Chuyên đề thanh tra năm 2011

Chia sẻ bởi Nguyễn Hoàn | Ngày 23/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề thanh tra năm 2011 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề
THANH TRA HOẠT ĐỘNG SƯ PHẠM CỦA NHÀ GIÁO
i.Nh?ng v?n d? chung v? thanh tra ho?t d?ng su ph?m nh� giỏo
1. Khái niệm.
- Được tiến hành trong cuộc thanh tra toàn diện cơ sở giáo dục.
Thanh tra hoạt động sư phạm nhà giáo là xem xét, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục và các công tác khác của nhà giáo theo quy định của luật giáo dục, Điều lệ nhà trường và các quy định khác có liên quan.
2. Hình thức thanh tra.
- Được tiến hành độc lập theo kế hoạch thanh tra của cơ quan quản lý cơ sở giáo dục.
i.Nh?ng v?n d? chung v? thanh tra ho?t d?ng su ph?m nh� giỏo
3. Nội dung thanh tra.
- Nhận thức tư tưởng, chính trị; chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan…
a. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Đạo đức, nhân cách, lối sống, ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm của đồng nghiệp, học sinh và nhân dân; tinh thần đoàn kết; tính trung thực; quan hệ với đồng nghiệp….
i.Nh?ng v?n d? chung v? thanh tra ho?t d?ng su ph?m nh� giỏo
3. Nội dung thanh tra.
- Thực hiện nhiệm vụ giảng dạycủa nhà giáo:
b. Kết quả công tác được giao.
+ Thực hiện quy chế chuyên môn
+ Kiểm tra giờ lên lớp: Dự giờ tối đa 3 tiết (nếu 2 tiết không xếp cùng loại thì dự tiết thứ 3)
+ Kết quả giảng dạy: Kiểm tra khảo sát của cộng tác viên thanh tra bằng nhiều hình thức (ra câu hỏi học sinh làm ra giấy hoặc chuẩn bị nội dung ra giấy rồi phát cho HS làm hoặc kiểm tra hỏi đáp….
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được giao: công tác chủ nhiệm, công tác khác.
iI. Trỡnh t? thanh tra.
1. Công tác chuẩn bị.
- Thu thập thông tin về đối tượng thanh tra bao gồm: trình độ đào tạo, tinh thần thái độ thực hiện nhiệm vụ, uy tín với đồng nghiệp, điều kiện sống và khí chất của giáo viên.
- Nghiên cứu nội dung được phân công giảng dạy của nhà giáo
2.1. Xem xét, kiểm tra hồ sơ cá nhân, phiếu đánh giá viên chức, hồ sơ chuyên môn.
2.2. Dự giờ dạy của nhà giáo; khảo sát trắc nghiệm học sinh sau tiết dự; trao đổi rút kinh nghiệm với đối tượng thanh tra, lập phiếu dự giờ.
2. Tiến hành thanh tra.
iI. Trỡnh t? thanh tra.
2.3. Trao đổi với lãnh đạo cơ sở giáo dục, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ chức đoàn thể.
2.4. Hoàn thiện hồ sơ thanh tra.
2. Tiến hành thanh tra.
Phiếu nhận xét của thủ trưởng cơ sở giáo dục, phiếu dự giờ, báo cáo kết quả thanh tra.
Thông báo kết quả thanh tra cho đối tượng thanh tra và thủ trưởng đơn vị quản lý đối tượng.
3. Báo cáo kết quả thanh tra.
Trên cơ sở các tiêu chí đánh giá, thanh tra viên gửi báo cáo thanh tra tới người ra quyết định thanh tra.
III. Quy trình dự giờ
1. Chuẩn bị.
- Tìm hiểu những thông tin cần thiết về nội dung giảng dạy, tình hình học tập của HS, điều kiện dạy và học…. để từ đó xác định nội dung cần quan sát khi dự giờ.
- Xác định nội dung và phương pháp kiểm tra kết quả học tập của HS, chuẩn bị đề kiểm tra (phiếu kiểm tra) nếu cần.
- Là hệ thống những quan sát về diễn biến thực tế của giờ dạy nhằm thu thập thông tin để phục vụ cho việc đánh giá chính xác tay nghề của giáo viên.
Cần quan sát theo những nội dung đã chuẩn bị (giảng dạy, học tập, quan hệ) .
2. Quan sát giờ dạy.
Khảo sát trắc nghiệm HS sau tiết dự .
III. Quy trình dự giờ
3. Phân tích, đánh giá giờ dạy.
- Phân tích giờ dạy.
Trên cơ sở thu thập thông tin, quan sát được, thanh tra viên phân tích, ghi ra những ưu, nhược điểm qua tiết dạy.
Phân tích kết quả học tập của học sinh từ đó có ý kiến góp ý cho GV.
Đề ra những giải pháp giúp GV sửa chữa những thiếu sót và bồi dường tay nghễ GV.
III. Quy trình dự giờ
3. Phân tích, đánh giá giờ dạy.
Đánh giá giờ dạy .
Xác định mức độ đạt được của giờ dạy đó so với mục tiêu của bài dạy và yêu cầu của chương trình.
Nêu ra kết quả của giờ dạy đó và chỉ ra trình độ nghiệp vụ (tay nghề) của người dạy (trình độ kiến thức, khả năng giảng dạy, tinh thần trách nhiệm).
Quá trình học tập của HS: kiến thức, kỹ năng, thái độ học tập.
So sánh với kết quả thanh tra lần trước (nếu có) để xác định mức độ tiến bộ của GV.
IV. Nhiệm vụ thanh tra
1. Kiểm tra.
Yêu cầu .
+ Đối với GV: Hợp tác, cảm thông, chấp nhận làm việc với thanh tra.
+ Đối với thanh tra viên: Thận trọng, chính xác, chỉ rõ điều làm được và chưa làm được.
Xem xét nhiệm vụ và giáo viên được giao thanh tra.
Nghiên cứu hồ sơ chuyên môn.
Công việc.
Kiểm tra chất lượng giảng dạy.
Thu thập ý kiến về GV qua đồng nghiệp để phân tích tổng hợp các thông tin
IV. Nhiệm vụ thanh tra
2. Đánh giá.
Yêu cầu .
Khách quan, chính xác, công bằng, mang tính thuyết phục.
Định hướng, khuyến khích tạo cơ sở cho sự tiến bộ của GV.
Nghiên cứu hướng dẫn đánh giá xếp loại GV, cụ thể hóa.
Nghiên cứu hồ sơ thanh tra gần nhất.
Công việc.
Phân tích các sự kiện quan sát được, các thông tin thu thập được để xác định mức độ đạt được.
Đối chiếu với tiêu chuẩn để xếp loại GV.
IV. Nhiệm vụ thanh tra
3. Tư vấn.
Yêu cầu .
Thực tế, khả thi, góp phần nâng cao chất lượng công tác của GV.
Được GV chấp nhận.
Nghiên cứu, phân tích nguyên nhân những ưu – khuyết điểm chính.
Công việc.
Dự kiến các vấn đề cần trao đổi, kiến nghị với GV, đưa ra những lời khuyên.
Phương pháp trao đổi.
IV. Nhiệm vụ thanh tra
4. Thúc đẩy.
Yêu cầu .
Phát hiện, lựa chọn các kinh nghiệm.
Phổ biến kinh nghiệm tốt, tạo nội lực cho GV giải quyết vấn đề.
Hoàn thiện khả năng sư phạm của GV.
Công việc.
Phát hiện và phổ biến các kinh nghiệm tiến tiến.
Xác định nội dung GV cần bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao tay nghề.
Các kiến nghị với các cấp quản lý
Động viên, khuyến khích GV.
V. Những lưu ý khi thanh tra.
1. Cách ngồi tư vấn – thúc đẩy.
* Ngồi cùng hướng.
Tạo sự thân thiện, gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ, chia sẻ kinh nghiệm cho GV.
Rất thích hợp với những người có khí chất ưu tư
* Ngồi vuông góc.
Dễ góp ý và trao đổi cho nhau.
Chỉ nên ngồi đối với các GV cùng lứa tuổi hoặc ít tuổi hơn mình.
Nên ngồi đối với các GV lớn tuổi hoặc công tác lâu năm hơn mình.
* Không ngồi đối diện hoặc ngồi quá xa để trao đổi
V. Những lưu ý khi thanh tra.
2. Cách xưng hô khi trao đổi.
* Đối với những người lớn tuổi.
* Đối với những người ít tuổi.
* Đối với những người cùng tuổi.
V. Những lưu ý khi thanh tra.
3. Khi trao đổi với GV.
- Cần tạo cho Gv tâm lý thoải mái, tin tưởng; bầu không khí vui vẻ.
- Gợi ý và tạo cơ hội cho GV được nêu ý kiến của mình:
+ GV nêu mục tiêu bài dạy, mục tiêu nào quan trọng nhất?
+ Tình hình học tập của HS khối mình dạy, lớp dự giờ ntn?
+ Những thuận lợi và khó khăn khi dạy bài này?
+ Qua bài dạy này cô (thầy) cảm thấy mình đã hoàn thành phần nào? Phần nào chưa được tốt ? Cần dạy như thế nào để tốt hơn.
- GV nhận xét kết quả giảng dạy của mình
- Cần tạo để cho GV nói nhiều hơn mình nói
V. Những lưu ý khi thanh tra.
3. Khi trao đổi với GV.
- Thanh tra viên trao đổi thêm một số ý như sau: (Mỗi nhận xét cần đưa ra ưu điểm trước từ đó đưa ra tồn tại)
+ Nhận xét về mục tiêu bài dạy (đạt chỗ nào - chưa đạt chỗ nào).
+ Nhận xét về nội dung bài dạy (đầy đủ - chính xác – khoa học – mở rộng – liên hệ - giáo dục… )
+ Sử dụng phương pháp (GV sử dụng PP như vậy đã hợp lý chưa, cần PP nào nữa …)
+ Đồ dùng dạy học…..
+ Thông báo kết quả khảo sát bài kiểm tra
+ Sau khi góp ý cần hỏi: GV có ý kiến gì trao đổi thêm hay không? Có đồng ý hay không?
V. Những lưu ý khi thanh tra.
3. Khi trao đổi với GV.
- Ngoài ra:
+ Không nói dài dòng
+ Không nhắc lại những tồn tại
+ Hãy lắng nghe và thông cảm
+ Không bác bỏ ngay lời nói của GV (dù đúng hay sai)
+ Kiên định với kết quả xếp loại của mình
+ Sử dụng từ ngữ chính xác, mang tính thuyết phục
+ Không dùng “hàm ngôn” đối với những người lớn tuổi hơn mình.
+ Không tạo áp lực quá lớn cho GV
V. Những lưu ý khi thanh tra.
3. Khi trao đổi với GV.
+ Khi GV dạy sai-nhầm kiến thức hãy gợi ý để GV nhận ra lỗi sai đó và từ đó tìm hướng khắc phục.
+ Nói tránh, nói giảm khi nhận xét
+ Nhận xét phải theo quy luật: Khen – Chê tức là nói những ưu điểm trước, từ đó mới nói khuyết điểm.
+ Tuyệt đối không nói Nhược điểm trước rồi mới nói Ưu điểm sau. Tại sao?
+ Luôn động viên, tạo niềm tin cho GV để từ đó người ta có động cơ tốt, hướng phấn đấu trong giảng dạy.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hoàn
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)