Chuyên đề Tư tưởng HCM

Chia sẻ bởi Cao Hải Đăng | Ngày 22/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Tư tưởng HCM thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

1
2
Quán triệt tư tưởng hồ chí minh
vào dạy học- giáo dục
Và quản lý nhà trường
3
Nội dung chính
I- Hồ Chí Minh - nhà giáo dục kiệt xuất của nhân dân và thời đại.
II- Tất Thành - ái Quốc - Chí Minh: nếp nhà - lập chí - thân dân.
III- Bác Hồ- người khai sáng cho tư duy và chiến lược hành động xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam những ngày đầu của chính quyền cách mạng.
IV- Một thông điệp có ý nghĩa vĩnh hằng
4
Nội dung chính (tiếp)
V- Văn hoá dạy học Hồ Chí Minh: thày quý trò, trò kính thầy, dạy để nên người và học để làm người.
VI- Văn hoá quản lý Hồ Chí Minh: cộng hưởng nhân văn lý tưởng quản lý với hành động quản lý và sự vận dụng vào nhà trường.
VII- Phát triển con người từ quan điểm chiến lược hành động: Sự tương đồng trong ý tưởng cuả Hồ Chí Minh và Liên hợp quốc.
5
II:
Tất thành - ái quốc - chí minh
Nếp nhà - lập chí - thân dân

Cách mạng là giáo dục
Giáo dục phục vụ cách mạng
6
Nếp nhà
Nguyên tắc ứng xử:
1- Khiêm- Cung- Tín- Mẫn- Huệ

2-Phú quý bất năng dâm
Bần tiện bất năng di
Uy vũ bất năng khuất

3- Hoành mi lãnh đối thiên phu chỉ
Phủ thủ cam vi nhũ tử ngưu

Gia đạo nhân văn
Gia phong trong sáng
Gia pháp nghiêm minh
Gia giáo nề nếp
Gia cảnh thuận hoàn
7
Bản lý lịch của nguyễn ái quốc
khi tham gia đại hội quốc tế cộng sản lần thứ 7 - 1935
Bí danh: Lin
Quê quán: Đông Dương
Thành phần gia đình: Nhà Nho
Trình độ học vấn: Tự học
8
Con đường
Núi cõng con đường mòn
Cha thì cõng theo con
Núi nằm ì một chỗ
Cha đi cúi lom khom
Đường bám lì lưng núi
Con tập chạy lon ton
Con siêng hơn hòn núi
Con đường lười hơn con
Lập chí
(Nguyễn Sinh Cung - 1895)
9
Biển
Biển là ao lớn
Thuyền là con bò
Bò ăn no gió
Lội trên mặt nước
Em nhìn thấy trước
Anh trông thấy sau
Ta lớn mau mau
Vượt qua ao lớn
(Nguyễn Sinh Cung - 1895)
10
Lập chí
Ông phỗng đá
"Ông đứng làm chi đó hỡi ông
Trơ trơ như đá vững như đồng
Đêm ngày gìn giữ cho ai đó
Non nước đầy vơi có biết không"
(Nguyễn Khuyến)
=> Nỗi đau đớn, bất lực trước thời thế
Trừng mắt làm chi ngồi mãi đó
Hỏi xem non nước mất hay còn
(Nguyễn Tất Thành)

=> Nỗi đau đớn, đầy trách nhiệm
- 13 tuổi, Người đã nghe những từ: tự do, bình đẳng, bác ái và quyết định đi ra nước ngoài, tìm xem những gì ẩn sau các từ ấy
13 tuổi: có bài thơ ứng khẩu kỳ tài
11
- 16 tuổi, Nguyễn Tất Thành được tiếp chuyện với ông Đặng Thái Thân.
Thất nhất túc thành thiên cổ hận
Tái hồi đầu thị bách niên thân
"Con đường của Người sáng suốt mà chỉ có những thiên tài như Người mới có thể tìm ra trong bóng tối âm u của ách nô lệ lầm than"
21 tuổi Người đã ra đi tìm đường cứu nước, đỉnh cao của cuộc hành trình lập chí này là sự giác ngộ chủ nghiã Mác-Lênin.
Bác khuyên: "Chúng ta, hãy tự học và tự tu dưỡng bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử và hãy nghiên cứu về cách mạng trong các tác phẩm của Lênin".
Lập chí (tiếp)
12
"Cả diện mạo của Nguyễn ái Quốc toát lên sự lịch thiệp và tế nhị. Từ Nguyễn ái Quốc toả ra một nền văn hoá không phải Châu Âu, mà có lẽ là văn hoá tương lai.
Qua phong thái thanh cao, trong giọng nói trầm ấm của Nguyễn ái Quốc, ta như nghe thấy ngày mai, như nghe thấy sự yên bình bao la của hữu ái trên toàn thế giới." (1923)

(Nhà thơ-Chiến sĩ vô sản Ôxíp Manđenstam)
13
Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm Chủ tịch nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa Mao Trạch Đông tại Bắc Kinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng kéo lưới với bà con ngư dân ở Sầm Sơn - Thanh Hóa. Tháng 7 - 1960
Phong thái một con người trong hai bức ảnh
(Năm 1960)
14
- ý tưởng nho gia trong sách đại học:
Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại tân dân
- Bác nói chuyện với trí thức Thủ Đô năm 1956:
Đại học chi đạo
Tại minh minh đức
Tại thân dân
Xem xét con người với thái độ:
Mỗi con người đều có cái thiện, cái ác ở trong lòng. Ta phải biết làm cho phần tốt trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân và phần xấu mất dần đi.
Thân dân
15
Nếp nhà - lập chí - thân dân trong hành trình cách mạng của Bác mãi mãi là di sản vô giá cho nghành giáo dục để thế hệ trẻ đưa đất nước tiến lên đến đài vinh quang sánh vai với các nước năm châu.
16
III:Bác Hồ- người khai sáng cho tư duy
và chiến lược hành động xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam những ngày đầu của chính quyền cách mạng
3-9-1945: " Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu"
Tháng 10-1945: ra lời kêu gọi chống nạn thất học
"Những người chưa biết chữ thì học cho biết đi. Vợ chưa biết thì chồng bảo, em chưa biết thì anh bảo, cha mẹ chưa biết thì con bảo, người ăn người làm không biết thì chủ bảo.Phụ nữ lại càng phải học, chị em phải cố gắng để kịp nam giới, để xứng đáng là một phần tử trong nước có quyền bầu cử và ứng cử."
Năm 1946 Bác đã rất chú ý tới công việc bình dân học vụ
=> Nền móng của "xã hội học tập"- giáo dục cho mọi người của ngày hôm nay
17
IV:Một thông điệp có ý nghĩa vĩnh hằng
(về chiến lược phát triển giáo dục của đất nước)
Nhất niên chi kế, mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế, mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế, mạc như thụ nhân
1- Coi giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh của quá trình phát triển.
2- Kế thừa chọn lọc và phát triển ý tưởng của tiền nhân.
3- Tổ chức giáo dục và dạy học phải hướng vào người học, lấy lợi ích của người học làm mục tiêu chủ đạo của quá trình đào tạo
18
V:Văn hoá dạy học Hồ Chí Minh:
thày quý trò, trò kính thầy,
dạy để nên người và học để làm người.
1- Đặc trưng của con người Việt Nam mới:
- "Thiện" là cái gốc của đạo làm người.
Hệ thống phẩm chất: trung hiếu, nhân- trí- dũng, cần- kiệm- liêm- chính
Tình (tấm lòng), nghĩa (trách nhiệm) là điểm tựa cho mọi phẩm chất.
- Các giá trị đạo đức: 5 điều Bác dạy
2- Dạy để nên người và học để làm người.
Dạy học là con đường chủ đạo để hình thành và phát triển nhân cách.
19
"Cần - kiệm - liêm - chính"
"Trời có bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông
Đất có bốn phương Đông Tây Nam Bắc
Người có bốn đức Cần Kiệm Liêm Chính.
Thiếu một mùa thì không thành trời
Thiếu một phương thì không thành đất
Thiếu một đức thì không thành người"
Hồ Chí Minh

Bác Hồ nói về:
20
VI:Văn hoá quản lý Hồ Chí Minh:
cộng hưởng nhân văn lý tưởng quản lý với hành động quản lý và sự vận dụng vào nhà trường
Quản lý đi từ sự thức tỉnh con người.
Quản lý đúng và khéo.
Quản lý biết "công thủ vận trù" (kiên quyết đạt mục tiêu, vận động tích cực, trù tính liệu định một cách chu đáo).
21
Thư Bác Hồ gửi đ/c Nguyễn Sơn
Gửi Sơn đệ!
Đảm dục đại
Tâm dục tế
Trí dục viên
Hành dục phương
Hồ Chí Minh
Bác dựa vào lời bàn của Tôn Tử Mạo.
"Đảm dục đại nhi tâm dục tiểu
Trí dục viên nhi hạnh dục phương
Niêm niệm như lâm địch nhật
Tâm tâm thường tự quá kiều thì"

Để nói về nhân cách người cán bộ:
"Sự dũng cảm.
Tâm hồn tinh tế trong sáng.
Trí tuệ toàn diện vững vàng
Hành động hiệu quả"
22
Bác hồ phê bình các thày giáo ở các trường cấp 2 Đại Thạch và Liên Châu 7/1963
Những thày giáo này không tiêu biểu cho "Sư hinh" mà họ đã "Sinh hư".
23
Nhận xét về Hồ Chí Minh
của nhà nữ sử học Mỹ Stenson
Xin cho phép tôi mặc chiếc áo dài của người mẹ Việt Nam, người mẹ đã sinh ra những anh hùng của nhiều thời đại chống ngoại xâm để bảo vệ tổ quốc thân yêu của mình và ngày nay có một người mẹ đã sinh ra thiên tài Hồ Chí Minh. Bà cũng đã mặc tà áo này. Hôm nay tôi mặc tà áo này không phải chưng cái của sang trọng của người Việt Nam tặng cho tôi; đây là sự ngưỡng mộ một sắc phục dân tộc, mà chưa có một sắc phục nữ nào lại đẹp, có văn hoá về bề dày truyền thống, thanh lịch như chiếc áo dài Việt Nam.
24
Nhà nữ sử học Mỹ đã bỏ tiền túi sang Mỹ, Pháp, Nga- những nơi người đã đặt chân để tìm lai lịch văn hoá của Bác.Và khẳng định: Hồ Chí Minh là người cộng sản vĩ đại và siêu phàm.Ngươì còn vĩ đại hơn ở chỗ Người là một con người bình thường sống hoà lẫn vào trong cuộc sống của xã hội.
Nhà nữ sử học khẳng định Người có rất nhiều phụ nữ yêu
- Pháp: bà Lasec
- Mỹ:bà Côlet
Trung Quốc: đồng chí Lý Phương Liên
Liên xô: một người con gái trẻ
25
Hành trình đi tìm cố nhân của vĩ nhân
Lê Thị Huệ chính là người bạn gái thân thiết của Bác.Nhà văn Sơn Tùng đã làm một cuộc hành trình đi tìm cố nhân của vĩ nhân.Qua rất nhiều cuộc gặp gỡ, nhà văn đã tìm được út Huệ. út Huệ là học trò của cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.Gặp NGuyễn Tất Thành và từ đõ yêu thương và tôn thờ suốt đời.Khi chia tay, hai người không hứa hẹn mà chỉ nói sau này còn sống thì tìm gặp nhau.Một vài năm sau, út Huệ nhận được tin Nguyễn Tất Thành mất tại Hồng Kông.út Huệ đau đớn.Cho tới 1948 mới nhận ra Nguyễn ái Quốc chính là Nguyễn Tất Thành, không gia đình, vợ con.út Huệ nhớ tới hai câu thơ của Hải Thượng Lãn Ông:
Nhất tiếu tình đa lưu lãnh lệ
Song mâu xuân tận hiện hình hoa
út Huệ vào chùa đem theo hình ảnh Nguyễn Tất Thành.
26
Huệ là tên hoa
Vẫn hoa ấy góc bàn thơm lặng lẽ
Như Bác đi dăm bữa sẽ quay về
Hoặc là một người không bao giờ gặp lại
Âm thầm hoa gọi
Chỉ riêng mình Bác nghe
Con đã đến bao lần
Khi chép bài ca với một nhạc sĩ
Khi chép lời bình với đoàn làm phim
Quên phía sau lưng màu huệ trắng
Như mắt ai đang nhìn
27
Sử không chép thì nay con tìm
Quanh nhà sàn có lan, có mộc
Quanh ao cá có nhài, sen, bụt mọc .
Bác cho màu hoa huệ đến gần hơn
Không phải một tầm tay
Bác cho hoa đến gần hơi thở
Khi hoàng hôn che tím khu vườn
Bác cũng có thời mười tám, đôi mươi, hai nhăm, ba mươi.
Bác cũng có cõi vô cùng
Cánh bay và chiếc cành đón đậu
Ngỡ hoa này liên quan
Và lặng im như một lời yêu dấu
28

Bước sóng quê hương hoa xuyên thấu
Về một điều không thể nói ra
Xin cứ thế thiên niên rồi vạn đại
Nghe trong gió, trong mưa
Trong lòng người gọi mãi
Huệ là tên hoa
. Âm thầm hoa gọi
Chỉ riêng minh Bác nghe
(Phạm Ngọc Cảnh)
29
Dân tộc Việt Nam mãi mãi tự hào về
Hồ Chí Minh, nền văn minh nhân loại của thế kỷ XX này tự hào có một vĩ nhân được cả thế giới phong tặng anh hùng giải phóng dân tộc và danh nhân văn hoá kiệt xuất. Hồ Chí Minh mãi mãi là tấm gương sáng về nhân cách một con người thời đại cho mọi thế hệ mai sau.
Báo PNVN 1/1/1997
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Cao Hải Đăng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)