CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN NĂM 2011

Chia sẻ bởi Trần Thị Quỳnh Nhi | Ngày 23/10/2018 | 30

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ TẬP HUẤN NĂM 2011 thuộc Sinh học 6

Nội dung tài liệu:

Chuyên đề:
Rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận thức trong dạy học môn Sinh học
Chào mừng quý thầy cô về dự buổi tập huấn
I. Mục đích yêu cầu:
- Yêu cầu các thầy cô nắm được tầm quan trọng của việc rèn luyện cho học sinh các kỹ năng nhận thức trong quá trình dạy học
- Các biện pháp tổ chức rèn luyện các kỹ năng nhận thức trong quá trình dạy học các phân môn sinh học theo chuẩn KT-KN
- Thực hành, vận dụng thiết kế các phương pháp vào trong dạy học sinh học.
Nội dung:
Gồm 4 phần:
3. Sơ đồ và biện pháp sơ đồ hóa nội dung sách giáo khoa.
1. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
2. Sử dụng bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học sinh học
5. Các biện pháp sử dụng tranh ảnh trong dạy học sinh học
4. Dạy học bằng pp thiết kế các hoạt động khám phá.
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp là:
a. Rèn luyện kỹ năng phân tích là: Hình thành cho học sinh có thói quen tìm hiểu sự vật hiện tượng có chiều sâu.
Nhiệm vụ của phân tích trước hết hs phải nắm được cấu trúc của đối tượng cần phân tích:
+ Xác định yếu tố tạo thành đối tượng
+ Tìm mối liên hệ giữa các yếu tố đó
+ Yếu tố trung tâm, yếu tố điều khiển của hệ thống nằm ở đâu?
+ Hoạt động trong những môi trường nào, điều kiện nào?
- Trên cơ sở đó mà xác định được tính chất, mâu thuẫn nội tại, động lực phát triển và các vấn đề khác
b. Rèn luyện kỹ năng tổng hợp: Nhằm giúp học sinh sắp xếp những số liệu, những sự kiện lộn xộn, rời rạc và đa dạng mà các em thu thập được qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn thành những sự vật, những hiện tượng, những quá trình hoàn chỉnh và thống nhất
VÍ DỤ:
Sinh học 6: Bài 36. Tổng kết về cây có hoa
Trước hết học sinh phân tích về cấu tạo và chức năng của các cơ quan ở cây xanh có hoa như:
Rễ: ( Cấu tạo – chức năng)
Thân (Cấu tạo – Chức năng)
Lá (Cấu tạo – Chức năng)
Hoa (Cấu tạo – Chức năng)
– Quả (Cấu tạo – Chức năng)
Hạt (Cấu tạo – Chức năng)
→ Sau khi phân tích cấu tạo và chức năng của chúng học sinh sẽ xác định được mối liên hệ chặt chẽ giữa các cơ quan đó nhờ kỹ năng tổng hợp và kết luận được:
Cây có hoa là một thể thống nhất, tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây.
Kết luận:
→ Phân tích và tư duy tổng hợp là hai mặt của một quá trình tư duy thống nhất có sự liên hệ mật thiết với nhau.
→ Tổng hợp sơ bộ ban đầu cho học sinh ấn tượng chung về đối tượng, nhờ đó mà xác định được phương hướng phân tích cho đối tượng → giúp học sinh có một nhận thức đầy đủ hơn về đối tượng, phân tích càng sâu, càng chi tiết thì giúp cho sự tổng hợp cuối cùng càng cao, càng đầy đủ hơn.
- Phân tích cấu tạo cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể
Phân tích các cơ chế, các quá trình sinh học…
- …..
* Áp dụng trong giảng dạy sinh học:
Diễn đạt bằng lời
- Diễn đạt bằng sơ đồ phân tích logic
Phân tích bằng bảng hệ thống
- Diễn đạt dưới dạng tranh, sơ đồ
* Hình thức áp dụng:
* Áp dụng trong giảng dạy sinh học:
So sánh là sự phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa các đối tượng nhằm phân loại sự vật, hiện tượng thành những loại khác nhau
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Các bước thực hiện biện pháp so sánh:
B1. Định nghĩa đối tượng cần so sánh
B2. Phân tích đối tượng, tìm ra dấu hiệu bản chất của mỗi đối tượng so sánh.
B3. Xác định những điểm khác nhau của từng dấu hiệu tương ứng
B4. Xác định những điểm giống nhau của từng dấu hiệu tương ứng
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh;
VÍ DỤ:
Sinh học 9: So sánh ADN và ARN
- GV đưa ra các dữ kiện gợi ý để yêu cầu hs so sánh:
So sánh sự giống nhau và khác nhau
So sánh về cấu trúc không gian
So sánh về cấu trúc hóa học
Thành phần cấu tạo
Các loại Nu
Số mạch
……..
B5. Khái quát các dấu hiệu quan trọng giống và khác nhau của 2 đối tuợng so sánh
B6. Nêu nguyên nhân khác nhau của 2 đối tượng đó ( Nếu có, tùy kiến thức)
Kết luận:
→ So sánh giúp hs phân biệt, hệ thống hóa và củng cố các khái niệm đồng thời so sánh là một thao tác tư duy rất quan trọng giúp hs tìm ra cái mới.
Áp dụng trong giảng dạy sinh học:
Tùy mục đích mà ta sử dụng để so sánh sự giống nhau hay khác nhau
Diễn đạt so sánh bằng lời
- Diễn đạt bằng bảng phân tích hay bảng hệ thống, biểu đồ, sơ đồ logic
- Diễn đạt so sánh bằng tranh, sơ đồ
* Hình thức áp dụng:
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
3. Rèn kỹ năng khái quát hóa:
- KQH là hoạt động trí tuệ cấp cao nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc tính vào một nhóm, là quá trình chuyển từ cái đơn nhất lên cái chung nhất.
- KQH giữ vai trò chủ yếu trong khi hình thành các khái niệm mới.
- Ở học sinh sự KQH diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh.
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
3. Rèn kỹ năng khái quát hóa:
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
3. Rèn kỹ năng khái quát hóa:
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
Ví dụ 1: Em hãy khái quát về cơ thể người (KQ sơ bộ)
Cơ thể người có nhiều bộ phận, mỗi bộ phận có cấu tạo chuyên biệt và mỗi bộ phận có chức năng riêng hợp thành một cơ thể thống nhất.
Ví dụ 2: Khái quát cục bộ
HS mô tả khái quát về cấu tạo, chức năng của các hệ cơ quan trong cơ thể:
Hệ vận động
Hệ tuần hoàn
Hệ hô hấp
Hệ tiêu hóa
- …….
→ thấy được cơ thể người gồm nhiều bộ phận với cấu tạo, chức năng riêng biệt hợp thành một thể thống nhất
Áp dụng trong giảng dạy sinh học:
Chủ yếu trong quá trình hình thành khái niệm mới, Ở HS KQH diễn ra trên cơ sở phân tích, so sánh
Kết luận:
→ Rèn được kỹ năng KQH giúp học sinh tách được cái chung, cái bản chất, những mối liên hệ bên trong mang tính quy luật của đối tượng nghiên cứu, thấy được tổng thể vấn đề cần nghiên cứu
Kết luận:
Có 5 hình thức khái quát hóa sau đây:
Khái quát cục bộ
Khái quát sơ bộ
Khái quát chuyên đề
Tổng kết
- Liên môn
2. Rèn luyện kỹ năng so sánh:
1. Rèn luyện kỹ năng phân tích – tổng hợp:
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
3. Rèn kỹ năng khái quát hóa:
4. Rèn kỹ năng suy luận:
Suy luận là hình thức của tư duy nhờ đó rút ra phán đoán mới từ một hay nhiều phán đoán theo các quy tắc logic xác định
VD: Sinh 8 – Vì sao nói “ Nhai kĩ no lâu”
- HS sẽ suy luận từ kiến thức vệ sinh tiêu hóa, các thói quen ăn uống khoa học để bảo vệ hệ tiêu hóa.
PP suy luận gồm: Tiền đề - lập luận - kết luận.
Căn cứ vào cách thức lập luận , suy luận được chia ra thành suy luận suy diễn và suy luận quy nạp.
Phần I. Rèn các kỹ năng nhận thức cho học sinh trong dạy học Sinh học
Phần 2. Thiết kế bài tập tình huống để rèn luyện kỹ năng nhận thức cho hs trong dạy học sinh học
* Yêu cầu thiết kế tình huống:
- Tính thời sự, sát thực tế, sát nội dung bài học
- Tạo khả năng để học sinh đưa ra nhiều giải pháp
- Nội dung của tình huống phải phù hợp với trình độ của học sinh
* Khi soạn thảo cần chú ý:
- Chủ đề: Mô tả đặc điểm của tình huống
- Mục đích dạy học đạt được thông qua tình huống
- Nội dung: Mô tả bối cảnh tình huống. Nội dung tình huống phải đủ thông tin để phân tích, giải quyết tình huống.
* Áp dụng trong giảng dạy:
GV thiết kế bài tập tình huống để rèn các kĩ năng:
- Kĩ năng phân tích, tổng hợp
– Kĩ năng so sánh
– Kĩ năng khái quát hóa
– Kĩ năng suy luận
VD1: Bài tập tình huống rèn kĩ năng phân tích – tổng hợp:
Bài tập: Có một lưới thức ăn như hình vẽ. Giả sử nguồn thức ăn ban đầu là A bị nhiễm DDT. Theo em động vật nào có khả năng bị nhiễm DDT nặng nhất? Vì sao?
H
F
G
D
C
E
B
A
VD2: Bài tập tình huống rèn kĩ năng so sánh:
Bài tập: Bạn Hà vẽ sơ đồ so sánh sự phát sinh giao tử đực và sự phát sinh giao tử cái nhưng chưa đầy đủ. Em hãy hoàn chỉnh sơ đồ trên để thấy được điểm giống nhau và khác nhau giữa 2 quá trình này?
2n
2n
?
?
n
?
?
?
?
?
?
?
?
?
?
n
Bài tập Sinh 8 – Vì sao nói “ Nhai kĩ no lâu”
* Chuyển thành bài tập tình huống như sau:
Hai bạn học sinh tranh cãi vấn đề sau đây:
Bạn A nói: Ăn nhanh, ăn thức ăn có nhiều thịt, cá, nhiều chất dinh dưỡng, ăn thật no thì hiệu quả tiêu hóa tốt hơn.
Bạn B nói: Ăn chậm, nhai kĩ, ăn thức ăn có đầy đủ thành phần dinh dưỡng, ăn vừa đủ không quá no giúp cho quá trình tiêu hóa được đảm bảo tốt hơn.
CH: Theo em bạn nào nói đúng? Giải thích vì sao?
VD3: Bài tập tình huống rèn kĩ năng suy luận:
VD4: Bài tập tình huống rèn kĩ năng khái quát hóa:
Bài tập: Một bạn học sinh mang chậu hoa ưa sáng vào để trong bóng mát, bạn vẫn tưới nước và chăm sóc thường xuyên nhưng sau một thời gian thì cây chết? Em hãy giải thích vì sao?
HS sẽ tái hiện lại kiến thức về quang hợp, chức năng các bộ phận của cây như: Lá quang hợp, tạo tinh bột, thoát hơi nước - rễ hút nước và muối khoáng, thân có các bó mạch dẫn nước và các chất dinh dưỡng nuôi cây. Khi thiếu ánh sáng – lá quang hợp yếu – Thoát hơi nước yếu - ảnh hưởng tới rễ, thân – cây chết…..
BÀI TẬP THẢO LUẬN
Mời các thầy cô chia lớp làm 2 nhóm
Đề bài
Chọn một phần kiến thức bất kì trong chương trình Sinh học THCS để xây dựng bài tập tình huống để rèn các kĩ năng:
- Phân tích tổng hợp
- Kĩ năng so sánh
- Kĩ năng khái quát hóa
- Kĩ năng suy luận
Đề bài
Phần 3. Sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong dạy học SH:
- Sơ đồ hóa là biện pháp diễn đạt nội dung dạy học bằng ngôn ngữ sơ đồ. Ngôn ngữ sơ đồ được thể hiện bằng các kí hiệu khác nhau như Sơ đồ khối, Sơ đồ xích, chu trình, Sơ đồ phân nhánh cành cây…
- Tuy nhiên không phải tất cả các nội dung dạy học đều có thể sử dụng biện pháp sơ đồ hóa.
Chú ý khi xây dựng biện pháp sơ đồ hóa:
- Xét các phần tử của một tập hợp nào đó và mối quan hệ giữa các phần tử.
- Các phần tử của tập hợp được biểu thị bằng các đỉnh của sơ đồ.
- Các mối quan hệ của các cặp phần tử được biểu thị bằng các cạnh hay cung.
Các bước xây dựng sơ đồ:
B1: GV thiết kế một sơ đồ hoàn chỉnh và phù hợp với nội dung cần dạy cho học sinh
B2: Đề xuất phương án sử dụng sơ đồ để khai thác nội dung kiến thức đó.
Có các phương án sử dụng sơ đồ sau:
- Giáo viên có thể sử dụng sơ đồ hoàn chỉnh để học sinh phân tích sơ đồ.
- Sử dụng sơ đồ khuyết để học sinh dựa vào thông tin SGK và kiến thức đã học để điền khuyết
- GV đưa ra kiến thức và yêu cầu học sinh tự xây dựng sơ đồ.
- Giáo viên phải là người hướng dẫn gợi ý để học sinh hoàn thành sơ đồ.
Biến dị
Biến dị di truyền
Biến dị không di truyền
Biến dị tổ hợp
Đột biến
Đột biến nhiễm sắc thể
Thường biến
* Sơ đồ hóa và biện pháp sơ đồ hóa nội dung sách giáo khoa:
Ví dụ: Thiết kế sơ đồ để dạy phần ôn tập chương Biến dị ( Sinh học 9)
Đột biến cấu trúc NST
Đột biến số lượng NST
Hướng sử dụng sơ đồ: HS phân tích sơ đồ
Câu hỏi 1. Có mấy loại biến dị? Em hãy kể tên các loại biến dị?
Câu hỏi 2. Biến dị di truyền gồm những dạng nào?
Câu hỏi 3. Đột biến gồm mấy dạng? Kể tên các dạng đột biến?
Câu hỏi 4. Vì sao thường biến không di truyền được?
Câu hỏi 5. Em hãy trình bày khái niệm các loại biến dị trên?
GV hướng dẫn HS khai thác sơ đồ bằng các câu hỏi gợi ý sau:
Câu hỏi 6. ……………………………………
Áp dụng trong giảng dạy sinh học:
- Sử dụng trong quá trình hình thành khái niệm mới đối với các loại kiến thức về giải phẫu – phân loại – mô tả - các quá trình …
- Sử dụng trong ôn tập chương hoặc trong khai thác kiến thức của một bài nào đó tùy kĩ năng sử dụng các biện pháp dạy học của giáo viên
Hiệu quả:
- Ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể, trực quan, chi tiết nhưng vừa có tính khái quát và hệ thống cao cho phép HS tiếp cận với nội dung kiến thức bằng con đường logic: Phân tích – Tổng hợp – Hệ thống hóa.
- Sơ đồ còn cho phép phản ánh trực quan cùng lúc tĩnh và động của hiện tượng, quá trình sinh học – Vì vậy nếu giáo viên biết khai thác triệt để ưu việt này thì sẽ đạt hiệu quả dạy học cao.
Đề bài
Mời các thầy cô chia lớp làm 4 nhóm
BÀI TẬP THẢO LUẬN
- Các thầy cô hãy sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để thiết kế một phần kiến thức trong chương trình Sinh học THCS để giảng dạy.
- Đề xuất hướng sử dụng và phương pháp khai thác sơ đồ
Phần 5. Các biện pháp sử dụng tranh ảnh trong dạy học sinh học
- Tranh ảnh là nguồn phát thông tin dạy học cho học sinh, giúp các em có những biểu tượng cụ thể sinh động
- Tranh ảnh góp phần tạo thành công cho việc giảng dạy của giáo viên, nhất là rèn cho học sinh kĩ năng quan sát
- Hiệu quả của việc sử dụng tranh ảnh để dạy học còn tùy thuộc vào kĩ năng khai thác của mỗi giáo viên giúp giáp viên tiết kiệm thời gian lên lớp, nhờ đó giáo viên có thể truyền đạt nhanh kiến thức và lượng thông tin cần thiết cho dạy học.
Mời các thầy cô nghiên cứu tài liệu và thảo luận đề ra các sáng kiến sử dụng tranh ảnh một cách hiệu quả nhất
* Vai trò, nguyên tắc, phương pháp sử dụng tranh ảnh và một số ví dụ về sử dụng tranh ảnh
BÀI TẬP
Các thầy/cô hãy chọn một bức tranh trong bộ đồ dùng dạy học sinh học bậc THCS và đề xuất các phương pháp khai thác, sử dụng đạt hiệu quả tối ưu nhất ?
Phần 4. Dạy học khám phá
- Dạy học khám phá là giáo viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh.
- Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; các phương tiện trực quan hỗ trợ cần thiết…
- Hoạt động chỉ đạo của giáo viên như thế nào để cho mọi thành viên trong các nhóm đều trao đổi, tranh luận tích cực- Ðó là việc làm không dễ ràng, đòi hỏi người giáo viên đầu tư công phu vào nội dung bài giảng.
- Trong dạy học khám phá, học sinh tiếp thu các tri thức khoa học thông qua con đường nhận thức: từ tri thức của bản thân thông qua hoạt động hợp tác với bạn đã hình thành tri thức có tính chất xã hội của cộng đồng lớp học;
- Giáo viên kết luận về cuộc đối thoại, đưa ra nội dung của vấn đề, làm cơ sở cho học sinh tự kiểm tra, tự điều chỉnh tri thức của bản thân tiếp cận với tri thức khoa học của nhân loại.
- Học sinh có khả năng tự điều chỉnh nhận thức góp phần tăng cường tính mềm dẻo trong tư duy và năng lực tự học Ðó chính là nhân tố quyết định sự phát triển bản thân người học.
*. Các dạng hoạt động:
Thông qua câu hỏi, tranh vẽ, đoạn phim
Điền từ, điền bảng, tranh câm
Lập bảng biểu, đồ thị, sơ đồ, bản đồ, đọc và phân tích nội dung kiến thức
Làm thí nghiệm, đề xuất giải thuyết, phân tích ND, thông báo kết quả.
Thảo luận, canh cãi về một vấn đề
*. Mục tiêu hoạt động:
Hình thành kiến thức, kĩ năng mới
Xây dựng giá trị, niềm tin, thái độ
- Rèn luyện tư duy, năng lực xử lý tình huống, giải quyết vấn đề.
Giải bài toán nhận thức, xử lý tình huống
Điều tra thực trạng, đề xuất và thực hiện pp mới
*. Hình thức tổ chức:
Nhóm rì rầm ( 2 HS 1 nhóm)
Nhóm kim tự tháp ( Nhiều nhóm nhỏ hợp thành nhóm lớn
Nhóm bể cá ( 1 nhóm hoạt động – 1 nhóm đánh giá, nhận xét, bổ sung)
Làm việc chung cả lớp
Trò chơi
- Mô phỏng.
Ví dụ: (Dạy bài Di truyền liên kết – Sinh 9)
Có 2 mục tiêu chính: - Dạy học để giải bài tập ( Truyền thống)
- Dạy học bằng giải bài tập (Tối ưu)
Mục đích: Tạo mâu thuẫn kích tích tính tích cực và tự giác của học sinh
GV cho 2 bài tập sau đây:
BT1: Cho đậu Hà Lan hạt vàng trơn X xanh nhăn. F1 xuất hiện 100% Vàng trơn. Cho lai phân tích – Tính kết quả của FB
BT2: Cho Ptc Ruồi giấm thân xám cánh dài x Ruồi giấm thân xám cánh cụt. F1 xuất hiện 100% Xám dài. Cho lai phân tích – Tính kết quả của FB
B1. GV yêu cầu học sinh hoàn thành 2 bài tập bằng cách viết sơ đồ lai, tính tỉ lệ xuất hiện các kiểu hình ở FB.
B2. So sánh kết quả FB của 2 bài tập.
B3. Tìm ra mâu thuẫn cần giải quyết
→ Tạo tiền đề để khám phá tri thức mới ở bài mới – tìm fhieeur về di truyền liên kết.
BÀI TẬP
Các thầy/cô hãy chọn một nội dung kiến thức và thiết kế hoạt động khám phá để dạy phần nội dung đó?
CÂU HỎI THU HOẠCH
Câu 1. Thầy/cô hãy thiết kế sơ đồ hệ thống kiến thức để giảng dạy phần ôn tập chương II. Hệ Sinh Thái ( Phần Sinh Vật và Môi trường) – Không cần đưa ra hướng sử dụng
Câu 2. Thầy/cô hãy thiết kế hoạt động khám phá để dạy một phần trong bài 40. Sinh 8 – Vệ sinh Hệ bài tiết.
Chân thành cảm ơn các thầy cô đã hợp tác
để đợt tập huấn thành công tốt đẹp
Chương trình tập huấn đến đây kết thúc
Chúc quý thầy cô sức khỏe, công tác tốt
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Quỳnh Nhi
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)