CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT CGD 1
Chia sẻ bởi Ngô Minh Đoàn |
Ngày 08/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TIẾNG VIỆT CGD 1 thuộc Toán học 1
Nội dung tài liệu:
Người thực hiện: Ngô Minh Đoàn
Chuyên đề về Tiếng Việt 1 CGD
TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 VĨNH HOÀ HƯNG BẮC
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ QUAO
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ:
2) Nguyên âm – phụ âm.
3) Tìm hiểu về 5 mẫu vần và làm quen với các mô hình.
4) Luật chính tả.
1) Cấu trúc chương trình và SGK.
5) Quy trình dạy và cách trình bày bảng.
6) Thực hành: Tập phân tích, đánh vần.
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 1 CGD
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP KHI DẠY CÁC MẪU BÀI.
PHẦN III: DẠY THỰC NGHIỆM 2 TIẾT (4 VIỆC).
PHẦN IV: KẾT LUẬN.
Nội dung 1: Cấu trúc chương trình và SGK
1. Chương trình: Gồm 2 tuần 0 và 35 tuần nội dung chính. Mỗi tuần có 10 tiết.
2. SGK:
Quyển 1 và quyển 2: Trang chẵn là nội dung cơ bản (bắt buộc); Trang lẻ: phân hóa.
Quyển 3: Trang chẵn: bài đọc; Trang lẽ: ngữ âm.
NỘI DUNG 2: NGUYÊN ÂM – PHỤ ÂM
Thầy (cô) hãy kể ra tất cả những nguyên âm
và phụ âm có trong Tiếng Việt?
* Khi phát âm, luồng hơi đi ra tự do, kéo dài được
gọi là nguyên âm. Có 14 nguyên âm, ghi bằng 20 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư, iê (ia, iê, ya, yê), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa). Trong đó, có 3 nguyên âm tròn môi là: o, ô, u. Các nguyên âm thường đảm nhiệm vị trí âm chính trong âm tiết.
Nguyên âm, phụ âm:
* Khi phát âm, luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài được gọi là phụ âm. Có 23 phụ âm, ghi bằng 27 chữ cái: b, c (k, q), d, gi, đ, ch, g (gh), ng (ngh), h, nh, l, m, n, kh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm thường là âm đầu của âm tiết.
Nội dung 3: Tìm hiểu về 5 mẫu vần.
Mẫu 1: ba (Vần chỉ có âm chính). VD: cha, thỏ, nghe, …
Mẫu 2: oa (Vần có âm đệm và âm chính). VD: loa, thuở, huệ, …
Mẫu 3: an (Vần có âm chính và âm cuối). VD: bàn, chín, len, …
Mẫu 4: oan (Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối). VD: toán, quên, quýt, …
Mẫu 5: iê, uô, ươ (Nguyên âm đôi). VD: tiến, muộn, lươn, chia, cua, ngựa, …
Mô hình tiếng nguyên
Mô hình tách tiếng ra 2 phần
Thanh
Làm quen với mô hình.
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh
Thầy (Cô) hãy đưa các tiếng sau vào mô hình: múa, muộn, lừa, lượng, tiện, chuyện, mía, yếu, quậy và cho biết từng tiếng thuộc kiểu vần gì?
Nội dung 4: Luật chính tả.
1) Luật chính tả e, ê, i:
- Âm cờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ k: ke, kê, ki, …
- Âm gờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ gh: ghe, ghê, ghi, …
- Âm ngờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh: nghe, nghê, nghi, …
2) Luật chính tả về âm đệm:
- Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u: que, qua, quy …
* Luật chính tả ghi âm /iê/:
- Khi vần không có âm cuối, /iê/ phải viết bằng chữ ia: tía, chìa, … Nếu có âm đệm thì viết bằng chữ ya: khuya, luya, …
- Khi vần có âm cuối, /iê/ phải viết bằng chữ iê: tiền, chiến, … Nếu có âm đệm thì viết bằng chữ yê: khuyên, chuyền, …
* Luật chính tả ghi âm /uô/:
- Khi vần không có âm cuối, /uô/ phải viết bằng chữ ua: cua, lúa, …
- Khi vần có âm cuối, /uô/ phải viết bằng chữ uô: tuôn, muốn, buồng, …
3) Luật chính tả về nguyên âm đôi:
* Luật chính tả ghi âm /ươ/:
- Khi vần không có âm cuối, /ươ/ phải viết bằng chữ ưa: mưa, trưa, …
- Khi vần có âm cuối, /ươ/ phải viết bằng chữ ươ: tươi, bưởi, …
4) Luật chính tả về viết hoa:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu.
b) Viết hoa tên người Việt Nam.
c) Viết hoa tên địa lí Việt Nam.
d) Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lí nước ngoài: Mô – da, Cam – pu – chia, …
đ) Viết hoa để tỏ sự tôn trọng: Việt Nam đẹp nhất tên Người, Hai Bà Trưng.
5) Luật chính tả theo nghĩa: học sinh, xinh đẹp, …
6) Luật chính phân biệt âm đầu hoặc phân biệt âm cuối: ch/ tr; s/ x; n/ ng; t/c; …
6) Luật chính phân biệt dấu thanh hỏi/ ngã: suy nghĩ/ nghỉ hè, kỷ luật/ kỹ thuật, …
Lưu ý: Gặp đâu dạy đó, tiện đâu làm đó nhưng phải làm chắc chắn, triệt để ; việc nào có cơ hội thì tận dụng để củng cố luật chính tả.
Tiết lập mẫu và dùng mẫu
* Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
1. Gthiệu vật liệu mẫu.
2. Ph.tích ngữ âm.
3. Vẽ mô hình.
* Việc 2: Viết
1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.
2. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường.
3. Viết tiếng chứa âm (vần) vừa học.
4. Viết ở vở Em tập viết.
* Việc 3: Đọc
1. Đọc trên bảng.
2. Đọc trong sách.
* Việc 4: Viết chính tả
Viết bảng con/ viết vở nháp.
Viết chính tả vào vở.
Nội dung 5: Quy trình dạy.
Quy trình dạy: Tiết luyện tập tổng hợp
* Việc 1: Ngữ âm
1. Đưa tình huống về ngữ âm
2. Vận dụng
3. Tổng kết
* Việc 2: Đọc
B/1: Chuẩn bị B/2: Đọc bài
1. Đọc nhỏ 1. Đọc mẫu
2. Đọc bằng mắt 2. Đọc nối tiếp
3. Đọc to 3. Đọc đồng thanh 4. Đọc hiểu
* Việc 3: Viết
1. Viết trên bảng con
2. Viết ở vở tập viết
* Việc 4: Viết chính tả
1. Ôn luật chính tả
2. Nghe - viết chính tả
Cách ghi bảng Tiết Luyện tập tổng hợp (Tuần 27 – 35, sách tập ba).
Thứ .....ngày ......tháng .....năm ......
Tiếng Việt
Tên bài
Việc 1 Việc 3
Việc 2: Việc 4
Nội dung 6: Thực hành tập phân tích và đánh vần.
Thực hiện thông qua trò chơi: Tìm bộ phân cơ thể người bắt đầu bằng chữ /m/.
I. Công tác chuẩn bị:
- Đồ dùng: sách, vở, bảng, mô hình, hộp nhựa, ...
- T: cần phải thoát ly phương pháp cũ, không được pha trộn hay dùng đồng thời phương pháp của chương trình cũ vào chương trình công nghệ.
T cần nói ít, làm chắc, tránh giảng giải dài dòng, phải kiểm soát được từng cá nhân H, tôn trọng H, tạo cho các em tâm lý thích học.
- Họp phụ huynh: lưu ý với phụ huynh về 2 tuần 0 không học chữ nào, phụ huynh không nên nóng vội vì 2 tuần 0 là thời gian chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho nề nếp học không chỉ cả năm mà là cả đời đối với trẻ, không chê con là học vẹt và hướng dẫn con đọc đúng cách.
- Thống nhất quy ước các kí hiệu trong trường:
VD: Bảng (B); Sách (S), Vở in (V), vở ôli (v); … Các động lệnh.
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHI DẠY CÁC MẪU BÀI.
II. Một số giải pháp khi dạy các mẫu bài:
Mẫu 0:
* Không được xem nhẹ Tuần 0. Tuần 0 không học chữ nào nhưng có vai trò hết sức quan trọng vì nó có vai trò định hướng cho mọi việc về sau. Dạy-học Tuần 0 hết sức vất vả. Vào thời điểm này H đang rất bỡ ngỡ với mọi việc và có tâm lí lo lắng. Vì thế, T cần:
- Làm chậm, chắc chắn, tỉ mỉ, nói gọn, rõ, làm mẫu chính xác, không giải thích, cố gắng để 100% H làm được, không chê H, tạo không khí vui vẻ, ấn tượng cho H.
- Ở tiết làm quen (tiết 1), sau khi dạy nội dung theo thiết kế, T hướng dẫn H nề nếp tập hợp, ra vào lớp, nơi đi vệ sinh, sân chơi, bãi tập, chào các thầy cô khi vào lớp và nội quy của lớp (không ăn quà vặt, không tự do đi lại, nói chuyện trong giờ học; nhanh chóng xin ra ngoài khi có nhu cầu cá nhân đặc biệt, ...)
Để thực hiện tốt Mẫu 0, T có những giải pháp nào?
* Tranh thủ Tuần 0 để dạy các kí hiệu, động hình, động lệnh.
- Có thể dạy kí hiệu ĐDHT vào tiết 3: S (sách), V (vở in sẵn), v (vở ô li), B (bảng con), …
- Dạy các động lệnh: T-N-N-T, N2, N4, mời cả lớp, đọc phân tích.
- Ở tiết 3 cần làm thật kĩ về tư thế ngồi viết; Hướng dẫn H học tư thế ngồi viết:
+ Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn.
+ Đầu hơi cúi
+ Hai chân để song song thoải mái.
- Hướng dẫn các quy ước về: đường kẻ 1, đường kẻ 2, ...,ô li, …
- Dạy viết các nhóm nét hết sức tỉ mỉ, chính xác để làm cơ sở cho việc dạy chữ sau này. Chú ý điểm tọa độ và đưa bút đúng quy trình vì H rất hay lẫn lộn.
Mẫu 1 - Tiếng: Cần tách nhỏ lời thơ HS mới ghi nhớ được. Chú ý những tiếng giống nhau để tạo điều kiện tốt cho việc rèn kỹ năng đọc, viết sau này.
Mẫu 2: Âm
- Chú ý bài lập mẫu làm thật kĩ.
- T phát âm thật chuẩn (/a/; /b/; /c/ ; /d/ ; /gi/)
- Một âm có thể ghi bằng một chữ hoặc nhiều chữ theo luật chính tả (VD: /a/-a ; /c/ - c,k,q); Khi viết dùng chữ để ghi âm, khi đọc đọc bằng âm
- T cần phân biệt được Nguyên âm/ phụ âm. Nguyên âm đôi/ nguyên âm tròn môi/ nguyên âm không tròn môi.
- Học Bài phụ âm, nguyên âm (âm a, âm b) là học viết chính tả luôn. Tiết học này T - H rất vất vả. T phải hướng dẫn chính tả thật tỉ mỉ để H làm quen và làm được. T phải nhẫn nại để kiểm tra uốn nắn cho tất cả các em đều làm được.
- T cần giúp H nắm thật chắc bảng chữ cái Tiếng Việt.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 2?
Mẫu 3: Vần
- T phải nắm vững cách đánh vần, xác định cấu trúc ngữ âm của vần thì sẽ đánh vần đúng.
VD: an : a - nờ - an
oan: o - an – oan hoặc oa – n - oan
yên: ia - nờ - iên
- Khi dạy phần vần nhất thiết phải cho H đưa vần vào mô hình và phân tích ngữ âm.
- Những bài có 6 vần thì T có thể tách dạy thành 2 bài.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 3?
Mẫu 4: Nguyên âm đôi
- T cần nắm chắc các nguyên âm đôi và cách ghi các nguyên âm âm đôi: iê (ia, ya, iê, yê); uô (ua, uô); ươ (ươ,ưa).
- T đừng lo lắng xem bài này khó mà cứ dạy một cách tự nhiên, HS cũng sẽ học một cách tự nhiên.
- Trước khi dạy bài Nguyên âm đôi, T cần nghiên cứu kĩ nội dung toàn bài (gồm 22 tiết) để rút ra luật chính tả ghi nguyên âm đôi một cách ngắn gọn, chính xác, thống nhất.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 4?
PHẦN III:
DẠY THỰC NGHIỆM 2 TIẾT (4 VIỆC).
BÀI: Ch (tiết 1, 2 tuần 3).
PHẦN IV: KẾT LUẬN:
Tóm lại, để giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1 CGD thì T cần lưu ý một số điểm sau:
1. Làm tốt nề nếp lớp học, xây dựng các động hình, tín hiệu và hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
2. Giao việc cần lệnh duy nhất một lần, câu lệnh nói chậm, ngắn gọn, to, rõ ràng; khi nói câu lệnh T phải bao quát lớp để tất cả học sinh được nghe rõ ràng. T cần đứng ở vị trí trung tâm khi làm mẫu và ra lệnh cho học sinh.
3. Bám sát thiết kế, T cần hiểu được mục tiêu trọng tâm trong từng phần việc, từng mẫu bài. H thực hiện chưa đúng thì T cần gợi ý để thực hiện đúng, tuyệt đối T không làm thay cho học sinh.
4. Cần tổ chức các trò chơi để H thoải mái trong các giờ học, đặc biệt các trò chơi nhằm ôn lại những kiến thức đã học.
Chuyên đề về Tiếng Việt 1 CGD
TRƯỜNG TIỂU HỌC 2 VĨNH HOÀ HƯNG BẮC
PHÒNG GD VÀ ĐT GÒ QUAO
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ:
2) Nguyên âm – phụ âm.
3) Tìm hiểu về 5 mẫu vần và làm quen với các mô hình.
4) Luật chính tả.
1) Cấu trúc chương trình và SGK.
5) Quy trình dạy và cách trình bày bảng.
6) Thực hành: Tập phân tích, đánh vần.
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ NỘI DUNG, CHƯƠNG TRÌNH, SÁCH GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT 1 CGD
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP KHI DẠY CÁC MẪU BÀI.
PHẦN III: DẠY THỰC NGHIỆM 2 TIẾT (4 VIỆC).
PHẦN IV: KẾT LUẬN.
Nội dung 1: Cấu trúc chương trình và SGK
1. Chương trình: Gồm 2 tuần 0 và 35 tuần nội dung chính. Mỗi tuần có 10 tiết.
2. SGK:
Quyển 1 và quyển 2: Trang chẵn là nội dung cơ bản (bắt buộc); Trang lẻ: phân hóa.
Quyển 3: Trang chẵn: bài đọc; Trang lẽ: ngữ âm.
NỘI DUNG 2: NGUYÊN ÂM – PHỤ ÂM
Thầy (cô) hãy kể ra tất cả những nguyên âm
và phụ âm có trong Tiếng Việt?
* Khi phát âm, luồng hơi đi ra tự do, kéo dài được
gọi là nguyên âm. Có 14 nguyên âm, ghi bằng 20 chữ cái: a, ă, â, e, ê, i (y), o, ô, ơ, u, ư, iê (ia, iê, ya, yê), uô (uô, ua), ươ (ươ, ưa). Trong đó, có 3 nguyên âm tròn môi là: o, ô, u. Các nguyên âm thường đảm nhiệm vị trí âm chính trong âm tiết.
Nguyên âm, phụ âm:
* Khi phát âm, luồng hơi đi ra bị cản, không kéo dài được gọi là phụ âm. Có 23 phụ âm, ghi bằng 27 chữ cái: b, c (k, q), d, gi, đ, ch, g (gh), ng (ngh), h, nh, l, m, n, kh, p, ph, r, s, t, th, tr, v, x. Các phụ âm thường là âm đầu của âm tiết.
Nội dung 3: Tìm hiểu về 5 mẫu vần.
Mẫu 1: ba (Vần chỉ có âm chính). VD: cha, thỏ, nghe, …
Mẫu 2: oa (Vần có âm đệm và âm chính). VD: loa, thuở, huệ, …
Mẫu 3: an (Vần có âm chính và âm cuối). VD: bàn, chín, len, …
Mẫu 4: oan (Vần có đủ âm đệm, âm chính, âm cuối). VD: toán, quên, quýt, …
Mẫu 5: iê, uô, ươ (Nguyên âm đôi). VD: tiến, muộn, lươn, chia, cua, ngựa, …
Mô hình tiếng nguyên
Mô hình tách tiếng ra 2 phần
Thanh
Làm quen với mô hình.
Âm đầu
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Thanh
Thầy (Cô) hãy đưa các tiếng sau vào mô hình: múa, muộn, lừa, lượng, tiện, chuyện, mía, yếu, quậy và cho biết từng tiếng thuộc kiểu vần gì?
Nội dung 4: Luật chính tả.
1) Luật chính tả e, ê, i:
- Âm cờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ k: ke, kê, ki, …
- Âm gờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ gh: ghe, ghê, ghi, …
- Âm ngờ đứng trước e, ê, i phải viết bằng con chữ ngh: nghe, nghê, nghi, …
2) Luật chính tả về âm đệm:
- Âm cờ đứng trước âm đệm phải viết bằng con chữ q (cu), âm đệm viết bằng chữ u: que, qua, quy …
* Luật chính tả ghi âm /iê/:
- Khi vần không có âm cuối, /iê/ phải viết bằng chữ ia: tía, chìa, … Nếu có âm đệm thì viết bằng chữ ya: khuya, luya, …
- Khi vần có âm cuối, /iê/ phải viết bằng chữ iê: tiền, chiến, … Nếu có âm đệm thì viết bằng chữ yê: khuyên, chuyền, …
* Luật chính tả ghi âm /uô/:
- Khi vần không có âm cuối, /uô/ phải viết bằng chữ ua: cua, lúa, …
- Khi vần có âm cuối, /uô/ phải viết bằng chữ uô: tuôn, muốn, buồng, …
3) Luật chính tả về nguyên âm đôi:
* Luật chính tả ghi âm /ươ/:
- Khi vần không có âm cuối, /ươ/ phải viết bằng chữ ưa: mưa, trưa, …
- Khi vần có âm cuối, /ươ/ phải viết bằng chữ ươ: tươi, bưởi, …
4) Luật chính tả về viết hoa:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng đầu câu.
b) Viết hoa tên người Việt Nam.
c) Viết hoa tên địa lí Việt Nam.
d) Viết hoa trong phiên âm tên người và tên địa lí nước ngoài: Mô – da, Cam – pu – chia, …
đ) Viết hoa để tỏ sự tôn trọng: Việt Nam đẹp nhất tên Người, Hai Bà Trưng.
5) Luật chính tả theo nghĩa: học sinh, xinh đẹp, …
6) Luật chính phân biệt âm đầu hoặc phân biệt âm cuối: ch/ tr; s/ x; n/ ng; t/c; …
6) Luật chính phân biệt dấu thanh hỏi/ ngã: suy nghĩ/ nghỉ hè, kỷ luật/ kỹ thuật, …
Lưu ý: Gặp đâu dạy đó, tiện đâu làm đó nhưng phải làm chắc chắn, triệt để ; việc nào có cơ hội thì tận dụng để củng cố luật chính tả.
Tiết lập mẫu và dùng mẫu
* Việc 1: Chiếm lĩnh ngữ âm
1. Gthiệu vật liệu mẫu.
2. Ph.tích ngữ âm.
3. Vẽ mô hình.
* Việc 2: Viết
1. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ in thường.
2. Giới thiệu cách ghi âm bằng chữ viết thường.
3. Viết tiếng chứa âm (vần) vừa học.
4. Viết ở vở Em tập viết.
* Việc 3: Đọc
1. Đọc trên bảng.
2. Đọc trong sách.
* Việc 4: Viết chính tả
Viết bảng con/ viết vở nháp.
Viết chính tả vào vở.
Nội dung 5: Quy trình dạy.
Quy trình dạy: Tiết luyện tập tổng hợp
* Việc 1: Ngữ âm
1. Đưa tình huống về ngữ âm
2. Vận dụng
3. Tổng kết
* Việc 2: Đọc
B/1: Chuẩn bị B/2: Đọc bài
1. Đọc nhỏ 1. Đọc mẫu
2. Đọc bằng mắt 2. Đọc nối tiếp
3. Đọc to 3. Đọc đồng thanh 4. Đọc hiểu
* Việc 3: Viết
1. Viết trên bảng con
2. Viết ở vở tập viết
* Việc 4: Viết chính tả
1. Ôn luật chính tả
2. Nghe - viết chính tả
Cách ghi bảng Tiết Luyện tập tổng hợp (Tuần 27 – 35, sách tập ba).
Thứ .....ngày ......tháng .....năm ......
Tiếng Việt
Tên bài
Việc 1 Việc 3
Việc 2: Việc 4
Nội dung 6: Thực hành tập phân tích và đánh vần.
Thực hiện thông qua trò chơi: Tìm bộ phân cơ thể người bắt đầu bằng chữ /m/.
I. Công tác chuẩn bị:
- Đồ dùng: sách, vở, bảng, mô hình, hộp nhựa, ...
- T: cần phải thoát ly phương pháp cũ, không được pha trộn hay dùng đồng thời phương pháp của chương trình cũ vào chương trình công nghệ.
T cần nói ít, làm chắc, tránh giảng giải dài dòng, phải kiểm soát được từng cá nhân H, tôn trọng H, tạo cho các em tâm lý thích học.
- Họp phụ huynh: lưu ý với phụ huynh về 2 tuần 0 không học chữ nào, phụ huynh không nên nóng vội vì 2 tuần 0 là thời gian chuẩn bị hết sức kĩ lưỡng cho nề nếp học không chỉ cả năm mà là cả đời đối với trẻ, không chê con là học vẹt và hướng dẫn con đọc đúng cách.
- Thống nhất quy ước các kí hiệu trong trường:
VD: Bảng (B); Sách (S), Vở in (V), vở ôli (v); … Các động lệnh.
PHẦN II: CÔNG TÁC CHUẨN BỊ VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHI DẠY CÁC MẪU BÀI.
II. Một số giải pháp khi dạy các mẫu bài:
Mẫu 0:
* Không được xem nhẹ Tuần 0. Tuần 0 không học chữ nào nhưng có vai trò hết sức quan trọng vì nó có vai trò định hướng cho mọi việc về sau. Dạy-học Tuần 0 hết sức vất vả. Vào thời điểm này H đang rất bỡ ngỡ với mọi việc và có tâm lí lo lắng. Vì thế, T cần:
- Làm chậm, chắc chắn, tỉ mỉ, nói gọn, rõ, làm mẫu chính xác, không giải thích, cố gắng để 100% H làm được, không chê H, tạo không khí vui vẻ, ấn tượng cho H.
- Ở tiết làm quen (tiết 1), sau khi dạy nội dung theo thiết kế, T hướng dẫn H nề nếp tập hợp, ra vào lớp, nơi đi vệ sinh, sân chơi, bãi tập, chào các thầy cô khi vào lớp và nội quy của lớp (không ăn quà vặt, không tự do đi lại, nói chuyện trong giờ học; nhanh chóng xin ra ngoài khi có nhu cầu cá nhân đặc biệt, ...)
Để thực hiện tốt Mẫu 0, T có những giải pháp nào?
* Tranh thủ Tuần 0 để dạy các kí hiệu, động hình, động lệnh.
- Có thể dạy kí hiệu ĐDHT vào tiết 3: S (sách), V (vở in sẵn), v (vở ô li), B (bảng con), …
- Dạy các động lệnh: T-N-N-T, N2, N4, mời cả lớp, đọc phân tích.
- Ở tiết 3 cần làm thật kĩ về tư thế ngồi viết; Hướng dẫn H học tư thế ngồi viết:
+ Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn.
+ Đầu hơi cúi
+ Hai chân để song song thoải mái.
- Hướng dẫn các quy ước về: đường kẻ 1, đường kẻ 2, ...,ô li, …
- Dạy viết các nhóm nét hết sức tỉ mỉ, chính xác để làm cơ sở cho việc dạy chữ sau này. Chú ý điểm tọa độ và đưa bút đúng quy trình vì H rất hay lẫn lộn.
Mẫu 1 - Tiếng: Cần tách nhỏ lời thơ HS mới ghi nhớ được. Chú ý những tiếng giống nhau để tạo điều kiện tốt cho việc rèn kỹ năng đọc, viết sau này.
Mẫu 2: Âm
- Chú ý bài lập mẫu làm thật kĩ.
- T phát âm thật chuẩn (/a/; /b/; /c/ ; /d/ ; /gi/)
- Một âm có thể ghi bằng một chữ hoặc nhiều chữ theo luật chính tả (VD: /a/-a ; /c/ - c,k,q); Khi viết dùng chữ để ghi âm, khi đọc đọc bằng âm
- T cần phân biệt được Nguyên âm/ phụ âm. Nguyên âm đôi/ nguyên âm tròn môi/ nguyên âm không tròn môi.
- Học Bài phụ âm, nguyên âm (âm a, âm b) là học viết chính tả luôn. Tiết học này T - H rất vất vả. T phải hướng dẫn chính tả thật tỉ mỉ để H làm quen và làm được. T phải nhẫn nại để kiểm tra uốn nắn cho tất cả các em đều làm được.
- T cần giúp H nắm thật chắc bảng chữ cái Tiếng Việt.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 2?
Mẫu 3: Vần
- T phải nắm vững cách đánh vần, xác định cấu trúc ngữ âm của vần thì sẽ đánh vần đúng.
VD: an : a - nờ - an
oan: o - an – oan hoặc oa – n - oan
yên: ia - nờ - iên
- Khi dạy phần vần nhất thiết phải cho H đưa vần vào mô hình và phân tích ngữ âm.
- Những bài có 6 vần thì T có thể tách dạy thành 2 bài.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 3?
Mẫu 4: Nguyên âm đôi
- T cần nắm chắc các nguyên âm đôi và cách ghi các nguyên âm âm đôi: iê (ia, ya, iê, yê); uô (ua, uô); ươ (ươ,ưa).
- T đừng lo lắng xem bài này khó mà cứ dạy một cách tự nhiên, HS cũng sẽ học một cách tự nhiên.
- Trước khi dạy bài Nguyên âm đôi, T cần nghiên cứu kĩ nội dung toàn bài (gồm 22 tiết) để rút ra luật chính tả ghi nguyên âm đôi một cách ngắn gọn, chính xác, thống nhất.
T có những giải pháp nào để thực hiện tốt Mẫu 4?
PHẦN III:
DẠY THỰC NGHIỆM 2 TIẾT (4 VIỆC).
BÀI: Ch (tiết 1, 2 tuần 3).
PHẦN IV: KẾT LUẬN:
Tóm lại, để giúp học sinh học tốt Tiếng Việt 1 CGD thì T cần lưu ý một số điểm sau:
1. Làm tốt nề nếp lớp học, xây dựng các động hình, tín hiệu và hiệu lệnh rõ ràng, dứt khoát.
2. Giao việc cần lệnh duy nhất một lần, câu lệnh nói chậm, ngắn gọn, to, rõ ràng; khi nói câu lệnh T phải bao quát lớp để tất cả học sinh được nghe rõ ràng. T cần đứng ở vị trí trung tâm khi làm mẫu và ra lệnh cho học sinh.
3. Bám sát thiết kế, T cần hiểu được mục tiêu trọng tâm trong từng phần việc, từng mẫu bài. H thực hiện chưa đúng thì T cần gợi ý để thực hiện đúng, tuyệt đối T không làm thay cho học sinh.
4. Cần tổ chức các trò chơi để H thoải mái trong các giờ học, đặc biệt các trò chơi nhằm ôn lại những kiến thức đã học.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Minh Đoàn
Dung lượng: 567,00KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)