Chuyen de sinh 9
Chia sẻ bởi Trịnh Hồng Hiển |
Ngày 24/10/2018 |
49
Chia sẻ tài liệu: Chuyen de sinh 9 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
Phần I. Đặt vấn đề.
Căn cứ vào thực tế phân phối chương trình: Số tiết bài tập trong phân phối chương trình sinh 9 rất ít, học sinh ít được luyện tập do vậy mà kỹ năng làm bài tập của học sinh rất hạn chế. Hơn nữa để làm được bài tập học sinh phải áp dụng các công thức mà các công thức này không cho sẵn học sinh phải tự khái quát từ lí thuyết nên rất khó khăn cho học sinh.
Đối với chương trình sinh 9 do kiến thức mang tính trìu tượng lượng bài tập khá lớn việc nắm được phương pháp giải chung để áp dụng cho tất cả các bài tập là vô cùng cần thiết cho tất cả các giáo viên dạy môn học này.
Trong những năm gần đây việc thi chọn học sinh giỏi các cấp ở môn Sinh học 9 thường có yêu cầu giải nhiều bài toán sinh trong đề thi hơn, mặt khác đối với môn Sinh học 9 có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau, nên việc nắm được các phương pháp giải bài tập là rất cần thiết đối với các em học sinh tham gia dự thi.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã viết chuyên đề “Hướng dẫn giải bài tập phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào” Môn Sinh học 9 với sự cố gắng sưu tầm và tìm tòi học hỏi.
Phần II. Nội dung
A. Cơ sở lí thuyết
I. Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể:
a - Tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể:
* Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể:
- Đặc trưng về số lượng: ở những loài sinh sản hữu tính trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp đồng dạng trong đó một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ, ký hiệu 2n. Ví dụ : ở người 2n = 46, gà 2n = 78, ngô 2n = 20...
Trong tế bào sinh dục (giao tử) bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa đó là bộ nhiễm sắc thể đơn bội, ký hiệu là n. Ví dụ : ở người n = 23, gà n = 39, ngô n = 10...
- Đặc trưng về hình thái: Mỗi loài sinh vật có hình thái, cấu trúc nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. Ví dụ : ở ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, đồng dạng ở con cái (XX), không đồng dạng con đực (XY).
- Nhiễm sắc thể còn đặc trưng về cách sắp xếp.
* Tính ổn định:
- Bộ nhiễm sắc thể được ổn định qua thế hệ cơ thể đối với loài sinh sản vô tính là nhờ cơ chế nguyên phân. Còn đối với loài sinh sản hữu tính là sự kết hợp của ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Cần lưu ý rằng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào không phản ánh trình độ tiến hoá của loài, quan trọng là hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
b) Hình thái của nhiễm sắc thể:
- Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và được duy trì liên tục qua các thế hệ
Căn cứ vào thực tế phân phối chương trình: Số tiết bài tập trong phân phối chương trình sinh 9 rất ít, học sinh ít được luyện tập do vậy mà kỹ năng làm bài tập của học sinh rất hạn chế. Hơn nữa để làm được bài tập học sinh phải áp dụng các công thức mà các công thức này không cho sẵn học sinh phải tự khái quát từ lí thuyết nên rất khó khăn cho học sinh.
Đối với chương trình sinh 9 do kiến thức mang tính trìu tượng lượng bài tập khá lớn việc nắm được phương pháp giải chung để áp dụng cho tất cả các bài tập là vô cùng cần thiết cho tất cả các giáo viên dạy môn học này.
Trong những năm gần đây việc thi chọn học sinh giỏi các cấp ở môn Sinh học 9 thường có yêu cầu giải nhiều bài toán sinh trong đề thi hơn, mặt khác đối với môn Sinh học 9 có rất nhiều các dạng bài tập khác nhau, nên việc nắm được các phương pháp giải bài tập là rất cần thiết đối với các em học sinh tham gia dự thi.
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã viết chuyên đề “Hướng dẫn giải bài tập phần cơ sở vật chất và cơ chế di truyền ở cấp độ tế bào” Môn Sinh học 9 với sự cố gắng sưu tầm và tìm tòi học hỏi.
Phần II. Nội dung
A. Cơ sở lí thuyết
I. Cấu trúc và chức năng của nhiễm sắc thể:
a - Tính đặc trưng và ổn định của bộ nhiễm sắc thể:
* Tính đặc trưng của nhiễm sắc thể:
- Đặc trưng về số lượng: ở những loài sinh sản hữu tính trong tế bào sinh dưỡng nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp đồng dạng trong đó một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ bố, một nhiễm sắc thể có nguồn gốc từ mẹ, ký hiệu 2n. Ví dụ : ở người 2n = 46, gà 2n = 78, ngô 2n = 20...
Trong tế bào sinh dục (giao tử) bộ nhiễm sắc thể giảm đi một nửa đó là bộ nhiễm sắc thể đơn bội, ký hiệu là n. Ví dụ : ở người n = 23, gà n = 39, ngô n = 10...
- Đặc trưng về hình thái: Mỗi loài sinh vật có hình thái, cấu trúc nhiễm sắc thể đặc trưng cho loài. Ví dụ : ở ruồi giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể trong đó có 2 cặp hình chữ V, 1 cặp hình hạt và 1 cặp nhiễm sắc thể giới tính, đồng dạng ở con cái (XX), không đồng dạng con đực (XY).
- Nhiễm sắc thể còn đặc trưng về cách sắp xếp.
* Tính ổn định:
- Bộ nhiễm sắc thể được ổn định qua thế hệ cơ thể đối với loài sinh sản vô tính là nhờ cơ chế nguyên phân. Còn đối với loài sinh sản hữu tính là sự kết hợp của ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.
- Cần lưu ý rằng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào không phản ánh trình độ tiến hoá của loài, quan trọng là hình thái và cấu trúc của nhiễm sắc thể.
b) Hình thái của nhiễm sắc thể:
- Mỗi nhiễm sắc thể giữ vững cấu trúc riêng biệt của nó và được duy trì liên tục qua các thế hệ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trịnh Hồng Hiển
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)