CHUYÊN ĐỀ TINH HỌC 8

Chia sẻ bởi Võ Minh Đức | Ngày 29/04/2019 | 37

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TINH HỌC 8 thuộc Tin học 9

Nội dung tài liệu:

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO ĐẾN DỰ
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ CỦA
TỔ TOÁN - LY �- TIN
TRƯỜNG
THCS TRẦN QUANG DIỆU
Giáo Viên Thực Hiện:
VÕ MINH ĐỨC

“SỬ DỤNG HỆ THỐNG CÂU LỆNH LẶP ĐỂ GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG PASCAL CÓ HIỆU QUẢ.”
CHUYÊN ĐỀ:
I./ PHẦN MỞ ĐẦU:
1./ Tầm quan trọng của vấn đề:
Trước hết cần khẳng định rằng Pascal là một ngôn ngữ lập trình tốt và đặc biệt, được tạo ra với mục đích dùng cho giảng dạy vì các lý do: Có cú pháp rõ ràng, dễ dạy dễ học; Pascal được viết theo lý thuyết chuẩn về lập trình cấu trúc nên một mặt nó minh hoạ cho lý thuyết về ngôn ngữ lập trình, mặt khác nhiều tài liệu khoa học máy tính cũng dùng Pascal để minh hoạ; Có thể sử dụng Pascal để viết các ứng dụng chuyên sâu, can thiệp vào phần cứng của máy tính và các thiết bị điện tử khác và cuối cùng là do trình biên dịch Pascal nhỏ gọn, có thể chạy tốt trên các máy tính cấu hình yếu, rất phù hợp với khả năng đầu tư cho học tập của học sinh, sinh viên.
Tuy nhiờn ng�y nay cụng ngh? thụng tin dó cú nhi?u thay d?i. M?t trong nh?ng thay d?i co b?n dú l� mụi tru?ng h? di?u h�nh dó thay d?i t? DOS sang Windows nờn khú cú th? s? d?ng Pascal d? vi?t cỏc chuong trỡnh ?ng d?ng du?i Windows. D? l?p trỡnh du?c du?i Windows v?i giao di?n d? ho?, ngu?i l?p trỡnh b?t bu?c ph?i h?c thờm m?t ngụn ng? khỏc ch?ng h?n DELPHI, Visual Basic. Di nhiờn n?u ngu?i l?p trỡnh n?m v?ng ngụn ng? Pascal thỡ vi?c h?c thờm cỏc ngụn ng? n�y l� d? d�ng theo ki?u "21 ng�y l?p trỡnh du?c.".
Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lập trình giải quyết các bài toán mang tính lặp, trong nội dung của bài sáng kiến này tôi đưa ra những tóm lược cơ bản nhất của các câu lệnh lặp và một số ví dụ mẫu vận dụng cấu trúc lặp để giải quyết có hiệu quả.
2./ Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 8.
3./ Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm trong giảng dạy.
- Phương pháp trò chuyện trao đổi.
- Phương pháp đọc sách và tổng hợp tư liệu.
II./ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
1./ Cơ sở lý luận về lý thuyết:
- Muốn học tập đạt kết quả tốt, ngoài việc bản thân HS tích cực học tập, không thể thiếu vai trò hướng dẫn dìu dắt của người thầy.
- Để giúp học sinh dễ dàng hơn trong việc lập trình giải quyết các bài toán mang tính lặp ở bộ môn Tin học vừa đúng với nguyên tắc dạy học ở trường Phổ Thông, vừa đúng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học hiện nay, nhằm hình thành cho học sinh tính tích cực, độc lập, sáng tạo, nâng cao năng lực phát triển và giải quyết vấn đề, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm,
đem lại niềm tin và thích thú học tập cho HS. Hiện nay, không ít học sinh lười, học tập thụ động và có không ít phụ huynh thiếu sự quan tâm đến việc học của con em mình. Vì vậy, việc hệ thống các kiến thức về câu lệnh lặp để giải một số bài tập của giáo viên phải được chú ý đúng mức.
2./ Cơ sở lý luận về thực tiễn:
Trong quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy Pascal là môn học khó đối với các em học sinh Khối 8, vì có một số thuật toán các em chưa được học ở bộ môn Toán, thêm vào đó là các em chỉ sử dụng các câu lệnh bằng Tiếng Anh để thể hiện khi lập trình. Do đó việc học tập của học sinh vẫn còn mang tính mơ hồ, như bị ép buộc, có nhiều học sinh rất sợ môn Tin học 8 vì tính chất khô khan, khó hiểu trong khi học.
Từ thực tế đó tôi không ngừng học hỏi để tìm ra biện pháp khắc phục. Bằng kinh nghiệm khiêm tốn trong những năm qua, tôi đã đưa ra những tóm lược cơ bản nhất của các câu lệnh lặp và một số ví dụ mẫu vận dụng cấu trúc lặp để giải quyết có hiệu quả là nhằm giúp học sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ kiến thức lâu hơn và cảm thấy thích thú trong học tập.
III/ THỰC TRẠNG:
* Những việc đã làm được:
- Tôi đã áp dụng công nghệ thông tin để soạn giảng các bài lý thuyết và thực hành nhằm hướng dẫn học sinh dễ hiểu bài và ghi nhớ kiến thức cơ bản ở bộ môn Tin học 8.
- Ở những giờ thực hành tôi đều tổ chức học tập theo nhóm và có sự nhận xét đánh giá kết quả của từng nhóm.
- Tôi đã hình thành nề nếp cho học sinh ngay từ đầu năm học.
* Hạn chế:
- Đa số học sinh bị hổng kiến thức Toán từ lớp dưới nên ý thức tìm tòi và nghiên cứu của các em còn hạn chế. Có không ít học sinh chưa cố gắng trong học tập, không chịu khó động não, nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc học.
* Trước khi thực hiện chuyên đề, tôi nhận thấy kết quả như sau:
IV/ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP:
1/ Xây dựng KHGD ngay từ đầu năm học:
- GV chia nhóm học tập cho từng HS, phân nhóm trưởng, hướng dẫn cách hoạt động nhóm và trang bị sổ tay ghi chép cá nhân của HS.
- Ngay từ đầu năm học, GV phải hướng dẫn phương pháp học tập và nề nếp học ở phòng máy cho học sinh.
- GV soạn bài trước thực dạy 2 tiết nhằm giúp việc nghiên cứu kiến thức sâu hơn và chủ động hơn trong việc soạn các bài kiểm tra.
- GV cần đầu tư nghiên cứu, mỗi năm cập nhật những cách hay của đồng nghiệp để tích luỹ cho việc giảng dạy.
- GV cần dành một thời lượng thích hợp cho việc mấu chốt và hướng dẫn HS cách nhớ kiến thức cơ bản vừa học ở các tiết học lý thuyết. Cũng như cách tìm hiểu ý nghĩa của mỗi lệnh trong các bài thực hành.
- HS phải chuẩn bị những gì mà GV đã dặn ở tiết trước.
2/ Một số giải pháp thực hiện:
* CẤU TRÚC LẶP VỚI LỆNH FOR...DO:
- Tác dụng:
Dùng để xây dựng chu trình với số lần lặp xác định.
- Cú pháp:
Dạng tiến:
For := to do ;
Trong đó:
+ for, to, do là các từ khóa.
+ Biến đếm có kiểu nguyên.
+ Giá trị đầu và giá trị cuối là các biểu thức có cùng kiểu với biến đếm và giá trị cuối phải lớn hơn hoặc bằng giá trị đầu.
+ Câu lệnh có thể là câu lệnh đơn giản hay câu lệnh ghép.
Dạng lùi:
For := Downto do ;
* Nguyên lý hoạt động cấu trúc For dạng tiến:
1. Biến đếm nhận giá trị của giá trị đầu.
2. Máy kiểm tra xem giá trị của biến đếm còn nhỏ hơn giá trị của biểu thức giá trị cuối hay không (biến đếm ≤ giá trị cuối).
3. Nếu việc kiểm tra:
- Cho giá trị sai câu lệnh sẽ bị bỏ qua.
- Cho giá trị đúng:
+Máy sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khóa do.
+ Tăng giá trị của biến đếm lên giá trị đứng liền sau của nó (biến đếm:=succ(b))
- Quay trở lại bước 2
Trong cấu trúc For dạng tiến, câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi giá trị của biến đếm lớn hơn giá trị cuối. Mỗi lần thực hiện xong câu lệnh, giá trị của biến đếm được tăng lên đến giá trị liền sau của nó.
* Nguyên lý hoạt động cấu trúc For dạng lùi:
1. Biến đếm nhận giá trị cuối.
2. Máy kiểm tra xem giá trị của biến đếm còn lớn hơn giá trị đầu không?
3. Nếu việc kiểm tra:
- Cho giá trị sai: máy bỏ qua câu lệnh.
- Cho giá trị đúng:
+ Máy sẽ thực hiện câu lệnh.
+ Giảm giá trị của biến đếm b đến giá trị đứng liền trước của nó (biến đếm:=pred(b))
- Quay trở lại bước 2
Trong cấu trúc For dạng lùi, câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi giá trị của biến đếm nhỏ hơn giá trị của giá trị đầu. Mỗi lần thực hiện xong câu lệnh, giá trị của biến đếm được giảm đi đến giá trị liền trước của nó.
1. Ví dụ 1: Tính tổng S = 1 + 1/2 + 1/3 + .... + 1/n
- Trong biểu thức trên, số hạng thứ i của tổng có thể tính được theo công thức S(i) = 1/i (i=1,2,...,n)
- Trường hợp này có thể sử dụng được một trong hai dạng cấu trúc của FOR
Nhận xét:
Chương trình:
Var i, n : Integer; S:Real;
Begin
Write(`Hay nhap vao so nguyen n=`);
Readln(n);
S:=0;
For i:=1 to n do
S:= S + 1 / i;
Writeln( ` Tong S =`, S : 6 : 2 );
Readln;
End.
Phương án 1: Sử dụng cấu trúc For dạng tiến.
Var i, n : Integer; S:Real;
Begin
Write(`Hay nhap vao so nguyen n=`);
Readln(n);
S:=0;
For i:=n downto 1 do
S:= S + 1 / i;
Writeln( ` Tong S =`, S : 6 : 2 );
Readln;
End.
Phương án 2: Sử dụng cấu trúc For dạng lùi.
2. Ví dụ 2:
In ra màn hình hai dòng chữ. Dòng trên gồm các chữ cái in hoa từ A..Z. Dòng dưới gồm các chữ cái thường theo thứ tự ngược lại từ z đến a
Ta có thể giải quyết được bài toán bằng cách sử dụng cấu trúc FOR dạng tiến và dạng lùi với biến điều khiển dạng ký tự nhận các giá trị trong khoảng từ A đến Z
Nhận xét:
Chương trình
Program in_dong;
Var
ch: char;
Begin
Writeln;
For ch := `A` to `Z` do Write(ch:2);
Writeln;
For ch := `z` downto `a` do Write(ch:2);
Writeln;
Readln;
End.
3. Ví dụ 3: Đọc vào n số thực, tìm Max của chúng
- Dãy số có một số lượng hữu hạn các số. Ta có thể biết được số lượng từ khi bắt đầu thực hiện thuật toán.
- Thích hợp cho việc sử dụng cấu trúc FOR dạng tiến để thực hiện.
Nhận xét:
Chương trình
* Thuật toán tìm Max trong một dãy số:
- Cho Max là số thứ nhất
- Duyệt toàn bộ dãy số từ số thứ hai trở đi, nếu thấy số nào lớn hơn Max thì lấy số đó làm Max. Sau khi duyệt xong dãy số, ta sẽ có Max là số lớn nhất.
Program tim_max;
Var
n, i: integer;
max, x: real;
Begin
Write(‘n = ‘); Readln(n);
For i := 2 to n do
Begin
Write(‘Cho so thu ’, i);Readln(X);
if Max < X then Max := X;
End;
Writeln(‘Max = ‘, Max:8:2);
Readln;
End.
*. CẤU TRÚC LẶP VỚI LỆNH WHILE...DO:
Tác dụng: Dùng để xây dựng chu trình với số lần lặp chưa xác định trước.
Cú pháp: While <điều kiện> do ;
Câu lệnh là thân chu trình và có thể là câu lệnh đơn hoặc câu lệnh ghép.
Sai
Đúng
1. Máy tính xác định giá trị của điều kiện.
2. Tuỳ thuộc vào giá trị của điều kiện:
- Nếu điều kiện có giá trị đúng, máy tính sẽ thực hiện câu lệnh sau đó quay lại bước 1.
- Nếu điều kiện có giá trị sai, câu lệnh sẽ bị bỏ qua và việc thực hiện lệnh lặp kết thúc.
- Câu lệnh được thực hiện lặp đi lặp lại cho đến khi <điều kiện> nhận giá trị sai. Câu lệnh sẽ không được thực hiện lần nào nếu <điều kiện> nhận giá trị sai ngay từ khi bắt đầu vào chu trình.
- Trong thân chu trình phải có câu lệnh làm thay đổi giá trị của <điều kiện> để tránh xảy ra vòng lặp vô tận.
* Nguyên lý hoạt động:
Nhận xét:
Ví dụ 1: Tính tổng
, Sao cho S >= 10
- Trong biểu thức trên, số hạng thứ i của tổng có thể tính được theo công thức S(i) = i/ 1 + i2 (i=1,2,...,n).
- Điều kiện để dừng vòng lặp là tổng S phải nhỏ hơn 10.
Trường hợp này sử dụng dạng cấu trúc While...do như sau:
Nhận xét:
Chương trình
Var i : Integer; S:Real;
Begin
S:=0; i:=0;
While S < 10 do
Begin
i := i + 1;
S := S + i / (1+SQR( i ) );
End;
Writeln( ` Tong S =`, S : 6 : 2 );
Writeln( ‘So lan lap la:’, i );
Readln;
End.
2. Ví dụ 2: Tìm bội số chung nhỏ nhất của hai số nguyên dương
Lấy một trong hai số lần lượt nhân với 1, 2, 3,... cho đến khi nào tích số chia hết cho số thứ hai thì tích số chính là BSCNN
Nhận xét:
Chương trình
Thuật toán:
- Thuật toán cho thấy là trong quá trình tính toán, không thể biết trước được quá trình nhân phải thực hiện lặp lại bao nhiêu lần. Trường hợp này phải sử dụng cấu trúc lặp với số lần lặp không xác định.
- Điều kiện để dừng là tích số chia hết cho số thứ hai
Program Boisochungnhonhat;
Var
Bscnn, n, m, k: Integer;
Begin
Write(‘m= ‘); Readln(m);
Write(‘n= ‘); Readln(n);
bscnn := m; k := 2;
While (BSCNN mod n <> 0) do
Begin
BSCNN := k*m;
k:= k + 1;
End;
Writeln(‘BSCNN = ‘, BSCNN);
Readln;
End.
3.Ví dụ 3: Tìm Ước số chung lớn nhất của hai số nguyên dương m, n.
Nếu m>n thì lấy m = m – n
Nếu m vẫn lớn hơn n thì tiếp tục lấy m = m - n
Nếu m< n thì lấy n = n - m
Nếu n vẫn lớn hơn m thì tiếp tục lấy n = n – m
Lặp lại thuật toán trên cho đến khi m = n. Lúc đó m = n là ƯSCLN
Nhận xét:
Chương trình
Thuật toán:
Thuật toán cho thấy không thể xác đinh trước được phép trừ phải thực hiện lặp lại bao nhiêu lần. Trường hợp này phải sử dụng cấu trúc lặp với số lần lặp không xác định.
Điều kiện để dừng là hai số bằng nhau.
Program USCLN;
Var x, y: Integer;
Begin
Write(‘x = ‘);Readln(x);
Write(y = ‘);Readln(y);
While x <> y do
If x>y then x := x – y
else y := y – x;
Writeln(‘USCLN la: ‘, x)
Readln;
End.
V. VẬN DỤNG KINH NGHIỆM VÀO THỰC TIỄN:
1. Kết quả đạt được:
Qua thực tế 2 học kì vừa qua ( năm học 2008-2009), tôi vận dụng chuyên đề trong giảng dạy. Đã thu thập được kết quả khả quan như sau:
Từ những kết quả trên , tôi nhận thấy tỉ lệ học sinh yếu –kém của học sinh mà tôi phụ trách giảng dạy, đã giảm dần. Đó là sự phấn khởi mà bản thân tôi khi vận dụng chuyên đề trên.
2. Bài học kinh nghiệm:

* Nhược điểm:
- Một số học sinh yếu kém mất kiến thức căn bản ở môn Toán, thêm vào đó có một số thuật toán các em chưa được học trong chương trình, nên giáo viên phải kiên trì, nhẫn nại, thậm chí mất nhiều thời gian trong việc hướng dẫn các thuật toán cho học sinh.
* Ưu điểm:
- Kích thích động cơ học tập của học sinh.
- Nâng cao chất lượng dạy và học.
VI. KẾT LUẬN:
Trên đây là tóm lược nội dung cú pháp, cách thực hiện các câu lệnh thuộc cấu trúc lặp và phân tích trên ngôn ngữ lập trình Pascal, một số ví dụ của các bài toán điển hình cho từng dạng lặp cụ thể mà bản thân đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy môn tin học ở trường. Qua đó giúp học sinh và đồng nghiệp có thể làm tài liệu tham khảo trong quá trình học tập và giảng dạy của mình có hiệu quả.
Trong phạm vi là một sáng kiến kinh nghiệm có thể việc phân tích về nội dung câu lệnh và ví dụ về các dạng lệnh có thể chưa thật chi tiết và phong phú rất mong nhận được sự góp ý chân thành từ quý đồng nghiệp, học sinh để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin kính chúc
quý thầy cô giáo sức khỏe và
hạnh phúc!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)