Chuyên đề: Truyện Kiều_Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật

Chia sẻ bởi Đào Xuân Ngãi | Ngày 21/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Truyện Kiều_Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chào mừng các thầy, cô về dự chuyên đề
của nhóm Ngữ văn
Người Thực Hiện
Đào Xuân Ngãi
Trường PTCS Quỳnh Hoa - Quỳnh Lưu - Nghệ An,tháng 9 năm 2013
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật










Xưa nay, nghiên cứu ngôn từ nghệ thuật trong Truyện Kiều , người ta thường hay chú ý đến những chỗ dùng từ chính xác, từ hay , tinh tế thường được gọi là lối dùng từ “ Đắt” của Nguyễn Du ,cũng như cách dùng hư từ , khối lượng từ đồng nghĩa , từ có phong cách khẩu ngữ, từ mang phong vị ca dao ,thành ngữ, tục ngữ từ ngữ hình ảnh mang tính ước lệ. Ngôn từ thiên nhiên (vũ trụ thi ca) , ngôn từ chỉ màu sắc và cách tạo từ mới đặc sắc…
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
1.Ngôn ngữ trong "Truyện Kiều" đậm chất dân gian: gần gũi với đời sống hàng ngày là nghệ thuật sử dụng tiếng nói quần chúng của đại thi hào qua biệt tài vận dụng thành ngữ, tục ngữ,châm ngôn. Có lẽ trong lịch sử thi ca của ta từ xưa đến nay, khó tìm được một tác phẩm nào mà thành ngữ, tục ngữ xuất hiện nhiều như trong "Truyện Kiều".


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
cách xuất hiện cũng hết sức tự nhiên, khi thì nguyên văn, khi thì được biến hóa bằng cách chèn thêm một số từ khác cho hợp tình, hợp cảnh. Theo thống kê , trong "Truyện Kiều", Nguyễn Du đã sử dụng thành ngữ, tục ngữ châm ngôn khoảng 180 lần. Có những đoạn thơ, đại thi hào cho thành ngữ, châm ngôn xuất hiện gần như liên tục trong các câu thơ nhưng rất linh hoạt.
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Ví dụ: đoạn nói về ý nghĩ của Hoạn Thư:
Cách sử dụng thành ngữ, châm ngôn của cụ Nguyễn cũng rất linh hoạt. Phần lớn thành ngữ được giữ nguyên, đưa vào làm một phần của câu thơ mà câu thơ vẫn giữ được vẻ tự nhiên, như "mạt cưa mướp đắng" trong "Mạt cưa mướp đắng đôi bên một phường"; "một cốt, một đồng" trong "Lạ gì một cốt một đồng xưa nay"; "cá chậu, chim lồng" trong "Bõ chi cá chậu, chim lồng mà chơi", "một hội, một thuyền" trong "Cùng người một hội một thuyền đâu xa", "ăn xổi, ở thì" trong "Phải điều ăn xổi, ở thì"…


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Hoặc là những câu thành ngữ được giữ lấy ý nhưng thay đổi cách diễn đạt, như: Chật như nêm (Trong nhà người chật một lần như nêm); Giấm chua, lửa nồng (Giấm chua lại tội bằng ba lửa nồng); Trong ấm, ngoài êm (Sao cho trong ấm thì ngoài mới êm); Gió thổi ngoài tai (Ngoài tai để mặc gió bay mái ngoài); Kín như bưng (Trong ngoài kín mít như bưng); Không khảo mà xưng (Nào ai có khảo mà mình lại xưng); Rút dây động rừng (Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi); Kín như hũ nút (Nghĩ đà bưng kín miệng bình); Rừng có mạch, vách có tai (Ở đây tai vách mạch rừng);
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
2. Ngôn ngữ địa phương: Điều dễ nhận thấy là ngôn ngữ trong Truyện Kiều hết sức phong phú và điêu luyện. Bắt nguồn từ vốn sống dân gian trực tiếp và kế thừa tinh hoa văn hoá của dân tộc, Nguyễn Du có ý thức sử dụng giá trị biểu đạt của vốn từ địa phương Nghệ Tĩnh. Thống kê số liệu cho thấy ông đã sử dụng 197 lượt từ địa phương xuyên suốt từ đầu đến cuối tác phẩm.
Ví dụ: Làm chi đem thói khuynh thành trêu ngươi ( câu 258 trong Truyện Kiều, từ đây chỉ ghi số câu). Có những từ tần số xuất hiện nhiều lần như từ chi ( gì ) tới 64 lần; mụ ( bà) 17 lần; ả ( chị) 5 lần…
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Cụ thể “ả” trong câu: nàng Ban, ả Tạ cũng đâu thế này (406). Từ “ả” tiếng địa phương Nghệ Tĩnh có nhiều sắc thái ngữ nghĩa. Có lúc mang ý nghĩa xem thường: Bên thì mấy ả mày ngài (927) nhưng chủ yếu mang gia trị đề cao: ả nghĩa là bậc chị ở bề trên: Đầulòng hai ả tố nga (14); Lại thua ả Lý bán mình hay sao (672). Từ ả lại vừa tạo gía trị thân thiết, gần gũi, khi đã tin nhau mới xưng hô như vậy; “nàng Ban, ả Tạcũng đâu thế này” (406).
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
“ả” đồng nghĩa với chị của tiếng phổ thông, nhưng trong văn cảnh trên nếu dùng tiếng phổ thông thì sẽ giảm giá trị biểu đạt đi rất nhiều. Không thể viết “Nàng Ban, chị Tạ cũng đâu thế này”. Những từ địa phương này phải đặt trong ngữ cảnh mới thấy được cái hay của nó. Ngay ở câu :Đầu lòng hai ả tố nga, từ “ả” rất hợp với cách kể chuyện của người Nghệ Tĩnh. Hai “ả” nghĩa là hai cô gái nhưng đồng thời chỉ sự tương xứng giữa hai chị em Thuý Kiều, Thuý Vân. Từ “ả” sẽ tránh được sự lặp lại từ chị ở câu sau:
Thuý Kiều là chị, em là Thuý Vân
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
3.Từ ngữ hình ảnh mang tính ước lệ: Là nhà thơ thiên tài của dân tộc , Nguyễn Du chiụ ảnh hưởng rất lớn thi pháp cổ điển về khắc hoạ , xây dựng hình tượng nhân vật . Vì thế ngôn từ ước lệ được sử dụng nhiều trong Truyện Kiều . Cũng giống như người xưa , nhà thơ đã lấy vẻ đẹp của thiên nhiên như tuyết - mai , trăng - hoa, mây - tuyết , thu thuỷ - xuân sơn , hoa - liễu Làm chuẩn mực , làm thước đo giá trị , vẻ đẹp của con người .

Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Tác giả đã dùng bút pháp cực tả tuyệt đối hoá , lý tưởng hoá nhan sắc cốt cách hai chị em Kiều . Đó là Mai cốt cách , tuyết iình thần , khuôn trăng , nét ngài , hoa cười ngọc thốt , mây thua, tuyết nhường , làn thu thuỷ, nét xuân sơn , hoa ghen, liễu hờn Để khắc hoạ cái cốt cách thanh tao , mảnh dẻ như mai ; tinh thần trong trắng như tuyết. Một vẻ đẹp mười phân vẹn mười nhưng mỗi người một không hề trộn lẫn.

Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
4. Ngôn từ vũ trụ thi ca: Theo tác giả Đặng Tiến thì vũ trụ thi ca trong Truyện Kiều là một thời gian, không gian nghệ thuật với chân trời rộng . Ngoài thảm cỏ non phải xanh tận chân trời ( Cảnh ngày xuân) thì không gian còn là một vũ trụ rộng, trống,mờ xa tít tắp với vẻ non xa , tấm trăng gần ; với cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia (Kiều ở lầu Ngưng Bích). Đó là một vũ trụ từ chối cuộc sống, từ chối con người -một vũ trụ mà cảnh vật bốn bề bát ngát xa trông, bên thì cồn cát nhấp nhô như sóng lượn , bên thì bụi hồng trải dài khắp dặm xa mênh mông .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Hay: Con đường khuya thì phải ngắt tạnh mù khơi , màu của rừng thu phải là màu quan san , khung trời thương nhớ phải gợn áng mây Tần xa xa , đến túp lều cỏ bên sôngTiền Đường cũng phải là Một gian nước biếc mây vàng chia đôi . Bên cạnh đó còn có những dặm vi lô hiu hắt , những bờ liễu loi thoi , những rừng phong quan tái . Rồi đến cảnh màu xanh tơ liễu bên cầu , gió cây trút lá , mấy ngàn dâu xanh xuất hiện trong Truyện Kiều những giờ phút chia phôi , những lúc bước chân ngập ngừng , những lúc tâm hồn phân tán.
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Dường như nhà thơ muốn thu nhận cả đất trời nhân loại bằng cái nhìn phơi trải trong hình ảnh non phơi bóng vàng , cái nhìn đo lường kích thước cuộc sống hằng ngày để xác định vị trí ,tầm sống của mình trước cuộc đời .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
5.Ngôn từ chỉ màu sắc trong Truyện Kiều:
Truyện Kiều có nhiều từ ngữ chỉ màu sắc (có đến 119 lần) , Nguyễn Du dùng từ chỉ màu sắc để tạo thành các hình tượng có nội dung khái quát, rộng lớn và giàu giá trị thẩm mỹ .
-Trước hết cần xét từ ngữ chỉ màu sắc trong các đoạn trích học ( sách Ngữ Văn 9 - tập 1) :Tả nàng Vân với mái tóc dài, mượt còn xanh hơn cả mây ; làn da trắng mịn hơn cả tuyết ( Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da),ở đây Nguyễn Du dùng màu mây thay cho màu đen của mái tóc . Bởi trong Truyện Kiều chưa có màu đen có ý nghĩa đẹp cho nên tóc đen đẹp được gọi là tóc mây .
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
-Tả nàng Kiều với đôi môi đỏ thắm khiến hoa phải ghen vì thua thắm và mái tóc xanh mượt khiến liễu phải hờn ( Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh )
Rồi đến màu cỏ non xanh tận chân trời , một màu xanh trải dài mênh mông tít tắp , mà nổi bật trên cái nền toàn cảnh màu xanh ấy là sự điểm xuyết của một vài bông hoa lê màu trắng . Những màu sắc có sự hài hoà tới mức tuyệt dịêu làm cho bức tranh thiên nhiên càng thêm tươi đẹp - những màu sắc tươi sáng, đầy sức sống .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
- Không chỉ có màu trắng , màu xanh , Nguyễn Du còn đề cập đến màu vàng , màu hồng trong câu Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia . Đó không chỉ đơn thuần là sắc vàng của cồn cát nhấp nhô, sắc hồng của từng đám bụi cuốn lên từng dặm xa mênh mông mà còn là cát bụi của cuộc đời .
Đó là màu vàng tàn tạ héo uá của nội cỏ dàu dàu / Chân mây mặt đất một màu xanh xanh là những màu buồn ,ảm đạm, thiếu sức sống , màu của bế tắt, không lối thoát .



Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
- Trong Truyện Kiều ,từ ngữ chỉ màu sắc ít có tính chất tả thực mà màu sắc mang tính biểu trưng . Tác giả thường lấy màu của sự vật để tả cảnh, gợi tình. ở đây có mặt sắt đen sì của Hồ Tôn Hiến , có lờn lợt màu da của mụ Tú Bà, mặt như chàm đổ của Thúc Sinh v.v... Màu cỏ cũng đa dạng : khi thì Cỏ non xanh tận chân trời , khi thì Dàu dàu ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh khi thì cỏ lợt màu sương , khi thì cỏ áy bóng tà, khi thì Một vùng cỏ mọc xanh rì.


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
- Với Ngyuễn Du màu sắc là sản phẩm của cảnh vật và tâm lý . Màu cỏ non xanh gắn với bao cảm xúc bao la về viễn cảnh của cuộc đời , với vẻ thanh tân, trinh trắng của một vài bông hoa lê đầu mùa , Ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh như cuộc đời dang dở . Cỏ áy bóng tà - cỏ nhuốm ánh vàng của nắng chiều như có cái gì xốn xang, day dứt .

Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Màu sắc trong Truyện Kiều còn là màu sắc của tình cảm . Đó là những màu quan san, màu quan tái , màu khơi trêu , màu của nỗi nhớ Bốn phương mây trắng một màu / Trông vời cố quốc biết đâu là nhà . Hay trời cao trông rộng một màu bao la . Có thể nói, Nguyễn Du không chỉ nắm bắt sắc màu của sự vật mà còn nắm bắt và diễn tả cả sắc màu tình cảm nhuốm đậm lên cảnh vật, không gian làm cho phong cảnh trở nên sinh động, có hồn.
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
6. Về cách sử dụng hư từ :
Theo ý kiến của nhiều người thì vấn đề dùng hư từ chỉ có Truyện Kiều của Nguyễn Du là dùng đúng nhất .Cụ thể là các chữ : bao, bấy được dùng một cách độc chiếc trong Truyện Kiều Trải bao thỏ lặn ác tà ; Quản bao tháng đợi năm chờ ; Trời Liêu non nước bao xa ; Biết bao duyên nợ thề bồi ; Ai ai cũng đội trên đầu xiết bao . Năm chữ bao ấy đều dùng chữ bằng nào mà cắt nghĩa được cả : trải bằng nào ngày đêm ; đợi chờ đến bằng nào năm tháng ; xa bằng nào ; thề bồi bằng nào ; đội trên đầu bằng nào .
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Tất cả đều có ý hỏi để tỏ ra nghiã là nhiều không phải ít . Cũng vậy, chữ bấy được dùng độc chiếc như Khéo vô duyên bấy là mình với ta ; Phủ phàng chi bấy hoá công ; Trời làm chi cực bấy trời ; Thân sao bướm chán , ong chường bấy thân ; Hoa sao hoa khéo đoạ đày bấy hoa . Năm chữ bấy ấy đều dùng bằng ấy mà cắt nghĩa được cả : vô duyên bằng ấy , phũ phàng bằng ấy , cực bằng ấy , chán chường bằng ấy , đoạ đày bằng ấy => Đều có ý tỏ lòng thương tiếc hoặc trách móc .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Nguyễn Du đã đặt sau các chữ bao , bây , bấy một chữ để làm thành liên tự chỉ thời gian như : bao giờ , bây giờ , bấy giờ Những hư từ này được sử dụng nhiều trong Truyện Kiều
- Các liên từ : bao nhiêu , bấy nhiêu cũng được sử dụng một cách linh hoạt trong tác phẩm, cụ thể là 3 trường hợp sau :
1. Sính nghi xin dạy bao nhiêu cho tường ; Bao nhiêu của , mấy ngày đường . Bao nhiêu dùng độc chiếc không đi đôi với bấy nhiêu.
2. Vẫy vùng trong bấy nhiêu niên ; Gặp nhau còn chút bấy nhiêu là tình , thì bấy nhiêu dùng độc nhất không đi với bao nhiêu .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
7. Cách tạo từ mới:
Trong Truyện Kiều Nguyễn Du đã tạo ra hàng loạt ngôn từ không có trong thực tế , cũng không có trong từ điển thông thường ; mà theo ông Trần Đình Sử đó là những ngôn từ ý tưởng (là hình ảnh chỉ nảy sinh trong tâm tưởng , không phải là hình ảnh sao chép thực tại ) có cấu tạo riêng , nói lên sự cảm thụ chủ quan của tác giả :Từ mới

Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
-Ví dụ: Nói tới nước mắt thì nói giọt ngọc , giọt châu , giọt tương , giọt hồng , giọt tủi, giọt riêng ...
- Nói đến giấc ngủ thì ông nói giấc xuân , giấc mai, giấc hoè , giấc tiên, giấc nồng…
- Nói tới mưa ( có 29 lần) thì tuôn mưa, hạt mưa, khóc mưa, nằm mưa…
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
-Nói tới mái tóc , không chỉ là tóc mây , tóc sương mà là mái sầu …
- Nói tới đường xa,ông nói thành dặm hồng , dặm xanh, dặm băng,dặm khách, dặm phần…
-Nói tới chén rượu Nguyễn Du lại nói tới chén xuân , chén quỳnh, chén đưa, chén mời, chén khuyên chén đồng... mang đầy sắc thái khác nhau của tình huống .
- Nói tới cửa sổ thi hào cũng nói bằng những từ rất riêng : song sa , song mai , song hồ , song mây, song trăng, song đào, song phi…
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật

- Nói tới bóng trăng thì là bóng nga, bóng nguyệt
-Nói tói tấm lòng thì ông gọi là tấm riêng , tấm yêu , tấm son ,tấm thành hoặc tấc cỏ ,tấc riêng , tấc son, tấc lòng
-Cùng là gió mà có bao nhiêu thứ gió như : gió mưa , gió trăng , gió trúc mưa mai, gió tựa hoa kề , gió tủi mưa sầu …


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Những ngôn từ ý tượng này cũng là phương diện cơ bản của ngôn từ nghệ thuật Truyện Kiều . Nguyễn Du đã phá vỡ cách tạo từ thông thường để tạo từ mới gây hiệu quả lạ hoá .Nhà thơ cũng đã phá vỡ nhiều cấu trúc cố định để tạo thành những kết hợp không đâu có. Chẳng hạn : ăn gió nằm mưa , bướm chán ong chường , bướm lả ong lơi, cười phấn cợt son ,dày gió dạn sương, gìn vàng giữ ngọc,…Các cấu tạo đặc biệt này diễn đạt một trạng thái sự vật có ý nghĩa phổ quát , diễn ra nhiều lần và chỉ hiểu được trong ngữ cảnh tác phẩm Truyện Kiều mà thôi .


Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
8. Sử dụng điển tích,điển cố:
Người xưa làm thơ viết văn thường sử dụng điển cố, điển tích. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng sử dụng nhiều điển cố. Điển cố trong Truyện Kiều thường được lấy ở nhiều nguồn. Nhưng đậm đặc hơn cả vẫn là trong lịch sử và văn học Trung Quốc. Dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Du, các điển cố ấy trở nên sinh động và hàm súc
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
Truyện Kiều-Vẻ đẹp ngôn từ nghệ thuật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Xuân Ngãi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)