Chuyên đề phương pháp dạy học môn chính trị trong trường TCCN
Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam |
Ngày 18/03/2024 |
11
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề phương pháp dạy học môn chính trị trong trường TCCN thuộc Giáo dục công dân
Nội dung tài liệu:
I. THỐNG KÊ KẾT QUẢ MÔN CHÍNH TRỊ TỪ NĂM 2007 ĐẾN NĂM 2010
Đối tượng bắt buộc học môn chính trị: học sinh TCCN
Trong khi đó đầu vào của trường TCCN: Tốt nghiệp PTTH, đã học xong lớp 12 (rớt tốt nghiệp PTTH).
Điều kiện học tập ở trường ta không ngừng phát triển từ Thư viện (tài liệu phong phú) đến áp dụng công nghệ thông tin (qua mạng).
Vậy có phải chăng là ý thức tự giác học tập của học sinh chưa cao, chưa chuyên cần tìm tòi học hỏi dẫn đến kỹ năng phát triển chưa sâu.
CỤ THỂ SỐ LIỆU THỐNG KÊ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH QUA CÁC NĂM NHƯ SAU
1.Kết quả hết học phần môn chính trị từ năm học 2007 đến năm 2010
Năm học
Xếp loại (%)
Ghi chú
Xuất sắc
Giỏi
Khá
TB-Khá
TB
Yếu
2007-2008
0
17
41
40
0
2
2008-2009
0
10
18
12
50
10
2009-2010
0
30
35
15
19
1
2. Kết quả thi tốt nghiệp môn chính trị từ năm 2007 đến năm 2010
Năm học
Xếp loại (%)
Ghi chú
Xuất sắc
Giỏi
Khá
TB-Khá
TB
Rớt TN
2007-2008
20
37
12
22
8
1
2008-2009
11
16
18
9
36
10
2009-2010
15
14
17
10
39
5
II. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ
1. Hình thành biểu tượng "cái tôi” có tính hệ thống
Hoạt động tư duy của thanh niên rất tích cực và có tính độc lập tư duy lý luận phát triển mạnh. Thanh niên có khả năng và rất ưa thích khái quát các vấn đề.
Họ có xu hướng đánh giá cao các bạn thông minh và những thầy cô có phương pháp giảng dạy tích cực, tôn trọng những suy nghĩ độc lập của học sinh, phê phán sự gò ép, máy móc trong phương pháp sư phạm.
Ý thức được các mối quan hệ giữa các thuộc tính tâm lý và các phẩm chất nhân cách, có khả năng tạo được một hình ảnh “cái tôi" trọn vẹn và đầy đủ hơn để từ đó xây dựng các mối quan hệ với người khác và với chính mình.
Các đặc điểm nhân cách như ý chí, tình cảm, trí tuệ, năng lực, mục đích sống... ngày càng có ý nghĩa, tạo nên một hình ảnh "cái tôi” có chiều sâu, có hệ thống, chính xác và sống động hơn. => Khả năng lựa chọn ,con đường tiếp theo, đặt ra vấn đề tự khẳng định và tìm kiếm vị trí cho riêng mình trong cuộc sống chung
2. Nảy sinh cảm nhận về "tính chất người lớn" của bản thân.
Các em có cảm nhận rõ rệt rằng mình đã lớn hay mình cũng gần giống người lớn, sắp trở thành người lớn. Họ hướng tới các giá trị của người lớn, so sánh mình với người lớn, mong muốn được tự lập, tự chủ trong giải quyết các vấn đề của riêng họ.
Từ nhận thức đó ở thanh niên nam (nữ) dần dần hình thành những nhu cầu, động cơ, định hướng giá trị, các quan hệ và các kiểu loại hành vi đặc trưng cho mỗi gia đình.
3. Hình thành thế giới quan
Thấy được các mối liên hệ giữa các trí thức khác nhau, giữa các thành phần của thế giới. Nhờ đó thanh niên bắt đầu biết liên kết các tri thức riêng lẻ lại với nhau để tạo nên một biểu tượng chung về thế giới cho riêng mình
Nhu cầu tìm kiếm một chỗ đứng cho riêng mình trong xã hội, tìm kiếm một hướng đi, một nghề nghiệp, một dự định cho cuộc sống của họ.
Thường trăn trở với các câu hỏi về ý nghĩa và mục đích cuộc sống, về cách xây dựng một kế hoạch sống có hiệu quả, về việc lựa chọn nghề nghiệp cho phù hợp và có ý nghĩa...
Niềm tin, đạo đức đã bắt đầu hình thành. Sự hình thành niềm tin đạo đức biến thanh niên từ chỗ là người chấp nhận, phục tùng các chuẩn mực đạo đức trở thành chủ thể tích cực của chúng.
III. BẢN CHẤT MÔN CHÍNH TRỊ
1. Đặc điểm
Là một môn khoa học xã hội và nhân văn, môn học chính trị có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, môn chính trị được xây dựng trên nên tảng thế giới quan và phương pháp luận, lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh. Do vậy, nó có sứ mệnh lịch sử là vạch ra cơ sở khoa học cho việc hình thành thế giới quan và nhân sinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)