Chuyên đề Triết học
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thúy Minh |
Ngày 02/05/2019 |
78
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Triết học thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
NHÓM 4 CHÀO THẦY VÀ CÁC BẠN
ĐẾN VỚI BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ SỰ VĂN MINH HÓA
XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
ĐỀ CƯƠNG KHÁI QUÁT
A – MỞ ĐẦU
B – NỘI DUNG
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HOC - CÔNG NGHỆ
1. Khái niệm Khoa học - Công nghệ.
2. Nguồn gốc và đặc điểm.
3. Những thành tựu tiêu biểu.
Hạn chế.
II. VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Khái niệm
2. Những thành tựu của văn minh hóa.
2.1. Chữ viết
2.2. Văn học.
2.3. Giáo dục.
2.4. Khoa học kỹ thuật.
2.5. Nghệ thuật
III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT GẮN LIỀN VỚI SỰ VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGUỜI
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM.
5 thành tựu khoa học công nghệ nổi bật của Việt Nam
1. Giàn khoan tự nâng 90m nước
2. Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt tái hoạt động
3. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp
4. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
5. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Quan điểm
C. KẾT LUẬN
A - MỞ ĐẦU
Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt lỗi của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào trình độ sự phát triển cụ thể của từng nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đa dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia.
Sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một phương hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Trong thời đại ngày nay, khi nền văn minh nông nghiệp dần dần nhường chỗ cho nền văn minh công nghiệp thì tương ứng với nó thuật ngữ ``công nghiệp hoá - hiện đại hoá" cũng ít được sử dụng mà thay thế vào đó là các thuật ngữ khoa học mang tính chất hiện đại ,phù hợp với xu thế của một thời đại mới "thời đại tri thức" như "tăng trưởng", "phát triển",…
Như vậy, khoa học và kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia, điều này đã được Đảng ta nhất quán và khẳng định là điều tất yếu không thể thay đổi được. Song vấn đề đặt ra là làm sao để khoa học và kỹ thuật đảm nhận được vai trò đó? Hay nói cách khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay để phát triển khoa học và kỹ thuật phù hợp với vài trò "Là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá - hiên đại hoá" thì chúng ta phải làm gì? Đó là một vấn đề cấp thiết hiện nay trước thực trạng khoa học - kỹ thuật của đất nước còn phát triển chậm và chưa đi vào cuộc sống mặc dù tiềm năng là không nhỏ.
B – NỘI DUNG
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
Khái niệm Khoa học – Công nghệ.
Khoa học - Công nghệ là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri thức chân thực về thế giới được kiểm nghiệm qua thực tiễn, là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Như vậy khoa học - công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.
2. Nguồn gốc và đặc điểm.
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII – XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao của con người, nhất trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trỡ thành những nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX ; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trỡ thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ
3. Những thành tựu tiêu biểu.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong ngành vật lí đó là 3 phát minh quan trọng : điện tử (1896), tính phóng xạ (1898) và Thuyết tương đối.
Thuyết tương đối. Giữa thế kỉ XIX, con người vẫn còn quan niệm nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được nữa. Nhưng với những phát hiện về tia X, tính phóng xạ, làm người ta phải có những cách nhìn khác. Năm 1911, một nhà bác học người Anh là E.Rơdơpho đã tiến hành thí nghiệm bắn phá nguyên tử. Thí nghiệm của E.Rơdơpho đã chứng minh nguyên tử không phải đặc mà có rất nhiều khoảng trống. Từ kết quả của thí nghiệm đó, học trò của E.Rơdơpho là Ninxơ Bo đã đưa ra lí thuyết về mẫu hành tinh nguyên tử. Theo Ninxơ Bo, các nguyên tử có một nhân ở giữa, xung quanh có các điện tử chuyển động theo một quĩ đạo nhất định như các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Một sự tương đồng giữa thế giới vi mô với thế giới vĩ mô.
HÌNH. MÔ HÌNH MẪU HÀNH TINH
NGUYÊN TỬ
CỦA RƠ - DƠ - PHO,
BO VÀ ZOM - MƠ - PHEN
Ứng dụng đồng vị phóng xạ
Năm 1932, con người còn phát hiện ra hạt nhân nguyên tử cũng chưa phải là thành phần nhỏ nhất của vật chất. Hạt nhân nguyên tử còn gồm có prôtôn và nơtrôn. Năm 1934, Phêđơric và Iren Quyri (con rể và con gái của nhà bác học Mari Quyri) đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo và chất đồng vị phóng xạ. Năm 1938-1939, các nhà bác học Ôttô Han, Lida Metne (Đức), Enricô Phecmi (Ialia) và Giôliô Quyri (Pháp) đã cùng phát hiện ra hiện tượng phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt nhân urani.
Từ đó, năm 1942 Enricô Phecmi đã xây dựng được lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới ngay dưới khán đài sân vận động của trường đại học Sicagô. Thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh đã làm một cuộc cách mạng thực sự của vật lí hiện đại. Khi mới được công bố, nhiều người cho đây là một lí thuyết điên khùng. Ngay cả một số nhà bác học lớn tuổi thời đó cũng không hiểu nổi lí thuyết của Anhxtanh.
Anhxtanh
Lò phản ứng hạt nhân
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử-tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ. Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử-tin học.
Dây chuyền sản xuất ô tô được
Vận hành với những cánh tay Rô-bốt
Máy vi tính
Từ những chiếc máy vi tính (computer) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao.
Siêu máy tính,có thể thưc hiện
1,027 triệu tỉ phép tính/giây
Laptop
Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ. Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng. Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ...Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió...
NĂNG LƯỢNG GIÓ
NĂNG LƯỢNG NƯỚC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc... Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thậm chí đáng sợ. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực : công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện...
Máy khắc Laser
Pháo hoa Laser
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được côn cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai. Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.
Hạn chế.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng gây nên hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con ngưởi tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới v.v… và nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Bom nguyên tử
Thảm họa nguyên tử
II. VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Khái niệm
Định nghĩa: Văn minh hóa là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn minh hóa là trình độ văn hóa cho phép con người sáng tạo, tìm hiểu thế giới xung quanh, làm đẹp cuộc sống xung quanh mình (khía cạnh hành vi).
BẢN ĐỒ CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI
Những thành tựu của văn minh hóa.
2.1. Chữ viết
- Là sản phẩm hoàn toàn của con người, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định đòi hỏi có chữ viết.
- Chữ viết ra đời chính là dấu hiệu quan trọng của văn minh, là sản phẩm của những nhu cầu cần thiết của xã hội, ghi lại, lưu lại, truyền đạt lại.
- Ban đầu chữ được đánh dấu bằng chữ tượng hình được cách điệu ( lưu truyền sau). Nếu không có sự lưu truyền thì không có sự phát triển xã hội.
2.2. Văn học.
- Chủ yếu nói tới Văn học viết, còn văn học dân gian ít được đề cập. Chỉ có văn học viết mới tạo ra các thể loại của văn học.
Là biểu hiện quan trọng của nền văn minh.
2.3. Giáo dục.
Giáo dục hình thành một cách đầy đủ hơn khi chữ viết ra đời
Gìn giữ di sản của loài người để phát triển ở thế hệ sau. Từ giáo dục đào tạo ra một lớp người mang những tinh hoa của thế hệ trước, có khả năng phát triển ở giai đoạn sau.
2.4. Khoa học kỹ thuật.
- Trong lao động, con người tổng kết những kinh nghiệm mang tính chất chung, đúc rút ra các nguyên lý và ứng dụng nó vào quá trình lao động sản xuất, phục vụ cuộc sống. Khoa học kỹ thuật được coi là yếu tố quan trọng của văn minh, thể hiện trí tuệ con nguời.Khoa học chính là biện pháp giúp con nguời thích ứng, cải tạo tự nhiên và chính bản thân mình. Khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển thì xã hội càng văn minh.
2.5. Nghệ thuật
- Trong nghệ thuật có nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghệ thuật có liên quan đến văn minh.
- Cái đẹp là điều quan tâm đầu tiên trong nghệ thuật Vẻ đẹp này mỗi giai đoạn lại có quan niệm khác nhau.
- Đẹp là sự hài hòa giữa cái chủ quan và khách quan.
MÚA HỒ THIÊN NGA
III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT GẮN LIỀN VỚI SỰ VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Từ khi có loài người đến nay, sự phát triển của con người luôn dựa vào tri thức, vào khả năng sáng tạo, tức là dựa vào khoa học - công nghệ. Song ở các thời kỳ khác nhau thì tác động của khoa học - công nghệ ở mức rất khác nhau. Ở thời kỳ tiền sử - một thời gian rất dài, con người chủ yếu làm theo bản năng, có ít tri thức, không đủ để có sáng tạo. Chuyển sang thời đại văn minh nông nghiệp, con người bắt đầu có những sáng tạo như tạo ra các công cụ trồng trọt (cái cày, cây cuốc) và biết tưới nước, tuy nhiên cũng phải mất tới 4000 - 5000 năm sau con người mới bắt đầu có tri thức thật sự, nhận thức được các quy luật khách quan và bước sang một thời đại mới là thời đại công nghiệp, thời đại của những sáng tạo kỹ thuật lớn lao.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là những năm 80 và nhất là những năm 90 này khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ phi thường. Trước đây, khoa học với công nghệ còn tách riêng, nói khoa học là nói phần kiến thức, phần con người hiểu biết các qui luật khách quan, khám phá (phát minh) ra những điều chưa biết, là cái đã có trong tự nhiên nhưng con người chưa biết. Còn công nghệ là sự hiểu biết mới, được sử dụng vào hoạt động lao động, làm ra của cải, là cái chưa có, do vậy nói sáng tạo ra công nghệ, là sáng chế ra những cái mới. Trong một thời gian rất dài, khoa học, công nghệ hay còn gọi là kỹ thuật, và sản xuất là ba lĩnh vực tách rời nhau. Bất cứ sản phẩm mới nào ra đời cũng phải theo con đường từ khoa học đến công nghệ rồi mới ra sản xuất.
Song gần đây tạo các công nghệ mới chỉ mất vài năm. Và có nhiều cái còn nhanh hơn; khoa học trực tiếp chuyển thành công nghệ và sản xuất. Ðiều Mác nói: khoa học phát triển tới một lúc nào đó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, và khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm, đã trở thành hiện thực. Nó thể hiện rất rõ trong các ngành công nghệ cao. Có thể nói rằng cuộc cách mạng khoa học mới hay còn gọi là "cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại" bắt đầu từ những năm 50, sau Ðại chiến thế giới lần thứ hai, có đặc điểm là phát triển rất mạnh mẽ, khoa học gắn liền với công nghệ (trước kia ta gọi là kỹ thuật). Kỹ thuật gắn với khoa học làm một. Bên cạnh khái niệm "cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại", còn có khái niệm "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba" (Cách gọi này xuất phát từ khía cạnh công nghiệp). Xét khía cạnh trình độ kỹ thuật thì khái niệm lâu nay vẫn dùng là "cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại".
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM.
1. Giàn khoan tự nâng 90m nước
Đây là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tới độ sâu 90m nước, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.
Giàn khoan tự nâng 90m nước của Tập đoàn PVN
2. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Lần hoạt động thứ ba này diễn ra vào ngày 30/10/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Điều này một lần nữa đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng nguyên tử ổn định; nó cũng đánh dấu một bước phát triển trong việc sản xuất năng lượng trong nước nói chung.
Lò phản ứng hạt nhân
Đà Lạt
3. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp
Cũng là một loại máy chụp X quang, nhưng thay vì chỉ phát ra một tín hiệu của tia X đến với vật thể được chụp, máy soi cắt lớp điện toán sẽ phát ra nhiều tia X cùng một lúc từ những góc độ khác nhau. Máy được các nhà khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vietnam Atomic Energy Commission, VAEC) thiết kế và sản xuất. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (The International Atomic Energy Agency, IAEA) đã đặt mua 6 chiếc máy nói trên.
Lắp ráp máy CT để bàn giao
cho IAEA (ảnh MC)
4. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng và đưa vào hoạt động bởi Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel (một công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Viettel). Dây chuyền có khả năng sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm USB, 3 triệu điện thoại di động, và 9 trăm nghìn máy tính cá nhân mỗi năm.
Các kỹ sư đang vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
5. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
Khoa Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103, Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng và hoàn thiện một phương pháp phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ các khối u ở tuyến tụy. Đây là loại phẫu thuật cực kỳ phức tạp và liên quan đến các thiết bị kỹ thuật cao. Sự thành công của phương pháp này đánh dấu một cột mốc mới về phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Việt Nam.
Một kíp mổ nội soi của Bệnh viện 103, Hà Nội đang tiến hành
phẫu thuật
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Quan điểm
1- Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.
Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.
4- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
5- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.
C. KẾT LUẬN
Thế kỷ XXI sẽ đánh dấu sự ra đời của nền văn minh mới trong lịch sử loài người. Về tên gọi của nền văn minh đang phôi thai này thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người gọi là "nền văn minh hậu công nghiệp", "nền văn minh trí tuệ", "xã hội tri thức", "nền kinh tế tri thức", "xã hội thông tin" ... Ðây là bước chuyển biến đặc biệt lớn tương tự như bước chuyển từ thời tiền sử sang văn minh nông nghiệp hay từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp so với nông nghiệp thì mới chỉ là thay thế cơ bắp con người và giúp con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Thời kỳ văn minh nông nghiệp con người mới sử dụng đến lao động và đất đai. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sức con người lớn hơn rất nhiều, sử dụng được nhiều tài nguyên.
Song đã lâu cách sản xuất công nghiệp, sản xuất ào ạt, tiêu thụ ào ạt không còn thích hợp nữa, một phần bởi tài nguyên đã cạn kiệt mặt khác bởi những thách thức về môi trường đã trở nên rất gay gắt. Ðể phát triển, con người phải bước lên một giai đoạn mới, giai đoạn sử dụng tri thức nhiều hơn sử dụng tài nguyên, tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý hơn. Khoa học - công nghệ do con người làm ra lại góp phần nâng cao trí tuệ con người. Con người thực sự làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân. Ðó chính là tác động lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật mới.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI
CHÀO TẠM BIỆT!
ĐẾN VỚI BÀI THẢO LUẬN
ĐỀ TÀI:
KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ SỰ VĂN MINH HÓA
XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
ĐỀ CƯƠNG KHÁI QUÁT
A – MỞ ĐẦU
B – NỘI DUNG
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HOC - CÔNG NGHỆ
1. Khái niệm Khoa học - Công nghệ.
2. Nguồn gốc và đặc điểm.
3. Những thành tựu tiêu biểu.
Hạn chế.
II. VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
1. Khái niệm
2. Những thành tựu của văn minh hóa.
2.1. Chữ viết
2.2. Văn học.
2.3. Giáo dục.
2.4. Khoa học kỹ thuật.
2.5. Nghệ thuật
III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT GẮN LIỀN VỚI SỰ VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGUỜI
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM.
5 thành tựu khoa học công nghệ nổi bật của Việt Nam
1. Giàn khoan tự nâng 90m nước
2. Lò phản ứng hạt nhân Đà lạt tái hoạt động
3. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp
4. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
5. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Quan điểm
C. KẾT LUẬN
A - MỞ ĐẦU
Bước vào thiên niên kỷ thứ ba, khoa học và kỹ thuật đã trở thành yếu tố cốt lỗi của sự phát triển, là lực lượng sản xuất trực tiếp của nền kinh tế toàn cầu. Điều này được phản ánh rõ trong việc hoạch định các chính sách và chiến lược phát triển khoa học, kỹ thuật và kinh tế của nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên tuỳ thuộc vào trình độ sự phát triển cụ thể của từng nước mà xây dựng chiến lược, chính sách phát triển khoa học kỹ thuật mang tính đa dạng và đặc thù đối với từng giai đoạn phát triển cụ thể phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện cơ sở vật chất của mỗi quốc gia.
Sự phát triển khoa học và kỹ thuật là một phương hướng quan trọng mới, có tính quyết định trong việc phát triển kinh tế quốc gia. Trong thời đại ngày nay, khi nền văn minh nông nghiệp dần dần nhường chỗ cho nền văn minh công nghiệp thì tương ứng với nó thuật ngữ ``công nghiệp hoá - hiện đại hoá" cũng ít được sử dụng mà thay thế vào đó là các thuật ngữ khoa học mang tính chất hiện đại ,phù hợp với xu thế của một thời đại mới "thời đại tri thức" như "tăng trưởng", "phát triển",…
Như vậy, khoa học và kỹ thuật đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của một quốc gia, điều này đã được Đảng ta nhất quán và khẳng định là điều tất yếu không thể thay đổi được. Song vấn đề đặt ra là làm sao để khoa học và kỹ thuật đảm nhận được vai trò đó? Hay nói cách khác, trong điều kiện đất nước ta hiện nay để phát triển khoa học và kỹ thuật phù hợp với vài trò "Là lực lượng sản xuất hàng đầu trong quá trình công nghiệp hoá - hiên đại hoá" thì chúng ta phải làm gì? Đó là một vấn đề cấp thiết hiện nay trước thực trạng khoa học - kỹ thuật của đất nước còn phát triển chậm và chưa đi vào cuộc sống mặc dù tiềm năng là không nhỏ.
B – NỘI DUNG
I. CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ
Khái niệm Khoa học – Công nghệ.
Khoa học - Công nghệ là một hình thái ý thức xã hội, là hệ thống tri thức chân thực về thế giới được kiểm nghiệm qua thực tiễn, là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
Như vậy khoa học - công nghệ là việc phát triển và ứng dụng của các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu và quy trình để giúp đỡ giải quyết những vấn đề của con người. Với tư cách là hoạt động con người, công nghệ diễn ra trước khi có khoa học. Nó thể hiện kiến thức của con người trong giải quyết các vấn đề thực tế để tạo ra các dụng cụ, máy móc, nguyên liệu hoặc quy trình tiêu chuẩn. Việc tiêu chuẩn hóa như vậy là đặc thù chủ yếu của công nghệ.
2. Nguồn gốc và đặc điểm.
Cũng như cách mạng công nghiệp ở thế kỉ XVII – XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay diễn ra là do những đòi hỏi của cuộc sống, của sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất tinh thần ngày càng cao của con người, nhất trong tình hình bùng nổ dân số thế giới và sự vơi cạn nghiêm trọng nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặt biệt từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay là khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Khác với cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII, trong cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật hiện đại, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học gắn liền với kỹ thuật, khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật. Đến lượt mình, kỹ thuật lại đi trước mở đường cho sản xuất. Khoa học đã tham gia trực tiếp vào sản xuất, đã trỡ thành những nguồn gốc chính của những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật ngày nay đã phát triển qua hai giai đoạn: giai đoạn đầu từ những năm 40 đến nữa những năm 70 của thế kỉ XX ; giai đoạn thứ hai từ sau cuộc khủng hoảng năng lượng năm 1973 đến nay. Trong giai đoạn sau, cuộc cách mạng chủ yếu diễn ra về công nghệ với sự ra đời của thế hệ máy tính điện tử mới (thế hệ thứ ba), về vật liệu mới, về những dạng năng lượng mới và công nghệ sinh học, phát triển tin học. Cuộc cách mạng công nghệ trỡ thành cốt lõi của cách mạng khoa học - kỹ thuật nên giai đoạn thứ hai đã được gọi là cách mạng khoa học – công nghệ
3. Những thành tựu tiêu biểu.
Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, một cuộc cách mạng thực sự đã diễn ra trong ngành vật lí đó là 3 phát minh quan trọng : điện tử (1896), tính phóng xạ (1898) và Thuyết tương đối.
Thuyết tương đối. Giữa thế kỉ XIX, con người vẫn còn quan niệm nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không thể phân chia được nữa. Nhưng với những phát hiện về tia X, tính phóng xạ, làm người ta phải có những cách nhìn khác. Năm 1911, một nhà bác học người Anh là E.Rơdơpho đã tiến hành thí nghiệm bắn phá nguyên tử. Thí nghiệm của E.Rơdơpho đã chứng minh nguyên tử không phải đặc mà có rất nhiều khoảng trống. Từ kết quả của thí nghiệm đó, học trò của E.Rơdơpho là Ninxơ Bo đã đưa ra lí thuyết về mẫu hành tinh nguyên tử. Theo Ninxơ Bo, các nguyên tử có một nhân ở giữa, xung quanh có các điện tử chuyển động theo một quĩ đạo nhất định như các hành tinh chuyển động quanh Mặt Trời. Một sự tương đồng giữa thế giới vi mô với thế giới vĩ mô.
HÌNH. MÔ HÌNH MẪU HÀNH TINH
NGUYÊN TỬ
CỦA RƠ - DƠ - PHO,
BO VÀ ZOM - MƠ - PHEN
Ứng dụng đồng vị phóng xạ
Năm 1932, con người còn phát hiện ra hạt nhân nguyên tử cũng chưa phải là thành phần nhỏ nhất của vật chất. Hạt nhân nguyên tử còn gồm có prôtôn và nơtrôn. Năm 1934, Phêđơric và Iren Quyri (con rể và con gái của nhà bác học Mari Quyri) đã phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo và chất đồng vị phóng xạ. Năm 1938-1939, các nhà bác học Ôttô Han, Lida Metne (Đức), Enricô Phecmi (Ialia) và Giôliô Quyri (Pháp) đã cùng phát hiện ra hiện tượng phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt nhân urani.
Từ đó, năm 1942 Enricô Phecmi đã xây dựng được lò phản ứng hạt nhân đầu tiên trên thế giới ngay dưới khán đài sân vận động của trường đại học Sicagô. Thuyết tương đối của Anbe Anhxtanh đã làm một cuộc cách mạng thực sự của vật lí hiện đại. Khi mới được công bố, nhiều người cho đây là một lí thuyết điên khùng. Ngay cả một số nhà bác học lớn tuổi thời đó cũng không hiểu nổi lí thuyết của Anhxtanh.
Anhxtanh
Lò phản ứng hạt nhân
Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã đạt được những thành tựu kì diệu trong mọi ngành khoa học cơ bản và trong mọi lĩnh vực của cuộc sống, rõ nét nhất là trong các ngành điện tử-tin học, năng lượng mới, vật liệu mới, công nghệ sinh học, kĩ thuật lade, khoa học vũ trụ. Máy tính và rôbôt là những sản phẩm tiêu biểu của công nghệ điện tử-tin học.
Dây chuyền sản xuất ô tô được
Vận hành với những cánh tay Rô-bốt
Máy vi tính
Từ những chiếc máy vi tính (computer) đầu tiên ra đời vào năm 1946 đến nay, máy tính đã trải qua bốn thế hệ. Từ những chiếc máy tính điện tử đầu tiên sử dụng bóng đèn điện tử chân không, rồi chất bán dẫn, vi mạch (mạch tích hợp IC - Integrated Circuit), vi mạch với độ tích hợp cao.
Siêu máy tính,có thể thưc hiện
1,027 triệu tỉ phép tính/giây
Laptop
Từ máy tính điện tử dẫn tới sự kết nối Internet, tạo ra mạng thông tin toàn cầu với khả năng trao đổi thông tin cực nhanh, giá rẻ. Đội ngũ rôbôt công nghiệp ngày càng đông đảo, thông minh hơn và lĩnh vực tham gia hoạt động đang ngày càng mở rộng. Nhiều loại vật liệu mới ra đời trong hoàn cảnh vật liệu thiên nhiên ngày càng vơi cạn dần. Những loại vật liệu mới này còn có những tính năng hơn hẳn vật liệu tự nhiên như siêu bền, siêu cứng, siêu nhẹ...Tên các loại vật liệu mới như composit, polyme, silic, sợi cáp quang... ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều loại năng lượng mới đã được con người sử dụng để biến thành điện năng như năng lượng nguyên tử, năng lượng Mặt Trời, năng lượng gió...
NĂNG LƯỢNG GIÓ
NĂNG LƯỢNG NƯỚC
NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI
Tia lade (laser) mới được phát minh ra từ những năm 60 của thế kỉ XX nhưng đến nay đã được áp dụng trong nhiều lĩnh vực, từ quân sự, thiên văn, y học, công nghệ in, thông tin liên lạc... Công nghệ sinh học đã đạt được nhiều thành tựu đáng kinh ngạc, thậm chí đáng sợ. Công nghệ sinh học tập trung vào bốn lĩnh vực : công nghệ gien, công nghệ tế bào, công nghệ vi sinh, công nghệ enzim. Nhờ công nghệ sinh học, người ta đã tạo ra nhiều giống cây, con mới với những đặc tính ưu điểm khác hẳn các giống trong tự nhiên; nhiều loại dược phẩm mới ra đời, nhiều loại chất xúc tác mới xuất hiện...
Máy khắc Laser
Pháo hoa Laser
Sự kiện gây chấn động lớn trong dư luận thế giới là tháng 3 – 1997, các nhà khoa học đã tạo ra được côn cừu Đôli bằng phương pháp sinh sản vô tính từ một tế bào lấy từ tuyến vú của một con cừu đang có thai. Tháng 6 – 2000, sau 10 năm hợp tác nghiên cứu, các nhà khoa học của các nước Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật Bản và Trung Quốc đã công bố “Bản đồ gen người”. Đến tháng 4 – 2003, “Bản đồ gen người” mới được giải mã hoàn chỉnh.
Hạn chế.
Tuy nhiên, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ cũng gây nên hậu quả tiêu cực (chủ yếu do chính con ngưởi tạo nên) như tình trạng ô nhiễm môi trường trên hành tinh cũng như trong vũ trụ, hiện tượng Trái Đất nóng dần lên, những tai nạn lao động và giao thông, các loại dịch bệnh mới v.v… và nhất là việc chế tạo những loại vũ khí hiện đại có sức công phá và huỷ diệt khủng khiếp, có thể tiêu diệt nhiều lần sự sống trên hành tinh.
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG
Bom nguyên tử
Thảm họa nguyên tử
II. VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Khái niệm
Định nghĩa: Văn minh hóa là trạng thái tiến bộ về cả hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hóa. Văn minh hóa là trình độ văn hóa cho phép con người sáng tạo, tìm hiểu thế giới xung quanh, làm đẹp cuộc sống xung quanh mình (khía cạnh hành vi).
BẢN ĐỒ CÁC NỀN VĂN MINH THẾ GIỚI
Những thành tựu của văn minh hóa.
2.1. Chữ viết
- Là sản phẩm hoàn toàn của con người, xã hội phát triển đến một trình độ nhất định đòi hỏi có chữ viết.
- Chữ viết ra đời chính là dấu hiệu quan trọng của văn minh, là sản phẩm của những nhu cầu cần thiết của xã hội, ghi lại, lưu lại, truyền đạt lại.
- Ban đầu chữ được đánh dấu bằng chữ tượng hình được cách điệu ( lưu truyền sau). Nếu không có sự lưu truyền thì không có sự phát triển xã hội.
2.2. Văn học.
- Chủ yếu nói tới Văn học viết, còn văn học dân gian ít được đề cập. Chỉ có văn học viết mới tạo ra các thể loại của văn học.
Là biểu hiện quan trọng của nền văn minh.
2.3. Giáo dục.
Giáo dục hình thành một cách đầy đủ hơn khi chữ viết ra đời
Gìn giữ di sản của loài người để phát triển ở thế hệ sau. Từ giáo dục đào tạo ra một lớp người mang những tinh hoa của thế hệ trước, có khả năng phát triển ở giai đoạn sau.
2.4. Khoa học kỹ thuật.
- Trong lao động, con người tổng kết những kinh nghiệm mang tính chất chung, đúc rút ra các nguyên lý và ứng dụng nó vào quá trình lao động sản xuất, phục vụ cuộc sống. Khoa học kỹ thuật được coi là yếu tố quan trọng của văn minh, thể hiện trí tuệ con nguời.Khoa học chính là biện pháp giúp con nguời thích ứng, cải tạo tự nhiên và chính bản thân mình. Khoa học – kỹ thuật ngày càng phát triển thì xã hội càng văn minh.
2.5. Nghệ thuật
- Trong nghệ thuật có nhiều lĩnh vực khác nhau. Nghệ thuật có liên quan đến văn minh.
- Cái đẹp là điều quan tâm đầu tiên trong nghệ thuật Vẻ đẹp này mỗi giai đoạn lại có quan niệm khác nhau.
- Đẹp là sự hài hòa giữa cái chủ quan và khách quan.
MÚA HỒ THIÊN NGA
III. CÁCH MẠNG KHOA HỌC KỸ THUẬT GẮN LIỀN VỚI SỰ VĂN MINH HÓA XÃ HỘI LOÀI NGƯỜI
Từ khi có loài người đến nay, sự phát triển của con người luôn dựa vào tri thức, vào khả năng sáng tạo, tức là dựa vào khoa học - công nghệ. Song ở các thời kỳ khác nhau thì tác động của khoa học - công nghệ ở mức rất khác nhau. Ở thời kỳ tiền sử - một thời gian rất dài, con người chủ yếu làm theo bản năng, có ít tri thức, không đủ để có sáng tạo. Chuyển sang thời đại văn minh nông nghiệp, con người bắt đầu có những sáng tạo như tạo ra các công cụ trồng trọt (cái cày, cây cuốc) và biết tưới nước, tuy nhiên cũng phải mất tới 4000 - 5000 năm sau con người mới bắt đầu có tri thức thật sự, nhận thức được các quy luật khách quan và bước sang một thời đại mới là thời đại công nghiệp, thời đại của những sáng tạo kỹ thuật lớn lao.
Trong thời gian gần đây, đặc biệt là những năm 80 và nhất là những năm 90 này khoa học - công nghệ phát triển với tốc độ phi thường. Trước đây, khoa học với công nghệ còn tách riêng, nói khoa học là nói phần kiến thức, phần con người hiểu biết các qui luật khách quan, khám phá (phát minh) ra những điều chưa biết, là cái đã có trong tự nhiên nhưng con người chưa biết. Còn công nghệ là sự hiểu biết mới, được sử dụng vào hoạt động lao động, làm ra của cải, là cái chưa có, do vậy nói sáng tạo ra công nghệ, là sáng chế ra những cái mới. Trong một thời gian rất dài, khoa học, công nghệ hay còn gọi là kỹ thuật, và sản xuất là ba lĩnh vực tách rời nhau. Bất cứ sản phẩm mới nào ra đời cũng phải theo con đường từ khoa học đến công nghệ rồi mới ra sản xuất.
Song gần đây tạo các công nghệ mới chỉ mất vài năm. Và có nhiều cái còn nhanh hơn; khoa học trực tiếp chuyển thành công nghệ và sản xuất. Ðiều Mác nói: khoa học phát triển tới một lúc nào đó sẽ trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, và khoa học trực tiếp làm ra sản phẩm, đã trở thành hiện thực. Nó thể hiện rất rõ trong các ngành công nghệ cao. Có thể nói rằng cuộc cách mạng khoa học mới hay còn gọi là "cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại" bắt đầu từ những năm 50, sau Ðại chiến thế giới lần thứ hai, có đặc điểm là phát triển rất mạnh mẽ, khoa học gắn liền với công nghệ (trước kia ta gọi là kỹ thuật). Kỹ thuật gắn với khoa học làm một. Bên cạnh khái niệm "cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại", còn có khái niệm "cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba" (Cách gọi này xuất phát từ khía cạnh công nghiệp). Xét khía cạnh trình độ kỹ thuật thì khái niệm lâu nay vẫn dùng là "cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại".
IV. THÀNH TỰU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ CỦA VIỆT NAM.
1. Giàn khoan tự nâng 90m nước
Đây là giàn khoan đầu tiên của Việt Nam có thể đạt tới độ sâu 90m nước, thuộc sở hữu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN). Ở Việt Nam, dự án cơ khí này được tài trợ nhiều nhất. Sau khi dự án được lắp đặt thành công trên biển, Việt Nam có thể tự hào là quốc gia sở hữu giàn khoan có chất lượng nằm trong top 3 khu vực châu Á và top 10 trên thế giới.
Giàn khoan tự nâng 90m nước của Tập đoàn PVN
2. Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt tái hoạt động
Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã hoạt động 3 lần trong nửa thế kỷ vừa qua, một lần vào năm 1963, một lần vào năm 1984, và lần gần đây nhất là vào năm 2011. Lần hoạt động thứ ba này diễn ra vào ngày 30/10/2011, đánh dấu một cột mốc quan trọng trong lịch sử phát triển của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt. Điều này một lần nữa đã chứng minh rằng Việt Nam có khả năng cung cấp một nguồn năng lượng nguyên tử ổn định; nó cũng đánh dấu một bước phát triển trong việc sản xuất năng lượng trong nước nói chung.
Lò phản ứng hạt nhân
Đà Lạt
3. Máy soi cắt lớp điện toán trong công nghiệp
Cũng là một loại máy chụp X quang, nhưng thay vì chỉ phát ra một tín hiệu của tia X đến với vật thể được chụp, máy soi cắt lớp điện toán sẽ phát ra nhiều tia X cùng một lúc từ những góc độ khác nhau. Máy được các nhà khoa học của Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam (Vietnam Atomic Energy Commission, VAEC) thiết kế và sản xuất. Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (The International Atomic Energy Agency, IAEA) đã đặt mua 6 chiếc máy nói trên.
Lắp ráp máy CT để bàn giao
cho IAEA (ảnh MC)
4. Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
Dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông tân tiến nhất ở khu vực Đông Nam Á được xây dựng và đưa vào hoạt động bởi Trung tâm sản xuất thiết bị điện tử Viettel (một công ty con thuộc tập đoàn viễn thông Viettel). Dây chuyền có khả năng sản xuất khoảng 5 triệu sản phẩm USB, 3 triệu điện thoại di động, và 9 trăm nghìn máy tính cá nhân mỗi năm.
Các kỹ sư đang vận hành dây chuyền sản xuất thiết bị điện tử viễn thông
5. Phương pháp phẫu thuật nội soi cắt các khối u tuyến tụy
Khoa Phẫu thuật bụng - Bệnh viện 103, Hà Nội đã thành công trong việc xây dựng và hoàn thiện một phương pháp phẫu thuật nội soi có thể loại bỏ các khối u ở tuyến tụy. Đây là loại phẫu thuật cực kỳ phức tạp và liên quan đến các thiết bị kỹ thuật cao. Sự thành công của phương pháp này đánh dấu một cột mốc mới về phẫu thuật nội soi ổ bụng tại Việt Nam.
Một kíp mổ nội soi của Bệnh viện 103, Hà Nội đang tiến hành
phẫu thuật
V. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
Quan điểm
1- Phát triển và ứng dụng khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là một trong những động lực quan trọng nhất để phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; là một nội dung cần được ưu tiên tập trung đầu tư trước một bước trong hoạt động của các ngành, các cấp.
Sự lãnh đạo của Đảng, năng lực quản lý của Nhà nước và tài năng, tâm huyết của đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đóng vai trò quyết định thành công của sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ.
2- Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ về tổ chức, cơ chế quản lý, cơ chế hoạt động, công tác xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ; phương thức đầu tư, cơ chế tài chính, chính sách cán bộ, cơ chế tự chủ của các tổ chức khoa học và công nghệ phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
3- Đầu tư cho nhân lực khoa học và công nghệ là đầu tư cho phát triển bền vững, trực tiếp nâng tầm trí tuệ và sức mạnh của dân tộc. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển, phát huy và trọng dụng đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ.
4- Ưu tiên và tập trung mọi nguồn lực quốc gia cho phát triển khoa học và công nghệ. Nhà nước có trách nhiệm đầu tư, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển hạ tầng, nâng cao đồng bộ tiềm lực khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ. Chú trọng nghiên cứu ứng dụng và triển khai; coi doanh nghiệp và các đơn vị dịch vụ công là trung tâm của đổi mới ứng dụng và chuyển giao công nghệ, là nguồn cầu quan trọng nhất của thị trường khoa học và công nghệ. Quan tâm đúng mức đến nghiên cứu cơ bản, tiếp thu và làm chủ công nghệ tiên tiến của thế giới phù hợp với điều kiện Việt Nam.
5- Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để cập nhật tri thức khoa học và công nghệ tiên tiến của thế giới, thu hút nguồn lực và chuyên gia, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài tham gia các dự án khoa học và công nghệ của Việt Nam. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sinh viên, nghiên cứu sinh, thực tập sinh sau khi được đào tạo ở nước ngoài về nước làm việc.
C. KẾT LUẬN
Thế kỷ XXI sẽ đánh dấu sự ra đời của nền văn minh mới trong lịch sử loài người. Về tên gọi của nền văn minh đang phôi thai này thì còn có nhiều ý kiến khác nhau, có người gọi là "nền văn minh hậu công nghiệp", "nền văn minh trí tuệ", "xã hội tri thức", "nền kinh tế tri thức", "xã hội thông tin" ... Ðây là bước chuyển biến đặc biệt lớn tương tự như bước chuyển từ thời tiền sử sang văn minh nông nghiệp hay từ văn minh nông nghiệp sang văn minh công nghiệp. Nền văn minh công nghiệp so với nông nghiệp thì mới chỉ là thay thế cơ bắp con người và giúp con người sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Thời kỳ văn minh nông nghiệp con người mới sử dụng đến lao động và đất đai. Cách mạng công nghiệp đã làm cho sức con người lớn hơn rất nhiều, sử dụng được nhiều tài nguyên.
Song đã lâu cách sản xuất công nghiệp, sản xuất ào ạt, tiêu thụ ào ạt không còn thích hợp nữa, một phần bởi tài nguyên đã cạn kiệt mặt khác bởi những thách thức về môi trường đã trở nên rất gay gắt. Ðể phát triển, con người phải bước lên một giai đoạn mới, giai đoạn sử dụng tri thức nhiều hơn sử dụng tài nguyên, tài nguyên được sử dụng một cách hợp lý hơn. Khoa học - công nghệ do con người làm ra lại góp phần nâng cao trí tuệ con người. Con người thực sự làm chủ xã hội, làm chủ tự nhiên và làm chủ bản thân. Ðó chính là tác động lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật mới.
CẢM ƠN THẦY VÀ CÁC BẠN CHÚ Ý THEO DÕI
CHÀO TẠM BIỆT!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thúy Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)