CHUYEN DE TIENG VIET 1- CNGD
Chia sẻ bởi Trần Thị Vui |
Ngày 08/10/2018 |
109
Chia sẻ tài liệu: CHUYEN DE TIENG VIET 1- CNGD thuộc Tập đọc 1
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐA KAO
---—–---
CHUYÊN ĐỀ MÔN TV1- CNGD TỔ 1
“Một số giải pháp giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục”
Đa Kao, ngày 1 tháng 9 năm 2016
I. LÍ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Trong những năm học gần đây, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản điều chỉnh dạy học theo hướng đổi mới, văn bản cụ thể số 5842 của BGD&ĐT về việc hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học ngày 01/09/2011 phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục và đào tạo. Bên cạnh việc dạy học lấy học sinh làm trung tâm thì còn chú ý đến dạy học phù hợp với đặc điểm của vùng miền, dạy học theo chuẩn KTKN, dạy theo hướng giảm tải như công văn 896, 5842.. phù hợp từng đối tượng học sinh. Đặt biệt trường có nhiều học sinh dân tộc thiểu số.
Trong năm học 2013 - 2014, chủ trương của Phòng Giáo Dục triền khai ƯDCN cho các trường thuộc dự án sepuap dạy TV1 CNG. Để thực hiện tốt chương trình này giáo viên cần phải xác định rõ mục tiêu chương trình: Giúp các em đọc thông viết thạo, không tái mù, các em nắm chắc luật chính tả, nắm chắc hệ thống ngữ âm của Tiếng Việt. Đối tượng của TV1- CNGD chính tả là cấu trúc ngữ âm, quy trình dạy, phần vần công đoạn dùng mẫu và lập mẫu. Ngoài ra cần phải chú trọng tuần 0 của môn Tiếng Việt là phần đầu tiên rất quan trọng sau 2 tiết học học sinh nắm được yêu cầu của bài học một cách nhẹ nhàng và đạt hiệu quả.
Lần đầu các em tiếp xúc với các môn học, đặc biệt là môn Tiếng việt 1 CNGD phần âm, vì vậy, học sinh nhập tâm và ghi nhớ một cách máy móc bước đầu học đọc, học viết, học cách phân biệt nguyên âm, phụ âm, cách dùng mẫu, lập mẫu, luạt chính tả, nên các em còn nhiều bỡ ngỡ, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, một số em chỉ đọc vẹt chưa nắm vững các chữ cái, âm, vần. Với yêu cầu của phần âm, các em phải đọc đúng âm, phải nắm bắt kiến thức một cách vững vàng, để biến kiến thức đó thành kĩ năng, kĩ xảo trong phần âm thì các em mới học tốt được môn tiếng Việt.
Chính vì thế, vấn đề chúng tôi đặt ra làm sao giúp cho học sinh phát triển trí tuệ, tình cảm, yêu thích môn học, tập cho các em tính mạnh dạn trong học tập và khả năng sáng tạo, độc lập. Nhằm đưa ra một số biện pháp cũng như chia sẻ một số kỹ năng giúp học sinh lớp 1 nắm bắt được âm trong Tiếng việt 1CNGD.
II.THỰC TRẠNG :
1. Đối với giáo viên :
a/ Thuận lợi:
- 100 % Giáo viên có trình độ chuyên môn đạt chuẩn.
- Hầu hết giáo viên trong tổ khối tuổi đời và nghề còn trẻ, cơ bản được tham gia các lớp tập huấn do ngành, nhà trường và cấp trên tổ chức.
- Giáo viên nhiệt tình trong công tác, tận tụy, luôn tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với từng đối tượng HS và tình hình thực tế của nhà trường.
- Cơ sở vật chất thiết bị, sách giáo viên, SGK đầy đủ phục vụ cho công tác giảng dạy Trường lớp khang trang, thoáng mát, sạch sẽ đáp ứng nhu cầu của giáo viên.
Giáo viên không phải soạn bài tiết kiệm thời gian để giáo viên nghiên cứu bài dạy.
Tác phong sư phạm chững chạc, lời nói nhẹ nhàng dễ nghe, luôn gần gũi giúp đỡ học
sinh.
b/ Khó khăn:
- Một số GV bất đồng ngôn ngữ giữa giáo viên và học sinh.
- Do đổi mới chương trình SGK mới nên giáo viên cũng gặp khó khăn trong việc dạy
- Một số giáo viên dạy học chưa phát huy tính tích cực của học sinh nhất là việc vận dụng phương pháp giảng dạy đối với môn Tiếng Việt 1 CNGD. Hoạt động dạy còn mang tính máy móc, rất dễ gây nhằm chán trong HS đặc biệt là đối với HS lớp 1.
2. Đối với học sinh :
1/ Thuận lợi:
- Luôn được sự quan tâm và giúp đỡ của chính quyền địa phương và các cấp lãnh đạo.
- Điều kiện cơ sở vật chất: Có đầy đủ bàn ghế đạt chuẩn, phòng học sáng sủa, sạch sẽ thoáng mát, ĐDDH, tủ, SGK,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Vui
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)