Chuyên đề Thủy sản

Chia sẻ bởi Huỳnh Kim Châu | Ngày 19/03/2024 | 8

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề Thủy sản thuộc Địa lý 10

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ ĐỊA LÍ 10
?
?
Lớp: 10Lý – Nhóm 3
Năm học: 2008 -2009
Nội dung báo cáo
Lí do chọn đề tài
1
2
3
4
Cơ cấu ngành thủy sản
Vai trò của ngành thủy sản
Tình hình chung của ngành thủy sản ở nước ta
5
Tình hình chung của ngành thủy sản ở nước ta
Hướng phát triển trong tương lai
Lí do chọn đề tài???
Thủy sản là nguồn cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người. Ngày nay, tại Việt Nam cũng như ở một số quốc gia trên thế giới, thủy sản là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị nhất. Bên cạnh đó, ngành nuôi trồng thủy sản lại đang ngày càng phát triển và có một vị trí đáng kể trong thị trường xuất khẩu.
Song song với những giá trị mà thủy sản mang lại, hiện nay số lượng thủy sản ngày càng bị giảm do sự khai thác quá mức và không biết sử dụng một cách hợp lý nguồn thủy sản hiện có đã dẫn đến tình trạng ngày càng có nhiều loài thủy sản có nguy cơ bị cạn kiệt.
Chọn đề tài “Thủy sản” này, nhóm chúng tôi muốn giới thiệu đến các bạn một số vấn đề của ngành thủy sản ở nước ta và vai trò cũng như tình hình hiện nay của chúng tại Việt Nam, thế giới.
Cơ cấu ngành thuỷ sản
Tôm sú, tôm bạc thẻ,
cá chẽm, cá chình...
Nước lợ

Tôm, tôm hùm, cá biển
(cá mú, cá hồng, cá
cam,…),nhuyễn
thể (nghêu, sò huyết,
trai ngọc,…)
Nước mặn
THỦY SẢN
Cá trắm, chép, trôi,
mè, mè Vinh, trê
lai, rô phi, tra, ba sa,…

Nước ngọt
Thủy sản nước mặn


Nuôi thuỷ sản nước mặn (nuôi biển)
Là hoạt động kinh tế ương nuôi các loài thuỷ sản mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là ở biển.
Hình thức nuôi chủ yếu là lồng bè hoặc nuôi trên bãi triều.
Cá hồng
Ngọc trai
Tôm hùm
Thủy sản nước ngọt
Là hoạt động kinh tế khai thác con giống trong vùng nước ngọt tự nhiên, sản xuất giống nhân tạo và ương nuôi các loài thuỷ sản (mà nơi sinh trưởng cuối cùng của chúng là trong nước ngọt) để chúng đạt tới kích cỡ thương phẩm. Ở đây, nước ngọt được hiểu là môi trường nước có độ mặn thấp hơn 0,5‰.


Một số loại hình nuôi thuỷ sản nước ngọt:
a. Nuôi thuỷ sản ao hồ nhỏ
b. Nuôi cá mặt nước lớn (nuôi trong hồ tự nhiên, hồ chứa)
c. Nuôi cá ruộng trũng và vùng ngập lũ
Thủy sản nước ngọt
Cá da trơn
Cá trê
Cá trôi
Cá mè Vinh
Thủy sản nước lợ
Là hoạt động kinh tế ương, nuôi các loài thuỷ sản trong vùng nước lợ cửa sông, ven biển. Ở đây “nước lợ” được hiểu là môi trường có độ mặn dao động mạnh theo mùa.
Hình thức nuôi gồm chuyên canh một đối tượng và xen canh, luân canh giữa nhiều đối tượng hoặc nuôi trong rừng ngập mặn. Gần đây, mô hình nuôi hữu cơ (nuôi tôm trong điều kiện gần như tự nhhiên, không sử dụng hoá chất, kháng sinh, chất kích thích) bắt đầu được áp dụng và mở rộng ở Đồng bằng sông Cửu Long
Cá chình
Tôm sú
Vai trò của ngành thủy sản
1
Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn
của quốc gia
Thuỷ sản trong
an ninh lương
thực quốc gia,
tạo việc làm,
xoá đói
giảm nghèo
Thuỷ sản trong việc
mở rộng quan hệ
thương mại quốc tế
2
3
Là ngành kinh tế mũi nhọn
Ngành Thuỷ sản là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia
Việt Nam có nhiều tiềm năng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở khắp mọi miền đất nước cả về nuôi biển, nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt. Đến năm 2003, đã sử dụng 612.778 ha nước mặn, lợ và 254.835 ha nước ngọt để nuôi thuỷ sản. Trong đó, đối tượng nuôi chủ lực là tôm với diện tích 580.465 ha.
Ngành Thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất nhanh so với các ngành kinh tế khác. Tỷ trọng GDP của ngành Thuỷ sản trong tổng GDP toàn quốc liên tục tăng, từ 2,9% (năm 1995) lên 3,4% (năm 2000) và đạt 3,93% vào năm 2003.
Là ngành kinh tế mũi nhọn
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thuỷ sản tương đương với các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ. Điều đó chứng tỏ ngành thuỷ sản đang dần chuyển từ sản xuất mang nặng tính nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh theo hướng công nghiệp hoá.
Đánh bắt thủy sản
Chế biến thủy sản
Bảng số liệu
Mở rộng thương mại quan hệ quốc tế
Từ đầu những năm 1980, ngành thuỷ sản đã đi đầu trong cả nước về mở rộng quan hệ thương mại sang những khu vực thị trường mới trên thế giới. Năm 1996, ngành thuỷ sản mới chỉ có quan hệ thương mại với 30 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đến năm 2001, quan hệ này đã được mở rộng ra 60 nước và vùng lãnh thổ, năm 2003 là 75 nước và vùng lãnh thổ.
Đối với các nước và vùng lãnh thổ có quan hệ thương mại, ngành thuỷ sản đã tạo dựng được uy tín lớn. Những nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật và các nước trong khối EU đã chấp nhận làm bạn hàng lớn và thường xuyên của ngành. Năm 2003, xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào bốn thị trường chính là Mỹ, Nhật Bản, EU và Trung Quốc chiếm trên 75% tổng giá trị kim ngạch, phần còn lại trải rộng ra gần 60 nước và vùng lãnh thổ.
Có thể thấy rằng sự mở rộng mối quan hệ thương mại quốc tế của ngành thuỷ sản đã góp phần mở ra những còn đường mới và mang lại nhiều bài học kinh nghiệm để nền kinh tế Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào khu vực và thế giới.
An ninh lương thực quốc gia, tạo việc làm, xoá đói giảm nghèo
Thuỷ sản được đánh giá là nguồn cung cấp chính đạm động vật cho người dân. Năm 2001, mức tiêu thụ trung bình mặt hàng thuỷ sản của mỗi người dân Việt Nam là 19,4 kg, cao hơn mức tiêu thụ trung bình sản phẩm thịt lợn (17,1 kg/người) và thịt gia cầm (3,9 kg/người). Có thể nói ngành thuỷ sản có đóng góp không nhỏ trong việc bảo đảm an ninh lương thực quốc gia.
Ngành thuỷ sản với sự phát triển nhanh của mình đã tạo ra hàng loạt việc làm và thu hút một lực lượng lao động đông đảo tham gia vào tất cả các công đoạn sản xuất, làm giảm sức ép của nạn thiếu việc làm trên phạm vi cả nước.
Nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là ở quy mô hộ gia đình nên đã trở thành nguồn thu hút mọi lực lượng lao động, tạo nên nguồn thu nhập quan trọng góp phần vào sự nghiệp xoá đói giảm nghèo.
Tình hình chung của ngành thuỷ sản ở Việt Nam
Hoạt động khai thác hải sản ở Việt Nam được tiến hành tập trung trong khu vực ngư trường số 71, khu vực Trung - Tây Thái Bình Dương, theo bản đồ ngư trường thế giới của FAO.
Nhìn chung, nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá nhỏ, hoạt động ven bờ là chủ yếu. Do sự tăng trưởng quá lớn cường lực khai thác nên trữ lượng nguồn lợi ở vùng biển ven bờ đã có dấu hiệu bị đe doạ, một số loài hải sản có giá trị kinh tế cao đã bị khai thác quá mức. Vì vậy ngành Thuỷ sản Việt Nam chủ trương cơ cấu lại nghề khai thác để giảm áp lực đối với nguồn lợi trong vùng biển này, bằng cách phát triển khai thác các nguồn lợi còn chưa bị khai thác ở vùng biển xa bờ (khai thác hải sản xa bờ), đồng thời chuyển một bộ phận ngư dân sang những lĩnh vực hoạt động kinh tế khác như nuôi trồng, kinh doanh, cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, tham gia hoạt động phục vụ du lịch, giải trí, v.v...
Các hình thức khai thác chủ yếu
Khai thác hải sản xa bờ:là hoạt động khai thác hải sản tiến hành ở vùng biển có độ sâu từ 30m trở lên (đối với vùng biển Bắc Bộ, Đông - Tây Nam Bộ, Vịnh Thái Lan), từ 50m trở lên (đối với vùng biển miền Trung).
Khai thác ở hồ:Việt Nam có trên 200 nghìn ha hồ, gồm khoảng 10% là diện tích hồ tự nhiên và 90% là diện tích hồ chứa. Ngoài cá, ao hồ còn cung cấp giáp xác, nhuyễn thể, rong, ... làm thực phẩm cho người và làm dược liệu, thức ăn chăn nuôi.
Tàu đánh bắt xa bờ
Khai thác ở hồ tại Huế
Các hình thức khai thác chủ yếu
Khai thác ở vùng trũng ngập lũ: Miền Bắc và miền Trung không có vùng trũng ngập lũ lớn và kéo dài, nhưng ở đồng bằng sông Cửu Long có những vùng trũng ngập rất lớn như Đồng Tháp Mười - 140 nghìn ha, Tứ giác Long Xuyên - 218 nghìn ha, thời gian ngập lũ hằng năm từ 2 - 4 tháng. Đây là nơi lý tưởng để khai thác các loài cá di cư từ hệ thống sông Cửu Long vào mùa mưa. Sản lượng cá khai thác tự nhiên ở riêng hai vùng trũng ngập lũ này đạt khoảng trên 20.000 tấn mỗi năm.
Khai thác cá sông: Nguồn lợi cá sông ở miền Bắc và miền Trung do không được bảo vệ nên đã gần như cạn kiệt. Hệ thống kênh rạch chằng chịt ở Nam Bộ hằng năm cung cấp một lượng thuỷ sản nước ngọt đáng kể. Ngư dân ven sông Cửu Long vẫn duy trì được nghề khai thác cá sông với sản lượng khoảng 30.000 tấn/năm.
Thách thức và triển vọng
Thách thức lớn nhất của ngành trong giai đoạn sắp tới là sự chuyển mình từ quá trình “tăng trưởng” sang quá trình “phát triển”. Trong đó, nhiệm vụ hàng đầu là phải cải thiện “chất lượng của sự phát triển”, đảm bảo đáp ứng yêu cầu “nhanh, hiệu quả, bền vững với sức cạnh tranh cao”, khi mà ngành thuỷ sản Việt Nam đã có một quy mô đáng kể trên bản đồ thuỷ sản toàn cầu, trong những biến đổi khôn lường của bức tranh kinh tế thế giới mà chúng ta đang hội nhập, trong sự hạn chế về tài nguyên, các cảnh báo, về suy thoái môi trường, trong những đòi hỏi bức xúc gắn liền sự phát triển của ngành với tiến trình công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại, với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và trong nông nghiệp nói riêng, với tổ chức lại sản xuất để phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của các thành phần kinh tế, tham gia thực sự vào sự nghiệp xoá đói, giảm nghèo và làm giàu cho đất nước, biến “huyền thoại” thành thực tiễn, đóng góp xứng đáng để xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh”.
Khó khăn của ngành thủy sản
Nguy cơ đe dọa đến sự phát triển bền vững đã được cảnh báo từ tất cả các khâu nuôi trồng, đánh bắt và chế biến, xuất khẩu. Trong lĩnh vực khai thác, hoạt động đánh bắt ồ ạt đã để lại những hậu quả nghiêm trọng. Thống kê cho thấy, có tới hơn 80% số lượng hải sản được đánh bắt ở vùng ven bờ; tỷ lệ các loài có giá trị cao như cá song, cá chim… giảm mạnh, thay vào đó là những loài cá tạp, kém chất lượng; 80% rạn san hô và cỏ biển có nguy cơ bị tiêu diệt… Chủ trương đẩy mạnh đánh bắt xa bờ được đánh giá là đúng đắn, nhưng hiện vẫn còn gặp nhiều rủi ro trong quá trình triển khai do chính sách và mô hình tổ chức thiếu đồng bộ, thiếu hiểu biết về ngư trường, thiếu vốn đầu tư. Chi phí cho khai thác tăng, công nghệ bảo quản lạc hậu, thất thoát sau thu hoạch lớn đã hạn chế hiệu quả nghề khai thác hải sản
Khó khăn của ngành thủy sản
Mỗi héc-ta nuôi tôm trên cát thải ra gần 8 tấn chất thải rắn như vỏ tôm khi tôm lột vỏ, thức ăn dư thừa và hàng nghìn met khối nước thải. Nuôi tôm trên cát đang lặng lẽ "nuốt chửng" hàng triệu mét khối nước, chủ yếu là nước ngầm, khiến địa tầng một số nơi bị sụt lún, tạo điều kiện cho nước mặn thâm nhập từ biển vào, gây mặn hóa nước ngọt. Nuôi trồng thủy sản phát triển một cách tự phát, thiếu quy hoạch, giải pháp thủy lợi không đồng bộ và chưa tìm được hướng ra, môi trường một số vùng nuôi có dấu hiệu suy thoái khiến cho dịch bệnh lây lan…
Khó khăn của ngành thủy sản
Trong lĩnh vực chế biến thủy sản, chất thải của các nhà máy đã gây ô nhiễm hạ lưu một số sông ngòi và ven biển, chưa kể đến tác hại của việc xả nước thải chưa qua xử lý đổ thẳng ra biển. Tình trạng đầu tư xây dựng cơ sở chế biến thiếu quy hoạch, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, chưa gắn kết với vùng nguyên liệu, chưa gắn với yêu cầu thị trường dẫn tới nhiều DN chế biến thủy sản XK làm ăn không hiệu quả và có nguy cơ bị phá sản; nguyên liệu thủy sản cũng đang "nóng" về dư lượng thuốc kháng sinh, hóa chất phụ gia trong bảo quản, chế biến nguyên liệu, bơm chích tạp chất, khó khăn về truy xuất nguồn gốc sản phẩm…
Hướng phát triển trong tương lai
Xu hướng phát triển của ngành thuỷ sản: Chuyên nghiệp và thân thiện
Điều kiện để phát triển bền vững ngành thủy sản là "tăng trưởng kinh tế nhanh và ổn định, thay đổi mô hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, an sinh xã hội và an toàn sinh thái"
Tiến tới nghề cá công nghiệp hoá, hiện đại hoá
Coi trọng vấn đề xã hội và môi trường
Về môi trường, phát triển thủy sản trên cơ sở bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng đối với thủy sản; bảo tồn và phục hồi các loài thủy sản quý hiếm và các hệ sinh thái thủy vực quan trọng đối với đa dạng sinh học thủy vật và nguồn lợi thủy sản; đưa vấn đề môi trường vào giai đoạn sớm của quá trình phát triển thủy sản (giai đoạn quy hoạch); phát triển sản xuất sạch hơn trong các hoạt động sản xuất thủy sản: sản phẩm sạch, giống sạch bệnh, vùng nuôi an toàn (mã số, mã vạch), nghề khai thác cá có trách nhiệm; áp dụng các công cụ giám kiểm môi trường trong các hoạt động thủy sản.
Về xã hội, gắn phát triển kinh tế thủy sản với cải thiện đời sống cộng đồng lao động nghề cá với mục tiêu xóa đói giảm nghèo cho các cộng đồng nghề cá về phát triển bền vững, cá; phát triển kinh tế thủy sản gắn chặt với chiến lược phát triển kinh tế của các ngành liên quan và với nhiệm vụ đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Một số hình ảnh về ngành thủy sản
Sản phẩm thủy sản
Nuôi tôm
Chế biến thủy sản
Tàu đánh bắt
Sushi Nhật
Thank You !
Xin cảm ơn cô và các bạn đã theo dõi!!
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Kim Châu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)