Chuyên đề: tích hợp giáo dục môi trường trong môn Sinh Học

Chia sẻ bởi Đặng Quang Đức | Ngày 24/10/2018 | 46

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: tích hợp giáo dục môi trường trong môn Sinh Học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

A. Đặt vấn đề.
I. Cơ sở lí luận.
Môi trường là không gian sinh sống của con người và sinh vật, là nơi chứa đựng các nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất, là nơi chứa đựng và phân huỷ các chất thải do con người tạo ra trong cuộc sống và hoạt động sản xuất. Môi trường có vai trò cực kì quan trọng đối với đời sống con người. Đó không phải chỉ là nơi tồn tại, sinh trưởng và phát triển mà còn là nơi lao động và nghỉ ngơi, hưởng thụ và trao dồi những nét đẹp văn hoá, thẩm mĩ….
Bảo vệ môi trường hiện là mối quan tâm manh tính toàn cầu. Ở nước ta, bảo vệ môi trường cũng đang là một trong nhiều môí quan tâm sâu sắc. Nghị quyết số 41/NQ-TƯ ngày 15 tháng 11 năm 2004 của bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thơì kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2001 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt đề án: “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân” và quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02 tháng 12 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo về môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã tạo cơ sở pháp lí vững chắc cho những nỗ lực và quyết tâm bảo về môi trường theo định hướng phát triển một tương lai bền vững của đất nước.
Cụ thể hoá và triển khai thực hiện các chủ trương của Đảng và Nhà nước ngày 31 tháng 01 năm 2005, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị về việc tăng cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường và bảo vệ môi trường bằng hình thức phù hợp trong các môn học và thông qua các hoạt động ngoại khoá, xây dựng mô hình nhà trường xanh - sạch - đẹp phù hợp với các vùng, miền.
II. Cơ sở thực tiễn.
Môi trường của Việt Nam nói riêng và của toàn cầu nói chung đã và đang xuống cấp rất nặng nề. Thể hiện ở: Tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng đe doạ sức khoẻ của con người, khí hậu toàn cầu đang thay đổi: hạn hán, lũ lụt, sóng thần, động đất, lỗ thủng tầng Ozon….
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây ra suy thoái môi trường là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Một số hiện tượng gây nguy hại đối với môi trường được phát hiện trong thời gian gần đây của nước ta đó là: Công ty mì chính VeDan sả nước thải chưa qua sử lí vào sông, hồ. Một số bệnh viện chôn giác thải chưa qua sử lí xuống đất gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Việc người dân vứt xác lợn, gà bị dịch xuống sông, hồ….VV.
Đứng trước hiểm hoạ môi trường bị đe doạ như vậy thì nhiệm vụ bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại và của mỗi quốc gia. Để bảo vệ môi trường, theo chỉ thị ngày 31 tháng 01 năm 2005 của bộ trưởng bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định nhiệm vụ trọng tâm từ nay đến năm 2010 cho giáo dục phổ thông là trang bị cho học sinh kiến thức, kĩ năng về môi trường trong các môn học.
Vì vậy việc tăng cường tích hợp các nội dung giáo dục môi trường vào trong dạy học sinh học là rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
B. Nội dung.
I. Nguyên tắc tích hợp.
Tích hợp giáo dục BVMT vào môn học là sự kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức GDMT và kiến thức môn học thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ với nhau dựa trên những mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong bài học, chứ không phải là ghép thêm vào chương trình giáo dục như là một bộ môn riêng biệt hay một chủ đề nghiên cứu.
Mục tiêu, nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải phù hợp với mục tiêu đào tạo của cấp học, góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo của cấp học.
Giáo dục BVMT phải trang bị cho học sinh một hệ thống kiến thức về môi trường và kĩ năng BVMT, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi.Hệ thống kiến thức và kĩ năng được triển khai qua các môn học và các hoạt động theo hướng tích hợp nội dung qua các môn học, thông qua chương trình dạy học chính khoá và các hoạt động ngoại khoá, đặc biệt coi trọng việc đưa vào trương trình Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Nội dung giáo dục BVMT phải chú ý khai thác tình hình thực tế môi trường của từng địa phương.
Nội dung và phương pháp giáo dục BVMT phải chú trọng thực hành, hình thành các kĩ năng, phương pháp hành động cụ thể để học sinh có thể tham gia có hiệu quả và các hoạt động bảo vệ môi trường của địa phương, của đất nước phù hợp với độ tuổi.
Cách tiếp cận cơ bản của giáo dục BVMT là: Giáo dục về môi trường, trong môi trường và vì môi trường, đặc biệt là giáo dục vì môi trường. Coi đó là thuốc đo cơ bản hiệu quả của giáo dục BVMT.
Phương pháp giáo dục BVMT nhằm tạo cho người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tạo cơ hội cho học sinh phát hiện các vấn đề môi trường và tìm hướng giải quyết vấn đề dưới sự tổ chức và hướng dẫn của giáo viên.
Tận dụng các cơ hội để giáo dục BVMT nhưng phải đảm bảo kiến thức cơ bản của môn học, tính logic của nội dung, không làm quá tải lượng kiến thức và tăng thời gian bài học.
II. Phương thức tích hợp.
*)Giáo dục BVMT là một lĩnh vực giáo dục liên ngành, vì vậy, được triển khai theo phương thức tích hợp. Nội dung giáo dục BVMT được tích hợp trong môn sinh học thông qua các chương, bài cụ thể. Việc tích hợp thể hiện ở 3 mức độ.
- Mức độ toàn phần: Mục tiêu và nội dung bài học hoặc của chương phù hợp hoàn toàn với mục tiêu và nội dung của giáo dục BVMT.
Ví dụ: Trong SGK sinh học 9 có 4 chương nói về các kiến thức môi trường và bảo vệ môi trường: Chương I: Sinh vật và môi trường. Chương II: Hệ sinh thái. Chương III: Con người, dân số và môi trường. Chương IV: Bảo vệ môi trường.
Với những bài này trong quá trình dạy học để tích hợp giáo dục BVMT vào, chúng ta thực hiện lồng ghép toàn phần.
- Mức độ bộ phận: Chỉ có một phần bài học có mục tiêu và nội dung giáo dục BVMT
VÍ dụ: Trong SGK sinh học 6 có bài 46 nói về “Thực vật góp phần điều hoà khí hậu”. Trong bài này, ở mục cuối cùng, mục 3, có nêu lên vai trò của thực vật trong việc làm ô nhiễm môi trường.
Với những loại bài này, trong quá trình dạy học để tích hợp giáo dục BVMT vào, chúng ta thực hiện lồng ghép một phần.
- Mức độ liên hệ: ở dạng này, các kiến thức GDMT không được đưa vào chương trình và SGK,nhưng dựa vào nội dung bài học, giáo viên cỏ thể bổ sung kiến thức GDMT có liên quan tới bài học qua giờ giảng trên lớp.
Ví dụ: Trong SGK sinh học 6, bài 28, có nói về”Cấu tạo và chức năng của hoa”. Bài này có thể tích hợp kiến thức GDMT liên hệ vào bài học như sau: HS cần bảo vệ cây trồng nói chung và các cơ quan sinh sản nói riêng(không bẻ cành, chặt cây, hái hoa bừa bãi) tạo điều kiện chăm sóc cây để cây cho năng suất cao(quả to, hạt mẩy)  HS có ý thức bảo về cảnh quan môi trường, đặc biệt những cảnh quan nơi công cộng, không hái hoa, phá hoại ở công viên, trường học. Có ý thức làm cho trường, lớp, nơi ở thêm tươi đẹp bằng cách trồng thêm cây xanh, các loại hoa.
.
*) Các hoạt động giáo dục BVMT ngoài lớp học.
- Hoạt động thăm quan theo chủ đề.
Ví dụ: Trong SGK sinh hoc 7, tiết 68, 69, 70 “Thăm quan thiên nhiên”.
- Điều tra, khảo sát, nghiên cứu tình hình môi trường ở địa phương.
Ví dụ: Trong SGK sinh học 9, bài 56,57.”Thực hành tìm hiểu môi trường ở địa phương”.
- Hoạt đông trồng cây, xanh hóa nhà trường.
VÍ dụ: Hàng năm nhà trường phát động phong trào trồng cây xanh nhân dịp đầu năm mới. phát động phong trào mỗi ngày giành 10 phút cho vệ sinh môi trường….vv.
- Tổ chưc thi tìm hiểu về môi trường.
Ví dụ: Nhà trường tổ chức các cuộc thi vẽ tranh, Văn nghệ với chủ điểm về môi trường nhân dịp các ngày 20/11, 8/3 ….vv.
Hoạt động đoàn TNCS Hồ Chí Minh về bảo về môi trường. Ví dụ: Đoàn TN tổ chức các buổi hoạt động tình nguyện vệ sinh cảnh quan trường lớp, làng xóm, các khu công cộng.
III. Nội dung tích hợp.
Nội dung tích hợp GDMT vào từng bài trong môn sinh học được đưa ra rất chi tiết trong phần II: “Chương trình tích hợp giáo dục môi trường môn sinh học trung học cơ sở”. Sách “giáo dục bảo vệ môi trường trong môn sinh học trung học cơ sở”.
Chú ý: Khi soạn giáo án, phần tích hợp GDMT có trong chương nào, bài nào, phần nào nhất định phải đưa vào để thực hiện.
IV. Phương pháp dạy học tích hợp giáo dục môi trường.
Nội dung GDMT được tích hợp trong nội dung của các môn học nên các phương pháp GDMT cũng được tích hợp vào các phương pháp giảng dạy bộ môn.
1. Phương pháp trần thuật.
2. Phương pháp giảng giải.
3. Phương pháp vấn đáp
4. Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan.
5. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ.
6. Phương pháp dạy học đặt và giải quyết vấn đề.
7. Phương pháp đông não.
Khái niệm: Động não là một kĩ thuật giúp cho người học trong một thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về vấn đề nào đó.
8. Phương pháp giao cho học sinh làm bài tập thực hành ở nhà.
9. Phương pháp thí nghiệm.
V. Giáo án tích hợp giáo dục môi trường.
Giáo án soạn bình thường có đầy đủ các mục, nội dung. Bài nào, phần nào có nội dung tích hợp GDMT thì đưa vào dưới dạng lồng ghép toàn phần hoặc lồng ghép từng phần hoặc liên hệ.
Ví dụ 1: Giáo án sinh học 6.
Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
I. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức.
Hiểu và phát biểu được khái niệm về sự đa dạng.
Biết được thế nào là động vật quý hiếm.
Kể tên được một số động vật quý hiếm của địa phương và của cả nước nói chung.
Thấy được hậu quả của việc tàn phá rừng, khai thác rường bừa bãi.
Kể được các biện pháp chính để bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
2. Kĩ năng.
Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp.
Rèn luyện kĩ năng thu thập thông tin.
Rèn luyện kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ.
Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật.
II. Chuẩn bị củ GV và HS.
1. Giáo viên.
Tranh về các thực vật quý hiếm.
Bảng phụ, bút dạ.
2. Học sinh.
Sưu tầm tranh ảnh về các thực vật quý hiếm.
III. Tiến trình lên lớp.
+) Ổn định tổ chức lớp.
+) Đặt vấn đề. Từ những bài đầu trong chương trình sinh học 6 chúng ta đã biết thực vật rất đa dạng và phong phú. Vậy tính đa dạng của thực vật là gì? Hiện nay một thực trạng rất đáng lo ngại là tính đa dạng của thực vật đang bị suy giảm do tác động của con người. Vậy cần phải bảo vệ sự đa dạng của thực vật như thế nào?
Ghi bảng: Tiết 60. Bài 49: Bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
Hoạt động 1: Tìm hiểu đa dạng của thực vật là gì?
Mụctiêu: HS nêu được đa dạng là sự phong phú về số lượng loài, số lượng cá thể trong loài và môi trường sống.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình đa dạng thực vật ở Việt Nam
Mục tiêu: HS khẳng định: Ở Việt Nam thực vật có độ đa dạng cao.
Ở Việt Nam độ đa dạng của thực vật đang bị suy giảm.
Chuyển ý: Tuy nhiên một thực trạng đáng lo ngại đang diễn ra ở Việt Nam, trung bình mỗi năm diện tích rừng nhiệt đới bị tàn phá từ 10000 – 200000 ha, làm cho tính đa dạng của thực vật ở Việt Nam bị suy thoái nghiêm trọng. Cụ thể sự suy thoái đó do những nguyên nhân nào và hậu quả sẽ ra sao?
Hoạt động 3: Tìm hiểu các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
+) Mục tiêu: Kể tên được các biện pháp bảo vệ sự đa dạng của thực vật.
*) Củng cố bài:
HS: Trả lời câu hỏi 1,3 SGK.
*) Hướng dẫn về nhà.
HS: Học bài và trả lời các câu hỏi cuối bài.
Hoạt động 2: Xây dựng các biện pháp tập luyện để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh.
*) Củng cố.
*) Hướng dẫn về nhà.
VI. Kiểm tra, đánh giá.
*) Việc đánh giá kết quả học tập GDMT của học sinh thường tiến hành sau mỗi học kì, cả năm, kết hợp với đánh giá kết quả học tập bộ môn hoặc sau khi tiến hành các hoạt động ngoại khoá GDMT.
*) Việc đánh giá kết quả học tập GDMT gắn liền với kết quả học tập của bộ môn. Vì vậy khi kiểm tra cần đưa nội dung GDMT vào nội dung bài kiểm tra. Tuỳ thuộc vào mỗi phần, mỗi chương mà đưa nội dung nội dung GDMT vào nội dung kiểm tra sao cho phù hợp với nội dung tích hợp GDMT trong các phần, các chương..

Ví dụ: Sinh học 9. Tiết 53. Kiểm tra 45 phút.
Nội dung kiến thức kiểm tra từ tiết 43 ?52.
Nội dung tích hợp GDMT trong các tiết học: Từ tiết 43 ? 53 đều tích hợp nội dung GDMT vào toàn phần (Tất cả các bài).
Nội dung tích hợp GDMT trong bài kiểm tra cần nhiều:
Ví dụ: Sinh học 6. Tiết 20. Kiểm tra 45 phút.
Kiến thức kiểm tra từ tiết 1 ? tiết 19.
Nội dung tích hợp GDMT trong các tiết học:
+ Bài 2: Tích hợp toàn phần
+ Bài 3, 4,11,14,16,17: Tích hợp liên hệ.
Nội dung tích hợp GDMT trong bài kiểm tra ít hơn.
*) Phương pháp ra đề kiểm tra, đánh giá,
1. Vấn đáp.
2. Tự luận.
3. Trắc nghiệm khách quan.
4. Dạng đúng sai.
5. Dạng ghép đôi.
6. Loại điền khuyết.
7. Dạng nhiều lựa chọn.
8. Trắc nghiệm thái độ.
9. Trắc nghiệm hành vi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Quang Đức
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)