CHUYÊN ĐỀ :NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY

Chia sẻ bởi Phạm Đình Nam | Ngày 18/03/2024 | 11

Chia sẻ tài liệu: CHUYÊN ĐỀ :NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY thuộc Giáo dục công dân

Nội dung tài liệu:

CHUYÊN ĐỀ :NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN NGÀY NAY

1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về chủ nghĩa tư bản
1.1. CNTB và sự xuất hiện của CNTB trong lịch sử
CNTB và bản chất của nó
TB là giá trị mang lại giá trị thặng dư cho nhà TB bằng cách bóc lột sức lao động của công nhân làm thuê.
CNTB là một chế độ xã hội mà trong đó có sự sở hữu tư nhân về TLSX gắn với nền đại công nghiệp, có năng suất lao động cao mang bản chất "bóc lột" lao động làm thuê của các “nhà tư bản". Nghiên cứu PTSX TBCN, trong học thuyết GTTD của mình C.Mác đã chỉ rõ cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của CNTB là quan hệ bóc lột giá trị thặng dư của các nhà tư bản với công nhân làm thuê.
Sự xuất hiện và phát triển của CNTB trong lịch sử
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế - xã hội được phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu. Sau cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII, hệ thống TBCN được xác lập, loại bỏ hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc tại Châu Âu.
- Từ thập niên 60 của TK XVIII, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ nhất nổ ra, CNTB nông nghiệp và thương nghiệp chuyển thành CBTB công nghiệp và tự do cạnh tranh.
+ MM được phát minh và được sử dụng đầu tiên ở Anh.



Cuộc cách mạng kĩ thuật lần thứ nhất gắn với quá trình thay thế lao động thủ công bằng lao động cơ khí, là bước chuyển từ công trường thủ công sang hệ thống công xưởng. Sự chuyển biến từ SX nhỏ bằng lao động thủ công sang Sx lớn bằng MM là một cuộc CM trong CN, năng suất lao động tăng cao, thúc đẩy sức phát triển chưa từng thấy. CM CN là hiện tượng phổ biến ở các nước tư bản, song diễn ra trước hết ở Anh.
Cách mạng công nghiệp đã đưa nước Anh trở thành công xưởng của thế giới. Năm 1840, sản lượng công nghiệp Anh chiếm 45% tổng sản lượng công nghiệp thế giới. Năm 1850, Anh SX khoảng ½ số gang và hơn ½ số than đá của thế giới.
+ Lý do: Công trường thủ công có những hạn chế không sản xuất đủ hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu thị trường ngày càng mở rộng. GCTS luôn khao khát lợi nhuận.
Công thương nghiệp phát triển cuối TK XVIII, đầu thế kỷ XIX thúc đẩy các nước Phương Tây đua nhau xâm lược thuộc địa. Thuộc địa là nơi:
Cung cấp lương thực, nguyên liệu rẻ cho các nước chính quốc
Tiêu thụ những sản phẩm công nghiệp một cách chắc chắn và có lãi.
Anh và Pháp là hai nước TB phát triển nhất, đầu sỏ trong việc xâm chiếm thuộc địa.
- Cuối thế kỷ thứ XIX, cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai xuất hiện, CNTB tự do cạnh tranh chuyển thành CNTB độc quyền. Sự xuất hiện các tổ chức độc quyền đánh dấu sự chuyển biến CNTB tự do cạnh tranh sang CNTB độc quyền. Tuy nhiên, xét về bản chất kinh tế, CNTB độc quyền chỉ là giai đoạn phát triển cao của CNTB.
- Từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào những năm 30 của thế kỷ XX và rõ nhất là sau chiến tranh thế giới thứ hai, CNTB độc quyền chuyển thành chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước. Bắt đầu từ những năm 80 của thế kỷ XX, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đã dẫn đến toàn cầu hóa kinh tế và CNTB độc quyền nhà nước có xu hướng chuyển thành CNTB độc quyền xuyên quốc gia.

Thực chất các giai đoạn phát triển CNTB
Hiện nay có quan điểm chia sự phát triển của CNTB qua các giai đoạn:
- Giai đoạn 1: TK XV – XVIII: hình thành
- Giai đoạn 2: CNTB thắng lợi: cuối TK XIX
- Giai đoạn 3: cuối TK XIX – thế kỷ XX: CNTB độc quyền
- Giai đoạn 4: từ 1950 – đến nay: CNTB độc quyền Nhà nước
V.I.Lênin khẳng định giai đoạn sau của CNTB tự do cạnh tranh là CNTB độc quyền. CNTB phát triển qua các giai đoạn khác nhau. Mỗi giai đoạn có những đặc điểm, tính chất riêng nhưng bản chất thì không thay đổi.

1.2.1. Giai đoạn đầu – Giai đoạn CNTB tự do cạnh tranh theo quan điểm của C.Mác
Trong thời kỳ CNTB TDCT các cá nhân TB dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do.
Hệ thống TBCN theo quan điểm của C.Mác là một cấu trúc gồm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đình Nam
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)