Chuyên dề tổ chức hoạt động học tập
Chia sẻ bởi Võ Minh |
Ngày 02/05/2019 |
47
Chia sẻ tài liệu: chuyên dề tổ chức hoạt động học tập thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ
A- LÍ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
I-Cơ sở lý lụân:
Trong những năm vừa qua, bắt đầu từ niên khoá 2002-2003, để đáp ứng những yêu cầu được đặt ra trong tiến trinh hội nhập Bộ Giáo Dục đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, biên soạn lại sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Từ phương pháp dạy học truyền thống , thầy giảng trò chép, đến thay đổi lấy học sinh làm nhân tố trung tâm trong quá trình hình thành và lĩnh hội những tri thức mới.Điều này đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm và hiểu biêt cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của mình . Muốn làm được điều đó giáo viên phải biết cách tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.
II- Cơ sở thực tiển:
1- Căn cứ vào quan điểm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới PPDH môn tiếng Anh nói riêng :
- Đổi mới PPDH là quá trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích , trò nghe và ghi chép, sang quá trình thầy là người tổ chức , giúp đở hoạt động hoc tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình học tập.
- Đổi mới PPDH ngoại ngữ đòi hỏi học sinh hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Vì vậy, một lớp học ngoại ngữ theo phương pháp mới cần phải có nhiều hình thức như làm việc tập thể cả lớp, làm việc theo nhóm, theo cặp và làm việc cá nhân.
2- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh:
- Nhìn chung học sinh ở cấp học THCS tuy hào hứng, muốn nắm bắt và sử dụng được ngoại ngữ nhưng khả năng độc lập trong học tập chưa tốt. Phần lớn các em còn rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi trong khi nói ở những lớp đầu cấp. Với phương pháp cũ, các em ít có cơ hội để luyện tập, hơn nữa đối với các em ở lớp cuối cấp lại thiếu kiên trì trong rèn luyện phát triển kĩ nâng ngôn ngữ nên kết quả học tập thường bị hạn chế, dễ nản chí và bỏ cuộc.Vì vậy cần phải thường xuyên được sự khuyến khích động viên kịp thời của giáo viên và đặc biệt là sự hổ trợ của bạn học qua hoạt động cặp, nhóm.
- Ở lứa tuổi học sinh THCS các em thường hiếu động , nên việc kết hợp các trò chơi vào hoạt động học tập sẽ giúp các em thích thú hơn và lĩnh hội các kiến thức mới một cách tự giác.
3-Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có:
- Ngày nay với sự hổ trợ tích cực của công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại, giáo viên rất thuận tiện trong việc thiết kế các bài giảng phát huy được tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động học tập với sự bổ trợ của các trò chơi.
B-NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1- Đối tượng của chuyên đề: Học sinh bậc THCS.
2- Đối tượng thực hiện chuyên đề: Giáo viên ( Ngoại ngữ THCS)
3- Nội dung chuyên đề:
Như vậy, qua các cứ liệu đã trình bày ở trên, một giáo án giảng dạy được xem là khả thi phải đạt được những yêu cầu về đổi mới về PPDH để đáp ứng được mục tiêu, chương trình và sách giáo khoa mới. Nói cách khác là phải thay đổi quy trình học tập của học sinh theo hướng phát huy tối đa tính tích cực và chủ động sang tạo của học sinh. Qua quá trình daỵ học trong những năm vừa qua chúng tôi nhận thấy một trong những phương pháp đó là tổ chức tốt các hoạt động của học sinh trong một tiết học với sự hổ trợ của các trò chơi.
3-1.Hoạt động làm việc cả lớp:
Hình thức làm việc cả lớp rất phù hợp và có hiệu quả với những hoạt động như mở bài, giới thiệu ngữ liệu mới , luyện phát âm đồng thanh, các hoạt động cần có sự tham gia của cả lớp hoặc cần sự phản hồi thông tin giữa các học sinh với nhau như: discussion, games, problems resolving, prediction, matching, pelmanism, brainstorm……..
Tổ chức hoạt động làm việc cả lớp có những ưu điểm sau:
Dạy được đồng thời một số đông học sinh.
Giáo viên có thể chủ động bao quát lớp.
Học sinh trong lớp sẽ nhận được sự phản hồi không chỉ ở Thầy mà còn ở các bạn khác ở trong lớp.
Tuy vậy hoạt động làm việc cả lớp cũng có một số hạn chế sau:
Thầy giáo chi phối nhiều, hạn chế sự tham gia tích cực của học sinh.
Tốc độ làm việc khó phù hợp, có thể quá nhanh đối với học sinh yếu và quá chậm đối với học sinh khá.
3-2. Làm việc cá nhân:
Làm việc cá nhân là một hình thức hoạt động rất phổ biến trong lớp học. Loại hình này cho phép giáo viên kiểm tra và đánh giá được sự tiến bộ của từng học sinh một cách chính xác và dễ dàng hơn. Cho phép học sinh làm việc theo trình độ , tốc độ, phương pháp và nhu cầu riêng, giúp các em làm việc một cách độc lập khi thực hành và ứng dụng các kĩ năng đã học. Các trò chơi bổ trợ cho loại hình hoạt động này là: wordsquare, jumbled words, matching, network, multiple choice, chain game….
Hạn chế của hoạt động này là:
Khó kiểm soát đựơc thời gian vì học sinh làm việc với tốc độ khác nhau.
Không có sự trao đổi giao tiếp giữa học sinh với nhau, dẫn đến hạn chế khả năng học sinh tự giúp đở nhau, làm giảm cơ hội tự đánh giá của học sinh qua việc so sánh với đáp án của các bạn khác.
3-3 Làm việc theo cặp và theo nhóm:
Hình thức làm việc theo cặp hoặc theo nhóm là hoạt động không thể thiếu đối với các tiết học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp.
Hình thức làm việc theo cặp hoặc theo nhóm có thể hổ trợ cho hình thức hoạt động cả lớp hoặc làm việc cá nhân vì hoạt động này tăng cường được việc trao đổi thông tin qua lại giữa học sinh với nhau.
Ưu điểm của hoạt động cặp hoặc nhóm là:
Tăng cường sự giao tiếp , trao đổi, hợp tác giúp đở nhau của học sinh.
Tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh.
Tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian.
Tạo cơ hội cho nhiều học sinh đựơc làm việc trong cùng một lúc.
Giáo viên có điều kiện tổ chức các hoạt động học tập của học sinh với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Tuy vậy hoạt động học tập theo cặp, nhóm vẫn có những hạn chế sau:
-Dễ gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
-Học sinh có thể không làm việc nếu thiếu tự giác hoặc bỏ dỡ công việc khi gặp khó khăn không giải quyết được.
-Học sinh có thể hay mắc lỗi khi làm việc với nhau.
-Giáo viên khó có thể kiểm soát mọi hoạt động của học sinh trong cùng một lúc.
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm rất thích hợp với các hoạt động cần có sự trao đổi, hội thoại giữa hai hay nhiều người. Do đó loại hình hoạt động nầy rất thích hợp với các loại hình bài tập như:
-Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới.
-Luyện các bài tập ngữ pháp theo các mẫu câu.
-Luyện hoặc làm các bài hội thoại ngắn tương tự.
Các bài tập luyện giao tiếp.
Các trò chơi bổ trợ có thể áp dụng cho hình thức hoạt động này là: Noughts and crosses, Lucky numbers , Interview, Survey, Questionaires…
3-4. Một số trò chơi bổ trợ:
pelmanism
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
4
5
7
8
9
10
6
go
gone
be
been
see
seen
write
written
have
had
A
B
3-5. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế:
Đối với giáo viên:
Ngôn ngữ hướng dẫn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Giáo viên phải làm mẫu hoặc cho trước ví dụ.
Phải theo dõi bao quát chung và có sự hổ trợ kịp thời khi cần thiết.
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập theo cặp hoặc nhóm , cần có sự kiểm tra và phản hồi kịp thời như đánh giá, nhận xét,chữa lỗi , góp ý kiến hoặc cung cấp mẫu đúng.
Cần phân cặp hay nhóm hợp lí theo từng ý đồ và tính chất của bài tập.
Cần qui định thời lượng cho từng bài tập.
Để tránh sự nhàm chán khi làm việc theo cặp, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức các hình thức hoạt động theo cặp như: làm việc giữa Thầy và trò, giữa hai học sinh không ngồi kề nhau( open pairs), giữa hai học sinh ngồi kề nhau( close pairs) .
Trong điều kiện lớp chật, đông học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh ngồi hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo thành nhóm bốn người mà không cần thiết phải di chuyễn nhiều trong lớp,
Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen tuân theo một số qui định cần thiết để có thể đảm bảo được yêu cầu của các loại hình hoạt động học tập.
Luôn khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên khi có vướng mắc.
Phải kiểm tra sát sao để đảm bảo học sinh luôn thực hiện theo đúng yêu cầu mà giáo viên đã đạt ra.
Trong khi học sinh làm việc theo cặp, nhóm , giáo viên phải đi quanh lớp theo dõi và hổ trợ khi cần thiết.
Đối với học sinh:
-Cần nghe kĩ yêu cầu của bài tập.
Cần phải làm theo yêu cầu chỉ dẫn.
Càn phải bắt đầu và dừng ngay khi có yêu cầu của giáo viên.
Cần làm việc tự giác, không gây ồn ào.
Luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Việc lựa chọn loại hình hoạt động nào để thiết kế một bài dạy hiệu quả phụ thuộc vào đối tượng học sinh từng lớp học và các chuẩn cần đạt được của bài học đó. Điều ấy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp . Tuy vậy không nên quá lạm dụng nhiều vào các trò chơi, tốt nhất trong một tiết học chỉ nên sử dụng từ hai đén ba trò chơi bổ trợ.
Dẫu rằng trong những năm gần đây với sự hổ trợ của máy tính và những phần mềm chuyên dụng như Powerpoint, Violet.....việc thiết kế các trò chơi rất thuận lợi nhưng để áp dụng các trò chơi một cách hiệu quả vào quá trình tổ chức các hoạt đông học tập của học sinh đòi hỏi phải có phòng dành riêng cho việc học tiếng. Vì vậy về lâu dài nhà trường cần có kế hoạch xây dựng phòng học dành riêng cho bộ môn ngoại ngữ.
A- LÍ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ:
I-Cơ sở lý lụân:
Trong những năm vừa qua, bắt đầu từ niên khoá 2002-2003, để đáp ứng những yêu cầu được đặt ra trong tiến trinh hội nhập Bộ Giáo Dục đã tiến hành đổi mới chương trình giáo dục, biên soạn lại sách giáo khoa. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới. Từ phương pháp dạy học truyền thống , thầy giảng trò chép, đến thay đổi lấy học sinh làm nhân tố trung tâm trong quá trình hình thành và lĩnh hội những tri thức mới.Điều này đòi hỏi giáo viên phải tạo điều kiện tối đa cho học sinh được tham gia đóng góp kinh nghiệm và hiểu biêt cá nhân vào quá trình học, tạo cho các em tự chủ và phát huy được tính sáng tạo và tiềm năng của mình . Muốn làm được điều đó giáo viên phải biết cách tổ chức tốt các hoạt động học tập của học sinh.
II- Cơ sở thực tiển:
1- Căn cứ vào quan điểm đổi mới phương pháp dạy học nói chung và đổi mới PPDH môn tiếng Anh nói riêng :
- Đổi mới PPDH là quá trình chuyển từ phương pháp thầy thuyết trình, phân tích , trò nghe và ghi chép, sang quá trình thầy là người tổ chức , giúp đở hoạt động hoc tập của học sinh, học sinh là người chủ động tham gia vào quá trình học tập.
- Đổi mới PPDH ngoại ngữ đòi hỏi học sinh hoạt động tích cực, chủ động sáng tạo trong việc giải quyết các nhiệm vụ giao tiếp bằng ngoại ngữ. Vì vậy, một lớp học ngoại ngữ theo phương pháp mới cần phải có nhiều hình thức như làm việc tập thể cả lớp, làm việc theo nhóm, theo cặp và làm việc cá nhân.
2- Căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lí của học sinh:
- Nhìn chung học sinh ở cấp học THCS tuy hào hứng, muốn nắm bắt và sử dụng được ngoại ngữ nhưng khả năng độc lập trong học tập chưa tốt. Phần lớn các em còn rụt rè, không tự tin và sợ mắc lỗi trong khi nói ở những lớp đầu cấp. Với phương pháp cũ, các em ít có cơ hội để luyện tập, hơn nữa đối với các em ở lớp cuối cấp lại thiếu kiên trì trong rèn luyện phát triển kĩ nâng ngôn ngữ nên kết quả học tập thường bị hạn chế, dễ nản chí và bỏ cuộc.Vì vậy cần phải thường xuyên được sự khuyến khích động viên kịp thời của giáo viên và đặc biệt là sự hổ trợ của bạn học qua hoạt động cặp, nhóm.
- Ở lứa tuổi học sinh THCS các em thường hiếu động , nên việc kết hợp các trò chơi vào hoạt động học tập sẽ giúp các em thích thú hơn và lĩnh hội các kiến thức mới một cách tự giác.
3-Căn cứ vào điều kiện cơ sở vật chất hiện có:
- Ngày nay với sự hổ trợ tích cực của công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại, giáo viên rất thuận tiện trong việc thiết kế các bài giảng phát huy được tính tích cực, tự giác và sáng tạo của học sinh thông qua các hoạt động học tập với sự bổ trợ của các trò chơi.
B-NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ:
1- Đối tượng của chuyên đề: Học sinh bậc THCS.
2- Đối tượng thực hiện chuyên đề: Giáo viên ( Ngoại ngữ THCS)
3- Nội dung chuyên đề:
Như vậy, qua các cứ liệu đã trình bày ở trên, một giáo án giảng dạy được xem là khả thi phải đạt được những yêu cầu về đổi mới về PPDH để đáp ứng được mục tiêu, chương trình và sách giáo khoa mới. Nói cách khác là phải thay đổi quy trình học tập của học sinh theo hướng phát huy tối đa tính tích cực và chủ động sang tạo của học sinh. Qua quá trình daỵ học trong những năm vừa qua chúng tôi nhận thấy một trong những phương pháp đó là tổ chức tốt các hoạt động của học sinh trong một tiết học với sự hổ trợ của các trò chơi.
3-1.Hoạt động làm việc cả lớp:
Hình thức làm việc cả lớp rất phù hợp và có hiệu quả với những hoạt động như mở bài, giới thiệu ngữ liệu mới , luyện phát âm đồng thanh, các hoạt động cần có sự tham gia của cả lớp hoặc cần sự phản hồi thông tin giữa các học sinh với nhau như: discussion, games, problems resolving, prediction, matching, pelmanism, brainstorm……..
Tổ chức hoạt động làm việc cả lớp có những ưu điểm sau:
Dạy được đồng thời một số đông học sinh.
Giáo viên có thể chủ động bao quát lớp.
Học sinh trong lớp sẽ nhận được sự phản hồi không chỉ ở Thầy mà còn ở các bạn khác ở trong lớp.
Tuy vậy hoạt động làm việc cả lớp cũng có một số hạn chế sau:
Thầy giáo chi phối nhiều, hạn chế sự tham gia tích cực của học sinh.
Tốc độ làm việc khó phù hợp, có thể quá nhanh đối với học sinh yếu và quá chậm đối với học sinh khá.
3-2. Làm việc cá nhân:
Làm việc cá nhân là một hình thức hoạt động rất phổ biến trong lớp học. Loại hình này cho phép giáo viên kiểm tra và đánh giá được sự tiến bộ của từng học sinh một cách chính xác và dễ dàng hơn. Cho phép học sinh làm việc theo trình độ , tốc độ, phương pháp và nhu cầu riêng, giúp các em làm việc một cách độc lập khi thực hành và ứng dụng các kĩ năng đã học. Các trò chơi bổ trợ cho loại hình hoạt động này là: wordsquare, jumbled words, matching, network, multiple choice, chain game….
Hạn chế của hoạt động này là:
Khó kiểm soát đựơc thời gian vì học sinh làm việc với tốc độ khác nhau.
Không có sự trao đổi giao tiếp giữa học sinh với nhau, dẫn đến hạn chế khả năng học sinh tự giúp đở nhau, làm giảm cơ hội tự đánh giá của học sinh qua việc so sánh với đáp án của các bạn khác.
3-3 Làm việc theo cặp và theo nhóm:
Hình thức làm việc theo cặp hoặc theo nhóm là hoạt động không thể thiếu đối với các tiết học ngoại ngữ theo quan điểm giao tiếp.
Hình thức làm việc theo cặp hoặc theo nhóm có thể hổ trợ cho hình thức hoạt động cả lớp hoặc làm việc cá nhân vì hoạt động này tăng cường được việc trao đổi thông tin qua lại giữa học sinh với nhau.
Ưu điểm của hoạt động cặp hoặc nhóm là:
Tăng cường sự giao tiếp , trao đổi, hợp tác giúp đở nhau của học sinh.
Tăng cường cơ hội tham gia đóng góp xây dựng bài của học sinh.
Tăng thêm tần số luyện tập, tiết kiệm được thời gian.
Tạo cơ hội cho nhiều học sinh đựơc làm việc trong cùng một lúc.
Giáo viên có điều kiện tổ chức các hoạt động học tập của học sinh với tư cách là người hướng dẫn, tư vấn cho học sinh.
Tuy vậy hoạt động học tập theo cặp, nhóm vẫn có những hạn chế sau:
-Dễ gây ồn ào ảnh hưởng đến các lớp bên cạnh.
-Học sinh có thể không làm việc nếu thiếu tự giác hoặc bỏ dỡ công việc khi gặp khó khăn không giải quyết được.
-Học sinh có thể hay mắc lỗi khi làm việc với nhau.
-Giáo viên khó có thể kiểm soát mọi hoạt động của học sinh trong cùng một lúc.
Hình thức làm việc theo cặp hoặc nhóm rất thích hợp với các hoạt động cần có sự trao đổi, hội thoại giữa hai hay nhiều người. Do đó loại hình hoạt động nầy rất thích hợp với các loại hình bài tập như:
-Luyện mẫu câu sau phần giới thiệu ngữ liệu mới.
-Luyện các bài tập ngữ pháp theo các mẫu câu.
-Luyện hoặc làm các bài hội thoại ngắn tương tự.
Các bài tập luyện giao tiếp.
Các trò chơi bổ trợ có thể áp dụng cho hình thức hoạt động này là: Noughts and crosses, Lucky numbers , Interview, Survey, Questionaires…
3-4. Một số trò chơi bổ trợ:
pelmanism
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
1
2
3
4
5
7
8
9
10
6
go
gone
be
been
see
seen
write
written
have
had
A
B
3-5. Một số giải pháp khắc phục những hạn chế:
Đối với giáo viên:
Ngôn ngữ hướng dẫn phải ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu.
Giáo viên phải làm mẫu hoặc cho trước ví dụ.
Phải theo dõi bao quát chung và có sự hổ trợ kịp thời khi cần thiết.
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập theo cặp hoặc nhóm , cần có sự kiểm tra và phản hồi kịp thời như đánh giá, nhận xét,chữa lỗi , góp ý kiến hoặc cung cấp mẫu đúng.
Cần phân cặp hay nhóm hợp lí theo từng ý đồ và tính chất của bài tập.
Cần qui định thời lượng cho từng bài tập.
Để tránh sự nhàm chán khi làm việc theo cặp, giáo viên có thể linh hoạt tổ chức các hình thức hoạt động theo cặp như: làm việc giữa Thầy và trò, giữa hai học sinh không ngồi kề nhau( open pairs), giữa hai học sinh ngồi kề nhau( close pairs) .
Trong điều kiện lớp chật, đông học sinh, giáo viên có thể tổ chức cho học sinh ngồi hai hàng ghế sát nhau ngồi quay đầu lại với nhau tạo thành nhóm bốn người mà không cần thiết phải di chuyễn nhiều trong lớp,
Giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen tuân theo một số qui định cần thiết để có thể đảm bảo được yêu cầu của các loại hình hoạt động học tập.
Luôn khuyến khích học sinh mạnh dạn hỏi giáo viên khi có vướng mắc.
Phải kiểm tra sát sao để đảm bảo học sinh luôn thực hiện theo đúng yêu cầu mà giáo viên đã đạt ra.
Trong khi học sinh làm việc theo cặp, nhóm , giáo viên phải đi quanh lớp theo dõi và hổ trợ khi cần thiết.
Đối với học sinh:
-Cần nghe kĩ yêu cầu của bài tập.
Cần phải làm theo yêu cầu chỉ dẫn.
Càn phải bắt đầu và dừng ngay khi có yêu cầu của giáo viên.
Cần làm việc tự giác, không gây ồn ào.
Luôn ghi chép lại những lỗi phổ biến hoặc những điểm cần lưu ý.
C- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
Việc lựa chọn loại hình hoạt động nào để thiết kế một bài dạy hiệu quả phụ thuộc vào đối tượng học sinh từng lớp học và các chuẩn cần đạt được của bài học đó. Điều ấy đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt trong việc tổ chức các hoạt động học tập trên lớp . Tuy vậy không nên quá lạm dụng nhiều vào các trò chơi, tốt nhất trong một tiết học chỉ nên sử dụng từ hai đén ba trò chơi bổ trợ.
Dẫu rằng trong những năm gần đây với sự hổ trợ của máy tính và những phần mềm chuyên dụng như Powerpoint, Violet.....việc thiết kế các trò chơi rất thuận lợi nhưng để áp dụng các trò chơi một cách hiệu quả vào quá trình tổ chức các hoạt đông học tập của học sinh đòi hỏi phải có phòng dành riêng cho việc học tiếng. Vì vậy về lâu dài nhà trường cần có kế hoạch xây dựng phòng học dành riêng cho bộ môn ngoại ngữ.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)