Chuyen de toan 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Trung Nghĩa | Ngày 02/05/2019 | 29

Chia sẻ tài liệu: chuyen de toan 6 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Người thực hiện: Phan Thị Thanh Hoa
Trường: THCS Tề Lỗ
nhiệt liệt chào mừng các thầy cô giáo
về dự chuyên đề cụm
A- Phần mở đầu
I - Lý do chọn chuyên đề:
- Đổi mới phương pháp dạy học để cập nhật với tình hình thay đổi từng ngày của đất nước hiện nay là một vấn đề trọng tâm, trọng yếu của ngành giáo dục. Trong những năm gần đây Bộ, Sở, Phòng đặc biệt rất quan tâm đến cách dạy học theo phương pháp mới. chính vì thế nhiều lớp tập huấn, nhiều chuyên đề đã mở ra để học tập, thảo luận, đi đến thống nhất một cách dạy học phù hợp với đặc trưng của mỗi bộ môn.
- Môn Toán là một môn học khó, nếu chỉ dạy theo kiểu thầy giải, trò chép thì HS sẽ quên rất nhanh, mà người thầy phải dạy cho học sinh cách phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua việc tổ chức các hoạt động toán học. Do đó đòi hỏi người giáo viên không chỉ giỏi về kiến thức mà còn phải giỏi về phương pháp dạy học.Phương pháp dạy học chính là chìa khóa để mở rộng cánh cửa tri thức, Toán học rất cần chìa khóa này.
A- Phần mở đầu
I - Lý do chọn chuyên đề:
- Trước đây quan niệm cho rằng học toán chỉ để cho HS biết tính toán, điều đó hoàn toàn không đúng với mục tiêu, mục đích của môn Toán trong giai đoạn hiện nay. Dạy toán là nhằm đào tạo con người năng động sáng tạo mà xã hội cần. Nên đổi mới phương pháp giảng dạy trong dạy Toán để phù hợp với mục tiêu, mục đích trong thời kì đổi mới là nhiệm vụ chiến lược của người thầy. Để HS nhớ lâu, vận dụng tốt người giáo viên phải hình thành cho học sinh một hệ thống các quy tắc đó là một phần của kiến thức toán học là tiền đề để xây dựng cho học sinh khả năng vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học vào con đường hình thành khoa học cũng như cuộc sống. Do vậy phương pháp dạy cho học sinh tiếp cận hệ thống các quy tắc là hết sức quan trọng trong quy trình dạy học toán. Để từ đó học sinh nắm vững hệ thống các quy tắc, muốn vậy người giáo viên phải tổ chức sắp xếp các hoạt động một cách khoa học giúp học sinh học tập chủ động sáng tạo chống thói quen học tập thụ động, hình thành cho học sinh khả năng tìm tòi, khám phá kiến thức mới.
- Trong thực tế giảng dạy một số giáo viên khi dạy các khái niệm toán học hay quy tắc toán học còn tiến hành theo lối áp đặt sau đó lấy ví dụ minh họa, dạy không đúng quy trình dẫn đến học sinh khó tiếp thu hoặc tiếp thu nhưng lại không nhớ được lâu.
Để giúp học sinh tiếp cận quy tắc một cách tốt hơn Nhóm Toán Tổ KHTN trường THCS Tề Lỗ mạnh dạn đưa ra phương pháp dạy quy tắc toán học hay có thể gọi là quy trình tổ chức các hoạt động xây dựng một quy tắc toán học. Và trong thực tế Tổ Toán Trường THCS Tề Lỗ chúng tôi đã từng bước cho HS tiếp cận hệ thống quy tắc theo một trình tự và đã có được hiệu quả tốt, Số lượng các em hiểu, nhớ bài, giải các dạng bài một cách linh hoạt tăng lên
Do đó chúng tôi quyết định chọn đề tài:
" Phương pháp dạy quy tắc số học 6".
A- Phần mở đầu
I - Lý do chọn chuyên đề:
Thông qua chuyên đề giúp cho giáo viên nắm vững và thực hiện đúng phương pháp dạy quy tắc. Giúp học sinh học tập tích cực hơn, nhận biết, thông hiểu và vận dụng được quy tắc trong việc giải toán vào thực tế phát huy khả năng sáng tạo toán học
II - Phạm vi và mục đích của chuyên đề:
1. Phạm vi:
2. Mục đích:
Do điều kiện thời gian hạn chế nên chuyên đề chỉ đề cập đến một phần của quá trình tổ chức hoạt động lĩnh hội kiến thức đó là " Phương pháp dạy quy tắc số học 6 "
B- Phần nội dung
I - Đặc điểm SGK số học 6:
- Sách toán 6 đảm bảo đầy đủ kiến thức với yêu cầu, mức độ được quy định trong chương trình môn toán THCS do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành tại QĐ số 03/2002/QĐ - BGD & ĐT ngày 24/1/2002.
- Nội dung cơ bản của số học 6 gồm 3 chương:
Chương I: Ôn tập và bổ túc về số tự nhiên
Chương II: Số nguyên
Chương III: Phân số
- Sách giáo khoa số học 6 nối tiếp nội dung số học đã học ở bậc Tiểu học tận dụng các kiến thức ở lớp dưới, giúp học sinh dễ học, phù hợp với tâm lí lứa tuổi của học sinh lớp 6, tạo điều kiện để học sinh tự học qua những yêu cầu vận dụng kiến thức và thực hành các kỹ năng biến đổi, tính toán, những ví dụ mở đầu, các câu đố vui, những điều (em có thể chưa biết,.) gây hứng thú, lôi cuốn học sinh vào bài học tìm hiểu kiến thức mới.
II - Thực trạng việc dạy toán ở trường THCS Tề Lỗ
a. Đối với giáo viên:
- Nhóm toán gồm 7 giáo viên đều đạt trình độ trên chuẩn, bình quân tuổi đời là 35, tuổi nghề 15 năm. Hầu hết các giáo viên đều có ý thức trong công tác cũng như trong giảng dạy, có tinh thần tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên để theo kịp sự phát triển của xã hội. Luôn luôn cải tiến phương pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy.
Trong năm học 2009 - 2010 và đầu năm 2010 - 2011 tổ khoa học tự nhiên, đặc biệt tổ Toán đã thường xuyên dự giờ theo nhóm, thực hiện các chuyên đề (quy định mỗi giáo viên tự viết và báo cáo trước tổ một chuyên đề). Hơn nữa giáo viên trong tổ thường xuyên giúp đỡ lẫn nhau về kiến thức và phương pháp giảng dạy để cùng nhau hoàn thành tốt chỉ tiêu đã đề ra.
- Bên cạnh đó còn một số khó khăn:
+ Một số giáo viên chưa nắm hết nội dung và ý tưởng của tác giả viết sách. Do vậy việc phối kết hợp quy trình dạy học nhiều khi chưa có hiệu quả cao
+ Một bộ phận nhỏ giáo viên còn ngại khó và chưa thấy hết được tầm quan trong của quy trình dạy quy tắc. Cho nên đôi khi còn dạy theo kiểu giáo viên truyền đạt áp đặt qui tắc đối với học sinh.
II - Thực trạng việc dạy toán ở trường THCS Tề Lỗ
b. Đối với học sinh:
- Phần lớn học sinh đã tích cực, say mê trong học tập. ở độ tuổi các em đang phát triển trí tuệ nên việc tiếp thu kiến thức của các em tương đối tốt. Song còn một số ít học sinh lười học, trong lớp chưa chú ý nghe giảng. Để khắc phục những nhược điểm trên, nhằm thu hút hầu hết các học sinh say mê, tích cực, hứng thú, chú ý vào bài học. Nhóm Toán chúng tôi đã từng bước hình thành cho học sinh hệ thống quy tắc để các em nắm vững khái niệm, nhớ lâu, nhớ sâu cách giải các dạng toán trong chương trình. Qua những tiết dạy đó thực sự đã có được kết quả một cách rõ rệt. Hầu hết các em trong giờ học đã tập trung, chú ý vào bài giảng, hoạt động tích cực, nhận thức tiếp thu bài nhanh hơn, vận dụng linh hoạt hơn các dạng toán trong chương trình.
- Từng bước hướng dẫn học sinh tiếp cận hệ thống quy tắc.
- Phân loại đối tượng học sinh thành nhiều nhóm: Giỏi, khá, trung bình, yếu
- Tăng cường hoạt động theo nhóm tạo hứng thú học tập cho học sinh. Mặt khác giúp học sinh có ý thức làm việc tập thể, đoàn kết, giúp đỡ nhau trong quá trình học tập.
- Sử dụng tiết bị dạy học thường xuyên đặc biệt là hệ thống bảng phụ nhằm phát huy tính tích cực chủ động của học sinh.
- Lập hồ sơ theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh theo đơn vị lớp
III - Một số giải pháp:
1. Giáo viên
III - Một số giải pháp:
- Thường xuyên, quản lý, bám sát kế hoạch hoạt động.
- Xây dựng chuyên đề cấp tổ, trường xoay quanh vấn đề đổi mới phương pháp dạy học.
- Khuyến khích động viên bằng cách đánh giá các chuyên đề có hiệu quả tốt trước Hội đồng sư phạm. Khen thưởng học sinh có thành tích cao trong các kì thi khảo sát cả đại trà và mũi nhọn.
2. Ban giám hiệu:
- Yêu cầu đọc trước bài ở nhà, làm bài tập ở lớp, tích cực hoạt động trong nhóm tổ được phân công, giúp đỡ nhau trong học tập để cùng tiến bộ.
- Tổ chức kiểm tra, khảo sát chất lượng một lần trên tháng có thông báo kết quả đến từng phụ huynh học sinh.
- Tổ chức khen thưởng động viên các em học sinh đạt kết quả cao trong các kỳ khảo sát.
3. Học sinh:
- Khi dạy quy tắc giáo viên cần thực hiện theo quy trình
+ Phát hiện quy tắc
+ Phát biểu quy tắc
+ Vận dụng quy tắc
- Để thể hiện tốt phương pháp dạy quy tắc giáo viên cần thực hiện tốt các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học đổi mới là
+ Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động của học sinh
+ Dạy học chú trọng phương pháp tự học
+ Tăng cường học tập cá thể, phối hợp học tập hợp tác nhóm nhỏ
+ Kết hợp đánh giá của thầy, tự đánh giá của trò
+ Tạo tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh nghiên cứu kiến thức mới
+ Đưa ra câu hỏi, bài tập nhằm định hướng học tập của học sinh.
+ Giáo viên khẳng định kết quả làm việc của học sinh. Đưa kiến thức mới vào hệ thống kiến thức vốn có của học sinh.
+ Học sinh được luyện tập củng cố kiến thức vừa lĩnh hội
IV- Cụ thể của phương pháp dạy quy tắc
* Các ví dụ minh họa:
VD 1: Xây dựng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
VD 2: Xây dựng quy tắc trừ hai số nguyên
VD 3: Xây dựng quy tắc dấu ngoặc
VD 4: Xây dựng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
VD 5: Xây dựng quy tắc rút gọn phân số
VD 6: Xây dựng quy tắc trừ phần số
VD 7: Xây dựng quy tắc phép nhân phân số
C. Phần kết luận
- Là thầy cô giáo, được giao nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đến HS , ai cũng mong muốn mình sẽ tìm ra được một phương pháp, một cách dạy hay, một cách dạy thực sự đổi mới, để dẫn HS đến tri thức bằng một con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất.
- Nhóm Toán Tổ KHTN Trường THCS Tề Lỗ chúng tôi cũng đã cố gắng tìm tòi để đến con đường ấy, trong quá trình thảo luận và thể nghiệm chúng tôi thấy thực hiện Phương pháp dạy quy tắc trong số học 6 đã giúp cho học sinh tự tìm ra kiến thức trong bài, hiểu bài nhanh, nhớ lâu, thích học môn Toán, từ đó các em có một động cơ học tập tốt, chủ động ra cho mình một kế hoạch học tập cụ thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thầy cô giáo. Trong quá trình làm bài học sinh biết trình bày bài giải một cách khoa học, có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Khi giáo viên thực hiện đúng quy trình dạy quy tắc thì kết quả học tập được nâng lên, giờ giảng thành công hơn, kiến thức học sinh lĩnh hội một cách chắc chắn hơn, nhớ lâu hơn
C. Phần kết luận
- Qua chuyên đề này chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả cho các tiết dạy. Trong quá trình chuẩn bị và viết chuyên đề, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu lý luận và những thực trạng của trường để thực hiện chuyên đề, song những nghiên cứu và thể nghiệm của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ( SGK/T75,76)
- GV nhận xét: Giảm 50C nghĩa là tăng - 50C nên ta cần tính:
( + 3 ) + (- 5) = ?
- GV đưa ra bảng phụ hình 46 (SGK/T76) và hướng dẫn HS
cách tính ( + 3 ) + (- 5)
- Yêu cầu HS làm ? 1, ?2 theo nhóm
+ Nhóm 1: làm? 1
+ Nhóm 2: Làm ? 2 phần a
+ Nhóm 3: Làm ? 2 phần b
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm
* Các ví dụ minh họa:
VD 1: Xây dựng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
* Các ví dụ minh họa:
VD 1: Xây dựng quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Cho HS đọc quy tắc (SGK/T76)
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Cho HS nghiên cứu ví dụ (SGK/T76)
- GV treo bảng phụ có nội dung là ví dụ (SGK/T76)
- Yêu cầu HS nêu lại các bước của lời giải mẫu
- Cho HS làm ? 3 theo nhóm bàn
a) (- 38) + 27 b) 273 + (-123)
- Yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lời giải
- GV chữa và đưa ra lời giải chuẩn mực cho các nhóm chấm chéo bài của nhau
GV đưa ra bảng phụ bài 33 (SGK/T77)
Yêu cầu 1HS lên bảng điền
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1:Xây dựng quy tắc
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc trừ hai số tự nhiên đã học ở Tiểu học
- GV đưa ra bảng phụ có nội dung là ? (SGK/T81)
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu Nội dung? (SGK/T81) rồi điền tiếp hai dòng cuối trên bảng phụ
- 1HS lên bảng điền
- GV từ nội dung ? (SGK/T81) yêu cầu HS rút ra quy tắc
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Cho HS đọc quy tắc (SGK/T81)
- GV đưa ra ký hiệu: a - b đọc là a trừ b
- GV lưu ý: a - b = a + (-b)
VD 2: Xây dựng quy tắc trừ hai số nguyên
* Các ví dụ minh họa:
VD 2: Xây dựng quy tắc trừ hai số nguyên
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Cho HS nghiên cứu ví dụ (SGK/T81)
- GV đưa ra bảng phụ có nội dung là ví dụ (SGK/T81)
- Yêu cầu HS nêu lại cách làm của lời giải mẫu
- Cho HS làm bài 47 (SGK/T82) theo nhóm
+ Nhóm chẵn: 2 - 7 ; 1 - (-2)
+ Nhóm lẻ: (-3) - 4 ; (-3) - (-4)
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
Yêu cầu HS làm ?1.
a) Tìm số đối của: 2; -5; 2+ (-5)
b) So sánh số đối của tổng 2+(-5) với tổng các số đối của 2 và - 5
Suy ra được -[2+(-5)]=(-2)+5
Yêu cầu HS làm ?2 theo nhóm.
+ Nhóm 1,2,3:
Câu a) Tính và so sánh kết quả: 7 + (5 - 13 ) và 7 + 5 + (-13)
+ Nhóm 4,5,6:
Câu b) Tính và so sánh kết quả: 12- (4-6) và 12 - 4 + 6
- Cho HS nhận xét bài làm của các nhóm
- Từ ?2 GV yêu cầu HS rút ra quy tắc
VD 3: Xây dựng quy tắc dấu ngoặc
* Các ví dụ minh họa:
VD 3: Xây dựng quy tắc dấu ngoặc
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc dấu ngoặc
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Cho HS đọc quy tắc (SGK/T84)
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Cho HS nghiên cứu ví dụ (SGK/T84)
- GV treo bảng phụ có nội dung là ví dụ (SGK/T84)
- Yêu cầu HS nêu lại các bước làm của lời giải mẫu
- Cho HS làm ? 3theo nhóm
+ Nhóm chẵn: a) (768 - 39) - 768
+ Nhóm lẻ: b) (-1579) - (12- 1579)
- Yêu cầu 2 HS lên bảng trình bày lời giải
- GV chữa và đưa ra lời giải chuẩn mực cho các nhóm chấm chéo bài của nhau
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
- GV treo bảng phụ: Hoàn thành phép tính
(-3). 4 = (-3)+ (-3) + (-3)+ (-3)= ..
- Yêu cầu 1 HS lên bảng điền
- Cho HS làm ? 2 theo nhóm
+ Nhóm chẵn: Tính (-5). 3 = .
+ Nhóm lẻ: Tính 2. (-6) = ..
Qua phép tính nhân trên GV yêu cầu HS đứng tại chỗ trả lời ? 3 (SGK/T88)
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
- GV nhận xét và nhắcc lại quy tắc
- Cho 2 HS đọc quy tắc (SGK/T88)
- GV chú ý cho HS: Tích của một số nguyên a với số 0 bằng 0
VD 4: Xây dựng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
* Các ví dụ minh họa:
VD 4: Xây dựng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Cho HS làm bài 73 (SGK/T89) theo nhóm
+ Nhóm 1: (-5).6 + Nhóm 2: 9. (-3)
+ Nhóm 3: (-10).11 + Nhóm 4: 150. (-4)
- GV cho HS nhận xét bài làm của các nhóm
- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm ? 4 (SGK/T89)
HS 1: a) 5. (-14)
HS 2: b) (-25). 12
- HS dưới lớp làm ? 4 ra nháp và nhận xét bài làm của bạn
- Yêu cầu HS đọc và nghiên cứu ví dụ (SGK/T89)
- GVtreo bảng phụ có lời giải là ví dụ (SGK/T89) và lưu ý HS cách trình bày bài
- GV đưa ra bảng phụ bài tập: đúng hay sai ? nếu sai sửa lại cho đúng?
* Các ví dụ minh họa:
VD 4: Xây dựng quy tắc nhân hai số nguyên khác dấu
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
- Yêu cầu HS sử dụng tính chất cơ b?n của phân số để rút gọn các phân số sau:
b)
- 2 HS lên b?ng làm, HS c? lớp làm nháp
- Yêu cầu HS cho biết số 14 có quan hệ như thế nào với số 28 và 42
- GV cho bài làm của HS và gi?ng chậm cách làm từng bước cho HS
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc rút gọn phân số
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Cho HS đọc lại quy tắc (SGK/T13)
VD 5: Xây dựng quy tắc rút gọn phân số
a)
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Yêu cầu HS làm ? 1 (SGK/T13)
- Gọi 2 HS lên b?ng làm
HS 1: a, b
HS 2: c, d
- Yêu cầu HS dưới lớp làm nháp.Sau đó nhận xét bài làm của bạn trên b?ng
- Cho HS làm bài tập 15 và bài 17 phần a,e (SGK/T15) theo nhóm
+ Nhóm 1: Bài 15 phần a,b
+ Nhóm 2: bài 15 phần c,d
+ Nhóm 3: bài 17 phần a,e
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm
- GV đưa ra b?ng phụ sau:
Khi rút gọn , bạn An làm như sau:

Hỏi bạn An rút gọn đúng hay sai? Sai ở đâu?
Nếu sai hãy sửa lại cho đúng.
* Các ví dụ minh họa:
VD 5: Xây dựng quy tắc rút gọn phân số
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
- Cho HS làm ? 3 (SGK/T32) theo nhóm
- GV cho HS nhận xét bài làm của các nhóm
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Qua ? 3 GV yêu cầu HS rút ra quy tắc trừ phân số
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Cho HS đọc lại quy tắc (SGK/T32)

- GV giới thiệu kết qu?
gọi là hiệu

VD 6: Xây dựng quy tắc trừ phần số
* Các ví dụ minh họa:
VD 6: Xây dựng quy tắc trừ phần số
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
Cho HS nghiên cứu ví dụ (SGK/T32) trên b?ng phụ
Ví dụ: Trừ hai phân số:
Gi?i:
- GV hỏi: Bước 1 làm gì?
Bước 2, 3, 4 làm gì?
- GV yêu cầu HS làm ?4 theo nhóm
Nhóm 1:
Nhóm 3:
Nhóm 2:
Nhóm 4:
* Các ví dụ minh họa:
VD 6: Xây dựng quy tắc trừ phần số
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của các nhóm
- Yêu cầu HS nêu nhận xét (SGK/T33)
- GV kết luận: Phép trừ (phân số) là phép toán ngược của phép cộng (phân số)
- GV lưu ý HS: Phải chuyển phép trừ thành phép cộng với số đối của số trừ
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 1: Xây dựng quy tắc
- Yêu cầu HS nhắc lại quy tắc phép nhân phân số đã học ở tiểu học
- GV đưa ra bảng phụ có nội dụng ví dụ (SGK/T35) cho HS nghiên cứu
- Yêu cầu HS làm ?1 (SGK/T35)
- Cả lớp làm nháp, 1HS lên bảng trình bày lời giải
* Hoạt động 2: Phát biểu quy tắc
- Yêu cầu HS phát biểu quy tắc nhân hai phân số
- GV nhận xét và nhắc lại quy tắc
- Ch HS đọc quy tắc (SGK/T36)
VD 7: Xây dựng quy tắc phép nhân phân số
* Các ví dụ minh họa:
* Hoạt động 3: Vận dụng quy tắc
- Cho HS nghiên cứu ví dụ (SGK/T36)
- GV treo b?ng phụ có nội dung là ví dụ (SGK/T36)
- Yêu cầu HS nêu lại các bước của lời gi?i mẫu
- GV lưu ý học sinh rút gọn phân số kết qu? (nếu có thể)
- GV cho HS thực hiện ?2 (SGK/T36) trên b?ng phụ, 1HS lên b?ng điền
- Yêu cầu HS thực hiện các phép nhân sau theo nhóm
Nhóm
Nhóm 2:
Nhóm 1:
- GV cho học sinh nhận xét bài làm của các nhóm và lưu ý học sinh rút gọn phân số kết qu? (nếu có thể)
VD 7: Xây dựng quy tắc phép nhân phân số
Nhóm 4:
C. Phần kết luận
- Là thầy cô giáo, được giao nhiệm vụ truyền thụ kiến thức đến HS , ai cũng mong muốn mình sẽ tìm ra được một phương pháp, một cách dạy hay, một cách dạy thực sự đổi mới, để dẫn HS đến tri thức bằng một con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất.
- Nhóm Toán Tổ KHTN Trường THCS Tề Lỗ chúng tôi cũng đã cố gắng tìm tòi để đến con đường ấy, trong quá trình thảo luận và thể nghiệm chúng tôi thấy thực hiện Phương pháp dạy quy tắc trong số học 6 đã giúp cho học sinh tự tìm ra kiến thức trong bài, hiểu bài nhanh, nhớ lâu, thích học môn Toán, từ đó các em có một động cơ học tập tốt, chủ động ra cho mình một kế hoạch học tập cụ thể hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thầy cô giáo. Trong quá trình làm bài học sinh biết trình bày bài giải một cách khoa học, có lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Khi giáo viên thực hiện đúng quy trình dạy quy tắc thì kết quả học tập được nâng lên, giờ giảng thành công hơn, kiến thức học sinh lĩnh hội một cách chắc chắn hơn, nhớ lâu hơn
C. Phần kết luận
- Qua chuyên đề này chúng tôi hy vọng sẽ góp một phần vào việc nâng cao hiệu quả cho các tiết dạy. Trong quá trình chuẩn bị và viết chuyên đề, chúng tôi đã cố gắng nghiên cứu lý luận và những thực trạng của trường để thực hiện chuyên đề, song những nghiên cứu và thể nghiệm của chúng tôi chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các đồng nghiệp góp ý để chuyên đề được hoàn thiện hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Cảm ơn các thầy cô giáo và các em học sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Trung Nghĩa
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)