Chuyện đề sơ đồ tư duy
Chia sẻ bởi Nguyễn Vĩnh Thục |
Ngày 23/10/2018 |
59
Chia sẻ tài liệu: chuyện đề sơ đồ tư duy thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
TẬP HUẤN
SỬ DỤNG BẢN ĐỒ TƯ DUY
TRONG QUẢN LÍ, DẠY VÀ HỌC
Nguyễn vĩnh Thục
1.Bản đồ tư duy là gì?
5.Ứng dụng BĐTD trong dạy- học
Phần trình bày gồm có 11 phần
Nội dung
3. Giới thiệu bản đồ tư duy
6.Ứng dụng BĐTD trong học tập
2.Ứng dụng bản đồ tư duy để làm gì?
4. Cách tạo bản đồ tư duy
7.Ứng dụng BĐTD trong quản lý
9.Cài đặt phần mềm
Phần trình bày gồm có 11 phần
Nội dung
11.Hứơng dẫn sử dụng phần mềm
10.Xem phim phóng sự?
8. Kết luận
Bản đồ tư duy là gì?
Bản đồ tư duy (BĐTD) còn gọi là Sơ đồ tư duy, Lược đồ tư duy,… Là một hình thức ghi chép sử dụng đường nét, từ ngữ, màu sắc, hình ảnh kích thích hoạt động của bộ não.Nó là một công cụ tổ chức tư duy.
- Tác giả: Tony Buzan (1942)
người Anh.
Ứng dụng bản đồ tư duy để làm gì?
Đây là phương pháp dễ nhất để chuyển tải thông tin vào bộ não của bạn rồi đưa thông tin ra ngoài bộ não.
Nó là một phương tiện ghi chép đầy sáng tạo và rất hiệu quả theo đúng nghĩa của nó, “Sắp xếp” ý nghĩ của bạn.
Hỗ trợ rất tốt trong quá trình dạy của GV và học tập của học sinh, hoặc lập kế hoạch trong quản lí: những nội dung chính sẽ đựơc khái quát thông qua các từ khóa ngắn gọn cho từng nhánh trên bản đồ.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ BẢN ĐỒ TƯ DUY
LẬP KẾ HOẠCH NĂM HỌC CHO LỚP
www.themegallery.com
Bản đồ dạng đơn giản về các câu hỏi
của một sự kiện
VẬN DUNG BĐTD VÀO THỰC TẾ
GIẢNG DẠY :
Lập bản đồ tư duy trong việc kiểm tra
kiến thức cũ:
- Sử dụng bản đồ tư duy vừa giúp giáo viên kiểm tra được phần nhớ lẫn phần hiểu của học sinh đối với bài học cũ. Các bản đồ tư duy thường được giáo viên sử dụng ở dạng thiếu thông tin, yêu cầu học sinh điền các thông tin còn thiếu và rút ra nhận xét về mối quan hệ của các nhánh thông tin với từ khóa trung tâm.
Ví dụ : Trước khi học bài “Sự lớn lên và phân chia của tế bào” – Sinh học 6.
2. Lập bản đồ tư duy trong việc củng cố kiến thức
sau tiết học Ví dụ: Môn GDCD lớp 7. Bài 1: Sống giản dị
Lịch sử Lớp 9. Bài 18: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
3. Lập bản đồ tư duy trong việc giới thiệu kiến thức chung bộ môn trước khi học bài mới
Giới thiệu KT vật lí 8 sẽ học
Kiến thức chung về môn Ngữ văn
Sơ đồ hoá kiến thức (một phần của bài học)-
Nhân vật lão Hạc
4. Lập bản đồ tư duy trong việc dạy tiết
thực hành:
Ví dụ: Khi dạy bài “ Tôm sông ” – Sinh học 7 (chuyển thành thực hành quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống).
CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY
CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY
Bước 1. Viết từ khóa và hình ảnh ở trung tâm Hình ảnh ở trung tâm sẽ giúp ta tập trung được vào chủ đề=>hưng phấn.
Bước 2: Vẽ các nhánh chính nối với hình ảnh trung tâm. Luôn sử dụng màu sắc. => kích thích bộ não.
Bước 3: Viết “từ khóa” cho từng nhánh chính
- Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng
CÁCH TẠO BẢN ĐỒ TƯ DUY
Bước 4. Liên tưởng từ những “từ khóa”
Bước 5: Vẽ các nhánh phụ sau khi đã liên tưởng Luôn sử dụng màu sắc.
Bước 6: Viết “từ khóa” cho từng nhánh phụ
- Sử dụng màu sắc, hình ảnh, biểu tượng
BẢN ĐỒ TƯ DUY
VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
- Hoạt động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, gợi ý; HS vẽ BĐTD mô tả kiến thức
- Hoạt động 2: HS báo cáo, thuyết minh sản phẩm;
- Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung; dẫn dắt kiến thức mới
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng 1 BĐTD hoàn chỉnh, hấp dẫn
* Sản phẩm “kiến thức + hội họa” là thành quả lao động của học sinh=> Tạo hứng thú học tập.
HỖ TRỢ DẠY KIẾN THỨC MỚI
Ví dụ: Môn GDCD lớp 7. Bài 1: Sống giản dị
- Hoạt động 1: Giáo viên giao nhiệm vụ, gợi ý; HS vẽ BĐTD với từ “khóa” Giản dị
- Hoạt động 2: HS bào cáo, thuyết minh sản phẩm;
- Hoạt động 3: Thảo luận, chỉnh sửa, bổ sung; chốt lại
- Hoạt động 4: Củng cố kiến thức bằng 1 BĐTD hoàn chỉnh, hấp dẫn
Ví dụ: Môn GDCD lớp 7. Bài 1: Sống giản dị
HỌC HÁT BÀI HÀNH KHÚC TỚI TRỪƠNG
(ÂM NHẠC 6)
Tính chất - Ứng dụng của hiđro
Tính chất Hóa học
Bản đồ tư duy : TIÊU HÓA VÀ CÁC CƠ QUAN TIÊU HÓA
Bản đồ tư duy
TIÊU HÓA Ở KHOANG MIỆNG
BẢN ĐỒ TƯ DUY
GIÚP ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
HỌC CÁCH HỌC LÀ KỸ NĂNG QUAN TRỌNG NHẤT TRONG CUỘC SỐNG
BẢN ĐỒ TƯ DUY
VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
- Một trong 7 yêu cầu của đổi mới PPDH là: Bồi dưỡng năng lực độc lập suy nghĩ cho HS, phát huy tính tích cực của HS
- Thực tế: Nhiều HS không biết cách đọc và lưu giữ thông tin (nghe giảng thì không ghi được; ghi thì không nghe được; sắp xếp lôn xộn; ghi xong quên ngay, khi trả bài hoặc làm kiểm tra thì hỏi thầy ơi nó ở phần nào, mục mấy,...)
- BĐTD giúp HS có phương pháp học, tăng tính độc lập, chủ động, sáng tạo, ngoài việc phát triển tư duy mà còn dạy cho hs biết cách học, giúp học sinh nhớ bài lâu hơn.
I. GIÚP HỌC SINH CÓ PHƯƠNG PHÁP HỌC
II. HỌC SINH HỌC TẬP TÍCH CỰC
HS tự suy nghĩ, tự viết, vẽ ra theo ngôn ngữ của mình => huy động tối đa tiềm năng của bộ não.
- Luôn tìm ra từ ngữ thích hợp=> Khắc phục được sự đơn điệu => tìm đến sự liên tưởng phong phú
BẢN ĐỒ TƯ DUY
VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
III . PHÁT HUY TÍNH SÁNG TẠO CỦA MỖI CÁ NHÂN
Khi HS tự vẽ BĐTD:
Tự do lựa chọn kiểu bản đồ
Tự do chọn màu sắc, đường nét
Liên tưởng, tưởng tượng theo khả năng của cá nhân
=> Mỗi HS sẽ có 1 sản phẩm “ hội họa” khác nhau
BẢN ĐỒ TƯ DUY
VỚI ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP
DỤNG CỤ HỌC TẬP CẦN THIẾT
CỦA HS VẼ BẢN ĐỒ TƯ DUY
-1 tờ giấy
-1 hộp bút màu
-1 trí tưởng tượng
Học sinh có thể vẽ đựơc một bản đồ tư duy hoàn hảo
Ví dụ: Đại số Lớp 9. Tiết 65: Ôn tập chương 4
PT bậc 2 ax2 + bx + c = 0
VD : SỬ LỚP 9
VD : VẬT LÍ 9
VD : SINH HỌC 9
* Một số chú ý khi vẽ bản đồ tư duy:
- Màu chữ cùng màu nhánh để dễ phân biệt.
- Nên dùng các đường cong.
- Bố trí thông tin đều quanh hình ảnh trung tâm.
- Chỉnh sửa, thêm bớt thông tin, thêm bớt nhánh, điều chỉnh sao cho hình thức đẹp, chữ viết rõ (trên phần mềm). Nếu vẽ trên giấy, bìa thì nên vẽ phác bằng bút chì trước để có thể tẩy, xóa, điều chỉnh được.
*Những điều cần tránh khi ghi chép:
-Ghi lại nguyên cả đoạn văn dài.
-Ghi chép quá nhiều ý không cần thiết.
-Chỉ nên vẽ hình ảnh có liên quan đến chủ đề.
-Chọn lọc những ý cơ bản, kiến thức cần thiết.
BẢN ĐỒ TƯ DUY VỚI ĐỔI MỚI QUẢN LÝ
HỖ TRỢ LẬP KẾ HOẠCH TỔNG THỂ
Có cái nhìn tổng thể
Không bỏ sót công việc
Nhìn trước được “vấn đề” trước khi chúng phát sinh
Ngăn ngừa trước (giải pháp đón đầu)
Nảy sinh ý tưởng mới
- Bổ sung, điều chỉnh công việc kịp thời
VẬN DỤNG CÁC PPDH THEO
ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
KẾT LUẬN
Bản đồ tư duy mang lại hiệu quả tốt cho quá trình Dạy – Học:
- GV: Tiết kiệm thời gian, tăng tính linh hoạt
- HS: Học phương pháp học, tăng tính chủ động sáng tạo, phát triển tư duy
Phần mềm mind mapping hỗ trợ công việc dễ dàng nhanh chóng, dễ chỉnh sửa. Giúp GV ứng dụng CNTT một cách có hiệu quả và thiết thực trong quá trình Dạy- Học. Để tăng hiệu quả hơn, giáo viên cần vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy và học.
CÀI ĐẶT CHƯƠNG TRÌNH IMINDMAP5
“ Add Your Company Slogan”
Thank You
Cám ơn sự chú ý lắng nghe
của Thầy Cô, cuối lời xin chúc
Thầy Cô dồi dào sức khỏe.
Tiếp theo các thầy cô sẽ được nghe
hướng dẫn sử dụng
phần mềm Imindmap5 để vẽ bản đồ tư duy.
Sau khi nghiên cứu xong, thầy cô sẽ vẽ 1 bản
đồ tư duy theo môn học của mình
Xin trân trọng cảm ơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Vĩnh Thục
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)