Chuyên đề toán 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Hưng Hà | Ngày 02/05/2019 | 23

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề toán 7 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Dạy học nêu và giảI quyết vấn đề trong phân môn toán 7
Phần I: Mở đầu.
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
IV. Các phương pháp nghiên cứu
Phần II: Nội dung.
I. Cơ sở lý luận
II. Thực trạng của vấn đề
III. Các biện pháp tiến hành
Trong đổi mới phương pháp dạy học để phát huy vai trò tích cực chủ động của học sinh giáo viên cần hướng dẫn học sinh phát triển kĩ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình.
Kiểu dạy học đặt và giải quyết vấn đề là kiểu dạy học mà giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, có nhu cầu giải quyết vấn đề, hoạt động tự giác tích cực để giải quyết các vấn đề & thông qua đó lĩnh hội tri thức rèn luyện kĩ năng, đạt được những mục đích học tập khác.
Từ thực tế của việc dạy học môn toán 7, tôi nhận thấy rằng việc "phát hiện và giải quyết vấn đề" của học sinh trong việc xây dựng kiến thức mới, giải bài tập,. là một năng lực cần đạt được trong phương pháp học tập mới hiện nay
Qua việc dạy học toán tôi thấy rằng mỗi "vấn đề" thường được biểu thị dưới dạng [?] hoặc các bài toán chưa có sẵn lời giải, hoặc những bài toán điền vào chỗ trống (.), hay xây dựng khái niệm, quy tắc, công thức,. Do đó yêu cầu học sinh phải tiến hành hoạt động giải quyết vấn đề trong những tình huống được đưa ra.
Rõ ràng việc học sinh có khả năng "phát hiện và giải quyết vấn đề" trong giờ học là rất quan trọng. Vậy, vấn đề đặt ra là dạy như thế nào để đạt được mục tiêu đó?
Phần I: Mở đầu
I. Lý do chọn đề tài
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nâng cao hiệu quả trong việc giảng dạy và giúp các em có phương pháp học tốt hơn trong bộ môn toán
Hệ thống hóa các phương pháp giảng Dạy truyền thống và các nghiên cứu trước đây để kế thừa, vận dụng
Xác định rõ cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Đề xuất phương pháp dạy học
- Tổ chức thực nghiệm và rút ra kết luận khoa học
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng: Học sinh lớp 7
- Phạm vi nghiên cứu: "Phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề trong phân môn toán đại số lớp 7"
IV. Các phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp hệ thống hoá
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp trò chuyện
- Phương pháp thực nghiệm
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
Phần II: Nội dung
I. Cơ sở lý luận:
- Mục tiêu GD - ĐT phải hướng vào đào tạo những con người lao động, tự chủ, sáng
tạo có năng lực tự giải quyết những vấn đề thường gặp, góp phần tích cực thực hiện
mục tiêu lớn của đất nước.
- Dạy học phát hiện & giải quyết vấn đề phù hợp với tính nguyên tắc, tính tự giác&
tính tích cực, vì nó khêu gợi được hoạt động học tập mà chủ thể được hướng đích,
gợi động cơ trong quá trình phát hiện & giải quyết vấn đề.
- Dạy học phát hiện & giải Quyết vấn đề biểu hiện sự thống nhất giữa giáo dưỡng &
giáo dục.
- Tác dụng phát triển năng lực trí tuệ của kiểu dạy học này là ở chỗ học sinh học được cách khám phá, tức là rèn luyện học sinh cách thức phát hiện, tiếp cận và giải quyết vấn đề một cách khoa học. Góp phần bồi dưỡng cho người học những đức tính cần thiết của người lao động sáng tạo như tích cực, chủ động, kiên trì vượt khó, tính kế hoạch và thói quen tự kiểm tra.
III. Các biện pháp tiến hành:
- Hạt nhân của dạy học PH & GQ vấn đề là điều khiển học sinh thực hiện hoặc hoà nhập vào quá trình nghiên cứu vấn đề.
- Để đạt được mục tiêu đã đề ra thì tuỳ từng nội dung bài dạy mà ta có thể thực hiện các bước sau:
1. Tổ chức hoạt động để tạo ra tình huống giúp học sinh có mong muốn giảI đáp tình huống:
Trong SGK lớp 7 thường đưa ra các tình huống đặt vấn đề ở phần mở bài, "có thể em chưa biết", các [?], . Gặp các nội dung đó các em có thể chưa trả lời được ngay, do gợi chí tò mò & mong muốn giải quyết thắc mắc. Vì vậy trong mỗi bài giảng tuỳ từng nội dung mà ta đưa ra tình huống khác nhau giúp học sinh muốn tìm tòi, giải đáp tình huống
Ví dụ: Bài "làm tròn số" để gây hứng thú GV có thể đưa ra bài toán sau:
"Một trường có 425 học sinh, số học sinh khá & giỏi là 302 người. Tính tỉ số phần trăm học sinh khá giỏi của trường đó".
HS dễ dàng tính được tỉ số phần trăm học sinh khá giỏi của trường đó là:
71,0588832.%
- Đến đây GV đưa ra tình huống "ta thấy tỉ số phần trăm của số học sinh khá giỏi của trường đó là một số thập phân vô hạn. chính vì vậy để dễ nhớ, dễ so sánh, dễ tính toán người ta phảI làm tròn số. Vậy, như thế nào là làm tròn số?
2. Đưa ra tình huống để giúp học sinh rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ, kí hiệu toán học để giả quyết vấn đề:
Ví dụ: Trong ?1 bài 12 - số thực sau khi học sinh trả lời được "x là một phần tử của tập hợp R" (x thuộc R)
Để rèn luyện cho học sinh cách diễn đạt bằng lời một nội dung nào đó thì GV cần tổ chức đưa thêm một số câu hỏi gây sự tò mò & phát huy tư duy cho học sinh.
+ Ngoài cách nói trên còn cách nói nào khác không? (HS: x là một số thực)
+ Có thể giải thích rõ hơn không? (HS: x là một số hữu tỉ hoặc một số vô tỉ)
3. Tiến hành giải quyết vấn đề thông qua hoạt động tính toán, suy luận, chứng minh:
Đưa ra các tình huống, các bài toán có yêu cầu giải thích, tiếp tục suy luận.
Ví dụ: Với bài "số vô tỉ, kháI niệm về căn bậc hai". để mở rộng kiến thức giúp học sinhtự tìm tòi kiến thức, để chứng minh một bài toán ta cho học sinh làm bài tập sau:
"Cho x là một số hữu tỉ khác 0; y là một số vô tỉ. Chứng tỏ rằng x + y & x - y là những số vô tỉ".
4. Phát hiện và sửa lỗi sai, nhược điểm trong cách giảI quyết vấn đề:
Ví dụ:
Qua bài "luỹ thừa của một số hữu tỉ". Ta đưa ra bài tập sau để giúp học sinh vận dụng kiến thức đã học phát hiện chỗ sai làm của bạn khi giải toán. Từ đó tìm ra cách giải quyết, sửa chữa những sai lầm đó.
Bạn An đã giải một bài toán như sau:
Bạn An đã giải đúng hay sai? Nếu sai hãy sửa lại cho bạn.
5. Tìm hiểu ý nghĩa thực tiễn của các kiến thứctoán học nhằm vận dụng chúng vào đời sống và các môn học khác:
Ví dụ:
Sau khi học xong bài "qua hệ giữa ba cạnh của một tam giác - bất đẳng thức tam giác" Ta đưa ra bài tập sau để học sinh có thể vận dụng lien hệ thực tế cuộc sống.
Bài toán: Một trạm biến áp và một khu dân cư được xây dựng tại hai diểm A & B cách nhau bởi một con sông. Hãy tìm trên bờ sông gần khu dân cư địa điểm C để dựng một cột mắc dây điện để dưa điện từ trạm biến áp về khu dân cư. Sao cho độ dài đường dây là ngắn nhất"
Sau đây là một bài dạy minh hoạ cho việc dạy học " phát hiện và giải quyết vấn đề"
đại lượng tỉ lệ nghịch
Đại Số 7
Kiểm tra bài cũ
Nêu tính chất của hai đại lượng tỉ lệ thuận
Nếu hai đại lượng tỉ lệ thuận với nhau thì:
- Tỉ số hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi
- T� s� hai gi� tr� b�t k� cđa ��i l�ỵng n�y b�ng t� s� hai gi� tr� t��ng �ng cđa ��i l�ỵng kia .
Học - Học nữa - Học mãi
1 . Định nghĩa
Tiết 26 : đại lượng tỉ lệ nghịch
a) Ví dụ
?1
H�y vi�t c�ng th�c t�nh
a. Cạnh y(cm) theo cạnh x(cm) của hình chữ nhật có kích thước thay đổi nhưng luôn có diện tích bằng 12cm2
b. lượng gạo y(kg) trong mỗi bao theo x khi chia đều 500kg vào x bao.
c. Vận tốc v(km/h) theo thời gian t(h) của một vật chuyển động đều trên quãng đường 16km.
1 . Định nghĩa
Tiết 26 : đại lượng tỉ lệ nghịch
a) Ví dụ
b) Định nghĩa
?2
c) Chú ý
Nếu đại lượng y liên hệ với đại lượng x theo công thức y=a/x
hay x.y = a (a là một hằng số khác 0) thì ta nói y tỉ lệ với x theo hệ số tỉ lệ a.
Cho biết y tỉ lệ nghịchvới x theo hệ số tỉ lệ 3,5. Hỏi x tỉ lệ nghịch với y theo hệ số tỉ lệ nào?
Khi y tỉ lệ nghịch với x thì x cũng tỉ lệ nghịch với y và ta nói hai đại lượng đó tỉ lệ nghịch với nhau.
1 . Định nghĩa
Tiết 26 : đại lượng tỉ lệ nghịch
2 . Tính chất
?3
Cho biết hai đại lượng yvà x tỉ lệ nghịch với nhau.
b. Thay mỗi dấu ? trong bảng trên bằng một số thích hợp
c. Có nhận xét gì về tích hai giá trị tương ứng x1.y1 ; x2.y2 ; x3.y3 ; x4.y4 của x và y
a. Tìm hệ số tỉ lệ ;
1 . Định nghĩa
Tiết 26 : đại lượng tỉ lệ nghịch
2 . Tính chất
- Tích hai giá trị tương ứng của chúng luôn không đổi (bằng hệ số tỉ lệ)
x1.y1= x2.y2= x3.y3= . . . = a.
- Tỉ số hai giá trị bất kì của đại lượng nàybằng nghịch đảo Của tỉ số hai giá trị tương ứng của đại lượng kia.
Nếu hai đại lượng tỉ lệ nghịch với nhau thì:
Hoạt động nhóm
Cho biết x và y là hai đại lượng tỉ lệ nghịch. Điền số thích hợp vào ô trống:
12
-5
2
-3
Bài tập 12 (tr58 - SGK)
Thay x = 8 v� y =15 ta có�: a = 8.15 = 120
c . khi x= 6 =>
khi x =10 =>
Cho biết hai đại lượng x và y tỉ lệ nghich với nhau và khi x= 8 thì y=15.
Tìm hệ số tỉ lệ ;
Hãy biểu diễn y theo x ;
Tính giá trị của y khi x = 6, x = 10 ;
Giải:
a. Vỡ x và y là hai đại lượngtỉ lệ nghịch nên
hay a= x.y
b.
- Làm bài tập 12,13, 14,15 trang 58.
- Xem trước bài " Một số bài toán về đại lượng tỉ lệ nghịch" trang 59.
1 . Định nghĩa
Tiết 26 : đại lượng tỉ lệ nghịch
2 . Tính chất
3 . Hướng dẫn về nhà:
- Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai đại lượng tỉ lệ nghịch.
Tiết học kết thúc
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo đã dự tiết học hôm nay
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Hưng Hà
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)