Chuyên đề ngữ văn: Dạy học tích cực
Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thanh Hường |
Ngày 21/10/2018 |
41
Chia sẻ tài liệu: Chuyên đề ngữ văn: Dạy học tích cực thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
CHÀO MỪNG QUÍ THẦY CÔ
ĐẾN DỰ BUỔI CHUYÊN ĐỀ CỦA TỔ XÃ HỘI
A.Đặt vấn đề :
Nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích cực .Giúp giáo viên có khả năng vận dụng những kiến thức ,kĩ năng trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn
Hiểu bản chất một số kĩ thuật dạy học và phương pháp ,sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn
Vận dụng được một số kĩ thuật và phương pháp ,sử dụng thiết bị có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch dạy học theo đặc thù môn học
B.Giải quyết vấn đề
I.Cơ sở xây dựng chuyên đề :
Trước thực tế trên .Việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực ,lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu bức thiết của mỗi giáo viên đứng lớp .Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn .Tôi thấy cần có một số kĩ thuật để thực hiện phương pháp dạy học tích cực được tốt hơn
Vậy cho nên tôi mạnh bạo đưa ra một số kĩ thuật để thực hiện phương pháp dạy học tích cức áp dụng được cho trương THCS Bình Minh của chúng ta
II.Thực trạng
-Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn nhiều. Không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, tôi nhận thấy đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng là do thiếu chất văn trong giờ văn, hay nói cách khác là chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú lôi cuốn người học.
-Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách Văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.
-Nắm được điểm yếu đó của học sinh, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh.Để thực hiện nhóm tốt thì phải có một số kĩ thuật dạy học theo hướng dạy học tích cực
III.Một số kĩ thuật giúp thực hiện dạy và học tích cực
1.1.Kĩ thuật khăn trải bàn :
a.Khái niệm :là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích ,thúc đẩy sự tham gia tích cực ,tăng tính độc lập ,trách nhiệm của cá nhân học sinh cũng như phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
1.2.Mô hình khăn trải bàn (mẫu )
Bước 1: Thành lập nhóm.
Cách hình thành nhóm học sinh ở đây rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng :Đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày; vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm.
Bầu thư kí :Nhiệm vụ của thư kí là ghi những ý kiến sau khi đã tổng hợp .
Bầu học sinh phụ trách hậu cần :Nhiệm vụ lấy giấy A0 và viết bảng phụ
Một nhóm tối thiểu là 4 học sinh .số tối đa tùy theo tình hình thực tế cuả lớp học
Bước 2: Định hướng hoạt động của nhóm
Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh ... có liên quan đến văn bản sẽ học. Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản (học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình).
Ví dụ: văn bản ‘Đêm nay Bác không ngủ”
Bài nay có 3 đơn vị kiến thức :
1.Hoàn cảnh ,thời gian và địa điểm thực hiện chiến dich Biên Giới
2.Cái nhìn và tâm trang của anh đội viên trong bài thơ
3.Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ
*Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn ở đơn vị kiến thức 2(Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên trong bài thơ)
Bước 1:Thực hiện chia nhóm hoàn tất
Bước 2: Tổ chức hoạt động
Học sinh nhận giấy A0 tổ chức hoạt động
GVphát phiếu học tập để giúp việc thực hiện kĩ thuậtkhăn trải bàn
PHIẾU HỌC TẬP
Tên học sinh trong nhóm:………………..
Nội dung câu hỏi giúp học sinh thực hiện kĩ thuật
*Hình ảnh Bác trong bài thơ thông qua cái nhìn của anh đội viên được hiện lên mấy lần ?Và nêu các hình ảnh tiêu biểu đó?
*Tâm trạng của anh đội viên khi quan sát được các hính ảnh trên diễn ra như thế nào ?
*Để diễn tả tâm trạng của anh đội viên đối với Bác tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Bước 3: Kiểm tra quá trình thực hiên kĩ thuật khăn trải bàn:
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian.
Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc. Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.
Bước 4: Báo cáo kết quả
- Các nhóm cử đại diện lên treo sản phẩm của mình và Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày ý thống nhât trong khăn trái bàn . Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến.Các nhòm khác trình bày sản phẩm của mính với những điều kiện các ý của nhóm trước chưa trình báy được
Bước 5 :Kết luận vấn đề :
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc.
*Một số lưu ý khi tổ chức
-Mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút ,suy nghĩ câu hỏi ,chủ đề và viết vào phần mang số của mình
-Khi hêt thời gian làm việc cà nhân,các thành viên trong nhóm chia sẻ thảo luận ,thống nhất câu trả lời
-Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa của khăn trải bàn
-Nếu học sinh của nhóm quá đông có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến của mình .Sau đó đính ý kiến vào phần khăn trải bàn mang số của mình
-Trong quá trình thảo luận có thể đính những ý kiến thống nhất ở giữa .Những ý kiến trùng nhau có thể đính trùng lên nhau .Nếu những ý kiến chưa thống nhất và cá nhân bảo lưu thì đính ở phần xung quanh khăn trải bàn
2.Kĩ thuật thảo luận viết
2. 1.Khái niệm :thảo luận viết là một hình thức biến đổi động não .Trong thảo luận viết thì những ý tưởng không được trình miệng mà được từng thành viên tham gia trình bay ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề .
Trong thảo luận viết ,các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết .Các em đặt trước mình có quy định chung ,trên đó có ghi chủ đề ở dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy .Các em thi nhau ghi ra giấy những ý nghĩ của mình về chủ đề đó .Trong khi đó ,các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra bài viết chung .Bằng cách đó có thể thu thập nội dung một cách đầy đủ
2.2.Cách tiến hành
-Phát cho học mỗi em một phiếu học tập với nội dung sau:
Ví dụ :
CHỦ ĐỀ:Hình tượng Bác Hồ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”
Câu hỏi 1:Hình dáng ,tư thế của Bác hiện lên thông qua các lần thức dậy của anh đội viên như thế nào ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi 2:Nét ngoại hình ấy biểu hiện tâm trạng gì của Bác ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu hỏi 3: Em hãy tìm những cử chỉ,hành động,lời nói
của Bác được miêu tả trong bài thơ ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi 4:Qua các chi tiết miêu tả trên hình ảnh Bác Hồ hiện lên có những phẩm chất gì:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
*Ý kiến chung của nhóm :
- Hình dáng và tư thế của Bác qua các lần thức dậy : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-Tâm trạng của Bác thông qua hình ảnh quan sát được : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
- Cử chỉ ,hành động ,lời nói thể hiện trong bài thơ: …………………………………………………………………………………………………………………………
- Qua các chi tiết miêu tả trên ,Bác hiện lên với phẩm chất sau: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*Đại diện nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình và các nhóm khác nhận xét bổ sung
*Gv có thể đặt một số câu hỏi mang tính chất phản biện
Như :trong các nhóm có nhóm nào không làm đúng như trên không?Vì sao lại làm như thế?
*Gv tóm tắt lại kiến thức thành một hệ thống và nhận xét về các mặt ưu điểm của các nhóm
*Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật thảo luận viết
Ưu điểm của kĩ thuật này huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm
Tạo sự yên tĩnh trong giờ học
Thảo luận viết tạo ra mức độ tập trung cao .Vì học sinh tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với cuộc giao tiếp bằng lời nói
Các học sinh đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói .Bằng cách đó ,thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt
C.Kết luận
-Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
-Việc dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy phân môn Văn học là một cách thức để
vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra, tạo cho các em ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh.
Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Từ đó thể hiện tinh thần dạy học tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp - một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
Do thời gian và hạn chế của bản thân ,về tư liệu ,vốn sống …chắc hẳn không tránh được những sai sót ,rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp để chuyên đề được thực hiện tốt hơn
ĐẾN DỰ BUỔI CHUYÊN ĐỀ CỦA TỔ XÃ HỘI
A.Đặt vấn đề :
Nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên về thiết kế kế hoạch dạy học theo hướng tích cực .Giúp giáo viên có khả năng vận dụng những kiến thức ,kĩ năng trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn
Hiểu bản chất một số kĩ thuật dạy học và phương pháp ,sử dụng thiết bị dạy học có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch bài học theo đặc thù bộ môn
Vận dụng được một số kĩ thuật và phương pháp ,sử dụng thiết bị có hiệu quả trong thiết kế kế hoạch dạy học theo đặc thù môn học
B.Giải quyết vấn đề
I.Cơ sở xây dựng chuyên đề :
Trước thực tế trên .Việc đổi mới phương pháp theo hướng dạy học tích cực ,lấy học sinh làm trung tâm là một yêu cầu bức thiết của mỗi giáo viên đứng lớp .Để thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, xuất phát từ thực tế giảng dạy môn Ngữ Văn .Tôi thấy cần có một số kĩ thuật để thực hiện phương pháp dạy học tích cực được tốt hơn
Vậy cho nên tôi mạnh bạo đưa ra một số kĩ thuật để thực hiện phương pháp dạy học tích cức áp dụng được cho trương THCS Bình Minh của chúng ta
II.Thực trạng
-Thực tế những năm gần đây cho thấy số học sinh yêu thích môn văn không còn nhiều. Không ít ý kiến cho rằng sở dĩ có tình trạng này là do học sinh bị lôi cuốn theo cơ chế thị trường, thời đại của sự bùng nổ thông tin nên các em ít có độ lắng để cảm thụ, rung cảm trước một ý văn, lời thơ. Qua thực tế, tôi nhận thấy đa số các em rất ngại học Văn cho dù các em nhận thức được vai trò bổ trợ to lớn và thiết thực của Văn học trong học tập cũng như trong đời sống. Một phần do chính các em, nhưng một phần cũng là do thiếu chất văn trong giờ văn, hay nói cách khác là chưa tạo được những giờ học thực sự hứng thú lôi cuốn người học.
-Tồn tại lớn nhất từ phía học sinh là thói quen thụ động, quen nghe, chép, ghi nhớ và tái hiện lại những gì giáo viên nói, chưa có thói quen chủ động tìm hiểu, khám phá bài học nếu không được giao nhiệm vụ hoặc nếu có được giao nhiệm vụ thì cũng còn lúng túng trong khi độc lập giải quyết vấn đề. Khi chuẩn bị bài học, các em còn bị lệ thuộc vào các tài liệu, sách Văn mẫu, không dám thoát ly những gì viết trong tài liệu, dẫn đến hạn chế năng lực chủ động sáng tạo trong các hoạt động nghe, nói, đọc, viết của học sinh. Học sinh chưa tự thân bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, nếu phải nói và viết, các em sẽ cảm thấy khó khăn, nhiều khi kiểm tra những câu hỏi có khác hơn trong vở học là các em tỏ ra lúng túng và dễ bị lạc hướng.
-Nắm được điểm yếu đó của học sinh, tôi đã mạnh dạn áp dụng phương pháp tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ để phát huy năng lực chủ động sáng tạo của cá nhân học sinh.Để thực hiện nhóm tốt thì phải có một số kĩ thuật dạy học theo hướng dạy học tích cực
III.Một số kĩ thuật giúp thực hiện dạy và học tích cực
1.1.Kĩ thuật khăn trải bàn :
a.Khái niệm :là kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm nhằm kích thích ,thúc đẩy sự tham gia tích cực ,tăng tính độc lập ,trách nhiệm của cá nhân học sinh cũng như phát triển mô hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh
1.2.Mô hình khăn trải bàn (mẫu )
Bước 1: Thành lập nhóm.
Cách hình thành nhóm học sinh ở đây rất linh hoạt. Tuỳ thuộc vào từng tiết học, phạm vi của vấn đề, thời gian được trao đổi mà số lượng đơn vị nhóm có cơ cấu khác nhau. Khi phân nhóm, giáo viên cần chú ý đến tâm sinh lí, giới tính và sức học của các thành viên trong nhóm. Khi nhóm được hình thành, giáo viên cho nhóm tự bầu nhóm trưởng. Nhiệm vụ của nhóm trưởng :Đôn đốc các thành viên trong nhóm, tổng hợp ý kiến và cử thành viên trình bày; vị trí này không nhất thiết phải cố định để tạo sự phấn đấu chung của cả nhóm.
Bầu thư kí :Nhiệm vụ của thư kí là ghi những ý kiến sau khi đã tổng hợp .
Bầu học sinh phụ trách hậu cần :Nhiệm vụ lấy giấy A0 và viết bảng phụ
Một nhóm tối thiểu là 4 học sinh .số tối đa tùy theo tình hình thực tế cuả lớp học
Bước 2: Định hướng hoạt động của nhóm
Mục đích của hoạt động nhóm là để học sinh cùng trao đổi, tìm tòi, học hỏi lẫn nhau. Để đạt hiệu quả, giáo viên cần định hướng cho nhóm hoạt động theo yêu cầu công việc được giao. Giáo viên phát phiếu học tập hoặc nêu yêu cầu cho các nhóm, ấn định thời gian làm việc, các nhóm nhận nhiệm vụ, tập trung giải quyết vấn đề. Đối với phần Văn học, đây là phần dễ tạo ra sự hứng thú, hấp dẫn. Giáo viên định hướng cho các nhóm sưu tầm tư liệu, hình ảnh ... có liên quan đến văn bản sẽ học. Đưa ra câu hỏi để cùng tìm tòi, trao đổi và cả những suy nghĩ, bài học rút ra từ văn bản (học sinh tự do phát biểu suy nghĩ của mình).
Ví dụ: văn bản ‘Đêm nay Bác không ngủ”
Bài nay có 3 đơn vị kiến thức :
1.Hoàn cảnh ,thời gian và địa điểm thực hiện chiến dich Biên Giới
2.Cái nhìn và tâm trang của anh đội viên trong bài thơ
3.Hình ảnh Bác Hồ trong bài thơ
*Thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn ở đơn vị kiến thức 2(Cái nhìn và tâm trạng của anh đội viên trong bài thơ)
Bước 1:Thực hiện chia nhóm hoàn tất
Bước 2: Tổ chức hoạt động
Học sinh nhận giấy A0 tổ chức hoạt động
GVphát phiếu học tập để giúp việc thực hiện kĩ thuậtkhăn trải bàn
PHIẾU HỌC TẬP
Tên học sinh trong nhóm:………………..
Nội dung câu hỏi giúp học sinh thực hiện kĩ thuật
*Hình ảnh Bác trong bài thơ thông qua cái nhìn của anh đội viên được hiện lên mấy lần ?Và nêu các hình ảnh tiêu biểu đó?
*Tâm trạng của anh đội viên khi quan sát được các hính ảnh trên diễn ra như thế nào ?
*Để diễn tả tâm trạng của anh đội viên đối với Bác tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì ?
Bước 3: Kiểm tra quá trình thực hiên kĩ thuật khăn trải bàn:
Trong khi học sinh làm việc, giáo viên nên đến từng nhóm hỗ trợ, động viên, nhắc nhở để các nhóm làm việc đều tay, đảm bảo thời gian.
Mục đích để đôn đốc thái độ hợp tác tích cực của các thành viên, cần tránh tình trạng dựa dẫm, chỉ một cá nhân làm việc. Mặt khác thông qua quá trình kiểm tra để gợi mở cho học sinh, hướng vấn đề thảo luận đi vào trọng tâm.
Bước 4: Báo cáo kết quả
- Các nhóm cử đại diện lên treo sản phẩm của mình và Sau khi các nhóm hoàn thành công việc, giáo viên hoặc lớp trưởng điều khiển từng nhóm lên báo cáo kết quả bằng trình bày ý thống nhât trong khăn trái bàn . Các nhóm khác bổ sung, thống nhất ý kiến.Các nhòm khác trình bày sản phẩm của mính với những điều kiện các ý của nhóm trước chưa trình báy được
Bước 5 :Kết luận vấn đề :
Giáo viên tóm tắt kết quả đạt được, giúp học sinh tự nhận xét, đánh giá quá trình làm việc.
*Một số lưu ý khi tổ chức
-Mỗi cá nhân làm việc độc lập khoảng vài phút ,suy nghĩ câu hỏi ,chủ đề và viết vào phần mang số của mình
-Khi hêt thời gian làm việc cà nhân,các thành viên trong nhóm chia sẻ thảo luận ,thống nhất câu trả lời
-Ý kiến thống nhất của nhóm được viết vào phần chính giữa của khăn trải bàn
-Nếu học sinh của nhóm quá đông có thể phát cho học sinh những mảnh giấy nhỏ để học sinh ghi lại ý kiến của mình .Sau đó đính ý kiến vào phần khăn trải bàn mang số của mình
-Trong quá trình thảo luận có thể đính những ý kiến thống nhất ở giữa .Những ý kiến trùng nhau có thể đính trùng lên nhau .Nếu những ý kiến chưa thống nhất và cá nhân bảo lưu thì đính ở phần xung quanh khăn trải bàn
2.Kĩ thuật thảo luận viết
2. 1.Khái niệm :thảo luận viết là một hình thức biến đổi động não .Trong thảo luận viết thì những ý tưởng không được trình miệng mà được từng thành viên tham gia trình bay ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề .
Trong thảo luận viết ,các đối tác sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết .Các em đặt trước mình có quy định chung ,trên đó có ghi chủ đề ở dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy .Các em thi nhau ghi ra giấy những ý nghĩ của mình về chủ đề đó .Trong khi đó ,các em xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra bài viết chung .Bằng cách đó có thể thu thập nội dung một cách đầy đủ
2.2.Cách tiến hành
-Phát cho học mỗi em một phiếu học tập với nội dung sau:
Ví dụ :
CHỦ ĐỀ:Hình tượng Bác Hồ trong bài “Đêm nay Bác không ngủ”
Câu hỏi 1:Hình dáng ,tư thế của Bác hiện lên thông qua các lần thức dậy của anh đội viên như thế nào ? ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi 2:Nét ngoại hình ấy biểu hiện tâm trạng gì của Bác ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu hỏi 3: Em hãy tìm những cử chỉ,hành động,lời nói
của Bác được miêu tả trong bài thơ ? …………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Câu hỏi 4:Qua các chi tiết miêu tả trên hình ảnh Bác Hồ hiện lên có những phẩm chất gì:
…………………………………………………………………………………………………………………………………
*Ý kiến chung của nhóm :
- Hình dáng và tư thế của Bác qua các lần thức dậy : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
-Tâm trạng của Bác thông qua hình ảnh quan sát được : ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
- Cử chỉ ,hành động ,lời nói thể hiện trong bài thơ: …………………………………………………………………………………………………………………………
- Qua các chi tiết miêu tả trên ,Bác hiện lên với phẩm chất sau: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
*Đại diện nhóm trình bày quan điểm của nhóm mình và các nhóm khác nhận xét bổ sung
*Gv có thể đặt một số câu hỏi mang tính chất phản biện
Như :trong các nhóm có nhóm nào không làm đúng như trên không?Vì sao lại làm như thế?
*Gv tóm tắt lại kiến thức thành một hệ thống và nhận xét về các mặt ưu điểm của các nhóm
*Một số lưu ý khi sử dụng kĩ thuật thảo luận viết
Ưu điểm của kĩ thuật này huy động được sự tham gia của tất cả học sinh trong nhóm
Tạo sự yên tĩnh trong giờ học
Thảo luận viết tạo ra mức độ tập trung cao .Vì học sinh tham gia sẽ trình bày những suy nghĩ của mình bằng chữ viết nên có sự chú ý cao hơn so với cuộc giao tiếp bằng lời nói
Các học sinh đối tác cùng hoạt động với nhau mà không sử dụng lời nói .Bằng cách đó ,thảo luận viết tạo ra một dạng tương tác xã hội đặc biệt
C.Kết luận
-Đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình rèn luyện lâu dài. Giáo viên phấn đấu để trong mỗi tiết học, học sinh được hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn và quan trọng là được suy nghĩ nhiều hơn trên con đường chủ động chiếm lĩnh nội dung học tập.
-Việc dạy học theo nhóm nhỏ trong giảng dạy phân môn Văn học là một cách thức để
vào tình huống mới, biết tự lực phát hiện và giải quyết vấn đề đặt ra, tạo cho các em ham học, khơi dậy tiềm năng vốn có ở mỗi học sinh.
Học tập thông qua hoạt động nhóm là hình thức kết hợp thông minh và linh hoạt bởi phát huy được năng lực cá nhân trong tập thể. Từ đó thể hiện tinh thần dạy học tích cực góp phần đắc lực thực hiện quan điểm dạy học thông qua giao tiếp - một yêu cầu mới trong dạy học Ngữ văn hiện nay.
Do thời gian và hạn chế của bản thân ,về tư liệu ,vốn sống …chắc hẳn không tránh được những sai sót ,rất mong nhận được ý kiến đóng góp của quý đồng nghiệp để chuyên đề được thực hiện tốt hơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thanh Hường
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)