Chuyên đề: Sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học

Chia sẻ bởi Lê Thị Nguyệt | Ngày 02/05/2019 | 89

Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề: Sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng dạy học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Thực hiện : Lê – Nguyệt
Tr­êng THCS Hång H¶i
Thµnh phè H¹ -Long . Qu¶ng –Ninh

I / Đặt vấn đề :
Năm học 2007 - 2008 là năm thứ 6 thực hiện chương
trình thay SGK . Nổi bật lên đó cuộc cách mạng về
đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá
hoạt động của học sinh trong giờ học nhằm khơi dậy
và phát triển năng lực tự học , khả năng độc lập sáng
tạo , năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề , khả năng
vận dụng kiến thức , từ đó đem lại hứng thú học tập cho
học sinh . Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi người giáo
viên phải đổi mới phương pháp dạy học . Đổi mới cách
tổ chức lớp học làm cho học sinh có phong cách học
tập mới , đó là phong cách học tập mà học sinh được
quan sát nhiều hơn , được hoạt động nhiều hơn , được
trao đổi và được sáng tạo . Một trong những việc làm
góp phần đổi mới phương pháp dạy học đó là khai thác và sử dụng phương tiện dạy học :
*Với tiết dạy dùng bảng phụ , bảng nhóm
và các loại đồ dùng dạy học khác thì khâu chuẩn bị đơn giản,đó là một hệ thống bảng phụ cho kiểm tra bài cũ, bảng phụ cho các câu hỏi xây dựng kiến thức mới ,
bảng phụ ghi các định nghĩa , tính chất , định lí .
bảng phụ về những hình phức tạp để tiết kiệm thời
gian . Với những tiết dạy sử dụng các đồ dùng dạy học này việc thực hiện thích hợp trong mọi điều kiện, mọi giáo viên đều có thể thực hiện được dễ dàng, không phụ thuộc vào điều kiện khách quan .Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá nhiều: "lấy bảng chính để đính bảng phụ"
sẽ gây sự nhàm chán trong học sinh và hiệu quả giờ dạy cũng không cao .
* Với tiết sử dụng máy đèn chiếu : trên cơ sở đã soạn bài kỹ , đã có sự nghiên cứu, cân nhắc , từ đó ấn định các phim giấy trong cần sử dụng , đó là :
- Phim kiểm tra bài cũ .
- Phim đáp án trả lời bài kiểm tra , ( nếu cần ) .
- Phim về các câu hỏi xây dựng bài mới .
Phim về các nhận xét, kết luận , định nghĩa .
Phim về bài tập củng cố từng phần .
- Phim về bài tập chữa mẫu .
- Phim về bài tập trắc nghiệm .
- Phim hướng dẫn về nhà .
Có thể nói là bao gồm một tập hợp các phim khoảng từ 10 - 20 phim tuỳ theo cho một tiết dạy. việc in ấn các phim trên giấy trong bằng máy vi tính cũng đòi hỏi phải có kĩ thuật. Không phải loại giấy trong nào cũng dùng được. Phải lựa chọn loại giấy trong chỉ dùng riêng cho việc in, vì in trên giấy trong khó thực hiện hơn in trên giấy thường nên các kiến thức phải được kiểm tra kỹ lưỡng trên màn hình vi tính trước khi đi in.
Trường chúng tôi chưa có phòng bộ môn nên việc đưa máy chiếu nên các phòng ở tầng cao có nhiều bất
cập, vì thời gian chuyển tiết chỉ có 5 phút, không những thế cần phải thời gian điều chỉnh vị trí máy sao cho nét và sáng. Do đó với tiết dạy trên máy chiếu việc chuẩn bị phải có sự đầu tư nhiều hơn về kinh tế và thời gian .
Chúng ta đã biết việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT ) trong dạy học ở trường phổ thông có ý nghĩa hết sức quan trọng .Trong thời gian gần đây Tôi đã và đang nghiên cứu để soạn và sử dụng GAĐT vào dạy học và thấy hiệu quả giờ học tăng lên rõ rệt . Năm học 2006 - 2007 Tôi đã thể hiện chuyên đề " Sử dụng giáo án điện tử nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy"thông qua các tiết luyện tập . Năm học này Tôi tiếp tục nghiên cứu đề tài đó với các tiết thể hiện là : Dạy các tiết lí thuyết. Với khuôn khổ hạn hẹp , trình độ có hạn nên trong tham luận ngày hôm nay Tôi chỉ muốn trình bày với các đồng nghiệp một vài suy nghĩ và việc làm khi sử dụng phần mềm dạy học môn toán để dạy: tiết lý thuyết hình học toán 6 với mong muốn được trao đổi , được giúp các bạn bè đồng nghiệp thấy rõ cái hay , cái khác biệt của việc ứng dụng CNTT trong dạy học .
II. Nội dung:
A.Phương pháp dạy một tiết lý thuyết hình :
Để dạy một tiết lý thuyết toán nói chung và lý thuyết hình nói riêng , chủ yếu thường sử dụng hai phương pháp :
- Dạy học đặt và giải quyết vấn đề .
- Dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ .
- Khi dạy những khái niệm định lí, tính chất theo phương pháp dạy học cũ , chủ yếu G/ viên dùng phương pháp thuyết trình làm cho học sinh tiếp thu một cách thụ động , khó hiểu nặng nề . Theo phương pháp mới trong tiết học , học sinh được hoạt động nhiều hơn , tư duy nhiều hơn , kĩ năng vận dụng kiến
Thức vào thực tiễn tốt hơn. Theo định hướng trên , cần thừa kế và phát triển những mặt tích cực trong phương pháp dạy học truyền thống đồng thời áp dụng những phương pháp dạy học hiện đại thích hợp thì giờ dạy mới đạt hiệu quả cao .
B . Những việc làm cụ thể :
*Để soạn được giáo án điện tử Bên cạnh việc nghiên cứu kĩ bài , nắm được các kiến thức trọng tâm của bài
giáo viên cần có thêm :
- kĩ năng sử dụng máy tính, có kiến thức cơ bản về
tin học, kĩ năng sử dụng các phần mềm quan trọng
như : soạn thảo văn bản , phần mềm soạn thảo các
công thức toán học,phần mềm trình diễn pewrpoint,
phần mềm sketchpad , phần mềm mathcad...


- Kĩ năng diễn đạt ý tưởng bằng công cụ CNTT.
- Kĩ năng sử dụng internet để : tìm kiếm thông tin
trên internet.
- gửi và nhận thông tin trên internet, kĩ năng
giao tiếp hợp tác thông qua internet.
- Kĩ năng sử dụng các phần mềm dạy học trong chuyên môn
. - Biết sử dụng các công cụ trợ giúp để tạo ra các sản
phẩm PMDH cá nhân .
- Biết ứng dụng CNTT khi giao tiếp trong chuyên môn .
- Tăng cường nâng cao trình độ học từ xa .
- Giáo viên cần am hiểu các quy định về đạo đức , luật
pháp trong quá trình ứng dụng công nghệ thông tin .

Một tiết dạy có thành công hay không phụ thuộc phần lớn vào sự chuẩn bị của giáo viên . Để đáp ứng đuợc yêu cầu của tiết dạy đòi hỏi người giáo viên cần đầu tư rất nhiều công sức trong công tác soạn bài. Trước tiên phải xác định rõ mục tiêu của tiết dạy .
Ví dụ :Mục tiêu cuả tiết " Đoạn Thẳng" là :
*Kiến thức cơ bản: Biết định nghĩa đoạn thẳng.
*Kĩ năng cơ bản: - Biết vẽ đoạn thẳng.
- Biết nhận dạng : đoạn thẳng cắt đoạn thẳng ; đoạn thẳng cắt tia ; đoạn thẳng cắt đường thẳng.
- Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau.
*Thái độ : Vẽ hình cẩn thận, chính xác.

Sau khi đã xác định rõ mục tiêu khi dạy tiết lý thuyết tôi thường phân ra các bước cơ bản như sau :
Đặt vấn đề : Khi dạy tiết lý thuyết tôi hay vào bài mới bằng các cách sau :
- Thường dùng kiến thức cũ ở phần kiểm tra bài để dẫn dắt đến kiến thức mới .
- Hoặc dùng kiến thức có liên quan quy nạp dẫn đến kiến thức mới cũng có thể dùng câu hỏi hoặc câu phát biểu đặt ra dưới đầu đề của mỗi bài để kích thích óc tò mò khoa học , thôi thúc học sinh tích cực tìm tòi khám phá kiến thức mới . Khi dạy tiết " đoạn thẳng" tôi vào bài bằng cách thứ nhất :
Vẽ hình theo nội dung sau:
- Vẽ 2 điểm A , B.
- Đặt mép thước thẳng đi qua 2 điểm A;B.
- Dùng bút ( hoặc phấn ) vạch theo mép
thước th?ng t? A đến B.

Ki?m tra b�i cu .
( ở dưới lớp các bạn vẽ vào vở nháp gọi một học sinh lên bảng vẽ ) Sau khi cho một học sinh đứng tại chỗ nhận xét bài làm của bạn tôi hỏi thêm nhằm cho điểm tối đa : " Em đã vẽ được một hình mới , hình này gồm bao nhiêu điểm?" ( vô số điểm ) Tôi khẳng định luôn :( đúng hình vẽ này gồm điểm A , điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. Hình mới này có tên gọi là " đoạn thẳng" để hiểu rõ hơn về " đoạn thẳng" cô trò mình cùng nghiên cứu bài học ngày hôm nay .Như vậy thông qua phần kiểm tra bài cũ tôi đã củng cố kĩ năng vẽ hình , đó là một kĩ năng không thể thiếu trong dạy học hình học , qua đó cũng thấy rất rõ : Bảng đen phấn trắng vẫn là một phương tiện hữu hiệu đồng hành với máy chiếu đa năng , máy vi tính .
2. PhÇn bµi míi : a, Gi¸o viªn ph¶i dïng hÖ thèng c©u hái cã chän läc, cã chñ ®Þnh ®Ó dÉn d¾t häc sinh tù t×m ra kiÕn thøc míi .VÝ dô : Khi d¹y bµi “§o¹n th¼ng”®Ó häc sinh n¾m ®­îc chó ý 2 “c¸c ®o¹n th¼ng lµ mét phÇn cña ®­êng th¼ng chøa nã” Tr­íc hÕt t«i tung ra c©u hái lín : ( §Ó xÐt xem gi÷a ®o¹n th¼ng vµ ®­êng th¼ng chøa nã cã mèi quan hÖ nh­ thÕ nµo ?), råi dÉn d¾t häc sinh tù t×m ra kÕt luËn nh­ sau :
Chóng ta ®i gi¶i bµi tËp sau :
- Cho ®­êng th¼ng a, trªn ®­êng th¼ng a lÊy hai ®iÓm Avµ B. H×nh trªn cã ®o¹n th¼ng nµo ? (§o¹n th¼ng AB )
§o¹n th¼ng AB vµ ®­êng th¼ng a ( chÝnh lµ ®­êng th¼ng AB) cã mèi quan hÖ nh­ thÕ nµo ?
( §o¹n th¼ng AB lµ mét phÇn cña ®­êng th¼ng AB )
- Xét trên quan điểm tập hợp có nhận xét gì về đoạn thẳng AB và đường thẳng chứa nó ?( đoạn thẳng AB là tập hợp con của đường thẳng AB ).
* Lấy thêm điểm C trên hình vẽ. Hãy kể tên các đoạn thẳng ở trên hình vẽ đó?(AB, AC, BC)
- Số đoạn thẳng lấy trên đường thẳng phụ thuộc vào yếu tố nào ?
( phụ thuộc vào số điểm lấy trên đường thẳng đó .)
- Có nhận xét gì về đoạn thẳng AB , AC , BC với đường thẳng chứa nó ? Các em sẽ trả lời một cách dễ dàng :(đoạn thẳng AB, AC , BC là một phần của đường thẳng chứa nó .)
Tôi khẳng định luôn : đó cũng là chú ý thứ 2 và chiếu chú ý 2 lên màn hình .
Trên hình có những đoạn thẳng : AB ; AC ; CB .
BT : 34 - SGK -116 :
A B
C
c, Chú ý :
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.

- Các đoạn thẳng đều là một phần của đường thẳng chứa nó.

b,Trong khi giảng bài mới : Giảng đến đâu củng cố bài đến đó bằng các câu hỏi, bài tập có trong SGK hoặc những ví dụ có tính chất khắc sâu kiến thức cho học sinh . Ví dụ : Để củng cố cách vẽ đoạn thẳng :Tôi chiếu một số hình lên màn hình rồi hỏi : Quan sát hình vẽ và cho biết hình nào thể hiện cách vẽ đoạn thẳng MN ? Thông qua các hình trên , học sinh dễ dàng nhận thấy chỉ có hình 3 là thể hiện cách vẽ đoạn thẳng MN .
Trong các hình sau hình nào thể hiện cách vẽ đoạn thẳng MN ?
- Để rèn luyện kĩ năng vẽ hình Tôi yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ một đoạn thẳng khác đoạn thẳng AB .
- Để củng cố , khắc sâu kiến thức tôi thường liên hệ tới kiến thức những bài trước . Ví dụ trước khi học bài "Đoạn thẳng" các em đã được học về " Đường thẳng" , " tia" tôi gợi ý để các em phân biệt được các khái niệm này :( Khi học về đường thẳng , cô dẫ hướng dẫn các em cách vẽ đường thẳng AB , hãy so sánh cách vẽ đường thẳng AB và đoạn thẳng AB ?) Hoặc : ( Đoạn thẳng AB chính là đoạn thẳng BA điều đó gợi cho ta liên tưởng tới hình nào đã học và những chú ý gì khi học về những hình đó ? )
- Sau khi học sinh đã nắm được định nghĩa đoạn thẳng. Để củng cố định nghĩa đó Tôi cho học sinh làm luôn bài tập 33- SGK -115:
BT 33- SGK -115 :
Điền vào chỗ trống trong các phát biểu sau :
a, Hình gồm hai điểm ...và tất cả các điểm nằm giữa ...được gọi là đoạn thẳng RS .Hai điểm ....được gọi là hai mút của đoạn thẳng RS .
b,Đoạn thẳng PQ là hình gồm..............................

điểm P , điểm Q và tất cả các điểm nằm giữa hai điểm P và Q . Hai điểm P , Q được gọi là hai mút của đoạn thẳng PQ .
3. Phần củng cố :Đây là phần không kém yếu tố quan trọng so với nội dung trên . Với đặc thù của bộ môn vừa giảng vừa luyện nên phải tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh để giáo viên có thể phân làm hai nội dung : Với học sinh trung bình trở xuống là chốt kiến thức .Với đối tượng khá giỏi là đào sâu mở rộng kiến thức . Ví dụ: Khi học bài " Đoạn thẳng" tôi đưa ra câu hỏi củng cố như sau : - Trong giờ học hôm nay chúng ta đã được học về vấn đề gì ?(Đoạn thẳng)(học sinh trung bình) Những yêu cầu cần nắm khi học về đoạn thẳng ?( Câu hỏi này dành cho học sinh khá)(Định nghĩa đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng theo ba bước . Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng , cắt tia , cắt đường thẳng . Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau .)
4, Hướng dẫn về nhà :Ngoài công tác tổ chức tốt các hoạt động ở trên lớp . Trong mỗi tiết dạy tôi thường dành thời gian thích hợp để hướng dẫn cho học sinh học tập và chuẩn bị bài ở nhà . Với thời lượng 45 phút trên lớp , để đạt được các mục tiêu đã đề ra trong tiết học - Tránh tình trạng " cháy giáo án" tôi luôn chọn lọc công việc cần làm trong tiết dạy . Những vấn đề chưa giải quyết được tại lớp nên hướng dẫn cụ thể và giao cho học sinh về nhà làm tiếp .Ví dụ Khi học bài " đoạn thẳng" Để tận dụng thời gian tôi giao cho học sinh về nhà vẽ :
-3 hình thể hiện đoạn thẳng cắt đoạn thẳng .
-3 hình thể hiện đoạn thẳng cắt tia .
- 2 hình thể hiện đoạn thẳng cắt đường thẳng .
5, Vấn đề hoạt động nhóm : Bất cứ tiết học nào khi vận dụng hình thức hoạt động nhóm đạt kết quả cao hơn thì tôi cho các em thực hiện ngay . Hình thức phân chia lớp học thành từng nhóm nhỏ giúp học sinh thuận tiện trong việc thảo luận để đưa ra kiến thức nội dung cần nghiên cứu . Từ đó giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách chủ động , nhẹ nhàng hơn . Để hoạt động của các em thuận lợi tránh lãng phí thời gian và sự ồn ào thái quá trong tiết học , tôi thường chia mỗi nhóm là một bàn . Ví dụ : Khi học về " đoạn thẳng" Để củng cố việc nhận dạng : Đoạn thẳng cắt đọan thẳng , cắt tia , cắt đường thẳng tôi cho học sinh " hoạt động nhóm" Với các hiệu ứng sinh động , mầu sắc hấp dẫn kết hợp nhịp nhàng với các câu hỏi gợi mở :
Muốn biết trong các hình đã cho hình nào thể hiện : đoạn thẳng cắt đoạn thẳng , đoạn thẳng cắt tia , đoạn thẳng cắt đường thẳng ta phải hiểu rõ nội dung của từng hình , trước hết hãy mô tả nội dung các hình đã cho?
Trong khi học sinh mô tả nội dung từng hình , bằng các hiệu ứng đặc biệt, các hình thể hiện cùng một nội dung tự chuyển động về trong cùng một cột .
một lần nữa học sinh đựơc thấy rõ nét hình ảnh đoạn thẳng cắt đoạn thẳng , đoạn thẳng cắt tia , đoạn thẳng cắt đường thẳng mà trong khi dạy bằng máy đèn chiếu hoặc dùng bảng phụ ta không làm được điều đó .

6 . Vấn đề ghi bài của học sinh : Đây là một vấn đề nhiều giáo viên quan tâm , lo lắng cho rằng " sử dụng GAĐT học sinh khó ghi chép bài vở " . Điều đó không đúng vì khó hay dễ cũng do chính chúng ta , bởi lẽ : mỗi giáo viên phải chủ động chỉ đạo hoạt động của học sinh trong suốt giờ học .Trong bài " Đoạn thẳng" : Phần cách vẽ và thể hiện các bước vẽ rất quan trọng với học sinh nên tôi đã giành thời gian đáng kể cho học sinh ghi bài. Phần định nghĩa đã có rất rõ ràng trong SGK nên tôi chỉ cho học sinh ghi đề mục .Vì mục tiêu của phần 2 là : Biết nhận dạng đoạn thẳng cắt đoạn thẳng , cắt đường thẳng , cắt tia . Biết mô tả hình vẽ bằng các cách diễn đạt khác nhau , nên phần vẽ hình tôi cho học sinh về nhà thực hiện và giành thời gian cho các hoạt động tập thể khác .





b, Định nghĩa: ( SGK - T115 )
c, Chú ý :
- Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA.
- Các đoạn thẳng đều là một phần của đường thẳng chứa nó.







2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng:
a. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng:
b. Đoạn thẳng cắt tia:
c. Đoạn thẳng cắt đường thẳng:
Nhờ có máy đa năng nên tôi đã tận dụng được thời gian tổ chức cho học sinh chơi "trò chơi" điều mà bất cứ học sinh nào cũng thấy hứng thú, đặc biệt là các em học sinh lớp 6 đang ở độ tuổi "học mà chơi , chơi mà học" . Để soạn được chương trình "trò chơi" cũng không phải là dễ , nhưng tôi cứ mày mò làm và cuối cùng cũng đã đạt được phần lớn mục tiêu mình đề ra đặc biệt là lúc các em hồi hộp chọn phần thưởng , kể cả phần thưởng chọn được chỉ là "tràng vỗ tay" , nét mặt ai cũng vui mừng , rạng rỡ , đó cũng là những cái "được" khi sử dụng GAĐT trong mỗi giờ học ở bộ môn toán, môn học luôn bị coi là khó nhất đối với học sinh .Tất cả các nội dung trên khi dạy tiết "Đoạn thẳng " tôi chỉ sử dụng phần mềm pewrpoint để soạn và giảng điều đó chứng tỏ rằng : So với việc chuẩn bị cho tiết dạy bằng máy chiếu hắt , việc chuẩn bị cho tiết dạy bằng máy chiếu qua đầu đỡ vất vả hơn nhiều .

Giải ô chữ để tìm câu hàng dọc
hàng ngang :
1.Có h/ảnh là dấu chấm nhỏ trên trang
giấy trắng .
2.Máy tính điện tử bằng tiếng Anh .
3.Dụng cụ để vẽ đường tròn .
4.Một điểm trên đường thẳng là
Gốc chung của hai tia ....
5. Có .và chỉ một đường thẳng đi
qua hai điểm phân biệt .
6.Tên hoạ sĩ người pháp
(1882-1960)với bức tranh lụa nổi
tiếng , trong bức tranh đó có các
hình hình học quen thuộc .
7. Một tính chất quen thuộc mà phép nhân và phép cộng đều có .
8. Người viết bài bình ngô đại cáo .
9. Trong ba điểm thẳng hàng ,
có một và chỉ một điểm ... hai
điểm còn lại .

Câu hàng dọc :
Một khái niệm toán học đã học
III. Kết luận : Qua thực tế giảng dạy với cách làm như trên ,chúng tôi nhận thấy đã thành công những nội dung sau :
- Học sinh đã biết trả lời theo câu hỏi của thầy tức là đã biết định hướng theo yêu cầu đặt ra .
- Biết sử dụng SGK để học ( đặc biệt là học ở nhà). Phần lớn học sinh đã trả lời được câu hỏi của thầy , tự tìm ra nội dung cơ bản của kiến thức .
Phần học sinh thảo luận theo nhóm đã đi vào nề nếp .
Như vậy việc sử dụng phần mền toán có hiệu quả cao trong các tiết dạy , cụ thể :
*Phát hiện vấn đề trong thời gian ngắn tối thiểu .
*Giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng theo mức độ yêu cầu . *Trong thời gian ngắn học sinh được kiểm nghiệm với số lượng đủ lớn các trường hợp theo ý tưởng bài học đặt ra .


* Giờ học sôi nổi , sinh động, các em dễ tiếp thu kiến thức , nắm chắc và nhớ rất lâu bởi những hình ảnh , màu sắc ấn tượng làm các em khó quên , góp phần thúc đẩy việc đổi mới phương pháp dạy học .
Có được những kết quả trên chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo đặc biệt là BGH trường THCS Hồng hải đã luôn gần giũ sâu sát , tin tưởng giao cho chúng tôi nhiệm vụ và hướng dẫn chúng tôi hành động .Nhà trường đã hỗ trợ cho mỗi giáo viên chúng tôi 200000 đồng để đi học vi tính và 250000 đồng cho các đồng chí sử dụng GAĐT dùng để mua USB .Tất cả mọi người đều rất phấn khởi . Hầu hết các giờ thao giảng và các chuyên đề đều được thể hiện bằng GAĐT .
Có thể nhiều hay ít , đúng hay chưa đúng , thông qua các buổi sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn , thông qua dự giờ đồng nghiệp ai cũng cảm nhận được một điều đó là : Nếu có sự đầu tư vào giờ dạy , vào phương tiện dạy học và biết sử dụng một cách nghiêm túc thì hiệu quả giờ dạy rất rõ và tiết kiệm được rất nhiều thời gian vì những năm sau chỉ cần chỉnh sửa giáo án trên máy ta lại sử dụng được.
Việc thực hiện bài dạy đạt kết quả cao hay không còn phụ thuộc vào kinh nghiệm khả năng của từng người . Phải biết kết hợp nhuần nhuyễn nhiều khâu trong một giờ lên lớp : nói , viết , sử dụng phương tiện dạy học , tổ chức lớp học .
Tất cả cái đó gọi là nghệ thuật dạy học . Để đạt được nghệ
thuật dạy học - chúng ta những người thầy phải phấn đấu
cả một đời người .


Để soạn và giảng một tiết dạy theo phương pháp truyền thống đạt kết quả cao cũng đã khó nên để soạn và giảng một tiết dạy bằng GAĐT tốn nhiều công sức hơn, khó hơn cũng là lẽ đương nhiên . Với suy nghĩ " Không có việc gì khó , chỉ sợ lòng không bền ..." Cứ vừa học vừa làm , đến nay mọi việc cũng đã bắt đầu quen dần đối với tôi. Trong xoáy lốc của kinh tế thị trường , bên cạnh những nhân tố tích cực thúc đẩy đất nước tăng trưởng còn có những tác động không nhỏ ảnh hưởng tới đời sống tâm lí giáo viên , nhưng nhờ có quyết tâm cao , đi theo nghề, gắn bó đời mình với công việc đang làm lại có có sự động viên cổ vũ kịp thời của lãnh đạo các cấp tôi luôn tin và mong rằng : Việc ứng dụng CNTT vào dạy học ở các trường trong thời gian tới sẽ đạt những thành tích đáng kể .

Trên đây là một số suy nghĩ và việc làm của tôi khi dạy tiết Lý thuyết hình học toán 6 bằng GAĐT . Với khả năng có hạn nên tham luận của tôi chắc chắn còn rất nhiều thiếu sót . Rất mong được sự giúp đỡ , góp ý thêm của các bạn đồng nghiệp và các cấp lãnh đạo để tham luận của tôi có tác dụng trong việc dạy học bằng GAĐT tiết lý thuyết nói riêng và bộ môn toán nói chung .Thay mặt tổ toán lý,
Tôi xin chân thành cảm ơn .
Hạ long ngày 20 / 10 / 2007 .
Lê - Nguyệt
Giáo viên tổ toán lý
Trường THCS Hồng Hải .

Chuyên đề toán học
Năm học 2007-2008
T? toỏn lý- Tru?ng THCS H?ng H?i
Toán học là hoàng hậu
của các ngành khoa học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Nguyệt
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)