Chuyên đề TĐ 4-5.2013
Chia sẻ bởi Lê My Sa |
Ngày 11/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề TĐ 4-5.2013 thuộc Khoa học 4
Nội dung tài liệu:
CHUYÊN ĐỀ
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
Đa Kao, ngày 15 tháng 9 năm 2013
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH ĐA KAO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Củng cố, phát triển kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành từ lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm.
2. Phát triển kỹ năng đọc-hiểu lên mức cao hơn : Nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, … để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
3.Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
1. Thuận lợi :
Nhà trường có trang bị máy chiếu, màn hình lớn để phục vụ cho công tác giảng dạy bằng bài giảng trình chiếu
Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định .
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi :
- Có nhiều bài Tập đọc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học gây hứng thú cho các em khi học bài.
- HS ngoan đã có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
- HS có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
2. Khó khăn :
* Đối với học sinh:
- Học sinh ngắt nghỉ lung tung khi đọc bài.
- Học sinh mắc lỗi đọc sai theo vùng miền nên giáo viên phải chuẩn bị và có hướng sửa sai nhiều.
- Học sinh chưa biết thể hiện diễn cảm văn bản khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Có những bài tập đọc đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tưởng, phải đọc nhiều lần mới hiểu.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
2. Khó khăn :
* Đối với giáo viên:
- Đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa được chu đáo. Tranh ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động.
- Thời gian hạn chế nên việc rèn đọc cá nhân chưa nhiều cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm còn qua loa, chỉ chú trọng vào từng bài cụ thể chưa khái quát thành dạng tổng hợp.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
- Phòng học phải được trang bị đầy đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, đặc biệt hỗ trợ đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh.
- Thiết bị dạy học, tranh ảnh Thư viện phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên để giáo viên khi lên lớp có đủ phương tiện, giúp cho tiết học được sinh động và học sinh ham thích hơn.
- Cán bộ Thư viện phải cung cấp sách, truyện… để các em được đọc nhiều hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
1. Điều kiện cơ sở vật chất :
a. Tổ chức dạy đọc thành tiếng:
* Công việc chuẩn bị
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
2. Nắm vững các yêu cầu của phân môn tập đọc 4 & 5 :
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
- Đọc mẫu : Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do GV đảm nhận. Đến lớp 4&5 kỹ năng đọc của học sinh được nâng cao, nhiều học sinh có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định.Do vậy, tùy trường hợp cụ thể, GV có thể chỉ định một số HS khá giỏi đọc làm mẫu trước.GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm.
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
- Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp
- Tổ chức đọc cho HS đọc cá nhân ( đọc trong nhóm, đọc trước lớp ), đọc đồng thanh ( cả nhóm, cả tổ, cả lớp ); nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho HS.
b. Tổ chức dạy đọc thầm:
- Các biện pháp áp dụng để hướng dẫn đọc thầm là :
+ Giao nhiệm vụ để định hướng rỗ yêu cầu đọc thầm cho HS ( Đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời cho câu hỏi nào ,…)
+ Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong báo cáo cho giáo viên biết, từ đó giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK: GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ.Biện pháp thực hiện là tổ chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài còn khó hiểu, GV có thể hướng dẫn học sinh giải thích bằng các biện pháp sau :
+ Dùng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
+ Đặt câu với từ ngữ đó.
+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Cho học sinh đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại.
+ GV có thể giải thích thêm cho rõ nội dung nếu các em chưa hiểu.
+ Tách câu hỏi, bài tập.
+ Tổ chức cho HS trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần câu hỏi để học sinh nắm vững yêu cầu.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
+Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để HS giải đáp thắc mắc cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
+ Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; Ghi bảng nếu cần thiết.
- Yêu cầu giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy phân môn tập đọc lớp 4&5.
- Tổ chức nhiều hình thức học tập để học sinh không bị nhàm chán.
- Sử dụng tốt tranh ảnh, phương tiện dạy học để kích thích lòng ham học, ham đọc sách của các em.
- Thực hiện tốt quy trình dạy 01 tiết tập đọc, cụ thể :
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
3. Tổ chức thực hiện tốt các tiết dạy :
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
Gồm các hoạt động sau:
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kỹ năng đọc diễn cảm.
Kỹ năng đọc - hiểu
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
3/.Bài mới:
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 2 : Luyện đọc
3/.Bài mới:
1 HS khá,giỏi đọc toàn bài.
GV chia đoạn.( có thể hướng dẫn hs chia đoạn)
Cho HS đọc nối tiếp đoạn .
+ Lượt 1: Đọc kết hợp khai thác từ cần luyện đọc và luyện đọc từ khó đọc.
+ Lượt 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Lượt 3 : Đọc kết hợp nhận xét
Cho HS đọc theo nhóm đôi. Báo cáo.
Một, hai HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
3/.Bài mới:
Yêu cầu HS đọc ( thầm hoặc thành tiếng ) đoạn trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức như : Cá nhân , nhóm đôi , nhóm ( tùy theo nội dung câu hỏi )
Rút nội dung chính bài.( HS ghi vở )
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
3/.Bài mới:
GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc.
Hướng dẫn cách đọc.
Đọc theo nhóm đôi.
Tổ chức thi đọc.
4/.Củng cố,dặn dò
Cho HS đọc lại bài,kết hợp hỏi lại nội dung ( nếu còn thời gian )
Dặn dò
Nhận xét tiết học.
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
1. Đối với các đơn vị trường :
- Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao để giáo viên học tập.
- Nên trang bị thêm sách tham khảo.
- Nên tổ chức các hoạt động nhằm rèn kỹ năng của phân môn Tập đọc như thi kể chuyện, đọc thơ…
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
2. Đối với Phòng giáo dục :
- Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa vấn đề về cung cấp các trang thiết bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nên mở nhiều buổi chuyên đề, hội thảo về phân môn tập Tập đọc.Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao để giáo viên khác học tập.
THE END
PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
Đa Kao, ngày 15 tháng 9 năm 2013
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐAM RÔNG
TRƯỜNG TH ĐA KAO
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
1.Củng cố, phát triển kỹ năng đọc trơn, đọc thầm đã được hình thành từ lớp 1,2,3; tăng cường tốc độ đọc, biết đọc lướt để chọn thông tin nhanh; bước đầu biết đọc diễn cảm.
2. Phát triển kỹ năng đọc-hiểu lên mức cao hơn : Nắm và vận dụng được một số khái niệm như đề tài, cốt truyện, nhân vật, tính cách, … để hiểu ý nghĩa của bài và phát hiện một vài giá trị nghệ thuật trong các bài văn, thơ.
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
3.Ngoài ra dạy tập đọc là giáo dục học sinh lòng ham đọc sách. Thông qua việc dạy tập đọc, làm cho học sinh thích đọc và thấy được khả năng đọc là có lợi ích cho các em trong cả cuộc đời. Phân môn Tập đọc giúp các em có vốn kiến thức về ngôn ngữ, đời sống kiến thức văn học, phát triển ngôn ngữ và tư duy, giáo dục tư tưởng, đạo đức, tình cảm, thị hiếu thẩm mỹ.
1. Thuận lợi :
Nhà trường có trang bị máy chiếu, màn hình lớn để phục vụ cho công tác giảng dạy bằng bài giảng trình chiếu
Giáo viên nhiệt tình trong công tác, có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định .
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. Thuận lợi :
- Có nhiều bài Tập đọc phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học gây hứng thú cho các em khi học bài.
- HS ngoan đã có sự chuẩn bị bài theo yêu cầu của giáo viên.
- HS có vốn từ ngữ về Tiếng Việt nhất định.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
2. Khó khăn :
* Đối với học sinh:
- Học sinh ngắt nghỉ lung tung khi đọc bài.
- Học sinh mắc lỗi đọc sai theo vùng miền nên giáo viên phải chuẩn bị và có hướng sửa sai nhiều.
- Học sinh chưa biết thể hiện diễn cảm văn bản khi chưa có sự hướng dẫn của giáo viên.
- Có những bài tập đọc đòi hỏi học sinh phải có óc tưởng tưởng, phải đọc nhiều lần mới hiểu.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
2. Khó khăn :
* Đối với giáo viên:
- Đôi khi giáo viên chuẩn bị bài chưa được chu đáo. Tranh ảnh, đồ dùng học tập chưa phong phú, hình thức tổ chức tiết học chưa sinh động.
- Thời gian hạn chế nên việc rèn đọc cá nhân chưa nhiều cho tất cả các đối tượng học sinh trong lớp.
- Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm còn qua loa, chỉ chú trọng vào từng bài cụ thể chưa khái quát thành dạng tổng hợp.
II. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
- Phòng học phải được trang bị đầy đủ ánh sáng, bàn ghế đúng quy cách, đặc biệt hỗ trợ đầy đủ sách giáo khoa cho học sinh.
- Thiết bị dạy học, tranh ảnh Thư viện phải cung cấp đầy đủ, thường xuyên để giáo viên khi lên lớp có đủ phương tiện, giúp cho tiết học được sinh động và học sinh ham thích hơn.
- Cán bộ Thư viện phải cung cấp sách, truyện… để các em được đọc nhiều hơn.
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
1. Điều kiện cơ sở vật chất :
a. Tổ chức dạy đọc thành tiếng:
* Công việc chuẩn bị
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
2. Nắm vững các yêu cầu của phân môn tập đọc 4 & 5 :
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
- Đọc mẫu : Việc đọc mẫu ở các lớp dưới thường do GV đảm nhận. Đến lớp 4&5 kỹ năng đọc của học sinh được nâng cao, nhiều học sinh có thể đạt tới trình độ chuẩn trong những trường hợp nhất định.Do vậy, tùy trường hợp cụ thể, GV có thể chỉ định một số HS khá giỏi đọc làm mẫu trước.GV chỉ nên đọc mẫu toàn bài khi cả lớp đã hoàn thành các bước đọc trơn, trước khi tìm hiểu bài và chuyển sang bước luyện đọc diễn cảm.
* Các biện pháp dạy đọc thành tiếng:
- Dùng lời nói kết hợp chữ viết, ký hiệu và đồ dùng dạy học, hướng dẫn học sinh cách nghỉ hơi, tốc độ đọc, giọng đọc thích hợp
- Tổ chức đọc cho HS đọc cá nhân ( đọc trong nhóm, đọc trước lớp ), đọc đồng thanh ( cả nhóm, cả tổ, cả lớp ); nhận xét cách đọc của HS, sửa lỗi phát âm hoặc lỗi thể hiện nội dung qua giọng đọc cho HS.
b. Tổ chức dạy đọc thầm:
- Các biện pháp áp dụng để hướng dẫn đọc thầm là :
+ Giao nhiệm vụ để định hướng rỗ yêu cầu đọc thầm cho HS ( Đọc câu nào, đoạn nào; đọc để trả lời câu hỏi hay để ghi nhớ, thuộc lòng; đọc để trả lời cho câu hỏi nào ,…)
+ Giáo viên cần kiểm soát quá trình đọc thầm của học sinh bằng cách quy định thời gian đọc thầm cho từng đoạn và bài. Học sinh đọc xong báo cáo cho giáo viên biết, từ đó giáo viên điều chỉnh tốc độ đọc thầm.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK: GV không nhất thiết phải yêu cầu HS trình bày tất cả các từ ngữ này mà có thể chọn một số từ ngữ khó để giải thích cho rõ.Biện pháp thực hiện là tổ chức cho HS đọc thầm nội dung chú thích trong SGK rồi trình bày lại.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
- Đối với những từ ngữ đã được chú thích trong SGK mà HS vẫn chưa nắm chắc nghĩa hoặc những từ ngữ khác trong bài còn khó hiểu, GV có thể hướng dẫn học sinh giải thích bằng các biện pháp sau :
+ Dùng các từ cùng nghĩa, trái nghĩa hoặc từ ngữ thông dụng ở địa phương để giải thích từ ngữ đó.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh hiểu nghĩa của từ mới
+ Đặt câu với từ ngữ đó.
+ Miêu tả sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm hoặc tính chất được gọi tên bằng từ ngữ đó.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Giúp học sinh nắm vững câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Cho học sinh đọc thầm câu hỏi rồi trình bày lại.
+ GV có thể giải thích thêm cho rõ nội dung nếu các em chưa hiểu.
+ Tách câu hỏi, bài tập.
+ Tổ chức cho HS trả lời hay thực hiện làm mẫu một phần câu hỏi để học sinh nắm vững yêu cầu.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
+Tổ chức cho học sinh làm việc cá nhân hoặc theo cặp, theo nhóm để trả lời câu hỏi hoặc thực hiện bài tập.
+ Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả bằng nhiều hình thức khác nhau.
c. Tổ chức hướng dẫn tìm hiểu bài:
* Tổ chức cho HS trả lời câu hỏi tìm hiểu bài:
+ Trao đổi với học sinh, sửa lỗi cho HS hoặc tổ chức để HS giải đáp thắc mắc cho nhau, đánh giá cho nhau trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tìm hiểu bài.
+ Sơ kết, tổng kết ý kiến HS; Ghi bảng nếu cần thiết.
- Yêu cầu giáo viên phải nắm vững phương pháp dạy phân môn tập đọc lớp 4&5.
- Tổ chức nhiều hình thức học tập để học sinh không bị nhàm chán.
- Sử dụng tốt tranh ảnh, phương tiện dạy học để kích thích lòng ham học, ham đọc sách của các em.
- Thực hiện tốt quy trình dạy 01 tiết tập đọc, cụ thể :
III. CÁC BIỆN PHÁP DẠY PHÂN MÔN TẬP ĐỌC 4 & 5:
3. Tổ chức thực hiện tốt các tiết dạy :
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
Gồm các hoạt động sau:
1/.Ổn định:
2/.Kiểm tra bài cũ:
Kiểm tra kỹ năng đọc diễn cảm.
Kỹ năng đọc - hiểu
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hoạt động 2: Luyện đọc
3/.Bài mới:
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 2 : Luyện đọc
3/.Bài mới:
1 HS khá,giỏi đọc toàn bài.
GV chia đoạn.( có thể hướng dẫn hs chia đoạn)
Cho HS đọc nối tiếp đoạn .
+ Lượt 1: Đọc kết hợp khai thác từ cần luyện đọc và luyện đọc từ khó đọc.
+ Lượt 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ khó.
+ Lượt 3 : Đọc kết hợp nhận xét
Cho HS đọc theo nhóm đôi. Báo cáo.
Một, hai HS đọc toàn bài.
GV đọc mẫu
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài
3/.Bài mới:
Yêu cầu HS đọc ( thầm hoặc thành tiếng ) đoạn trả lời câu hỏi dưới nhiều hình thức như : Cá nhân , nhóm đôi , nhóm ( tùy theo nội dung câu hỏi )
Rút nội dung chính bài.( HS ghi vở )
QUY TRÌNH DẠY TẬP ĐỌC LỚP 4 & 5
* Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm
3/.Bài mới:
GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc.
Hướng dẫn cách đọc.
Đọc theo nhóm đôi.
Tổ chức thi đọc.
4/.Củng cố,dặn dò
Cho HS đọc lại bài,kết hợp hỏi lại nội dung ( nếu còn thời gian )
Dặn dò
Nhận xét tiết học.
IV. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
1. Đối với các đơn vị trường :
- Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao để giáo viên học tập.
- Nên trang bị thêm sách tham khảo.
- Nên tổ chức các hoạt động nhằm rèn kỹ năng của phân môn Tập đọc như thi kể chuyện, đọc thơ…
V. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT :
2. Đối với Phòng giáo dục :
- Các cấp quản lý giáo dục cần quan tâm hơn nữa vấn đề về cung cấp các trang thiết bị đồ dùng dạy học để phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Nên mở nhiều buổi chuyên đề, hội thảo về phân môn tập Tập đọc.Nên nhân rộng những tiết hội giảng (môn Tập đọc) đạt kết quả cao để giáo viên khác học tập.
THE END
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê My Sa
Dung lượng: 488,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)