Chuyên đề phát huy tính tích cưc HS lớp 12
Chia sẻ bởi Trương Nga |
Ngày 27/04/2019 |
61
Chia sẻ tài liệu: chuyên đề phát huy tính tích cưc HS lớp 12 thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài.
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
Vấn đề này cũng đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khoá VII (1.1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12.1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục 2005, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14, 2]
Cho đến nay trong lí luận cũng như thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò to lớn của người học, bởi suy cho cùng kết quả thu lượm kiến thức khoa học của học sinh càng cao bao nhiêu, càng bền vững bao nhiêu thì chất lượng dạy học tốt bấy nhiêu. Song thực tế cho thấy việc dạy học ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng dạy học còn thấp, việc dạy học theo cách thức truyền thống còn phổ biến, hiện tượng “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức vẫn còn tồn tại nhiều nơi.
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn.
Vậy thế nào là phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng, làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thông qua từng khóa học, chương, bài học cụ thể….đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử phần Chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954”, SGK Lịch sử 12 THPT (chương trình chuẩn) với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn và bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Tài liệu nước ngoài.
N.G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973, đã nêu lên yêu cầu học tập lịch sử đối với học sinh “học tập lịch sử không phải chỉ chờ vào trí nhớ mà còn phải dựa vào tư duy logic và sự phán đoán” [5, 22]. Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử.
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973 đã đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với sách giáo khoa, phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập, ôn tập... đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
I.F.Kharlamốp trong công trình “Phát triển tính tích cực của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục, 1978 đã khẳng định dạy học là một quá trình lĩnh hội một cách vững chắc kiến thức của học sinh, song việc nhận thức của học sinh không phải là do giáo viên hình thành mà là quá trình tự lĩnh hội kiến thức, học sinh chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân giành được bằng lao động của chính mình. Từ đó, ông đưa ra yêu cầu về quá trình học tập tích cực của học sinh.
A.A.Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học
1. Lí do chọn đề tài.
Vấn đề phát huy tính tích cực học tập của học sinh đã được đặt ra trong ngành giáo dục nước ta từ những năm 60 của thế kỉ XX. Trong cuộc cải cách giáo dục lần 2, năm 1980, phát huy tính tích cực đã là một trong các phương hướng cải cách, nhằm đào tạo những người lao động sáng tạo, làm chủ đất nước.
Vấn đề này cũng đã được xác định trong Nghị quyết TW 4 khoá VII (1.1993), Nghị quyết TW 2 khoá VIII (12.1996) và được thể chế hoá trong Luật Giáo dục 2005, điều 28 đã ghi: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”. [14, 2]
Cho đến nay trong lí luận cũng như thực tiễn, không ai phủ nhận vai trò to lớn của người học, bởi suy cho cùng kết quả thu lượm kiến thức khoa học của học sinh càng cao bao nhiêu, càng bền vững bao nhiêu thì chất lượng dạy học tốt bấy nhiêu. Song thực tế cho thấy việc dạy học ở trường phổ thông vẫn còn nhiều điều đáng lo ngại, chất lượng dạy học còn thấp, việc dạy học theo cách thức truyền thống còn phổ biến, hiện tượng “thầy đọc, trò chép”, nhồi nhét kiến thức vẫn còn tồn tại nhiều nơi.
Mặc dù phương pháp dạy học nói chung, dạy học lịch sử nói riêng đã được chú trọng đổi mới, cải tiến nhiều, tuy nhiên nhìn chung phương pháp dạy học lịch sử vẫn chưa theo kịp các cải tiến về nội dung, chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo. Có thể nói phương pháp dạy học lịch sử còn có phần bảo thủ, thực dụng. Sự lạc hậu về phương pháp dạy học là một trong những trở ngại của việc nâng cao chất lượng giáo dục bộ môn. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng này là do giáo viên chưa nhận thức đúng đắn, sâu sắc vai trò, vị trí của phương pháp dạy học, chưa tiếp nhận những cơ sở khoa học, lí luận về phương pháp dạy học mà còn tiến hành giảng dạy theo kinh nghiệm chủ nghĩa, đặc biệt chưa chú trọng phát huy tính tích cực của học sinh.
Yêu cầu thực tiễn đặt ra là cần phải đổi mới phương pháp dạy học lịch sử theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học bộ môn.
Vậy thế nào là phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, trong dạy học lịch sử nói riêng, làm thế nào để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử thông qua từng khóa học, chương, bài học cụ thể….đó chính là lí do chúng tôi lựa chọn đề tài Một số biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử phần Chương III “Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1954”, SGK Lịch sử 12 THPT (chương trình chuẩn) với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng bộ môn và bước đầu tập dượt nghiên cứu khoa học.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Tài liệu nước ngoài.
N.G. Đairi, trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào”, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973, đã nêu lên yêu cầu học tập lịch sử đối với học sinh “học tập lịch sử không phải chỉ chờ vào trí nhớ mà còn phải dựa vào tư duy logic và sự phán đoán” [5, 22]. Từ đó, ông đề xuất một số biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy và học lịch sử.
T.A.Ilina trong cuốn “Giáo dục học” tập II, NXB Giáo dục, Hà Nội 1973 đã đưa ra một số biện pháp sư phạm như: phương pháp làm việc với sách giáo khoa, phương pháp học tập ở phòng thí nghiệm, phương pháp luyện tập, ôn tập... đặc biệt là phương pháp phát huy tính tích cực học tập của học sinh.
I.F.Kharlamốp trong công trình “Phát triển tính tích cực của học sinh như thế nào”, NXB Giáo dục, 1978 đã khẳng định dạy học là một quá trình lĩnh hội một cách vững chắc kiến thức của học sinh, song việc nhận thức của học sinh không phải là do giáo viên hình thành mà là quá trình tự lĩnh hội kiến thức, học sinh chỉ thực sự nắm vững cái mà chính bản thân giành được bằng lao động của chính mình. Từ đó, ông đưa ra yêu cầu về quá trình học tập tích cực của học sinh.
A.A.Vaghin trong cuốn “Phương pháp dạy học
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Nga
Dung lượng: |
Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)