Chuyen de TLV 4-5

Chia sẻ bởi Đõ Ngọc Ánh | Ngày 08/05/2019 | 121

Chia sẻ tài liệu: Chuyen de TLV 4-5 thuộc Tập làm văn 5

Nội dung tài liệu:

Chào mừng quý thầy cô giáo về dự chuyên đề
CHUYÊN ĐỀ : DẠY VÀ HỌC
TẬP LÀM VĂN LỚP 5

TRƯỜNG TIỂU HỌC LÊ THỊ XUYẾN
I/ Nội dung chương trình:
Nội dung chương trình tập làm văn lớp 5 gồm :
+ Tả cảnh 14 tiết
+ Tả người 12 tiết
+ Báo cáo thống kê 2 tiết
+ Làm đơn 3 tiết
+ Làm biên bản 3 tiết
+ Thuyết trình tranh luận 2 tiết
+ Lập CT hoạt động 3 tiết
+ Tập viết đoạn đối thoại 3 tiết
+ Ôn tập CT lớp 4 20 tiết (Trong đó có 3 tiết KC)
Ngoài việc cung cấp một số kiến thức mới nội dung dạy học TLV lớp 5 còn có các bài ôn tập nhằm củng cố, hệ thống hoá những kiến thức đã học về văn kể chuyện, văn miêu tả ( tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật) đã học ở lớp 4.
III/ Các loại bài học :
Chương trình TLV lớp 5 được cụ thể hoá trong SGK TV5 chủ yếu qua 2 loại bài học, tương tự như ở SGK TV4 đó là loại bài hình thành kiến thức và loại bài luyện tập thực hành.
1. Loại bài hình thành kiến thức :
Được cấu trúc theo 3 phần :
+ Nhận xét
+ Ghi nhớ
+ Luyện tập
Nhằm cung cấp các kiến thức làm văn, giúp học sinh có những hiểu biết về văn kể chuyện, miêu tả như : Cấu tạo của bài văn kể chuyện, miêu tả cách viết đoạn và phát triển ý cho đoạn văn kể chuyện, miêu tả, cách quan sát lập dàn ý cho bài văn tả cảnh, những hiểu biết về mục đích giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp để tạo lập các loại văn bản thông dụng như báo cáo thống kê, biên bản lập CT hoạt động, thuyết trình,tranh luận.
2. Loại bài luyện tập thực hành :
Thường gồm 2-3 bài tập nhỏ hoặc 1 đề bài TLV kèm gợi ý thực hành luyện tập theo hai hình thức : nói, viết .
Nhằm rèn các kĩ năng tiếp nhận tạo lập văn bản giúp học sinh được hoàn thiện các kĩ năng quan sát, tìm ý, lập dàn ý, viết đoạn, viết bài, liên kết đoạn trong bài, viết một văn bản thông dụng (làm báo cáo thống kê, lập biên bản, lập CT hoạt động, thuyết trình, tranh luận…..)
IV. Một số điểm cần lưu ý khi dạy các loại bài học :
1- Dạy bài hình thành kiến thức TLV.
Cũng như ở lớp 4, bài hình thành kiến thức TLV lớp 5 có cấu tạo 3 phần : Phần nhận xét - GV hướng dẫn, HS trả lời các câu hỏi và làm các bài tập để rút
ra ghi nhớ - yêu cầu hs đọc và học thuộc tại lớp. Phần luỵện tập - GV hướng dẫn HS vận dụng kiến thức ở phần ghi nhớ để thực hành nói, viết củng cố ghi nhớ.
GV cần tập trung vào những yêu cầu cơ bản, có biện pháp dạy học linh hoạt, tránh kéo dài thời gian và gây không khí nặng nề trong tiết dạy .
Đối với các bài dạy có văn bản làm ngữ liệu để khai thác hình thành kiến thức TLV hoặc bài tập có số lượng chữ khá nhiều, bài có nhiều câu hỏi hoặc bài tập cần có nhiều thời gian để thực hiện, GV không nên tập trung nhiều thời gian vào việc đọc văn bản thành tiếng mà cần chú trọng thực hành kĩ năng đọc hiểu ; tập trung giải quyết những bài tập, câu hỏi trọng tâm ; tìm cách giảm độ khó của bài tập cho HS dễ thực hiện .
* Từ tuần 1 đến tuần 11 của lớp 5. HS được học kiểu bài tả cảnh. Số tiết học dành cho kiểu bài này là 14 trong đó có một tiết các em được học hình thành kiến thức Cấu tạo của bài văn tả cảnh, còn lại là 9 tiết luyện tập, 2 tiết làm bài viết (kiểm tra) và 2 tiết trả bài.
Từ lớp 4, hs đã được học cấu tạo của bài văn tả đồ vật, tả cây cối, con vật. Bởi vậy, lên lớp 5, các em không quá bở ngỡ, khó khăn khi học về cấu tạo của bài văn tả cảnh. Vì thế khi dạy bài này, bên cạnh việc vận dụng các biện pháp dạy học các bài hình thành kiến thức … GV nên giúp hs liên hệ, tiếp nối với những kiến thức, kỹ năng có liên quan mà các em đã được học ở lớp 4.
2- Dạy bài luyện tập thực hành :
GV cần nắm vững trình độ của học sinh để giải quyết những khó khăn mà các em thường gặp như : Chưa biết vận dụng kiến thức đã học để làm bài ; chưa có cơ sở để tạo lập một số loại văn bản thông thường ( VD : Làm văn bản, làm đơn … ) để giải quyết những khó khăn trên, GV có thể giúp HS nắm được thứ tự các thao tác cần thực hiện khi làm bài tập ; hướng dẫn học sinh nhắc lại kiến thức đã học có liên quan làm cơ sở cho bài luyện tập ; làm mẫu một phần và gợi mở bằng câu hỏi cho học sinh dựa vào đó mà thực hiện .
Dạy các bài tập viết đoạn đối thoại, GV cũng cần sử dụng triệt để biện pháp gợi ý bằng câu hỏi, biện pháp làm mẫu để dẫn dắt HS luyện tập, tăng cường tính trực quan và phát huy cao độ năng lực của từng đối tượng HS, nhất là những em tiếp thu chậm .
IV/ Những phương pháp dạy học được vận dụng có hiệu quả trong dạy học TLV ở lớp 5 .
Phân môn tập làm văn là phân môn đòi hỏi học sinh phát huy cao độ trí tuệ và cảm xúc để thực hiện các yêu cầu bài học, chính vì vậy người dạy cần biết vận dụng các PPDH thích hợp để khuyến khích HS bộc lộ trí tuệ và cảm xúc của mình trong các ngôn bản mà các em tạo lập tuỳ theo mỗi loại bài học để giờ dạy đạt hiệu quả .
1 . Đối với loại bài tiếp nhận và tạo lập văn bản miêu tả ở bài hình thành kiến thức GV cần lựa chọn PPDH thích hợp để hướng dẫn học sinh khai thác đúng và trúng phần kiến thức thể hiện ở văn bản thuộc yêu cầu của bài học tránh sa đà khai thác tất cả những nội dung kiến thức có trong đoạn văn bài văn đó . Vì vậy GV phải hướng dẫn HS biết quan sát phân tích văn bản có chọn lọc, tập trung khai thác nội dung trọng tâm của bài, biết sàng lọc, biết gạt đi, những nội dung không thuộc đối tượng của giờ học thì mới tránh được sự nặng nề về kiến thức, đảm bảo thời gian cho phép
của tiết học .
2. Đối với loại bài tiếp nhận và tạo lập các văn bản thông dụng ( làm đơn, làm báo cáo thống kê, làm biên bản, lập CT hoạt động ) chỉ yêu cầu các em ghi nhớ mẫu văn bản, cấu trúc, thể thức của văn bản để khi cần các em có thể thực hành . Với loại bài này, GV cần vận dụng các PPDH như : PP trực quan ( HS được quan sát các văn bản mẫu ), PP phân tích ngôn ngữ ( HS được phân tích cấu trúc, đặc điểm của các văn bản mẫu ), PP rèn luyện theo mẫu ( HS dựa theo văn bản mẫu để tạo lập văn bản tương tự ), PP thực hành giao tiếp ( HS được đặt vào tình huống giả định để tạo lập văn bản và sử dụng văn bản ….) phối hợp hợp lý với PP thuyết trình, thảo luận .
V/ Một số điểm cần chú ý khi thực hiện chương trình :
Chương trình TLV lớp 5 được xây dựng trên cơ sở kế thừa, phát triển chương trình cũ, nối tiếp nội dung chương trình các lớp dưới và liên thông với CT làm văn ở các lớp trên quan điểm tích hợp trên nền tảng vận dụng lý thuyết hoạt động giao tiếp. Căn cứ vào mục đích dạy TLV lớp 5, từ đặc điểm nội dung chương trình được cụ thể hoá qua từng bài học cụ thể, quá trình triển khai dạy TLV lớp 5 có một số điểm cần chú ý.
Trọng tâm chương trình TLV lớp 5 là giúp hs luyện tập thành thạo các kỹ năng viết đoạn, viết bài (với văn miêu tả, kể chuyện); nâng cao luyện tập thực hành văn làm đơn … ; mở rộng luyện tập cách viết các đoạn văn, trong đó có đoạn đối thoại và làm quen với một số loại văn thuộc kiểu văn bản điều hành sau này hs được học tiếp ở các lớp trên. Sự đa dạng của các loại văn được dạy trong chương trình sẽ tạo cho hs có nhiều cơ hội để có thể chủ động trong học tập trong giao tiếp. Song điều này cũng sẽ đưa đến không ít khó khăn đối với giáo viên trong quá trình dạy học, bởi sự đổi mới về nội dung cũng đồng thời là sự đổi với về phương pháp tiếp cận.
Mặt khác mỗi bài học cụ thể trong SGK đều có thể đưa đến cho hs sự tiếp nhận kiến thức - kỹ năng bằng nhiều con đường khác nhau. Điều này rất phù hợp với tâm lý lứa tuổi HS tiểu học nhưng lại đòi hỏi ở người gv sự linh hoạt trong quá trình tổ chức một giờ học cụ thể sao cho đạt được mục tiêu bài học đặt ra.
Đối với vịêc dạy văn miêu tả (tả cảnh, tả người), GV không nên sa vào dạy tỉ mỉ từng cảnh, từng người mà quan trọng hơn là mang đến cho hs cách tả, cách quan sát, tìm và sắp xếp ý trong quan sát, biết triển khai mỗi ý để nói hoặc viết thành đoạn, biết sắp xếp các ý để viết thành bài; biết vận dụng kiến thức về các phép liên kết câu trong bài, các cách nối các vế câu ghép để viết đoạn, bài.
Để HS có thể chủ động khi viết bài, GV giúp HS nhận biết được cách viết từng loại đoạn và cách nối kết các đoạn trong bài : (VD : Đoạn mở bài, các đoạn ở thân bài; đoạn mở bài ; các đoạn ở thân bài và đoạn kết bài. Ví dụ, đoạn mở bài thường có tính chất giới thiệu chung về đối tượng được tả, hoặc kể … và ấn tượng của người tả (kể) về đối tượng đó ...). Hoặc phần thân bài là phần chính của bài văn bao gồm nhiều đoạn văn liên kết với nhau, mỗi đoạn văn chứa đựng một ý.
Sau khi tìm được một ý cho bài GV giúp HS phát triển các ý để viết thành từng đoạn. Việc phát triển ý thành đoạn lời khi tạo lập bài văn sẽ giúp HS tránh được hiện tượng liệt kê chi tiết trong khi tả và đồng thời hạn chế được việc tả mà như kể, hoặc kể lể. Đoạn trong một bài văn của hs có thể chỉ vài 3 câu, cũng có thể 5, 7 câu tuỳ thuộc nội dung đang triển khai nhưng phải vẫn đảm bảo những yêu cầu cơ bản của một đoạn văn.
Chương trình giới thiệu một loại văn mới là tập viết đoạn đối thoại, giúp hs rèn luyện cách viết một đoạn văn theo kiểu đối thoại giữa các nhân vật.
Đoạn lời đối thoại trong kịch không phải để đọc mà để nói hoặc có thể để trình diễn. Lời văn đối thoại dễ hiểu ngắn gọn. Vì thế, dung lượng các sự kiện thường hạn chế nhưng rất logic, cô đọng. Mặt khác ngôn ngữ đối thoại mang tính hành động chứ không phải ngôn ngữ miêu tả, nó đòi hỏi súc tích dễ hiểu giản dị. Khi hướng dẫn học sinh tập viết đoạn đối thoại GV cần lưu ý HS điểm khác nhau về ngôn ngữ kể chuyện và ngôn ngữ kịch.
Với văn thuyết trình tranh luận GV cần giúp học sinh thấy những yêu cầu và điều kiện cần có trong quá trình trình bày trong một vấn đề, quá trình người nói có một ý kiến để dẫn đến một kết luận được gọi là lập luận. Lập luận thường có 2 phần : Phần trình bày các lý do, phần trình bày các lý luận. Trong quá trình GV lưu ý HS nên lập đề cương cho bài thuyết trình để tránh nói lan man, không trúng vào vấn đề cần trao đổi. Ngữ điệu được sử dụng trong quá trình thuyết trình, tranh luận tự nhiên, biết nhấn mạnh những từ quan trọng.
Đối với loại văn làm biên bản, giáo viên lưu ý học sinh nắm vững cấu trúc của một biên bản (bao gồm những nội dung cụ thể của từng phần, cách trình bày văn bản). Nội dung thông tin ghi trong biên bản phải chính xác, rõ ràng, đầy đủ, ngắn gọn, tường minh.
Trong CT TLV lớp 5 có : 20 tiết ôn tập, trong đó có 3 tiết văn kể chuyện ( 1 tiết ôn tập về văn kể chuyện, 1 tiết kể chuyện kiểm tra viết ở tuần 22; tiết trả bài văn kể chuyện ở tuần 23 ) .
So với CT lớp 4, ở lớp 5 hs tiếp tục được học về văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, con vật, cây cối) song chủ yếu là ôn tập củng cố những kiến thức đã học ở lớp 4. Ngoài ra các em còn được học thêm về văn tả người (kĩ năng quan sát lựa chọn chi tiết về ngoại hình, hành động, đặc điểm tính tình …, kĩ năng lập dàn ý, viết đoạn văn, bài văn tả người) ôn tập lại những kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng tạo lập các loại văn bản đó.
Với 19 tiết dành cho nội dung dạy học về văn KC (từ tuần 1 đến tuần 13) ở lớp 4 hs được thực hành, luyện tập để nhận biết những khai quát đến cụ thể, phục vụ cho yêu cầu rèn các kĩ năng bộ phận trong quá trình sản sinh ngôn bản. Nội dung kiến thức và yêu cầu ôn lập kĩ năng, đối với loại văn kể chuyện ở lớp 4 được sắp xếp như sau :
Tuần 1 :
- Nhận biết về nhân vật và tính cách của nhân vật trong câu chuyện cho trước.
- Tập xây dựng nhân vật thể hiện tính cách theo tình huống giả định.
Tuần 2 :
- Tập sắp xếp các hành động của mỗi nhân vật sao cho phù hợp với tính cách của nhân vật ấy và đúng với trình tự xảy ra.
- Nhận xét về các chi tiết tả ngoại hình các nhân vật trong đoạn văn cho trước .
- Tập kể lại câu chuyện (dựa theo bài thơ) có kết hợp tả ngoại hình của các nhân vật.
Tuần 3 :
- Nhận biết lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn kể chuyện.
- Tập chuyển lời dẫn gián tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn trực tiếp.
- Tập chuyển lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn thành lời dẫn gián tiếp.
Tuần 4 :
- Tập sắp xếp các sự việc trong câu chuyện đã biết thành cốt truyện .
- Dựa vào cốt truyện đã sắp xếp kể lại câu chuyện.
- Tập kể lại câu chuyện trên cơ sở tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý về nhân vật và chủ đề cho trước.
Tuần 5 :
- Tập hoàn chỉnh một đoạn văn mới có phần mở đầu và phần kết thúc.
Tuần 6 :
- Dựa vào các tranh minh hoạ câu chuyện cho trước và kể lại cốt chuyện.
- Tập phát triển ý nêu dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
Tuần 7 :
- Tập xây dựng hoàn chỉnh một trong số các đoạn văn chưa hoàn chỉnh của câu chuyện gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện)
- Tập xác định yêu cầu đề bài. Xây dựng cốt truyện và phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
Tuần 8 :
- Tập viết lại câu mở đầu cho từng đoạn văn (đã cho ở tiết TLV đầu tiên của tuần 7)
- Tập kể lại một câu chuyện đã học nhằm tiếp tục củng cố kỹ năng phát triển câu chuyện theo trình tự thời gian.
- Tập kể lại câu chuyện (dựa vào trích đoạn kịch “Ở vương quốc tương lai” gồm 2 đoạn đã học) theo trình tự thời gian.
- Tập kể lại câu chuyện nói trên theo trình tự không gian thay đổi ; nhận xét về trình tự sắp xếp các sự việc và từ ngữ nối 2 đoạn.
Tuần 9 :
Dựa vào trích đoạn kịch đã học (Yết Kiêu) và gợi ý trong Sgk, tập kể lại câu chuyện theo trình tự không gian (kết hợp chuyển lời đối thoại trong kịch thành lời kể và lời dẫn gián tiếp).
Tuần 10 :
- Nhận biết hai cách mở bài
- Tập kể lại phần mở đầu câu chuyện cho trước (SGK) theo cách mở bài gián tiếp.
Tuần 11 :
- Nhận biết hai cách kết bài .
- Tập viết kết bài của một câu chuyện đã học theo cách kết bài mở rộng.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để viết một bài văn kể chuyện theo đề bài cho trước.
Tuần 12 :
- Tự kiểm tra, đánh giá về kiến thức và kĩ năng làm bài văn kể chuyện (theo đề bài cho trước).
Tuần 13 :
Củng cố kiến thức đã học về văn kể chuyện.
- Tập kể một câu chuyện theo đề tài cho trước trao đổi về câu chuyện đã kể (về nhân vật, tính cách của nhân vật, ý nghĩa câu chuyện, kiểu mở đầu và kết thúc câu chuyện).
Khi dạy và ôn tập TLV lớp 4 cần :
- Chú trọng hướng dẫn HS thực hành, tự nhận xét để ghi nhớ một số kiến thức sơ giản nhưng cần thiết về văn kể chuyện .
- Luôn quan tâm đến yêu cầu vận dụng những kiến thức đã biết để luyện tập và hình thành những kĩ năng bộ phận ) xác định đề tài và ý nghĩa, xây dựng nhân vật, tạo lập cốt truyện, viết đoạn văn kể chuyện …. ) của loại văn kể chuyện .
Trọng tâm của CT TLV lớp 4 là kể chuyện. Trong CT TLV lớp 5 có 3 tiết kể chuyện (trong đó có 1 tiết ôn tập kể chuyện), chính vì vậy GV lớp 5 phải nắm vững toàn bộ kiến thức về văn kể chuyện thì mới có thể giúp HS học tốt tiết ôn tập .
Khi thực hiện CT, GV cần chuẩn bị và sử dụng trang bị tương ứng, như các loại phiếu học tập ( hoạt động nhóm, điều tra, báo cáo ), phương tiện phục vụ cho trò chơi .
- GV chú trọng rèn luyện cho HS các kĩ năng nghe, nói, viết, theo nội dung, yêu cầu của các bài tập trong SGK .
- Có biện pháp dạy học thích hợp nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của HS trong hoạt động hình thành kiến thức và hoạt động thực hành luyện tập
- Tận dụng SGK (kênh hình, kênh chữ).
- Về phương pháp dạy học, GV chú ý hướng dẫn HS nắm vững đề tài bằng cả câu hỏi và lời giải thích; chú trọng phương pháp làm mẫu để hs dễ dàng thực hiện. GV có thể tự động điều chỉnh tiến trình của tiết học.
- Phần đánh giá kết qủa thực hành luyện tập tại lớp, GV cần chủ động nhận xét, sửa đổi tỉ mỉ cho từng học sinh. Cần chú trọng của HS hướng dẫn học sinh thực hiện hoạt động tiếp nối như : Luyện tập viết bài ở nhà, thực hiện giao tiếp ngoài lớp học và vận dụng kĩ năng đã học nhằm củng cố thực hành ở lớp.
- Thường xuyên theo dõi, đánh giá kết quả của HS để có những biện pháp điều chỉnh về phương pháp dạy học.
Tóm lại, quan trọng nhất trong cách tổ chức một giờ dạy là GV lựa chọn một con đường đi đến đích ngắn nhất nhưng có hiệu quả nhằm đạt được mục tiêu chương trình đặt ra .


CH�O T?M BI?T!
Chân thành cảm ơn quý thầy cô
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đõ Ngọc Ánh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)