CHUYEN DE TIN HOC
Chia sẻ bởi Đoan Chanh Uy |
Ngày 16/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TIN HOC thuộc Tin học 9
Nội dung tài liệu:
PHẦN I
CHUYÊN ĐỀ :
I/ LÝ DO THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ
1/ CƠ SỞ LÝ LUẬN :
Chương trình tin học ngày nay trở thành rất cần thiết đối với tất cả mọi người, bên cạnh đó đối với các học sinh khối THCS rất cần thiết vì nó có thể hỗ trợ các em trong một số môn học cơ bản và hướng cho các em tiếp cận với công nghệ thông tin. Mỗi bài lý thuyết đều cố gắng bắt đầu bằng những ví dụ trong cuộc sống hằng ngày, từ đó dẫn dắt đến cách giải quyết vấn đề đời thường đó bằng cách viết chương trình máy tính. Bằng cách đó học sinh dễ thấy hơn mối liên hệ chặt chẽ giữa việc lập trình và cuộc sống, cũng như lợi ích của việc lập trình sẽ giải quyết các bài toán bằng máy tính
Định hướng đổi mới phương pháp dạy học trong giai đoạn hiện nay là: Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của người học; Bồi dưỡng phương pháp tự học; Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; Hình thành thái độ tình cảm hứng thú học tập cho học sinh. Muốn đạt được yêu cầu trên học sinh cần rèn luyện cho bản thân khả năng tư duy, sáng tạo cũng như sự tự chủ trong việc tiếp nhận kiến thức; cần rèn luyện cho bản thân một khả năng phản xạ, kĩ năng nhất định về phân tích bài toán và lập trình trên máy tính. Vì chỉ khi thực hiện được những khả năng đó thì học sinh dễ dàng hòa nhập vào môi trường học tập ở những cấp học sau này.
2/ CƠ SỞ THỰC TIỄN :
Đối với học sinh lớp 8 , ở độ tuổi 14,15 rèn luyện cho các em một thói quen, một kĩ năng độc lập hoặc một phản xạ là rất cần thiết. Vì đây là lứa tuổi năng động, thích khám phá và thích tự khẳng định mình, có khả năng tìm hiểu, nghiên cứu và tiếp thu bài rất cao với điều kiện Giáo viên phải cho học sinh tự nhận thấy vấn đề cần phải giải quyết theo nhóm, bên cạnh đó giáo viên cần phải tôn trọng ý kiến của học sinh. Từ đó tập cho các em từng bước tiếp cận vấn đề bằng những câu hỏi gợi mở của giáo viên để khơi gợi sự khám phá, nghiêm cứu và sáng tạo trong ý thức của mỗi học sinh. Phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh có nghĩa là phải thay đổi cách dạy và cách học. Chuyển từ cách dạy thụ động, truyền thụ một chiều “đọc- chép”-giáo viên làm trung tâm sang cách dạy lấy học sinh làm trung tâm hay còn được gọi là dạy và học tích cực. Trong cách dạy này học sinh là chủ thể hoạt động, giáo viên là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, tạo nên sự tương tác tích cực giữa người dạy và người học. Dạy và học tích cực là điều kiện tốt khuyến khích sự tham gia chủ động, sáng tạo và ngày càng độc lập của học sinh vào quá trình học tập. Tính tích cực là một phẩm chất vốn có của con người. Học sinh cần phải tự học, tự rèn luyện dưới sự hướng dẫn của Giáo viên, sau khi tự tìm tòi kiến thức học sinh có thể cùng nhau trao đổi, chia sẻ các kiến thức đã biết để từ đó Giáo viên sẽ giúp các em tổng hợp kiến thức và có như thế học sinh mới phát huy khả năng chủ động, tích cực sáng tạo trong quá trình học tập; tạo cho các em khả năng tự học, hợp tác và chia sẻ. Lúc ấy người Giáo viên chỉ đóng vai trò là người hướng dẫn, tổng hợp kiến thức bên cạnh. Học sinh đóng vai trò trung tâm trong quá trình tìm hiểu kiến thức, giúp các em khắc sâu và mở rộng kiến thức.
Những bài học của chương trình Pascal rất khô khan nhưng những ví dụ trong bài học liên quan đến thực tế là sự áp dụng rất thích hợp giúp học sinh liên tưởng, tiếp thu bài học dễ dàng và đạt hiệu quả. Vì vậy muốn đạt được những yêu cầu trong mỗi tiết học Tin học giáo viên phải tạo điều kiện để học sinh có thể liên tưởng đế những hoạt động trong thực tế để từ đó có nhận xét, có hướng giải quyết phù hợp với từng bài học cụ thể. Giáo viên cần tạo điều kiện để học sinh thu thập và xử lý các thông tin, nêu ra được các vấn đề cần tìm hiểu, tạo điều kiện để học sinh trao đổi nhóm, tìm phương án giải quyết vấn đề, thảo luận và rút ra các kết luận cần thiết đồng thời nắm được nội dung chính của bài học trên lớp.
Vì vậy giáo viên cần kết hợp khéo léo cả 3 hình thức tổ chức dạy học trong 1 tiết học (dạy học cá thể, dạy học theo nhóm, dạy học toàn lớp), biết lựa chọn, phối hợp các phương pháp một cách hợp lý, phù hợp với nội dung kiến thức
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoan Chanh Uy
Dung lượng: 341,73KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rtf
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)