học sinh đưa ra để chứng minh và bảo vệ quan điểm của mình chứ không chỉ đơn thuần là nêu quan điểm đó.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm(đáp án và thang điểm)
Việc xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm) đối với bài kiểm tra cần đảm bảo các yêu cầu:
Nội dung: Khoa học và chính xác;
Cách trình bày: Cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn dễ hiểu;
Phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Kiểm tra xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
- Đối chiếu từng câu hỏi với hướng dẫn chấm và thang điểm, phát hiện những sai sót hoặc thiếu chính xác của đề và đáp án. Sửa các từ ngữ, nội dung nếu thấy cần thiết để bảo đảm tính khoa học và chính xác; đối chiếu từng câu hỏi với ma trận đề, xem xét câu hỏi có phù hợp với chuẩn cần đánh giá không? Thời gian dự kiến có phù hợp không?
- Thử đề kiểm tra để tiếp tục điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu, chuẩn chương trình và đối tượng học sinh (nếu có điều kiện, hiện nay đã có phần mềm hỗ trợ cho việc này)
- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
Một số đề thi văn nghị luận
(Dùng để tham khảo)
Đề thi Đình năm 1442:
-Trẫm nghĩ trị nước phải lấy nhân tài làm gốc. Thời Đường Ngu nhân tài có nhiều, nhưng các quan được dùng ngoài Tứ Nhạc, Cửu quan, Thập nhị mục ra không thấy còn ai nữa: Sao nhân tài khó tìm vậy. Đến Đế Nghiêu sáng suốt hiểu người như thế mà trong triều vẫn còn tứ hung, sao tiền nhân khó biết vậy! Cái nạn Giáng Thủy, cái họa Hoài Sơn dân chúng thời ấy tai vạ thực không ít. Cổn trị thủy đến chín năm, gây biết bao tai họa cho dân, sao trừ bỏ tiểu nhân muộn vậy? Đời Chu được Kinh thi ca ngợi là kẻ sĩ đông đúc . Văn Vương dựa vào họ mà dẹp yên đất nước nhưng tới thời Vũ Vương chỉ còn thấy nhắc tới thập loạn. Như vậy, bảo là nhân tài khó kiếm, há chẳng phải đúng sao? Quản Thúc, Sài Thúc phao tin đồn nhảm, khiến Chu Công phải lận đận, Vương Thất suýt sụp đổ, sao bọn tiểu nhân nham hiểm đến thế, không thời đại nào là không có chúng. Đức Thái Tổ Cao Hoàng để ta lấy được thiên hạ, nhiều phen xuống chiếu cầu hiền mà không có một ai ứng tuyển, trong khi ấy thì bọn Xảo, bọn Hãn ngẫm nuôi mưu gian. Trẫm từ khi lên ngôi tới nay, gắng sức trị nước thế mà việc chọn nhân tài vẫn mịt mờ, thăm thẳm. Bọn Ngân, bọn Sát lại gian ngoan chứa ác. Sao người quân tử khó tìm, kẻ tiểu nhân khó biết như vậy.
Các ngươi hãy đem hết hiểu biết của mình trả lời, trẫm sẽ đích thân xem xét.
Đề thi Đình năm 1871:
Trẫm thường đọc sách Luận ngữ đến chỗ Tử Cống hỏi về chính sự, Khổng Tử nói rằng: "đủ lương thực, đủ binh lính, dân tin theo vậy" Nhân nghĩ công việc hiện nay, không gì quan trọng hơn điều đó, mà muốn thực hiện được điều đó thì sự lựa chọn người tốt lại quan trọng hơn cả.Trẫm từng đêm ngày lo nghĩ mà vẫn chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Đông đảo kẻ sĩ các người lúc mới xuất thân ắt hẳn có cơ sở học kinh bang tế thế. Vậy thì những loại việc thiết thực như vậy, suy từ cổ chí kim, nghĩ thế nào, làm thế nào để có công hiệu, hãy nói hết với trẫm. Các người chớ lặp lại ý người khác, chớ bàn phù phiếm, trẫm cũng bất tất phải nói nhiều để các người có thời giờ rộng rãi, nói được hết ý nghĩa, xứng với ý muốn của trẫm.
Một số đề văn nghị luận của Mỹ:
1.Sự bất lợi của thực phẩm Mỹ đối với học sinh, sinh viên nước ngoài.
2. Tình trạng nhà tù: Sự trừng phạt hay cải tạo giáo dục?
3. Những hoạt động nhà trường sẽ làm tăng óc sáng tạo cho trẻ em trước tuổi đến trường.
4. Chì trong dầu hỏa: Một dấu hiệu của sự ô nhiễm.
5. Sự trôi nổi của dầu và mỡ trong nước: Lợi và bất lợi.
6. Gây tổn thương trong bóng đá: Có thể ngăn chặn được không?
7. Những khó khăn của học sinh, sinh viên nước ngoài chưa tốt nghiệp ở Mỹ
8. Chất Cacbon và sức khỏe con người.
9.Những khó khăn của người Nhật khi nói tiếng Anh.
10.Học kỳ thứ nhất, em đạt học sinh giỏi được bố thưởng 100 USD, nhưng không may bị mất. Hãy viết một bức thư cho bà, một bức thư cho mẹ, và một bức thư trình đồn cảnh sát nơi gần nhất. (Dùng cho HS lớp 5 TH Mỹ)
11. Khi mặt trời khuất sau đám mây xám. (Học sinh lớp 5 tiểu học Nga)
Một số đề thi đại học môn văn của Trung quốc
6-2006
Đề thi trên toàn Trung Quốc
Đề bài:
Hiện nay lượng người đọc sách ở Trung Quốc ngày một giảm: năm 1999 là 60%, 2001 là 52%. Nguyên nhân đọc ít: người đứng tuổi nói không có thời gian, thanh niên nói không có thói quen, có người còn nói đọc sách không "vào" nổi. Ngựợc lại người đọc trên mạng ngày một tăng: năm 1999 là3,7%, năm 2003 là 18,3%. Hãy trình bày cách nhìn của bạn về vấn đề trên, số chữ 800.
Đề tỉnh Đông Sơn
Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên? Không dùng tản văn, viết một đoạn văn về đề tài trên.
Đề tỉnh An Huy.
Xã hội là một cuốn sách, con người là một cuốn sách, thiên nhiên là một cuốn sách, cha mẹ bạn bè cũng là một cuốn sách. Đọc là hiểu, là khám phá, là vượt qua, đọc sách giúp ta suy nghĩ, thưởng thức. Viết một đoạn văn với đầu đề "Đọc"không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Đề tỉnh Quảng Đông
Nhà điêu khắc gọt từng nhát trên khối đá lớn. Dần dần, đầu, vai và một thiên thần tuyệt đẹp hiện ra. Một cô bé thấy vậy bèn hỏi: Sao ông biết có thiên thần trong khối đá? Nhà điêu khắc đáp: Thiên thần không ở trong khối đá, mà trong tim ta. Hãy viết bài văn với đầu đề "Khắc thiên thần trong tim" số chữ trên 800.
Đề Bắc Kinh
Có rất nhiều nét văn hóa đặc trưng trở thành biểu tượng của các thành phố . Cố cung, nhà quây bốn hướng là biểu tượng của Bắc Kinh; trò tạp kỹ trên Thiên Kiều, tiếng rao trong ngõ nhỏ là biểu tượng của Bắc Kinh; thư họa của Lưu Ly Xương, văn chương của Lão Xá là biểu tượng của Bắc Kinh; buôn bán trên đường Vương Phủ Tĩnh, vườn khoa học ở thôn Quan Trung là biểu tượng của Bắc Kinh . cứ mỗi thời, Bắc Kinh lại thêm những biểu tượng mới. Gìn giữ những biểu tượng cũ, sáng tạo biểu tượng mới luôn là ước muốn của người Bắc Kinh.
Theo cách nhìn và cảm nhận của bản thân, hãy viết một đoạn văn với đầu đề là "biểu tượng Bắc Kinh". Trừ thơ ca, không hạn chế thể loại, số chữ trên 800.
Đề Trùng Khánh:
Đề nhỏ: Hãy miêu tả một thoáng ở bến xe, 200 chữ.
Đề lớn:
Đi và dừng là việc bình thường, song nó lại khiến ta liên tưởng tới tự nhiên, lịch sử, cuộc đời. Hãy viết đoạn văn với đầu đề "đi và dừng", trừ thơ ca, thể loại không hạn chế.
Đề Đông Sơn.
Từ dưới mặt đất, nhân loại thấy mặt trăng lung linh ngời rạng. Đặt chân lên mặt trăng, người ta mới nhận ra mặt trăng cũng gồ ghề lồi lõm như mặt đất. Bạn cảm nghĩ gì về chuyện trên ? Không dùng tản văn, viết một đoạn văn về đề tài trên.
Đề Giang Tây.
Chim én non rất béo, bay không cao. én mẹ bắt én con năng rèn luyện giảm béo để bay cao. Viết một đoạn văn với chủ đề "én giảm béo" đầu đề và thể loại tự chọn, số chữ trên 800.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Đề 1.
Huyện Văn Xuyên, tỉnh Tứ Xuyên vừa xảy ra động đất 8.0 độ rit-te.
Sinh mạng của nhân dân cao hơn tất thảy!
Các nhà lãnh đạo Đảng, chính phủ,Quân đội như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo.đều khẩn trương đến chỉ đạo công tác cứu nạn tại vùng gặp thiên tai.
Hơn 100.000 giải phóng quân, cảnh sát vũ trang và công an, dân phòng các đội cứu hộ, đội y tế, đội xây dựng.nhanh chóng đổ về các khu vực cần cứu nạn. Các đội cứu hộ từ Hồng Kông, Đài Loan và các đoàn cứu hộ quốc tế cũng bay đến. Các tình nguyện viên từ bốn phương cũng hội tụ về. Bao nhiêu tiền của từ các ngả đường thủy bộ đường không tới tấp đổ về.
Một giáo viên trung học đã quỳ trên bục giảng, lấy sinh mạng của mình để che chở 4 em học sinh bên dưới. Một vị cục trưởng dân chính của huyện đã bị mất 15 người thân vẫn chỉ huy cứu nạn 5 ngày liền tục, chỉ ngủ 7 tiếng đồng hồ. Kỳ tích của những người sống sót được cứu thoát không ngừng gây bất ngờ: sau 100 tiếng, 150 tiếng, 196 tiếng.
Đài truyền hình trung ương phát đi các bản tin 24/24.14h 28p ngày19, lời ai điếu đã được đọc lên.
Cùng một lòng yêu thương như nhau, có biết bao cách biểu đạt khác nhau. Quyên góp tiền, hiến máu, biểu hiện từ thiện, quan tâm.
Yêu cầu chọn một góc độ để làm bài, tự xác định các ý, xác định thể văn, xác định tiêu đề; khi làm bài, không thoát li tài liệu và phạm vi hàm ý của nó, không sao chép.
Đề 2.
Rùa biển và đại bàng
Có một người tốt bụng nhìn thấy con rùa biển con bò lên từ một hốc cát, lúc này, một con đại bàng bay tới định cắp rùa biển, người khách đành đưa rùa ra biển thả, đuổi đại bàng đi. Cùng lúc đó, một bầy rùa biển bò lên từ những hốc cát , bò về phía biển, thì ra con rùa biển con kia là lính do thám tiền trạm.
Khi người tốt bụng đi rồi, một bầy đại bàng bay tới.
Hãy bình luận về chuyện này, đề tài tự chọn.
Đề Thượng Hải
Thông thường người ta quan tâm nhiều tới "chúng tôi", nếu như đổi góc nhìn về phía họ bạn sẽ nhìn thấy những gì? Nghĩ tới những gì? Hãy viết một bài văn có tựa đề là "Họ". Không dưới 800 chữ, không viết thành thơ, không được tiết lộ những thông tin liên quan đến cá nhân.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Đề Bắc Kinh:
Dưới đây là tài liệu làm bài. Học sinh dựa trên tài liệu tự chọn góc độ tiếp cận, tự chọn đề mục viết thành bài văn không quá 800 chữ, chấp nhận các thể tài, ngoài thơ.
Trên lớp , thầy giáo cầm một chiếc cốc thủy tinh, bên trong để một hòn đá to, xấp xỉ bằng cốc, giáo viên hỏi: cốc đã đầy chưa?
Một học sinh đáp: chưa đầy, còn có thể cho thêm cát.
Đợi học sinh cho cát vào xong, thầy giáo lại hỏi: đầy chưa?
Cả lớp trả lời đã đầy, chỉ có một nam sinh vẫn đáp rằng chưa, còn có thể thêm nước .
Thầy giáo cười, đổ cát và đá ra, cốc rỗng. Lúc này, thầy cho cát và nước vào, sau đó hỏi mọi người, cốc đã đầy chưa? Nếu cho thêm hòn đá vào thì nên để thế nào nam sinh bèn đổ nước và cát đi cho hòn đá vào trước.
Đề nhỏ - Bắc Kinh
Năm nay trong đề thi có xuất hiện nội dung liên quan đến động đất, phần thi biểu đạt ngôn ngữ yêu cầu thí sinh viết cảm tưởng về một bức tranh bằng 45 chữ, bức tranh có hình ảnh trong đống đổ nát sau cơn địa chấn, một chiếc đồng hồ dừng lại ở thời điểm 2h28p.
Đề thi tuyển sinh đại học môn văn ở Trung Quốc
Năm 2008
Một số đề van của Trung Quốc 1998
1. Nhà tôi có khó khan.
2. Nỗi buồn của tôi biết nói với ai.
3.Góc đẹp nhất trong vườn trường.
4.Một chuyến leo núi.
5. Bạn.
6. Ngọn đèn.
7. Xin mẹ hãy yên tâm.
8.Tổ quốc trong lòng tôi.
9. Tôi là hoa cúc.
10.Tác hại của thuốc lá.
11.Con người phải có khí tiết.
12.Suy nghĩ từ ngọn lửa.
13.Thiếu tôi thỡ chợ vẫn đông sao?
Đề thi văn vào ĐH của Trung Quốc 2006
T?nh An Huy:
Vi?t một bi v?i chủ đề "Hiểu cuộc sống, hiểu cha mẹ".
B?c Kinh:
Viết một bài viết với tiêu đề "Một nét chấm phá về Bắc Kinh".
Tri?t Giang:
" Cuộc sống cần nghỉ ngơi, Cuộc sống không ngơi nghỉ". Em có suy nghĩ gì về vấn đề này? Hãy viết bài viết không dưới 800 chữ về chủ đề ny, có thể viết về một mặt cũng có thể viết về cả 2 mặt.
Thượng Hải:
Hãy viết một bài viết với chủ đề: "Tôi muốn nắm chặt tay bạn".
Giang Tô:
L? T?n nói, tru?c kia th? gi?i vốn không có đường, ngu?i di nhiều nên đã tạo ra đường. Cung có ngu?i nói th? gi?i v?n ngay t? d?u đã có du?ng, ngu?i di nhi?u nên du?ng b? m?t di. L?y ch? d? " Con ngu?i v con du?ng" d? vi?t m?t bi di kho?ng 800 ch?.
Một số đề văn nghị luận lớp 11 của Nga
1. Tác phẩm " Con quỷ" của Lecmantốp và "con quỷ" của Bruybelia.
2. Cội nguồn sáng tạo của Bunin
3. Những hình thức và kiểu trần thuật trong các tác phẩm của Bunin.
4. Truyền thống văn học Nga trong các sáng tác của M.Gorki thời kì đầu.
5. Những nét độc đáo trong nghệ thuật kịch của M.Gorki.
6. Những xung đột cơ bản trong tiểu thuyết Người mẹ
7.Cảm nhận về Tổ quốc trong các sáng tạo của Blok và Maiakôpxki
8. Những bài thơ tình yêu của Puskin và Blok .
9. Maiakôpxki và chủ nghĩa vị lai.
Đề văn trong sách Ngữ văn THCS hiện nay.
1. Loài cây em yêu ( Ngữ văn 7 , tập 1)
2. Cảm nghĩ về người thân (NV 7 - tập 1)
3. Người ấy sống mãi trong tôi (NV 8 - tập1)
4. Tôi thấy mình đã khôn lớn. ( NV 8 - tập1)
5. Công việc đọc sách (NV 9 - tập 1)
6. Đạo lí uống nước nhớ nguồn ( NV 9- tập 2)
8. Đức tính khiêm nhường ( NV 9- tập 2)
9. Có chí thì nên. ( NV 9- tập 2 )
10. Đức tính trung thực. ( NV 9 - tập 2 )
11. Tinh thần tự học. ( NV 9- tập 2 )
12. Hút thuốc có hại. ( NV 9- tập 2 )
Đề 1: Cô Tấm tự kể chuyện mình.
Đề 2: Bài học đạo lí từ cuộc đời cô Tấm (hoặc mẹ con Cám)
Đề 3: Nếu anh (chị) là cô Tấm.
Đề 4: Viết lại truyện Tấm Cám với một kết thúc theo suy nghĩ và ưưước vọng của bản thân mình.
Đề 5: Tinh thần lạc quan và nhân đạo của nhân dân qua truyện Tấm Cám.
Đề 6: Các cách kết thúc truyện Tấm Cám khác nhau (dị bản) và quan niệm của anh (chị) về những cách kết thúc đó.
Đề 7: Cô Tấm trong suy nghĩ và tình cảm của anh (chị).
Đề 8: Nếu anh (chị) là ông Bụt trong truyện Tấm Cám.
Đề 9: Vai trò của các yếu tố siêu nhiên trong truyện Tấm Cám.
Đề 10: Chuyện về những cô Tấm ngày nay.
Đề 11: Có người chê việc Tấm trả thù Cám ở cuối truyện. Hãy viết lời bào chữa cho hành động ấy của Tấm.
Đề 12: " ở hiền gặp lành"; " Thiện thắng ác"; " ác giả ác báo"; " Tham thì thâm"; "Gieo gió gặt bão"; hay là một triết lí khác? Triết lí nào đúng nhất với truyện Tấm Cám? Viết bài văn biện luận cho triết lý mà mình lựa chọn.
Đề 13: ý nghĩa của các sự vật mà dân gian đã lựa chọn để cho Tấm hoá thân (chim vàng anh; cây xoan đào; khung cửi và quả thị)
Đề 14: Tấm Cám - một tác phẩm tiêu biểu cho thể loại truyện cổ tích thần kỳ.
Đề 15: Truyện Tấm Cám - Một minh chứng về niềm tin bất diệt của nhân dân.
Gợi ý Một số đề bài "mở" cho truyện Tấm Cám
Đề trong Ngữ văn 10 nâng cao
1.Cảm nghĩ của anh (chị) về vẻ đẹp của một nhân vật văn học mà mình yêu thích.
2.Tê-lê-mác kể về buổi cha mình là Uy-lit-xơ trở về
3.Suy nghĩ của anh (chị) về những em bé không nơi nưương tựa.
4.Cảm nghĩ về một bài ca dao mà anh (chị) yêu thích
5.Nghĩ về mái trưường thân yêu
6.Giới thiệu ca dao Việt Nam
7. Giới thiệu về Nguyễn Trãi
8.Giới thiệu bài Phú sông Bạch Đằng
9. Vai trò của sách đối với đời sống nhân loại
10. Quan niệm của anh (chị) về một bài thơ hay
Một số đề trong Ngữ văn 11
Đề 1: Suy nghĩ của anh (chị) về phong trào ủng hộ " quỹ vì người nghèo"
Đề 2: Quan niệm của anh (chị) về lối sống giản dị của một con người.
Đề 3: Anh ( chị) nghĩ gì khi nhìn những cánh rừng tiếp tục bị tàn phá.
Đề 4: Cuộc sống sẽ ra sao nếu nguồn nước sạch ngày càng vơi cạn.
Đề 5: ."Ai chiến thắng mà không hề chiến bại.
Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần."
(Tố Hữu) .
Bàn về thắng và bại, khôn và dại trong cuộc sống.
Kỳ thi học sinh giỏi huyện lớp 9
Năm học: 2008-2009
Đề thi môn : Ngữ Văn
Thời gian: 150 (không kể thời gian giao đề)
Đề ra:
Câu 1. Phân tích cái hay của việc sử dụng trường từ vựng trong những câu thơ sau:
. "Con sông dùng dằng con sông không chảy
Sông chảy vào lòng nên Huế rất sâu " .
(Thu Bồn)
"Sông Hương hoá ruợu ta đến uống
Ta tỉnh đền đài ngả nghiêng say".
(Nguyễn Trọng Tạo)
Câu 2.
"Không! cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn hay vẫn đáng buồn nhưng lại đáng buồn theo một nghĩa khác. Tôi ở nhà Binh Tư về đựợc một lúc lâu thì thấy những tiếng nhốn nháo ở bên nhà lão Hạc. Tôi mải mốt chạy sang. Mấy người hàng xóm đến trưước tôi đang xôn xao ở trong nhà. Tôi xồng xộc chạy vào. Lão Hạc đang vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi, quần áo xộc xệch, hai mắt long sòng sọc. Lão tru tréo, bọt mép sùi ra, khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái, nảy lên. Hai người đàn ông lực lưỡng phải ngồi đè lên người lão. Lão vật vã hai giờ đồng hồ rồi mới chết. Cái chết thật là dữ dội. Chẳng ai hiểu lão chết vì bệnh gì mà đau đớn và bất thình lình như vậy. Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu."
( Lão Hạc- Nam Cao )
a.Trình bày hiệu quả diễn đạt của các yếu tố miêu tả trong đoạn văn tự sự trên .
b. Hãy giải thích ngắn gọn: Vì sao Lão Hạc chết "Chỉ có tôi với Binh Tư hiểu" ?
Câu 3.
Có ý kiến nhận xét: "Thuý Kiều là nhân vật có nội tâm phong phú"...
Qua các trích đoạn Truyện Kiều đã học (trong chương trình Ngữ văn 9) em hãy làm rõ nhận xét trên.
Câu 1:
Một từ "ai" (trong ca dao) được dùng trong ba trường hợp, ý nghĩa không giống nhau nhưng đều hay và đẹp:
"Ai ơi chớ bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu"
" Cấy cày vốn nghiệp nông gia
Ta đây, trâu đấy ai mà quản công "
" Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao"
Hãy viết lời bình phẩm về sức biểu đạt phong phú của từ " ai "được dùng trong những ví dụ trên.
Câu 2:
" Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăng trối lại điều gì, hình như tình cha con là không thể chết được, anh đưa tay vào túi, móc cây lược đưa cho tôi và nhìn tôi hồi lâu. Tôi không đủ lời để tả lại cái nhìn ấy, chỉ biết rằng cho đến bây giờ, thỉnh thoảng, tôi cứ thấy lại đôi mắt của anh.
Tôi sẽ mang về trao tận tay cho cháu.
Tôi cúi xuống gần anh khẽ nói. Đến lúc ấy anh mới nhắm mắt đi xuôi. "
(Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng)
Hãy bày tỏ những suy nghĩ sâu sắc của em về nhân vật ông Sáu - Người cha chiến sĩ được gợi lên từ những dòng hồi ức cảm động trên.
Câu 1: Trình bày ý nghĩa diễn đạt của từ " Dậy" trong những câu thơ sau:
. " Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
. . .
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi"
(Khi con tu hú - Tố Hữu)
Câu 2: ."Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ ?"
Em hiểu "Hồn" ở đây là gì? Hãy nêu hiệu quả diễn đạt của câu hỏi tu từ trong khổ thơ trên ?
Câu 3:
Hình ảnh chị Dậu từ nhẫn nhục van xin, đến hành động quyết liệt hay là " Con giun xéo lắm cũng quằn".Phải chăng, đó là sự dồn nén đến " Tức nước vỡ bờ"
của người phụ nữ nông dân.
Em hãy phân tích sự thống nhất giữa ngôn ngữ và hành động của nhân vật chị Dậu trong trích đoạn" Tức nước vỡ bờ"(Ngữ văn 8- NXB Giáo dục)
Đề bài:
Đến trường chúng ta sẽ có những niềm vui và những tri thức mới. Viết bài văn nghị luận với chủ đề : "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui."
Đề bài:
Hiện nay, tình trạng trẻ em lang thang cơ nhỡ là một hiện tượng xã hội đáng báo động, chúng ta đã có những chương trình, dự án được thực hiện nhằm đưa các em trở về với mái ấm gia đình. Hãy viết bài văn nghị luận với tiêu đề: "Không nơi nào tốt hơn ở nhà"
Suy nghĩ của em về "Lỗi lầm và sự biết ơn".
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Thị Hiền
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)