Chuyen de on tap hinh hoc 8

Chia sẻ bởi Đoàn Anh Báu | Ngày 02/05/2019 | 41

Chia sẻ tài liệu: chuyen de on tap hinh hoc 8 thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG
TRONG TIẾT ÔN TẬP HÌNH HỌC 8
I . ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình dạy - học, để giúp học sinh phát huy tính tích cực tự giác, chủ động, tìm tòi sáng tạo, hứng thú trong học tập, có ý thức trách nhiệm về kết quả học tập của mình. Người giáo viên cần lựa chọn cách hướng dẫn, phương pháp tổ chức dạy - học phù hợp với đối tượng học sinh đó là điều quan trọng nhất.
Toán học được xem là một trong những môn học phát triển tư duy cho các em, nhất là môn hình học. Nhưng ngược lại khi tìm hiểu ở các em chúng tôi được biết, đa số các em lại rất sợ học môn hình học, không hệ thống được kiến thức hoặc không phát huy được kiến thức hình học sẵn có ở bản thân các em vào việc chứng minh các bài toán hình học, cũng như dự đoán tìm lời giải cho các bài toán quỹ tích.
Trong một tiết học nhất là tiết ôn tập, các kiến thức, kỹ năng, thái độ không chỉ được hình thành ở cá nhân mà còn được hình thành qua các hình thức hợp tác giữa các cá nhân. Thông qua quá trình nghiên cứu, hợp tác, từ đó ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, được điều chỉnh hay bác bỏ, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân, của nhóm và cả lớp, qua đó người học được đáp ứng nhu cầu về kiến thức.
II.THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA CHUYÊN ĐỀ
1.Thuận lợi:
Trường THCS Sông Nhạn là một trường công lập ở một xã vùng sâu. Được sự quan tâm chỉ đạo của PGD huyện, BGH nhà trường và hội cha mẹ học sinh, và trên hết là tinh thần học tập giúp đỡ lẫn nhau của các đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường.
2. Khó khăn :
Tuy nhiên hơn 50% số học sinh của lớp là con em nhà ở cách khá xa trường, hoàn cảnh kinh tế của các gia đình chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trình độ văn hóa và hiểu biết của phụ huynh tương đối thấp. Từ đó dẫn đến trình độ của các học sinh trong lớp không đồng đều, chất lượng giảng dạy ở các khối lớp không đồng đều nên đã gây không ít khó khăn trong quá trình giảng dạy.
Sau khi thống kê ở vài lớp toán 8 chúng tôi nhận thấy có hơn 60% các em không biết giải toán hình học dạng chứng minh, gần 50% học sinh đánh sai phần trắc nghiệm đúng sai và điền vào chỗ trống.
Do những khó khăn nêu trên, sau vài năm giảng dạy toán 8, chúng tôi đã rút ra một số phương pháp tổ chức học sinh hoạt động trong tiết ôn tập hình học 8.
III. NỘI DUNG:
1 . Cơ sở lý luận:
Phương pháp dạy học tích cực là phương pháp giáo dục theo hướng pháp huy tính tích cựa chủ động của học sinh, là cách dạy - học hướng tới việc chủ động của học sinh dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Phương pháp dạy học tích cực không chỉ là biện pháp nâng cao hiểu quả giáo dục mà còn là mục tiêu dạy học. Phương pháp này đòi hỏi sự cố gắn về trí tuệ và nghị lực của học sinh trong việc dành lấy tri thức.
2 . Phương pháp tổ chức hoạt động trong tiết ôn tập toán:
Tuỳ theo mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà ta còn có thể đưa ra các hình thức khác nhau.
Tùy vào mức độ, dung lượng công việc, đối tượng học sinh và số học sinh trong lớp mà giáo viên cho các em hoạt động cá nhân, nhóm hai hoặc ba học sinh, hay nhóm một bàn, nhóm hai bàn.
Sau đây là một số phương pháp tổ chức học sinh hoạt động tích cực trong tiết ôn tập hình học 8.
)Cuûng coá kieán thöùc thoâng qua baøi taäp traéc nghieäm.
Trong tiết ôn tập thường tôi chia ra làm hai phần: Lý thuyết và bài tập. Phần lý thuyến thì tôi đã cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi ôn tập ở nhà. Giáo viên củng cố lại thông qua bài tập trắc nghiệm chuẩn bị sẵn trên phim trong hoặc trên bảng phụ, hoặc bằng phiếu học tập. Củng cố kiến thức bằng bài tập trắc nghiệm giúp học sinh khẳng định kiến thức và chính xác hoá kiến thức.
Ví dụ 1:
Đánh dấu gạch chéo (X) vào cột Đúng, Sai cho thích hợp:
STT Mệnh đề Đúng Sai
1 Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân
2 Hình thang có hai canh bên song song là hình bình hành
3 Tứ giác có hai cạnh đối song song là hình bình hành
4 Tứ giác vừa là hình chữ nhật vừa là hình thoi là hình vuông
5 Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau và bằng nhau là hình vuông
6 Tam giác đều là hình có tâm đối xứng
7 Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật
8 Hai đường chéo của hình bình hành bằng nhau và cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường
Cho học sinh hoạt động nhóm đôi và giáo viên gọi học sinh đứng tại chổ trả lời.Sau đó cho học sinh cả lớp nhận xét ,giáo viên vẽ hình minh họa ứng với các mệnh đề sai chỉ cho học sinh các sai lầm thường mắc phải.
Ví dụ 2:
Cho học sinh thực hiện trên phiếu học tập
Điền vào chỗ trống (....)
Trong các tứ giác đã học tứ giác nào có:
1/ Các cạnh đối song song với nhau:
2/ Hai đường chéo vuông góc:
3/ Hai đường chéo vuông góc và bằng nhau:
4/ Hai đường chéo bằng nhau:
5/ Đường chéo là các đường phân giác của các góc:
6/ Hai đường chéo là trục đối xứng:
7/ Có tâm đối xứng mà không có trục đối xứng:
8/ Có trục đối xứng mà không có tâm đối xứng:
9/ Vừa có trục đối xứng, vừa có tâm đối xứng:
10/ Có bốn trục đối xứng:
Giáo viên thu phiếu học tập và yêu cầu học sinh đứng tại chỗ trình bày.Giáo viên chính xác lại kiến thức .
Ví dụ 3:
(Ôn tập, hệ thống hoá các kiến thức của chương I hình học 8)
GV yêu cầu học sinh điền vào những chỗ còn thiếu ở bảng dưới đây:
HS có thể trình bày miệng theo yêu cầu của GV, hoặc lên điền vào bảng phụ sau khi thảo luận trong vài phút.
Hình Định nghĩa Tính chất về góc Tính chất hai đường chéo Đối xứng tâm Đối xứng trục
Tứ giác
......
......
......
......
......
Hình thang
......
......
......
......
......
Tứ giác có 4
Góc vuông
......
......
......
......
Hình thoi
......
...... Hai đừơng
chéo vuông góc tại trung điểm mỗi đường và ..
......
......
Hình vuông
......
......
......
......
......
Hình thang cân
......
......
......
......
......
Ví dụ 4:
Cho hình vẽ:
Điền vào chỗ trống (....)
a/ Tập hợp các hình chữ nhật là tập hợp con của tập hợp các hình:
b/ Tập hợp các hình thoi là tập hợp con của tập hợp các hình:
c/ Giao của tập hợp các hình chữ nhật và tập hợp các hình thoi là tập hợp:
d/ Tập hợp các hình vuông là tập hợp con của tập hợp các hình :.................................... ...................
Giáo viên cho học sinh thảo luận để điền vào chỗ trống.
Ví dụ 5:
Cho học sinh xem "sơ đồ nhận biết tứ giác" đã chuẩn bị sẵn , thảo luận theo nhóm ,mỗi nhóm hai bàn trong 5 phút
Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh điền theo chiều mũi tên, dấu hiệu nhận biết hình ở cuối mũi tên.
)Phöông phaùp toå chöùc hoaït ñoäng trong phaàn baøi taäp oân taäp.
Tuỳ vào mức độ, dung lượng bài tập, đối tượng HS trong lớp mà GV chia bài tập theo từng cấp độ, các em có thể hoạt động cá nhân, nhóm hai hoặc ba học sinh, hay nhóm một bàn, nhóm hai bàn, để phân tích tìm tòi lời giải dưới sự hướng dẫn của GV.
(i). Cấp độ 1: Dạng bài tập vận dụng kiến thức, dễ chứng minh, không đòi hỏi suy luận cao.
Ví dụ 6:
Cho hình bình hành ABCD,gọi M, N lần lượt là trung điểm của AD và BC.
a/ Chứng minh rằng: MABN là hình bình hành.
b/ Gọi O là trung điểm của AC. Chứng minh rằng: M,O,N thẳng hàng.
Sau khi giáo viên củng cố lại kiến thức bằng hình thức trắc nghiệm rồi tham khảo nếu cả lớp có khoảng 75 - 80% học sinh có thể thực hiện được thì cho 1 học sinh lên bảng giải, ở dưới lớp tổ chức hoạt động cá nhân. Sau đó học sinh khác nhận xét và sửa chữa bổ sung(nếu sai).
(ii) .Cấp độ 2: Dạng bài tập vận dụng kiến thức và suy luận
Ví dụ 7:
Cho ABC, AM là trung tuyến. Qua M kẻ MN song song AC (NAB). ME song song AB (EAC)
a/ Chứng minh rằng: AEMN là hình bình hành
b/ ABC thoả mãn điều kiện gì thì tứ giác AEMN là hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông?
Đối với bài này giả sử khoảng 79 - 80% học sinh của cả lớp thực hiện được câu a, giáo viên cho 1 học sinh lên bảng, ở dưới lớp hoạt động cá nhân sau đó sửa bài tập lên bảng (nếu học sinh làm sai).
Với câu b giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm theo hai bàn, kết hợp với sơ đồ nhận biết tứ giác để tìm mối liên quan giữa hình bình hành với hình chữ nhật, hình thoi và hình vuông. Từ đó đưa ra điều kiện tương ứng của tam giác là tam giác vuông, tam giác cân và tam giác vuông cân.
(iii).cấp độ 3: Dạng bài tập cần vận dụng nhiều kiến thức và suy luận logic chặt chẻ.
Ví dụ 8: (ôn tập chương I trang 111 SGK toán 8 tập I)
Cho tứ giác ABCD. Gọi E,F,G,H theo thứ tự là trung điểm của các cạnh AB,BC,CD,DA. Các đường chéo AC và BD thỏa điều kiện gì thì tứ giác EFGH là:
a/ Hình chữ nhật.
b/ Hình thoi.
c/ Hình vuông.
Đối với yêu cầu bài này thì nhận định khoảng 40% học sinh của lớp có thể thực hiện được. Do đó ở cấp độ này giáo viên nên dùng phần mếm GSP thiết kế tứ giác ABCD có hai đường chéo có độ dài thay đổi và có góc quay để học sinh thấy được và dự đoán hình dạng của tứ giác EFGH với điều kiện tương ứng của hai đường chéo AC và BD là vuông góc, bằng nhau và vừa vuông góc vừa bằng nhau.
(iv) cấp độ 4: Dạng bài tập đòi hỏi suy luận cao
Ví dụ 9:
Cho tam giác ABC vuông tại A . Lấy điểm M bất kì thuộc cạnh BC.Gọi MD là là đường vuông góc kẻ từ M đến AB , ME là đường vuông góc kẻ từ M đến AC, O là trung điểm của DE.
)Chöùng minh raèng ba ñieåm A,O,M thaúng haøng.
)Tìm quyõ tích ñieåm O khi M di chuyeån treân caïnh BC.
)Ñieåm M naèm ôû vò trí naøo treân caïnh BC thì DE coù ñoä daøi nhoû nhaát ?
)Cho AB = 15 cm, AC = 20 cm.Tính ñoä daøi nhoû nhaát cuûa DE.
Ở câu b với mức độ này thì giáo viên nên thiết kế trên phần mềm GSP , khi cho điểm M di chuyển trên BC thì O di chuyển trên đường trung bình PQ của tam giác ABC, cho học sinh dự đoán quỹ tích và giới hạn quỹ tích ,đưa đến phải kẻ thêm đường cao AH của tam giác ABC.
Giáo viên hướng dẫn cụ thể và trình bày bài giải lên bảng.
IV . KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC :
Sau khi tiến hành ôn tập theo hướng như trên, thì đa số học sinh đã nắm được toàn bộ kiến thức của chương I hình học lớp 8. Kết quả cho thấy ở bài kiểm tra cuối chương là: trên 90% học sinh của lớp đạt điểm tối đa ở phần bài tập trắc nghiệm đúng sai và dạng bài tập điền vào chỗ trống. Hơn 80% học sinh biết vận dụng kiến thức để chứng minh một tứ giác là tứ giác đặc biệt và gần 70% học sinh biết suy luận tìm mốt liên quan giữa các tứ giác đặc biệt.
Thống kê điểm kiểm tra chương I của 1 lớp 8 có học sinh mà chúng tôi phụ trách như sau:
Điểm 1 - 3,4 3,5 - 4,9 5 - 6,4 6,5 - 7,9 8 - 10
Số học sinh 1 5 15 12 4
Tỉ lệ 2.7% 13.5% 40.5% 37.5% 11%
V . BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Trên đây là một số phương pháp tổ chức hoạt động trong tiết ôn tập hình học mà chúng tôi đã tích luỹ được sau nhiều năm giảng dạy toán 8. Tuy đó chỉ là một số phương pháp nhỏ, nhưng để có cách tổ chức chu đáo, phương pháp phù hợp với nội dung kiến thức, phù hợp với trình độ học sinh , với từng lớp học cụ thể thì giáo viên cần có sự lựa chọn và kết hợp nhịp nhàng giữa các phương pháp.
Và tôi đã rút ra được một số điều như sau:
Tiết ôn tập không phải là tiết nhắc lại kiến thức mà phải làm sao để học sinh thấy được sự liên kết giữa các kiến thức ấy.
Nên hệ thống kiến thức toàn chương bằng một bảng liên quan với nhau theo hàng và cột hoặc bằng sơ đồ.
Chọn các bài tập có nội dung tổng hợp, liên quan đến nhiều kiến thức ôn tập nhằm mục đích khắc sâu, hệ thống và nâng cao các kiến thức cơ bản đã học.
Phát huy tối ưu các phương tiện dạy học, kết hợp các phương pháp dạy - học dể huy động toàn bộ đối tượng học sinh trong lớp tham gia ôn tập.
VI . KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ:
Để có được những kinh nghiệm nêu trên ngoài sự nổ lực của bản thân chúng tôi, phải kể đến sự quan tâm của PGD-ĐT huyện, BGH nhà trường, mà trên hết là sự giúp đỡ của quý đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường
Tuy nhiên trong một tiết dạy ,người giáo viên đứng lớp không tránh khỏi sự sai sót, rất mong quý thầy cô, quý đồng nghiệp chân thành góp ý bổ sung để tôi giảng dạy tốt hơn.
Sông Nhạn, tháng 10 năm 2008
Tổ toán thực hiện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đoàn Anh Báu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)