Chuyên đề Ngữ văn 2011-2012 trường Lê Quý Đôn

Chia sẻ bởi Hồ Thúy An | Ngày 21/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: chuyên đề Ngữ văn 2011-2012 trường Lê Quý Đôn thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục Thành phố Vĩnh Long
Trường THCS Lê Quý Đôn
Chuyên đề
Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn
Ngữ văn
Giáo viên : VÕ THỊ NGỌC BÍCH
- Thế giới ngày nay đang chứng kiến sự phát triển hết sức mạnh mẽ của mọi hoạt động kinh tế - xã hội nhờ những thành tựu của công nghệ thông tin (CNTT). CNTT đã góp phần quan trọng cho việc tạo ra những nhân tố năng động mới cho quá trình hình thành nền kinh tế tri thức và xã hội thông tin.
- Chính vì vậy Đảng và nhà nước đã chỉ rõ nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục là đào tạo nguồn nhân lực về CNTT và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo.
A. LÝ DO CHỌN CHUYÊN ĐỀ:
Bốn mục tiêu của giáo dục theo UNESCO:
Học để biết
Học để làm
Học để sống chung
H?c d? kh?ng d?nh
- CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các phương pháp và hình thức dạy học theo cách tiếp cận kiến tạo, phương pháp dạy học theo dự án, dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề càng có điều kiện để ứng dụng rộng rãi. Các hình thức dạy học như dạy học đồng loạt, dạy theo nhóm, dạy cá nhân cũng có những đổi mới trong môi trường CNTT và truyền thông. Nếu trước kia người ta nhấn mạnh tới phương pháp dạy sao cho học sinh dễ hiểu, nhớ lâu thì nay phải đặt trọng tâm là hình thành và phát triển cho học sinh các phương pháp học chủ động. Nếu trước kia người ta thường quan tâm nhiều đến khả năng ghi nhớ kiến thức và thực hành kỹ năng vận dụng, thì nay chú trọng đặc biệt đến phát triển năng lực sáng tạo của học sinh.
Do đó mục tiêu cuối cùng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học là nâng cao một bước cơ bản chất lượng học tập của học sinh, tạo ra môi trường giáo dục mang tính tương tác cao, học sinh được khuyến khích và tạo điều kiện để chủ động tìm kiếm tri thức, sắp xếp hợp lí quá trình tự học, tự rèn luyện của bản thân mình.
1. Khó khăn:
B. Tình hình sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học Ngữ văn
- Môn Ngữ Văn rất ít sử dụng phương tiện dạy học, đặc biệt là thiết bị điện tử và công nghệ thông tin bởi các nguyên nhân sau:
a) Nguyên nhân khách quan :
- Những tư liệu được cấp về để giảng dạy cho môn Văn chỉ là một vài tranh minh hoạ hay một số chân dung tác giả hoặc hình ảnh của một số tác phẩm được dựng thành phim.
- Môn Ngữ văn là môn học về ngôn từ. Việc đầu tư cho thiết bị dạy học của môn này rất ít so với các môn học khác.
1. Khó khăn:
b). Nguyên nhân chủ quan :
Một số giáo viên chưa có điều kiện để tiếp cận với CNTT trong dạy học Ngữ văn, đặc biệt là các giáo viên lớn tuổi, chưa biết sử dụng vi tính thành thạo.
- Thiết kế giáo án điện tử tốn rất nhiều thơi gian và công sức.
1. Khó khăn:
- Môi trường đa phương tiện, kết hợp với những hình ảnh, âm thanh, video, văn bản, biểu đồ… được trình bày qua máy tính theo kịch bản vạch sẵn nhằm đạt hiệu quả tối đa qua một quá trình học tập đa giác quan.
- Kỹ thuật đồ họa nâng cao có thể mô phỏng nhiều thí nghiệm, quá trình, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội mà không thể thực hiện được trong điều kiện của nhà trường.
- Những ngân hàng dữ liệu khổng lồ và đa dạng được kết nối với nhau và với người sử dụng thông qua mạng máy tính và mạng Internet… có thể được khai thác để tạo nên những điều kiện cực kỳ thuận lợi để HS học tập tự giác, tích cực và sáng tạo.
2. NHỮNG THUẬN LỢI
Đổi mới chương trình và sách giáo khoa đã được triển khai đồng bộ (Từ mục tiêu, nội dung, phương pháp, phưong tiện đến kiểm tra đánh giá) cho nên việc sử dụng thiết bị dạy học trong môn Ngữ văn bước đầu có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng chủ yếu do nỗ lực của cá nhân và các địa phương
2. NHỮNG THUẬN LỢI
- Tuy máy tính điện tử mang lại rất nhiều thuận lợi cho việc dạy học nhưng công cụ hiện đại này cũng không thể hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài giảng. Nó chỉ áp dụng có hiệu quả đối với một số bài giảng chứ không phải toàn bộ chương trình. Đặc biệt nó không thể thay thế vai trò chủ đạo của người giáo viên trong một tiết dạy Văn. Cụ thể như:
3. CÁC THÁCH THỨC
- Trong những tiết Văn học, ngoài những hình ảnh, tư liệu mà máy tính cung cấp để làm nổi bật trọng tâm bài học, kích thích sự hứng thú cho HS thì quá trình phân tích , bình giảng của người GV vẫn là then chốt.
3. CÁC THÁCH THỨC
- Với những bài học có nội dung dài, nhiều mảng kiến thức thì vận dụng CNTT vào bài dạy sẽ có rất nhiều thuận lợi như khắc phục được vấn đề thiếu thơi gian khi phải trình bày hết nội dung bài học lên bảng; lúc ấy, GV chỉ cần trình chiếu những kiến thức đã hệ thống ở từng slide để HS ghi nhận. GV sẽ có thời gian đi sâu vào luyện tập, củng cố kiến thức.
3. CÁC THÁCH THỨC
3. CÁC THÁCH THỨC
Nhưng đối với những bài học có nội dung ngắn, đơn giản thì việc dạy học theo phương pháp truyền thống sẽ thuận lợi hơn, vì nội dung ngắn gọn, không cần phải thiết kế từng slide mà nội dung đó sẽ được lưu trên một mặt bảng và như vậy GV sẽ dễ củng cố bài học từ đầu đến cuối và HS cũng dễ dàng hệ thống kiến thức đã học.
- Bên cạnh đó kiến thức, kỹ năng về CNTT ở một số GV vẫn còn hạn chế, chưa đủ vượt ngưỡng đam mê và sáng tạo, thậm chí còn né tránh. Việc dạy học tương tác giữa người – máy, dạy theo nhóm, dạy phương pháp tư duy sáng tạo cho HS vẫn còn mới mẻ đối với giáo viên và đòi hỏi GV phải kết hợp hài hòa các phương pháp dạy học đồng thời phát huy ưu điểm của phương pháp dạy học này, làm hạn chế những nhược điểm của phương pháp dạy học truyền thống. Điều đó làm cho CNTT, dù đã được đưa vào quá trình dạy học vẫn chưa thể phát huy tính trọn vẹn tích cực và tính hiệu quả của nó.
- Việc sử dụng CNTT để đổi mới phương pháp dạy học chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc vận dụng không đúng chỗ, không đúng lúc, nhiều khi lạm dụng.
3. CÁC THÁCH THỨC
- Việc đánh giá một tiết dạy có ứng dụng CNTT còn lúng túng, chưa có tiêu chuẩn đánh giá cụ thể, rõ ràng. Việc đánh giá chưa hợp lí dễ dẫn đến cảm tính, sai lệch.
- Các phương tiện thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học ứng dụng CNTT còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa được hướng dẫn sử dụng đầy đủ nên chưa thể triển khai rộng khắp và hiệu quả
3. CÁC THÁCH THỨC
- Việc kết nối và sử dụng Internet chưa được thực hiện triệt để và có chiều sâu. Công tác đào tạo, bồi dưỡng, tự bồi dưỡng mới dừng lại ở việc xóa mù tin học nên giáo viên còn mất nhiều thời gian và công sức để ứng dụng CNTT trong lớp học một cách có hiệu quả.
3. CÁC THÁCH THỨC
M?t s? phuong ti?n ch? y?u
Mạng Internet
Các loại từ điển điện tử
Sách điện tử ( e-book)
Thư điện tử
(e-mail)
Một số trang web hữu ích:
http://www.giaovien.net
http://ebook.moet.gov.vn
http://www.catlinh.school.edu.vn
http://www.bachkim.com
Công cụ tìm kiếm :
www.google.com
www.vinaseek.com
Có thể dùng phần mềm Flip Album Sample để xây dựng sách điện tử hoặc dùng phần mềm Violet để soạn bài giảng điện tử.
C. Qui trình thiết kế:
a) Bước 1 : Soạn trên giấy
- Soạn bài trên giấy
- Lập đề cương cho phần trình bày
- Lập kịch bản cho các slide và dự kiến các hiệu ứng
b) Bước 2 : Soạn trên máy tính
- Soạn nội dung trên các slide
- Tạo các hiệu ứng theo kịch bản đã dự kiến.
- Trình diễn thử và chỉnh sửa
1. Qui trình chung:
2. Định hướng cụ thể:
a) Với Tiếng Việt và Tập làm văn:
- Nêu ví dụ
- Sơ đồ bảng biểu
- Dùng các hiệu ứng để phân tích ví dụ theo ý đồ của giáo viên
+ Đổi màu chữ
+ Cho các chữ lần lượt xuất hiện
+ Các đường dẫn
- Chốt kiến thức
- Hình ảnh minh hoạ khi cần thiết
- Câu hỏi thảo luận, bài tập vận dụng cần có hiệu ứng về thời gian, đáp án.
Phần Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: có thể trình chiếu về chân dung của tác giả, giọng đọc của tác gia hoặc nghệ sĩ.
b) Với văn học :
- Phần phân tích: có thể minh hoạ một vài hình ảnh minh hoạ cho nội dung bài học hoặc các tư liệu quý hiếm có liên quan đến tác phẩm.
2. Định hướng cụ thể:
- Kênh chữ : to, rõ, màu sắc phối hợp hài hoà, có qui định rõ từng phần theo khung:
+ Phần tư liệu minh hoạ
+ Phần dẫn chứng và những nhận xét khái quát về nội dung bài học
+ Phần nội dung ghi của HS.
Các phần trên sẽ được sắp xếp, phân bố qua từng slide cụ thể.
- Câu hỏi thảo luận, bài tập vận dụng cần có hiệu ứng về thời gian, đáp án.
2. Định hướng cụ thể:
- Cần sử dụng âm thanh, hình ảnh có lựa chọn, phù hợp với nội dung bài để tránh làm loãng bài học
Nội dung trình bày: lí thuyết cô đọng được minh hoạ sinh động và có tính tương tác cao mà các phương pháp giảng bằng lời khó diễn tả.
3. Một số yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử:
- Phần thiết kế: phải đảm bảo 3 yêu cầu sau:
+ Đầy đủ : đủ yêu cầu nội dung của bài học
+ Chính xác : Đảm bảo không có thông tin sai sót
+ Trực quan : Hình vẽ, âm thanh, màu sắc, bảng biểu sinh động hấp dẫn người nghe.
3. Một số yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử:
- Phần thiết kế câu hỏi:
+ Với câu trả lời đúng : Thể hiện sự vỗ tay tán thưởng -> cổ vũ tinh thần của người học.
+ Với câu trả lời sai : Thông báo lỗi và gợi ý tìm chỗ sai bằng cách nhắc nhở, đưa ra một gợi ý hoặc chỉ ra chỗ sai -> kích thích tư duy tím tòi, suy nghĩ của người học.
+ Cuối cùng đưa ra một giải pháp hoàn chỉnh.
3. Một số yêu cầu khi thiết kế bài giảng điện tử:
D. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ ĐỀ XUẤT
- GV cần mạnh dạn, không ngại khó, tự thiết kế và sử dụng bài giảng điện tử của mình sẽ giúp GV rèn luyện được nhiều kỹ năng và phối hợp tốt các phương pháp dạy học tích cực khác.
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Khi thiết kế bài giảng cần chuẩn bị trước kịch bản, tư liệu (Video, hình ảnh, biểu đồ,…), chọn giải pháp cho sử dụng công nghệ, sau đó mới bắt tay vào soạn giảng. Khi soạn cần chú ý về Font chữ, màu chữ và hiệu ứng thích hợp ( hiệu ứng nhẹ nhàng, đơn giản, tránh gây mất tập trung vào nội dung bài giảng).
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Nội dung bài giảng cần cô đọng, súc tích, trong 1 Slide không nên có quá nhiều hình hay nhiều chữ làm mất sự tập trung của HS vào nội dung bài học.
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Không lạm dụng CNTT nếu chúng không tác động tích cực đến quá trình dạy học và sự phát triển của học sinh, công nghệ mô phỏng nếu không phản ánh đúng đúng nội dung, giá trị nghệ thuật và thực tế thì không nên sử dụng. Chuẩn kiến thức ở mức độ vận dụng cần kết hợp bảng và sử dụng các phương pháp dạy học khác mới có hiệu quả.
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
- Tránh sử dụng CNTT như một hình thức thay đổi từ việc đọc – chép sang việc chiếu – chép.
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
2. ĐỀ XUẤT:
- Giáo viên cần tham dự các lớp tập huấn về soạn giảng bài giảng điện tử, thường xuyên truy cập và đăng ký làm thành viên của một số trang web.
- Mỗi trường cần có thư viện “giáo án điện tử” để trao đổi, rút kinh nghiệm, tiếp thu những công nghệ mới và trao đổi những cách làm hay.
- Nhà trường cần trang bị thêm phòng đa năng với các phương tiện để ứng dụng CNTT như: Máy chiếu, máy quay, máy chụp, nối mạng…, nâng cấp phần cứng, phần mềm giáo dục.
2. ĐỀ XUẤT:
- Phòng GD&ĐT cần có văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các trường triển khai ứng dụng CNTT trong dạy học. Hằng năm cần tổ chức hội thi ứng dụng CNTT để kích thích lòng đam mê sáng tạo phục vụ cho sự nghiệp giáo dục của tỉnh nhà.
2. ĐỀ XUẤT:
E. KẾT QUẢ:
Qua quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học môn Ngữ văn, chúng tôi thấy đã gặt hái được nhiều kết quả rất khả quan. Cụ thể:
- Bài giảng của GV trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn.
- Kênh hình, kênh chữ, âm thanh sống động sẽ tác động tích cự đến việc tiếp thu bài học cũng như kích thích dự tư duy, nhận thức của HS.
- Làm nổi bật trọng tâm bài giảng, giúp HS khắc sâu kiến thức.
- Hình ảnh trực quan sẽ giúp GV dễ dàng liên hệ thực tế để giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho HS.
- Có sự hỗ trợ của máy tính sẽ giúp GV đảm bảo chất lượng thời gian cần thiết trong các khâu lí thuyết hay thực hành.
- Không khí của tiết học Văn sẽ trở nên vui tươi, nhẹ nhàng, tạo cho HS cảm giác thoải mái, hứng thú; khiến cho các em ngày càng yêu thích học môn Văn hơn.
* Ví dụ: Khi dạy bài “Động Phong Nha” (Văn 6)
+ GV sẽ giới thiệu vị trí và đường vào động bằng cách trình chiếu hình ảnh đi vào động bằng đường bộ theo tỉnh lộ số 2 và chiếu một đoạn phim ngắn cách đi vào bằng đường thuỷ theo con sông Son.
-> giúp các em hình dung cụ thể đường vào động.
+ Hoặc khi phân tích vẻ đẹp của động Phong Nha qua hai bộ phận: động khô và động nước, GV sẽ minh hoạ bằng hình ảnh con sông ngầm chảy trong hang động rất dài, sâu, nước rất trong. Hay hình ảnh những khối thạch nhũ màu sắc lóng lánh với những ân thanh kì diệu như tiếng đàn, tiếng chuông,…; cũng có thể cho HS thưởng thức một đoạn bài hát hay một đoạn thơ về động Phong Nha.
-> Chắc chắn rằng mỗi HS sẽ khắc sâu ấn tượng về vẻ đẹp của Phong Nha: vừa có nét hoang sơ, bí hiểm lại vừa rất thanh thoát và chất thơ.
=> Từ đó, GV sẽ liên hệ giáo dục, rèn luyện kĩ năng sống cho HS: lòng yêu mến, tự hào về quê hương, đất nước mình. Đặc biệt là thái độ trân trọng, bảo vệ những di tích, danh lam thắng cảnh cug4 như môi trường thiên nhiên để phát triển kinh tế du lịch và bảo vể cuộc sống con người.
LỜI KẾT:
Như vậy, việc ứng dụng CNTT vào trong giảng dạy có rất nhiều điều thú vị và tạo đươc sự hấp dẫn, lôi cuốn HS. Đây là một công dụng lớn của CNTT trong quá trình đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực.
Tuy nhiên, để một tiết dạy bằng bài giảng điện tử thành công thì đòi hỏi người GV phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ sử dụng vi tính; phải thường xuyên cập nhật thông tin, tìm kiếm tư liệu để vận dụng trong mỗi bài dạy cụ thể. Làm thế nào để CNTT thật sự là công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy và học, để môn Ngữ văn ngày càng nâng cao chất lượng.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tổ Văn trường THCS Lê Quí Đôn về việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy Ngữ văn. Rất mong được ý kiến đóng góp của quí thầy cô để tổ chuyên môn của trường tôi được hoàn thiện hơn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN QUÍ THẦY CÔ !
Xin chào tạm biệt !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thúy An
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)