CHUYÊN ĐỀ : SINH SẢN CHIM
Chia sẻ bởi Thân Thị Diệp Nga |
Ngày 18/03/2024 |
7
Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ : SINH SẢN CHIM thuộc Sinh học
Nội dung tài liệu:
TẬP TÍNH SINH SẢN CỦA CHIM
IV. SINH SẢN:
1. Sự sai khác đực cái:
Sự sai khác đực cái của chim thường thể hiện khi đã trưởng thành sinh dục. Sự sai khác này có thể là đặc điểm sinh dục cố định (gà, công, uyên ương, .) hay tạm thời (vịt, mòng két, mòng bể và một số loài rẽ ). Và có thể phân biệt bằng các cách:
a. Phân biệt giới tính qua sắc lông:
- Chim bảy màu (Chloebia gouldiae) cũng vậy, bộ lông chim trống lúc nào cũng tươi tắn nổi bật hơn chim mái. Chim mái sắc lông nhạt hơn chỉ trong mùa sinh sản mới tươi lên một chút.
- Rộng hơn ta thấy ở loài chim công, chim trĩ, . bộ lông của chim trống bao giờ cũng đẹp hơn trong khi chim mái thì bộ lông tối ám.
b. Phân biệt giới tính qua hình dáng: Người ta có thể căn cứ vào hình dáng để đoán ra chim trống hay chim mái vì chim trống thường lớn hơn, đầu to, vai rộng, ngực nở lại dài đòn hơn chim mái.
Ví dụ:Hoạ mi, Khướu, Yến phụng, Bồ câu, .
c. Phân biệt giới tính qua tiếng kêu, giọng hót: Đây là phương pháp thường được áp dụng và đáng tin cậy nhất. Có loài chim trống và chim mái giọng khác hẳn nhau nhưng cũng có loài giọng của chim trống và chim mái là như nhau.
* Ở loài chim trống và chim mái có giọng khác nhau: thì việc phân biệt khá dễ dàng.
Ví dụ:- Hoạ mi, con trống hót có bài bản lại luyến lái tài tình trong khi con mái chỉ biết gáy sè sè mà thôi.
- Khướu cũng vậy, chim trống thì hót véo von cả trăm giọng trong khi chim mái chỉ biết kêu "ro. ro".
* Ở loài chim trống và chim mái có giọng như nhau: thì ta phải để tâm tìm hiểu mới có thể phân biệt được chúng.
- Chích choè than (hay Chích choè lửa) trống hót giống như chim mái có điều giọng chim trống rất to và nhiều âm điệu trong khi chim mái hót nhỏgiọng, ít hót và hơi không dài như chim trống.
- Cu gáy trống và mái đều có giọng gáy như nhau chỉ có điều khác làchim trống gáy quanh năm còn chim mái chỉ siêng gáy vào mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, giọng chim mái còn có phần hấp dẫn hơn giọng chim trống nữa.
- Vành khuyên, chim trống và mái đều có tiếng kêu "chép!chép!..." như nhau nhưng nếu lắng tai nghe kĩ ta sẽ thấy chim trống siêng kêu mà tiếng kêu lại gắt, âm cao hơn trong khi đó chim trống âm thấp, hơi trầm.
Đặc biệt chim Sơn ca mái không biết hót trong khi đó chim trống lại hót rất hay.
d. Phân biệt giới tính qua phần mũi chim:
- Yến phụng: Con mái trên mũi có lớp sáp màu trắng (ở chim tơ) và màu trắng ngà (ở chim trưởng thành). Ngược lại, ở con trống trên mũi có lớp sáp màu hồng hay màu xanh biếc.
- Khướu: Ta có thể quan sát chùm lông mọc trên mũi của chúng. Chùm lông đen này chỉ to bằng hột bắp, nhưng nếu lông ngắn chỉ cao độ 1 mm là chim mái. Ngược lại cao vài mm thì là chim trống.
- Riêng Bồ câu và Cu gáy có dạng mũi giống nhau. Ở con trống thớ thịt trên lỗ mũi nở ngang và gồ cao lên khiến gốc mỏ to và chót thịt trên mỏ nhỏ và xẹp. Còn mỏ chim mái nhìn ngang trông suôn đuột từ gốc đến chót mỏ.
e. Phân biệt giới tính qua màu mỏ: Có nhiều giống chim sắc lông và hình dáng trống mái như nhau nhưng quan sát kĩ sẽ thấy màu mỏ của chúng lại có điểm khác nhau: Bạc má, Manh manh, . Có mỏ màu đỏ tươi nhưng ở con trống thì tươi hơn ở con mái.
Thế nhưng cũng có loài mải đến ngày nay các nhà điểu học tài ba trên thế giới vẫn chưa phân biệt được trống mái ra sao đó là con Nhồng (Yểng ).
2. Ghép đôi, khoe mẽ:
Trừ ra một số ít loài: Cun cút, Nhát hoa chim mái chủ động khoe mẽ gù chim trống, đánh nhau để giành chim trống. Còn đa số loài chim con trống khoe mẽ để dẫn dụ con mái bằng nhiều cách khác nhau.
a. Bằng cách phô trương bộ lông:
Những loài chim mà con trống có bộ lông màu sặc sỡ, con mái có bộ lông xỉn: chim Trĩ, chim Công, Gà,. Chim trống thường phô ra những phần đẹp nhất của bộ lông hay mào thịt ở đầu, đám da trần có màu sắc sặc sỡ ở cổ hay ở ngực để hấp dẫn con mái.
- Chim Thiên đường đuôi cong, con trống đậu trên cành cây trước trước mặt con mái ưỡn thẳng người ra, các lông ngực và bụng bè ra tạo thành một tấm hình chữ nhật màu lục nhung mịn, giữa có một dải hẹp có nhiều vạch ngang nhỏ màu xanh. Thỉnh thoảng nó há miệng để khoe lớp màng miệng màu xanh lục thẫm mà chỉ đến mùa sinh sản mới có.
- Đến Nam Phi, có dịp quan sát loài Đà điểu, 1 trong những loài vật am hiểu nghệ thuật tỏ tình. Để duy trì nòi giống nó tìm cách thu hút sự chú ý của con mái bằng cách trình diễn vũ điệu rất đặc biệt với đôi cánh dang rộng và bộ lông dựng ngược để tạo sự chú ý cho con mái. Đôi lúc nó nằm bẹp xuống đất, đầu lắc lư hệt như một con gà tây khổng lồ.
b. Bằng tiếng hót và những âm thanh đặc biệt:
- Cò thì kêu lên những tiếng răng rắc như tiếng cành cây gãy để thể hiện tình yêu.
- Không giống như những loài khác, chim Gõ kiến lại tạo ra các âm thanh máy móc. Thay vì hót nó lại lấy một cành cây khô gõ thử lên mái nhà cho đến khi tìm thấy một điểm tạo ra được âm thanh mà chúng mong muốn, sau đó chúng mới dùng mỏ để gõ lên như một hồi trống cho chim mái để mắt đến.
c. Bằng những động tác đặc biệt:
- Sếu trống khi tán tỉnh sếu mái thường biểu diễn những điệu nhảy tán tỉnh ngoạn mục: cúi đầu, gập thân và nhảy, đôi khi vọt lên cao đến 6 m trong không trung.
- Một số loài chim lại dùng đuôi để giao tiếp. Đuôi được coi là "chứng minh thư" vì khi đến mùa xây tổ, lập gia đình chúng phải nhận biết chính xác đâu là đồng loại để tránh "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Do đó, không phải ngẫu nhiên mà gà trống lại có cái đuôi to sặc sỡ.
- Còn loài Nhạn biển Châu Úc con trống lại khoe chân của mình với con mái. Nếu chân của con trống nào to khoẻ hơn sẽ được con mái chấp nhận.
- Ngỗng khi tìm bạn tình lại có những hành động rất ngộ nghĩnh. Chúng làm ra vẻ như sắp quyết chiến với ai đó bằng cách diễu võ dương oai rất hùng dũng. Nhưng thực ra chẳng có đối thủ nào cả. Chú ta làm thế để gây ấn tượng với một cô nàng nào đó.
- Thời kỳ ve vãn của chim ruồi là một cảnh tượng kỳ lạ. Chim trống biểu diễn nhào lộn đủ kiểu để khoe khoang. Với tốc độ cực nhanh, chim trống sẽ bổ nhào thẳng xuống từ trên cao, băng tới đậu trên bạn tình.
- Uyên ương thì con trống luôn gục đầu với bạn tình, thỉnh thoảng há miệng to hút nước hoặc vươn dài cổ đầu lắc qua lắc lại. Có lúc còn biểu diễn một tư thế đặc biệt: quay đầu ra sau dùng mỏ chạm khẽ vào những cái lông kiếm màu cam ở phía sau.
Nếu chim mái bơi nhanh lên trước thì chim trống sẽ đuổi theo, chúng quấn quít vời nhau. Đôi khi chim trống cong đuôi lên leo lên mình con mái, dùng mỏ ngậm chặt lông đầu con mái thực hiện giao phối.
d. Bằng lễ vật:
- Loài chim cũng có tục tặng quà "cầu hôn". Không phải chỉ có con người mới biết tặng hoa, chim Sáo đá Châu Âu, con trống khi đi xa về phải mang theo một cành hoa đẹp tặng bạn tình.
- Ở chim Pinguin và chim Cánh cụt thì dùng viên sỏi để làm quà tặng cho chim mái. Đây cũng là vật liệu để chúng dùng xây tổ sau này.
Taïi quaàn ñaûo Glapages
( Ecuador) coù loaøi chim coác toû tình raát thuù vò, con troáng phaûi taëng cho con maùi 1 moùn quaø. Ñ eå laøm ñöôïc ñieàu ñoù, con troáng phaûi vöôït qua 1 chaëng ñöôøng daøi treân caùc ñoài nuùi nham thaïch thaäm chí laën caû xuoáng bieån ñeå laáy rong bieån, thöù maø con caùi raát meâ cuõng laø vaät lieäu xaây toå.
3/ Làm tổ
_ Loài chim làm tổ nhằm mục đích bảo vệ chính mình. Tổ chim là nơi chim đẻ trứng, ấp và nuôi con. Tổ chim đảm bảo vi khí hậu thuận lợi nhất cho sự phát triển của chim non và che mắt kẻ thù.
a/ Vị trí xây tổ:
_ Dưới mặt đất:
+ Loài cú hang Châu Mỹ làm tổ dưới đất, chúng đào tổ thành các đường hầm.
+ Chim bói cá, bồng chanh, sả, trẩu lớn, trẩu bé, đào hang hốc đất ở thành bờ ao, bờ sông suối làm tổ nuôi con.
_ Trên mặt đất: Mọi loại chất nền đều được khai thác: băng, sa mạc, bờ sông, hồ nước, bãi cỏ lau sậy.
+ Chim choi choi, te te cựa, ác là, đẻ trứng trên bãi cát có vỏ ốc và cuội.
_ Trên hốc cây, ngọn cây, vách núi đá, khe tường.
b/ Dụng cụ và vật liệu xây tổ:
_ Dụng cụ: ở chính cơ thể chúng. Với hàm trên, hàm dưới, chúng đào bới, đẽo tạc. Với những cú mổ chúng dệt và thêu.
_ Vật liệu: Chúng tận dụng mọi thứ kể cả phân nhưng có thể chia làm:
+ Vật liệu có nguồn gốc thực vật(phần lớn các loài chim): cành cây nhỏ, lá cây, xơ vỏ cây, bông cỏ, lá cỏ, rễ cây, rêu rong, địa y.
+ Vật liệu có nguồn gốc động vật: tơ, mạng nhện, lông, tóc, nước bọt, xương thú, xương đầu chim, xác côn trùng.
Yến mào: dùng nước bọt trộn với rêuYến sào: xây tổ bằng nước bọt nguyên chất và gắn vào vách đá trong hang
Ngoài ra chúng còn dùng cả miếng kính, đá, mảnh vải màu sặc sỡ, nút chai, nắp bút dạ, cúc áo, sợi len màu, sợi kim loại.
c/ Cách xây tổ
_ Cách đơn giản:
+ Gõ kiến mổ cái mỏ nhọn, khoẻ vào thân cây, khoét 1 hốc khá sâu, rồi tha những sợi cỏ, lá khô lót vào.
+ Quạ, diều hâu, ác là,vạc, cò. thường tha những cành cây khô mang về gác lên chạc cây làm tổ
Tổ cò
Tổ vạc
+ Ở đồng ruộng, loài xít chỉ gập cây lúa hay cây cói thành 1 đám dày 15-20cm tuỳ chỗ nước nông hay sâu rồi nằm vào đó để tạo nên dáng tổ.
_ Cách phức tạp:
+ Chim chích đuôi dài dùng mạng nhện hay sợi tơ kén sâu nối các lá cây lại với nhau. Sau đó chúng dùng chân quặp lấy mép 1 lá, còn mỏ cặp vào mép 1 lá khác, rồi kéo 2 mép lá lại với nhau bằng sợi tơ.
Sau đó chim tha nhiều sợi cỏ mềm về lót bên trong. Các sợi cỏ này được quấn lại thành 1 cái phễu nằm gọn trong tổ lá vừa mới được xây đó.
+ Chim thợ lò: dùng cát trộn với phân bò để đắp thành chiếc tổ hình cầu nặng khoảng 4 kg, đặt ngang trên các cành cây trông tựa như quả bưởi. Tổ có cửa 1 bên và phía trong và phía trong có vách lửng ngăn đôi, nửa ngoài thông với cửa là lối ra vào, nhảy qua bức vách vào trong là buồng đẻ trứng.
+ Chim rồng rộc, chim mỏ rộng xanh và 1 số ít loài chim nhỏ khác sống ở vùng nhiệt đới gọi là chim thợ dệt có tài đặc biệt là làm những chiếc tổ treo hình cầu mà cửa vào là 1 đường ống dài đi từ dưới lên hay ở ngang bên cạch tổ. Tổ của nó được đan bằng sợi cỏ hay sợi thực vật khác, quấn vào đầu cành tre, lá cau, lá dừa.
Tổ chim sẻ
_ Một số loài chim dựng tổ thiếu hoặc tu sửa tổ trong suốt thời gian sống trong tổ
+ Mòng biển, nhạn biển, và gà gô có thể bổ sung 1 số vật liệu trong suốt thời kỳ ấp trứng.
+ Vịt biển và những giống vịt khác cứ luôn luôn dứt lông ngực của mình xuống trong suốt thời kỳ đang ấp trứng, sao cho ổ trứng gần nở được phủ 1 lớp dày hơn so với khi trứng mới được đẻ.
+ Đại bàng lông vàng thường làm tổ và sinh đẻ trên những vách núi cheo leo hoặc cây cao cách mặt biển khoảng 1500m trở lên, hình dạng tổ giống như cái bồ thóc lớn có chân cao hơn 2 m. Hằng năm nó kiếm thêm vật liệu mới bổ sung vào tổ cũ, nên tổ càng ngày càng lớn, tổ cao nhất có thể tới 6m, rộng 2m, nặng 1 tấn trở lên.
+ Vẹt Paraket Thầy Tu ở Nam Mỹ làm tổ chung bằng que và cành. Nhiều khi tổ quá to làm gãy cả cành. Mỗi cặp trống, mái có cửa vào riêng biệt. Tổ nọ chồng lên tổ kia tạo thành 1 quần thể lớn trên cây.
_ Một số loài không làm tổ, tận dụng tổ chim khác:
+ Chim đầu rìu, cú phù thuỷ, 1 số loài vẹt tận dụng lại các hốc cây từng là tổ của gõ kiến.
4/ Đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con:
a/ Đẻ trứng
+ Đẻ trứng có hạn định: cu gáy, bồ câu chỉ đẻ 2 trứng, choi choi đẻ 4 trứng.
+ Đẻ trứng không hạn định: gà, vịt.
_ Số lượng trứng đẻ trong 1 lứa của 1 loài cũng thay đổi tuỳ theo lượng thức ăn:
_ Hình dạng và kích thước trứng:
Thông thường trứng có đầu nhỏ, thuôn nhọn để chim mái dễ ấp và trứng không bị lăn khỏi tổ.
+ Chim uria đẻ trứng ở rìa núi rất thấp, trứng hình quả lê để không bị lăn xuống.
Nhưng đối với ngỗng 2 đầu trứng gần như bằng nhau.
_ Màu sắc trứng:
Trứng có nhiều màu sắc và hoa văn phong phú, độc đáo, khác nhau tuỳ từng loài.
Trứng choi choi
Trứng cốc
b/ Ap trứng
_ Ở phần lớn loài chim công việc ấp trứng được cả chim trống và chim mái cùng tham gia như: Đà điểu Châu Phi con trống ấp đêm, con mái ấp ngày. Khi 1 con ấp trứng con kia đi kiếm mồi cho cả 2 con cũng có loài bớt thời gian(bỏ ổ trứng) đi kiếm mồi như chim sẻ.
_ Việc ấp trứng cũng khác nhau tuỳ loài.
_ Có những loài chim kí sinh tổ, chúng không làm tổ và ấp trứng mà đẻ vào tổ chim khác nhờ ấp và nuôi con hộ.
c/ Nuôi con:
_ Tập tính chăm soc chim non ở các loài chim rất khác nhau nhưng đều bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
+ Kiếm mồi nuôi chim non
+ Bảo vệ con non chống kẻ thù ăn mồi
+Dọn vệ sinh tổ
+Che chở con non
- Thời gian nuôi con cũng khác nhau tuỳ loài.
IV. SINH SẢN:
1. Sự sai khác đực cái:
Sự sai khác đực cái của chim thường thể hiện khi đã trưởng thành sinh dục. Sự sai khác này có thể là đặc điểm sinh dục cố định (gà, công, uyên ương, .) hay tạm thời (vịt, mòng két, mòng bể và một số loài rẽ ). Và có thể phân biệt bằng các cách:
a. Phân biệt giới tính qua sắc lông:
- Chim bảy màu (Chloebia gouldiae) cũng vậy, bộ lông chim trống lúc nào cũng tươi tắn nổi bật hơn chim mái. Chim mái sắc lông nhạt hơn chỉ trong mùa sinh sản mới tươi lên một chút.
- Rộng hơn ta thấy ở loài chim công, chim trĩ, . bộ lông của chim trống bao giờ cũng đẹp hơn trong khi chim mái thì bộ lông tối ám.
b. Phân biệt giới tính qua hình dáng: Người ta có thể căn cứ vào hình dáng để đoán ra chim trống hay chim mái vì chim trống thường lớn hơn, đầu to, vai rộng, ngực nở lại dài đòn hơn chim mái.
Ví dụ:Hoạ mi, Khướu, Yến phụng, Bồ câu, .
c. Phân biệt giới tính qua tiếng kêu, giọng hót: Đây là phương pháp thường được áp dụng và đáng tin cậy nhất. Có loài chim trống và chim mái giọng khác hẳn nhau nhưng cũng có loài giọng của chim trống và chim mái là như nhau.
* Ở loài chim trống và chim mái có giọng khác nhau: thì việc phân biệt khá dễ dàng.
Ví dụ:- Hoạ mi, con trống hót có bài bản lại luyến lái tài tình trong khi con mái chỉ biết gáy sè sè mà thôi.
- Khướu cũng vậy, chim trống thì hót véo von cả trăm giọng trong khi chim mái chỉ biết kêu "ro. ro".
* Ở loài chim trống và chim mái có giọng như nhau: thì ta phải để tâm tìm hiểu mới có thể phân biệt được chúng.
- Chích choè than (hay Chích choè lửa) trống hót giống như chim mái có điều giọng chim trống rất to và nhiều âm điệu trong khi chim mái hót nhỏgiọng, ít hót và hơi không dài như chim trống.
- Cu gáy trống và mái đều có giọng gáy như nhau chỉ có điều khác làchim trống gáy quanh năm còn chim mái chỉ siêng gáy vào mùa sinh sản. Trong mùa sinh sản, giọng chim mái còn có phần hấp dẫn hơn giọng chim trống nữa.
- Vành khuyên, chim trống và mái đều có tiếng kêu "chép!chép!..." như nhau nhưng nếu lắng tai nghe kĩ ta sẽ thấy chim trống siêng kêu mà tiếng kêu lại gắt, âm cao hơn trong khi đó chim trống âm thấp, hơi trầm.
Đặc biệt chim Sơn ca mái không biết hót trong khi đó chim trống lại hót rất hay.
d. Phân biệt giới tính qua phần mũi chim:
- Yến phụng: Con mái trên mũi có lớp sáp màu trắng (ở chim tơ) và màu trắng ngà (ở chim trưởng thành). Ngược lại, ở con trống trên mũi có lớp sáp màu hồng hay màu xanh biếc.
- Khướu: Ta có thể quan sát chùm lông mọc trên mũi của chúng. Chùm lông đen này chỉ to bằng hột bắp, nhưng nếu lông ngắn chỉ cao độ 1 mm là chim mái. Ngược lại cao vài mm thì là chim trống.
- Riêng Bồ câu và Cu gáy có dạng mũi giống nhau. Ở con trống thớ thịt trên lỗ mũi nở ngang và gồ cao lên khiến gốc mỏ to và chót thịt trên mỏ nhỏ và xẹp. Còn mỏ chim mái nhìn ngang trông suôn đuột từ gốc đến chót mỏ.
e. Phân biệt giới tính qua màu mỏ: Có nhiều giống chim sắc lông và hình dáng trống mái như nhau nhưng quan sát kĩ sẽ thấy màu mỏ của chúng lại có điểm khác nhau: Bạc má, Manh manh, . Có mỏ màu đỏ tươi nhưng ở con trống thì tươi hơn ở con mái.
Thế nhưng cũng có loài mải đến ngày nay các nhà điểu học tài ba trên thế giới vẫn chưa phân biệt được trống mái ra sao đó là con Nhồng (Yểng ).
2. Ghép đôi, khoe mẽ:
Trừ ra một số ít loài: Cun cút, Nhát hoa chim mái chủ động khoe mẽ gù chim trống, đánh nhau để giành chim trống. Còn đa số loài chim con trống khoe mẽ để dẫn dụ con mái bằng nhiều cách khác nhau.
a. Bằng cách phô trương bộ lông:
Những loài chim mà con trống có bộ lông màu sặc sỡ, con mái có bộ lông xỉn: chim Trĩ, chim Công, Gà,. Chim trống thường phô ra những phần đẹp nhất của bộ lông hay mào thịt ở đầu, đám da trần có màu sắc sặc sỡ ở cổ hay ở ngực để hấp dẫn con mái.
- Chim Thiên đường đuôi cong, con trống đậu trên cành cây trước trước mặt con mái ưỡn thẳng người ra, các lông ngực và bụng bè ra tạo thành một tấm hình chữ nhật màu lục nhung mịn, giữa có một dải hẹp có nhiều vạch ngang nhỏ màu xanh. Thỉnh thoảng nó há miệng để khoe lớp màng miệng màu xanh lục thẫm mà chỉ đến mùa sinh sản mới có.
- Đến Nam Phi, có dịp quan sát loài Đà điểu, 1 trong những loài vật am hiểu nghệ thuật tỏ tình. Để duy trì nòi giống nó tìm cách thu hút sự chú ý của con mái bằng cách trình diễn vũ điệu rất đặc biệt với đôi cánh dang rộng và bộ lông dựng ngược để tạo sự chú ý cho con mái. Đôi lúc nó nằm bẹp xuống đất, đầu lắc lư hệt như một con gà tây khổng lồ.
b. Bằng tiếng hót và những âm thanh đặc biệt:
- Cò thì kêu lên những tiếng răng rắc như tiếng cành cây gãy để thể hiện tình yêu.
- Không giống như những loài khác, chim Gõ kiến lại tạo ra các âm thanh máy móc. Thay vì hót nó lại lấy một cành cây khô gõ thử lên mái nhà cho đến khi tìm thấy một điểm tạo ra được âm thanh mà chúng mong muốn, sau đó chúng mới dùng mỏ để gõ lên như một hồi trống cho chim mái để mắt đến.
c. Bằng những động tác đặc biệt:
- Sếu trống khi tán tỉnh sếu mái thường biểu diễn những điệu nhảy tán tỉnh ngoạn mục: cúi đầu, gập thân và nhảy, đôi khi vọt lên cao đến 6 m trong không trung.
- Một số loài chim lại dùng đuôi để giao tiếp. Đuôi được coi là "chứng minh thư" vì khi đến mùa xây tổ, lập gia đình chúng phải nhận biết chính xác đâu là đồng loại để tránh "râu ông nọ cắm cằm bà kia". Do đó, không phải ngẫu nhiên mà gà trống lại có cái đuôi to sặc sỡ.
- Còn loài Nhạn biển Châu Úc con trống lại khoe chân của mình với con mái. Nếu chân của con trống nào to khoẻ hơn sẽ được con mái chấp nhận.
- Ngỗng khi tìm bạn tình lại có những hành động rất ngộ nghĩnh. Chúng làm ra vẻ như sắp quyết chiến với ai đó bằng cách diễu võ dương oai rất hùng dũng. Nhưng thực ra chẳng có đối thủ nào cả. Chú ta làm thế để gây ấn tượng với một cô nàng nào đó.
- Thời kỳ ve vãn của chim ruồi là một cảnh tượng kỳ lạ. Chim trống biểu diễn nhào lộn đủ kiểu để khoe khoang. Với tốc độ cực nhanh, chim trống sẽ bổ nhào thẳng xuống từ trên cao, băng tới đậu trên bạn tình.
- Uyên ương thì con trống luôn gục đầu với bạn tình, thỉnh thoảng há miệng to hút nước hoặc vươn dài cổ đầu lắc qua lắc lại. Có lúc còn biểu diễn một tư thế đặc biệt: quay đầu ra sau dùng mỏ chạm khẽ vào những cái lông kiếm màu cam ở phía sau.
Nếu chim mái bơi nhanh lên trước thì chim trống sẽ đuổi theo, chúng quấn quít vời nhau. Đôi khi chim trống cong đuôi lên leo lên mình con mái, dùng mỏ ngậm chặt lông đầu con mái thực hiện giao phối.
d. Bằng lễ vật:
- Loài chim cũng có tục tặng quà "cầu hôn". Không phải chỉ có con người mới biết tặng hoa, chim Sáo đá Châu Âu, con trống khi đi xa về phải mang theo một cành hoa đẹp tặng bạn tình.
- Ở chim Pinguin và chim Cánh cụt thì dùng viên sỏi để làm quà tặng cho chim mái. Đây cũng là vật liệu để chúng dùng xây tổ sau này.
Taïi quaàn ñaûo Glapages
( Ecuador) coù loaøi chim coác toû tình raát thuù vò, con troáng phaûi taëng cho con maùi 1 moùn quaø. Ñ eå laøm ñöôïc ñieàu ñoù, con troáng phaûi vöôït qua 1 chaëng ñöôøng daøi treân caùc ñoài nuùi nham thaïch thaäm chí laën caû xuoáng bieån ñeå laáy rong bieån, thöù maø con caùi raát meâ cuõng laø vaät lieäu xaây toå.
3/ Làm tổ
_ Loài chim làm tổ nhằm mục đích bảo vệ chính mình. Tổ chim là nơi chim đẻ trứng, ấp và nuôi con. Tổ chim đảm bảo vi khí hậu thuận lợi nhất cho sự phát triển của chim non và che mắt kẻ thù.
a/ Vị trí xây tổ:
_ Dưới mặt đất:
+ Loài cú hang Châu Mỹ làm tổ dưới đất, chúng đào tổ thành các đường hầm.
+ Chim bói cá, bồng chanh, sả, trẩu lớn, trẩu bé, đào hang hốc đất ở thành bờ ao, bờ sông suối làm tổ nuôi con.
_ Trên mặt đất: Mọi loại chất nền đều được khai thác: băng, sa mạc, bờ sông, hồ nước, bãi cỏ lau sậy.
+ Chim choi choi, te te cựa, ác là, đẻ trứng trên bãi cát có vỏ ốc và cuội.
_ Trên hốc cây, ngọn cây, vách núi đá, khe tường.
b/ Dụng cụ và vật liệu xây tổ:
_ Dụng cụ: ở chính cơ thể chúng. Với hàm trên, hàm dưới, chúng đào bới, đẽo tạc. Với những cú mổ chúng dệt và thêu.
_ Vật liệu: Chúng tận dụng mọi thứ kể cả phân nhưng có thể chia làm:
+ Vật liệu có nguồn gốc thực vật(phần lớn các loài chim): cành cây nhỏ, lá cây, xơ vỏ cây, bông cỏ, lá cỏ, rễ cây, rêu rong, địa y.
+ Vật liệu có nguồn gốc động vật: tơ, mạng nhện, lông, tóc, nước bọt, xương thú, xương đầu chim, xác côn trùng.
Yến mào: dùng nước bọt trộn với rêuYến sào: xây tổ bằng nước bọt nguyên chất và gắn vào vách đá trong hang
Ngoài ra chúng còn dùng cả miếng kính, đá, mảnh vải màu sặc sỡ, nút chai, nắp bút dạ, cúc áo, sợi len màu, sợi kim loại.
c/ Cách xây tổ
_ Cách đơn giản:
+ Gõ kiến mổ cái mỏ nhọn, khoẻ vào thân cây, khoét 1 hốc khá sâu, rồi tha những sợi cỏ, lá khô lót vào.
+ Quạ, diều hâu, ác là,vạc, cò. thường tha những cành cây khô mang về gác lên chạc cây làm tổ
Tổ cò
Tổ vạc
+ Ở đồng ruộng, loài xít chỉ gập cây lúa hay cây cói thành 1 đám dày 15-20cm tuỳ chỗ nước nông hay sâu rồi nằm vào đó để tạo nên dáng tổ.
_ Cách phức tạp:
+ Chim chích đuôi dài dùng mạng nhện hay sợi tơ kén sâu nối các lá cây lại với nhau. Sau đó chúng dùng chân quặp lấy mép 1 lá, còn mỏ cặp vào mép 1 lá khác, rồi kéo 2 mép lá lại với nhau bằng sợi tơ.
Sau đó chim tha nhiều sợi cỏ mềm về lót bên trong. Các sợi cỏ này được quấn lại thành 1 cái phễu nằm gọn trong tổ lá vừa mới được xây đó.
+ Chim thợ lò: dùng cát trộn với phân bò để đắp thành chiếc tổ hình cầu nặng khoảng 4 kg, đặt ngang trên các cành cây trông tựa như quả bưởi. Tổ có cửa 1 bên và phía trong và phía trong có vách lửng ngăn đôi, nửa ngoài thông với cửa là lối ra vào, nhảy qua bức vách vào trong là buồng đẻ trứng.
+ Chim rồng rộc, chim mỏ rộng xanh và 1 số ít loài chim nhỏ khác sống ở vùng nhiệt đới gọi là chim thợ dệt có tài đặc biệt là làm những chiếc tổ treo hình cầu mà cửa vào là 1 đường ống dài đi từ dưới lên hay ở ngang bên cạch tổ. Tổ của nó được đan bằng sợi cỏ hay sợi thực vật khác, quấn vào đầu cành tre, lá cau, lá dừa.
Tổ chim sẻ
_ Một số loài chim dựng tổ thiếu hoặc tu sửa tổ trong suốt thời gian sống trong tổ
+ Mòng biển, nhạn biển, và gà gô có thể bổ sung 1 số vật liệu trong suốt thời kỳ ấp trứng.
+ Vịt biển và những giống vịt khác cứ luôn luôn dứt lông ngực của mình xuống trong suốt thời kỳ đang ấp trứng, sao cho ổ trứng gần nở được phủ 1 lớp dày hơn so với khi trứng mới được đẻ.
+ Đại bàng lông vàng thường làm tổ và sinh đẻ trên những vách núi cheo leo hoặc cây cao cách mặt biển khoảng 1500m trở lên, hình dạng tổ giống như cái bồ thóc lớn có chân cao hơn 2 m. Hằng năm nó kiếm thêm vật liệu mới bổ sung vào tổ cũ, nên tổ càng ngày càng lớn, tổ cao nhất có thể tới 6m, rộng 2m, nặng 1 tấn trở lên.
+ Vẹt Paraket Thầy Tu ở Nam Mỹ làm tổ chung bằng que và cành. Nhiều khi tổ quá to làm gãy cả cành. Mỗi cặp trống, mái có cửa vào riêng biệt. Tổ nọ chồng lên tổ kia tạo thành 1 quần thể lớn trên cây.
_ Một số loài không làm tổ, tận dụng tổ chim khác:
+ Chim đầu rìu, cú phù thuỷ, 1 số loài vẹt tận dụng lại các hốc cây từng là tổ của gõ kiến.
4/ Đẻ trứng, ấp trứng và nuôi con:
a/ Đẻ trứng
+ Đẻ trứng có hạn định: cu gáy, bồ câu chỉ đẻ 2 trứng, choi choi đẻ 4 trứng.
+ Đẻ trứng không hạn định: gà, vịt.
_ Số lượng trứng đẻ trong 1 lứa của 1 loài cũng thay đổi tuỳ theo lượng thức ăn:
_ Hình dạng và kích thước trứng:
Thông thường trứng có đầu nhỏ, thuôn nhọn để chim mái dễ ấp và trứng không bị lăn khỏi tổ.
+ Chim uria đẻ trứng ở rìa núi rất thấp, trứng hình quả lê để không bị lăn xuống.
Nhưng đối với ngỗng 2 đầu trứng gần như bằng nhau.
_ Màu sắc trứng:
Trứng có nhiều màu sắc và hoa văn phong phú, độc đáo, khác nhau tuỳ từng loài.
Trứng choi choi
Trứng cốc
b/ Ap trứng
_ Ở phần lớn loài chim công việc ấp trứng được cả chim trống và chim mái cùng tham gia như: Đà điểu Châu Phi con trống ấp đêm, con mái ấp ngày. Khi 1 con ấp trứng con kia đi kiếm mồi cho cả 2 con cũng có loài bớt thời gian(bỏ ổ trứng) đi kiếm mồi như chim sẻ.
_ Việc ấp trứng cũng khác nhau tuỳ loài.
_ Có những loài chim kí sinh tổ, chúng không làm tổ và ấp trứng mà đẻ vào tổ chim khác nhờ ấp và nuôi con hộ.
c/ Nuôi con:
_ Tập tính chăm soc chim non ở các loài chim rất khác nhau nhưng đều bao gồm các hoạt động chủ yếu sau:
+ Kiếm mồi nuôi chim non
+ Bảo vệ con non chống kẻ thù ăn mồi
+Dọn vệ sinh tổ
+Che chở con non
- Thời gian nuôi con cũng khác nhau tuỳ loài.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Thân Thị Diệp Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)